Lưu trữ cho từ khóa: giáo dục con

6 ý tưởng tuyệt vời giúp con luôn nghe lời

Làm sao để con không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là “mẹ nói nghe luôn”? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời giúp con luôn nghe lời.

Nếu đã từng có con và nuôi con, chắc chắn mẹ nào cũng phải công nhận một điều rằng: không ít lần con bạn vờ như không nghe thấy bố mẹ nói gì, thậm chí đến khi bố mẹ phải hét lên thì chúng mới trả lời bằng cách hỏi lại “mẹ nói gì cơ ạ?”, “dạ?”… và nhiều khi còn không thực hiện những gì mẹ nói. Nếu tình trạng này diễn ra một lần thì không sao nhưng nếu liên tục như vậy, chắc chắn nhiều mẹ sẽ không thể giữ nổi bình tĩnh, trở nên tức tối, cáu giận và dễ có hành vi bạo lực với con.

Có những mẹ đã chọn phương pháp “trị” lại tính “giả điếc, không nghe, không làm” của con bằng cách cắt giảm thời gian xem tivi, không mua đồ chơi hoặc phạt làm việc nhà… Thế nhưng hầu hết các mẹ đều nhận ra rằng các cách này đều… phản tác dụng.

Vậy làm sao để con luôn nghe lời, không còn giả vờ như không nghe thấy những gì cha mẹ nói mà thay vào đó là “mẹ nói nghe luôn”? Dưới đây là 6 ý tưởng tuyệt vời các mẹ nên tham khảo.

6-y-tuong-tuyet-voi-giup-con-luon-nghe-loi

Ảnh minh họa

1. Cho bé quà

Đối với trẻ mới biết đi, hãy giữ một mẩu đồ ăn trong tay và đưa cho con mỗi khi mẹ gọi và con thực hiện yêu cầu của mẹ. Hãy coi như đó là một phần thưởng để khuyến khích con vì con đã làm một việc tốt. Tuy nhiên, không phải lần nào bạn cũng dùng “mồi nhử” này. Mẹ có thể giãn dần số lần trao quà cho bé và sau đó cắt luôn quà mà bé vẫn nghe lời.

2. Cổ vũ cho hành vi tốt

Không cần quà, hãy tỏ thái độ thừa nhận và khen ngợi con mỗi khi con tỏ ra biết nghe lời mẹ, thực hiện ngay những gì mẹ nói. Sự động viên kịp lúc của mẹ chắc chắn sẽ khuyến khích và tăng sự hào hứng cho con mỗi khi nghe mẹ nói.

3. Kiên nhẫn và có sự thay đổi liên tục trong “chiến thuật”

Các mẹ không thể trông chờ sự thay đổi của con diễn ra ngay lập tức, ngày một ngày hai. Để con thay đổi thói quen “không nghe, không biết, không làm”, mẹ hãy kiên nhẫn và dành thời gian vạch ra những thay đổi nhỏ để con tiến bộ từng bước một trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này là rất cần thiết với những bé đã lớn, có ý thức và phản kháng mạnh mẽ.

Thậm chí nếu bé không làm tất cả mọi thứ mẹ yêu cầu thì hãy tập trung vào khen ngợi những gì bé làm được chứ đừng quá chú trọng vào những thứ bé không làm.

4. Ôm con

Đây là một cách giúp mẹ thể hiện tình cảm mạnh mẽ với con và chắc chắn đứa trẻ nào cũng thích. Mỗi khi con thực hiện đúng yêu cầu của mẹ, hãy ôm con để con thấy rằng “con là đứa bé giỏi, thông minh biết lắng nghe mẹ, mẹ rất tự hào về con”. Điều này sẽ có lợi ích gấp đôi nếu mẹ kết hợp với việc giải thích cho con hiểu rằng mẹ yêu và tự hào về con như thế nào, tại sao con nên nghe theo lời mẹ…

6-y-tuong-tuyet-voi-giup-con-luon-nghe-loi

Ảnh minh họa

5. Sử dụng miếng dán

Để sẵn miếng dán ở nơi thuận tiện và bất cứ khi nào con nghe lời, thực hiện theo lời mẹ thì hãy “thưởng” cho con một miếng dán. Để biện pháp này có hiệu quả, hãy thống nhất với con một vài quy định, ví dụ như: được 5 miếng dán thì sẽ được mua một cuốn truyện mới, 10 miếng dán thì được đi chơi công viên… để tăng sự hào hứng và nhiệt tình của con.

6. Thiết lập một hệ thống điểm

Đối với những trẻ từ 6 tuổi trở lên, có thể bé sẽ không còn hào hứng với mấy miếng dán nhưng hệ thống điểm lại khuyến khích được bé (vì bé đã làm quen với điểm số khi tới trường). Yêu cầu đối với những bé này cũng cao hơn, đó là phải đạt được một số điểm nhất định trong khoảng thời gian nào đó thì mới được mẹ thưởng. Ví dụ: Nếu con đạt 500 điểm trong một tuần thì sẽ được tăng thời gian xem tivi 30 phút, được đi tham quan bảo tàng… Và mẹ cũng phải quy định rõ mỗi lần mẹ gọi mà không “làm ngơ” thì được 5 điểm, thực hiện lời mẹ nói được 10 điểm…

Tuy nhiên, vì các bé này đã có nhận thức tốt nên các mẹ không nên lạm dụng cách này quá. Thay vào đó hãy áp dụng luân phiên với các cách khác cho tới khi không cần điều kiện mà con trở nên nghe lời như mẹ mong muốn.

Theo Afamily.vn

Những điều cần dạy con trước khi quá muộn

Bỏ bảng cửu chương hay tiếng Tây tiếng Tàu xuống, những bài học từ cuộc sống mới là điều mẹ cần dạy con.

Là một người mẹ, nghĩa là ta phải luôn biết cân bằng trong mọi thứ. Giữa việc nuôi và việc dạy, không được trọng béo tốt, khinh tập đi. Giữa việc dạy “lễ” và dạy “văn”, cũng không được trọng văn toán, khinh lễ nghĩa. Tối biết, rất nhiều bà mẹ dạy con tập đọc từ tuổi lên hai, dạy con tiếng anh từ thủa lên ba, dạy con cả bảng cửu chương ngay từ khi bé bước chân vào lớp 1. Mong muốn có con giỏi giang hơn người, điều này không sai. Tuy nhiên, hãy tạm thời bỏ qua chúng một bên, vì theo tôi, những bài học cuộc sống mới là điều ta cần giải quyết ngay bây giờ. Hãy dạy con những điều sau trước khi là quá muộn:

1. Người lạ không phải ai cũng tốt

Bài học muôn thủa nhưng không bao giờ là thừa với trẻ con, những cô bé cậu bé mà “ai cho kẹo là yêu”. Trẻ con ở mọi lứa tuổi cần được dạy cách nhận thức được môi trường xung quanh và hiểu rằng người lạ cần phải được tránh.Việc giảng dạy cho trẻ về người lạ nguy hiểm nên bao gồm cảnh báo về những người lạ yêu cầu bé giúp đỡ, xin tiền, nhờ dẫn đường hoặc cho kẹo, bánh. Tôi thưởng thủ thỉ với con “Nếu có ai cho Bi bánh mà mẹ không có ở đấy thì Bi có nhận không?” hay “Nếu Bi bị lạc mẹ mà có người nhờ dắt Bi đi thì Bi có đi cùng không hay đứng yên đợi mẹ?”. Những lúc đấy, con trai tôi luôn trả lời dõng dạc “Con chỉ theo mẹ thôi”.

2. Biết nói “cám ơn” và “xin lỗi”

Hai từ đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với trẻ. Dạy bé biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” không chỉ là dạy con cách cư xử thông thường. Chính từ những phép tắc lịch sự này, trẻ sẽ phát triển thành sự kính trọng đối với người hơn tuổi và sẽ giúp mẹ thiết lập cho bé một thái độ kỹ luật tốt khi lớn lên. Trẻ biết nói “cám ơn” và “xin lỗi” thường sau này cũng sẽ là những đứa trẻ điềm đạm, biết suy trước nghĩ sau trước mỗi vấn đề, mỗi tình huống trong cuộc sống. Tôi luôn dặn con, phải biết “cám ơn” khi một ai đó giúp đỡ mình, thể hiện sự quan tâm, lòng tốt của họ với mình. Và từ “xin lỗi”, nó không có nghĩa là con có lỗi. Nó có nghĩa là con tôn trọng mỗi quan hệ của con với người đó.

nhung-dieu-can-day-con-truoc-khi-qua-muon

Cha mẹ đừng nghĩ trẻ chỉ cần ăn ngoan, ngủ kỹ, học giỏi đã là đủ là tốt (ảnh minh họa)

3. Làm việc nhà và trách nhiệm

Làm việc nhà là một vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ nhỏ mà ngày này, vì quá yêu chiều con cái, các bậc cha mẹ thường hiếm khi để trẻ phải đụng tay vào việc gì. Một đứa bé 5 tuổi chưa biết tự lau nhà, lau bàn ghế, bọn bàn ăn giúp mẹ, gấp quần áo giúp bố…thì không hề là một việc đáng tự hào. Trẻ nhỏ học được nhiều thứ qua những việc nhà vụn vặt như vậy. Làm việc nhà không chỉ giúp bé có thêm kỹ năng sống, tránh thành những chú “gà công nghiệp” mà qua đó, tôi còn dạy được con về trách nhiệm – một thứ vô hình nhưng ai cũng cần phải có.

4. Khi bị bắt nạt phải làm thế nào?

Làm gì có bậc cha mẹ nào không xót xa khi nhìn thấy cô bé, cậu bé đáng yêu của mình trở về nhà với vài vết bầm tím trên tay hay giọt nước mắt còn chưa khô trên má vì bị bạn giật mất đồ chơi, sách vở, bút thước. Bắt nạt bạn bè, dù là trực tiếp (đánh đập, cấu xé..) hay gián tiếp (sỉ nhục, trêu đùa, cô lập)… đều là hành vi không thể chấp nhận được. Tuy nhiên ngày nay, nó lại dường như càng trở nên phổ biến trong lứa tuổi học sinh 9x, 10x. Hành xử thế nào khi con bị bắt nạt là một câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra. Nhiều phụ huynh khuyên con “tẩn” lại cho bạn một trận, thậm chí họ còn nóng lòng muốn ra mặt giùm con, song theo tôi, cách làm này chưa thực sự hoàn hảo.

Tôi luôn chú ý tới biểu hiện của con khi đến trường và từ nhà về. Tâm sự với con để giúp con ứng phó, biết cách cư xử với những đứa bạn hay bắt nạt bé sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

5. Sự tự tin

Thế hệ tôi, thế hệ chúng ta đã nhút nhát, đã cúi đầu đủ rồi. Bây giờ, điêu tôi muốn dạy con, chính là sự tự tin. Tôi luôn đưa con đến những lớp học, những khu vui chơi, những nơi có đông người và khuyến khích bé tự tin giao tiếp, tự tin phát biểu suy nghĩ, ý kiến và tự tin vào chính bản thân mình. Một trong những cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin ở trẻ, đó là người mẹ phải cho con thấy được bản thân bé là người có ích, có tài năng và khả năng.

6. Giá trị của đồng tiền

Không bao giờ là quá sớm để dạy con về chuyện tiền bạc – những thứ sẽ tiếp xúc với trẻ ngay từ khi mới 3,4 tuổi. Thay vì để con cầm tiền lì xì, cầm tiền của người lớn cho đi mua bán lung tung và vô tư đòi hỏi suốt ngày. Tôi lên kế hoạch dạy con biết giá trị của đồng tiền bằng cách chỉ cho con tiền tiêu vặt khi bé lao động và tự kiếm ra được nó. Bé cũng cần phải học cách tiết kiệm, cách chi tiêu sao cho hợp lý và biết phân biệt giữa cái mình CẦN và cái mình MUỐN. Ngoài ra, muốn trẻ hiểu rõ giá trị của đồng tiền, không gì thiết thực hơn người lớn phải là tấm gương sáng cho con.

7. Tầm quan trọng của vận động và thể dục thể thao

Trẻ em ngày nay béo phì ngày càng nhiều. Điềm toán thì 10 mà điểm thể dục thì 1. Tôi biết rõ điều đó. Để tránh đi vào “vết xe đổ” của những bậc phụ huynh đi trước, tôi luôn cố ý rủ rê con mình bỏ bàn học, bỏ tivi đứng dậy để ra ngoài trời và tham gia vận động, bất kể chỉ là đi bộ loanh quanh hay tham gia hẳn một lớp học bơi. Vận động cũng sẽ giúp bé cao lớn, thêm tự tin và nhanh nhẹn.

8. Không phán xét sự khác biệt

Phân biệt giàu nghèo, phân biệt giới tính, phân biệt vẻ bề ngoài…đều là những thứ trẻ không bao giờ hiểu lý do vì sao nhưng lại vô tình bị ảnh hưởng bởi những người lớn xấu xí. Tôi luôn dạy con không bao giờ được phán xét người khác chỉ vì họ không giống mình. Một bạn nhỏ ở lớp thích ngồi học hơn chạy nhảy vào giờ ra chơi không phải là người “quái dị”. Một cô bé lớp 1 nhưng 40kg cũng không phải là kẻ “tham ăn” hay đáng xấu hổ. Mỗi người có một cá tính riêng, sở thích riêng và con phải tôn trọng điều đó.

9. Được là chính mình là điều quan trọng

Có thể bé thích ca hát hơn thích học toán, thích làm cầu thù bóng đá hơn là doanh nhân kiếm tiền …đó là sở thích thuần túy tự nhiên của trẻ. Tôi không bao giờ gượng ép con phải sống như những gì bố mẹ mong muốn. Bố mẹ cần dạy trẻ hiểu được rằng sở thích, đam mê của bé chính là năng khiếu, là điều khiến trẻ trở nên đặc biệt, khuyến khích trẻ để bé được hoạt động, được nói lên bản thân và sáng tạo. Nhưng trên hết, điều tôi muốn dạy nhất, đó là truyền cho con lòng can đảm để theo đuổi những lựa chọn của riêng mình.

Theo Khampha.vn

Những điều cô con gái nào cũng cần ở một người cha

Các ông bố hãy ghi nhớ những điều này bởi vì chúng khiến các cô con gái bé nhỏ của mình hạnh phúc.
Đôi khi những yêu thương đến từ những điều rất nhỏ mà các cô con gái mang theo trong hành trình hạnh phúc của mình suốt cuộc đời. Dưới đây là những điều cô con gái nào cũng cần ở một người cha:
Một người cha yêu thương và tôn trọng vợ, đồng thời không ngần ngại thể hiện tình cảm với vợ trước mặt người khác để con gái lớn lên, cô ấy sẽ yêu thương người đàn ông đã không ngại thể hiện tình cảm với cô ấy như cách mà bố cô ấy đã làm với mẹ.
Một người cha biết yêu thương chính bố mẹ mình và bố mẹ vợ. Người cha ấy là người chăm sóc cho ông bà và là tấm gương cho con gái.
Một người cha không nói những lời thô tục và hút thuốc hoặc làm những điều tương tự trước mặt chúng. Một người cha tốt sẽ không muốn con gái mình học được những thói quen xấu.
Một người cha luôn sẵn sàng giành thời gian cho gia đình. Người ấy không chỉ hiện diện về thể xác trong ngôi nhà mà còn cả về tinh thần liên quan đến tất cả từng bước trưởng thành của con gái.
Một người cha luôn vỗ nhẹ vào đầu con gái để thể hiện sự khuyến khích khi cô ấy cần.
Một người cha luôn giữ con gái và chơi trò tung hứng. Một người cha sẽ hiểu cô con gái nhỏ bé của mình đủ dũng cảm tận hưởng cảm giác vui vẻ trên không trong tiếng cười giòn tan và khi lớn lên cô ấy không còn sợ độ cao.
Một người cha siêu nhân và “cứu” cô bé những lúc cô bé cần. Người ấy sẽ làm tất cả mọi thứ để có thể để đảm bảo rằng con gái mình không cảm thấy mình bất lực.
Một người cha không bao giờ tùy tiện thể hiện sự tức giận của mình trước mặt con gái chỉ vì ông ấy vừa có một ngày làm việc tồi tề và đang căng thẳng.
Một người cha biết khi nào cần phạt và phạt con như thế nào để không làm con tổn thương và học được những bài học của cuộc sống
Một người cha luôn nhìn thấy vẻ đẹp và sự thông minh của con gái mình bây giờ và cả sau này để cô ấy luôn tự tin, yêu quý bản thân mình.
Một người cha không bao giờ quên sinh nhật của con gái bởi vì ngày ấy với ông thật đặc biệt.

Một người cha biết cách giải quyết tất những vấn đề rắc rối của tuổi mới lớn. Thay vì mắng mỏ, người cha ấy  sẽ luôn ở bên động viên cô ấy.
Một người cha không bao giờ “làm thám tử” với con gái mà người cha đó luôn biết cách ngồi xuống và thẳng thắn nói chuyện với con gái của mình để hiểu được thực sự những điều cô ấy đang cảm nhận và suy nghĩ
Một người cha đối xử với các bạn của con gái một cách thân thiện. Một người cha có thể không đẹp trai nhưng sẽ khiến tất cả những người bạn của con gái cũng muốn có một người cha như thế.
Một người cha biết cách nói chuyện với con gái bé bỏng của mình về tình yêu và đàn ông thường nghĩ gì. Người cha ấy biết rằng con gái của ông sẽ tự học được những bài học trong cuộc sống nhưng ông ấy muốn con gái mình biết cách tự bảo vệ và yêu thương bản thân.
Một người cha cảm thấy có chút ghen tỵ khi cô con gái của mình bắt đầu hẹn hò với một chàng trai nào đó nhưng xen đó vẫn là những cảm giác hạnh phúc.
Một người cha nhận được sự kính trọng từ người yêu của con gái. Anh chàng ấy sẽ học được nhiều thứ từ bố đê trở thành một người đàn ông thực thụ, biết yêu thương và đối xử thật tốt với con gái của ông.
Một người cha cho phép con gái mình cầm vô- lăng lái xe ngay khi cô ấy vừa nhận được bằng lái
Một người cha tin tưởng con gái mình và cho cô ấy tự do khi cô ấy bước vào độ tuổi trưởng thành
Một người cha vội vàng nhắn tin cho con gái lúc khuya muộn chỉ để chắc chắn rằng con gái mình đang an toàn khi cô ấy chưa về đến nhà.
Một người cha luôn ủng hộ con gái mình khi chúng rơi vào những tình huống khó khăn như thi không tốt, cảm thấy áp lực và đau khổ khi vừa chia tay ai đó.
Một người cha luôn biết cách ôm cô con gái của mình thật chặt, thậm chí còn khóc khi nhìn thấy con gái bé bỏng của mình sắp đi khám phá một vùng đất mới
Một người cha không ngần ngại thể hiện ông ấy đã nhớ con gái như thế nào khi cô ấy vắng nhà. Người cha ấy sẽ gửi email, gọi điện thoại chỉ để biết chắc chắn rằng con gái mình đang ổn
Một người cha luôn cổ vũ những điều con gái làm và khuyến khích con thực hành nhiều lần để có kết quả tốt nhất
Một người cha lén lau nước mắt vào ngày con gái lên xe hoa về nhà chồng
Một người cha cảm thấy hạnh phúc hơn cả con gái mình khi cô ấy vừa sinh cháu ngoại. Người cha ấy sẽ ôm hôm đứa trẻ theo cách mà ông đã từng làm với cô con gái bé bỏng của mình.
Một người cha luôn tự hào về cô con gái bé nhỏ của mình vì những gì con đạt được. Với những người cha, con gái của họ luôn hoàn hảo.
Theo Afamily.vn
The post Những điều cô con gái nào cũng cần ở một người cha appeared first on Tin Sức Khỏe.

Những công việc nhà nên để con tự làm

Muốn con tự lập và trưởng thành, mẹ hãy bắt đầu để trẻ tự làm một vài việc nhà nhẹ nhàng ngay từ bây giờ nhé!

Để con cùng tham gia làm việc nhà là điều rất quan trọng bởi nó dạy cho trẻ trách nhiệm cũng như kỹ năng sống quý giá mà trẻ sẽ cần đến khi lớn lên cũng như đến tuổi tự lập.

1. Dọn bát đĩa

Dọn bát đĩa là một trong những việc nhà dễ làm và có thể thực hiện nhanh chóng. Hãy để con bạn tự mang bát đĩa của mình đến bồn rửa sau khi bé ăn xong. Bé cũng có thể vứt giấy ăn vào thùng rác. Nếu con bạn lớn tuổi hơn, nên dạy bé cách đổ thức ăn thừa trong bát đĩa và đặt chúng vào trong bồn rửa.

nhung-cong-viec-nha-nen-de-con-tu-lam

2. Để quần áo cần giặt vào chậu đồ bẩn

Tại sao các bà mẹ phải luôn lấy quần áo bẩn của lũ trẻ để đi giặt? Việc này thậm chí một đứa bé chậm chững biết đi cũng có thể làm được. Do vậy bạn nên dạy trẻ khi đi tắm hãy vứt quần áo bẩn vào chậu đựng đồ để giặt, nhớ bảo trẻ để đồ gọn gàng, không vứt vương vãi ra sàn. Tốt hơn hết bạn nên làm mẫu một lần cho trẻ.

3. Dọn đồ chơi

Việc bạn hướng dẫn con mình dọn đồ chơi mà chúng làm bữa bãi sau khi chơi xong là việc vô cùng hợp lý. Bạn có thể cùng con dọn đồ khi bé ở tuổi nhỏ, nhưng nên tạo cho con thói quen dọn dẹp này khi còn bé để trẻ có thể tự làm khi lớn lên.

4. Phân loại tất

Bọn trẻ thích phân loại các đôi tất, vậy hãy để trẻ sử dụng kỹ năng này để ghép các đôi tất cùng bộ với nhau. Khi gập quần áo, bạn loại tất riêng ra để trẻ sắp xếp trong khi bạn có thể xử lý đống quần áo còn lại. Khi trẻ lớn hơn, bạn có thể dạy trẻ gấp cả quần áo nữa.

nhung-cong-viec-nha-nen-de-con-tu-lam

5. Lau dọn đồ trong nhà

Lũ trẻ sẽ thích nghịch một tấm vải ướt để lau những vật không dễ vỡ trong nhà. Bạn có thể để trẻ lau giá sách, tivi hay những đồ trang trí bằng nhựa… Đến lúc bạn tin tưởng con, bạn sẽ để con làm những việc nhà khó hơn.

6. Chăm sóc thú cưng

Con bạn dù nhỏ tuổi đến mấy vẫn biết cách đổ thức ăn vào bát cho thú cưng. Khi con lớn tuổi hơn, chúng còn có thể tắm gội và chải lông cho con vật nuôi của mình. Nếu nhà bạn nuôi chó, hãy để con bạn làm “thầy dạy” chú cún ấy, còn nếu bạn nuôi mèo, bé có thể lấy đồ chơi cho mèo nghịch, hoặc lấy thức ăn cho chim ảnh, cá cảnh ăn.

7. Mang đồ mua sắm giúp mẹ

Rõ ràng bạn không bao giờ bắt trẻ phải bê vác những đồ vật nặng, nhưng bạn hoàn toàn có thể để bé mang những đồ nhẹ nhàng, như túi bánh, túi kẹo hoặc hộp giấy ăn  Khi con bạn lớn hơn, bé sẽ mang giúp bạn những túi nặng vừa sức hơn. Và điều đó là vô cùng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Theo Afamily.vn

Những điều cần dạy con gái ở tuổi dậy thì

Đến tuổi dậy thì, bé gái sẽ trải qua những thay đổi về mặt sinh lý và tâm lý. Chính vì vậy bố mẹ cần chăm sóc kỹ con gái trong giai đoạn này nhé.

Tuổi dậy thì là thời điểm thích hợp để các bậc cha mẹ bằng hiểu biết, tình yêu thương, sự gần gũi để trò chuyện với con về giới tính. Cởi mở nói chuyện với chúng bằng những câu chuyện từ chính cuộc đời của mình cùng với những gì bản thân đã trải qua trong thời kỳ đó. Đây chính là bước đầu để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, mỗi khi con bạn đã muốn trò chuyện với bạn về chuyện “thầm kín” nhất, thì những vấn đề khác chúng cũng sẽ không ngần ngại nói ra.

Đừng ngần ngại, hãy trao đổi với con bằng ngôn ngữ khoa học để lý giải những tò mò cho bé về những vấn đề liên quan đến giới tính để “vẽ đường cho hươu chạy đúng” nhé:

Sự phát triển của ngực

Hầu hết người ta sẽ nhận ra một cô bé đang bước vào giai đoạn dậy thì thông qua sự phát triển của ngực. Khi ngực mới phát triển, có thể có hiện tượng một bên ngực có kích thước lớn hơn ngực bên kia. Nhưng dần dần nó sẽ phát triển đều hơn hoặc khó nhận ra sự “lệch” này.

nhung-dieu-can-day-con-gai-o-tuoi-day-thi

Khi trẻ bước vào tuổi dậy thì mẹ cần chăm chút cho bé nhiều hơn

Khi ngực đã to ra các cô bé cần mặc áo nịt. Một số cô bé thấy phấn khích khi lần đầu được mặc áo nịt ngực, đây là bước đi đầu tiên để trở thành một người phụ nữ. Tuy nhiên không ít các cô bé khác lại cảm thấy bối rối, đặc biệt nếu chúng nằm trong số những cô bé đầu tiên của một nhóm bạn mặc áo nịt. Hãy luôn thông cảm và cư xử thật tế nhị trước các nhu cầu và phản ứng của bé để bé không cảm thấy đây là một sự khó chịu nhé.

Đối phó với vấn đề “vi-ô-lông”

Lông mềm sẽ bắt đầu mọc trên một số vùng như tay, chân, nách, vùng mu. Nhiều cô bé sẽ cảm thấy sợ hãi vì sự xuất hiện của những sợi lông như thế này. Chúng cũng sẽ thắc mắc không biết có nên cạo chúng đi hay không. Bố mẹ sẽ phải giải thích và tư vấn để trẻ hiểu chuyện.

Những sợi lông này không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thậm chí có tác dụng bảo vệ như phần lông mu ở vùng kín. Chính vì vậy bé có thể cạo đi hoặc không tùy nhu cầu cá nhân. Nếu bé quyết định cạo, bạn phải dạy bé cách sử dụng nước ấm, xà phòng và dao cạo sạch dùng riêng cho phụ nữ.

Kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Nhiều lo lắng về tuổi dậy thì tập trung vào hiện tượng kinh nguyệt. Hãy dành thời gian giúp con gái chuẩn bị cho lần đầu có kinh. Không được để cô bé thấy sợ hãi khi lần đầu thấy kinh nguyệt, hoặc để bé rơi vào tình trạng không biết điều gì đang xảy ra hoặc tại sao nó lại xảy ra.

Hãy nhớ là, kinh nguyệt có thể xuất hiện sớm hơn bạn nghĩ. Vì thế ngay khi ngực của con bạn bắt đầu phát triển, hai mẹ con nên thảo luận đầy đủ với nhau về chủ đề kinh nguyệt. Nếu bạn không có đủ hiểu biết để chuyện trò với con bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn, trao đổi, trò chuyện với bé.

Dạy bé chăm sóc vùng “tam giác vàng”

Khác với vệ sinh vùng kín trước đây, khi con còn nhỏ, lứa tuổi dậy thì cần có những quy tắc rất riêng mà bé không thể tự mình khám phá ra nếu không có sự dẫn dắt của người mẹ.

- Nguyệt san xuất hiện chứng tỏ con gái của bạn đã lớn, hãy cư xử và chỉ bảo con như với một người lớn thực sự. Bản chất kinh nguyệt không bẩn mà chỉ để lại cảm giác khó chịu thôi, vì thế, đừng “tiêm” vào đầu con rằng kinh nguyệt bẩn, phải rửa liên tục.

- Thực ra, chỉ cần thay băng vệ sinh sau mỗi 3 tiếng và mỗi lần như vậy lại vệ sinh và rửa nhẹ nhàng là bé sẽ được sạch sẽ.

- Chỉ dùng nước sạch để vệ sinh vùng kín, tuổi dậy thì nhạy cảm, chưa cần thiết phải dùng đến các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi axit trong các dung dịch này có thể làm thay đổi môi trường âm đạo.

nhung-dieu-can-day-con-gai-o-tuoi-day-thi

Mẹ cũng cần dạy bé cách chăm sóc vùng kín khi bé bước vào tuổi dậy thì

- Cũng cần nhắc nhở con về các loại bệnh liên quan đến vùng kín như bị viêm nhiễm, khí hư có mùi… khi vệ sinh không sạch sẽ để bé biết và phòng tránh.

- Đau bụng khi có kinh nguyệt là hiện tượng bình thường, hầu như bé nào cũng gặp phải nên hãy trấn an con ngay từ đầu về dấu hiệu này.

- Nếu những ngày không có kinh nguyệt, hãy khuyên con vệ sinh vùng kín khoảng 2 lần/ngày.

Nói cho con gái về những chuyện tế nhị

Có rất nhiều chuyện tế nhị bạn cần nói cho con gái biết khi bé bước vào tuổi dậy thì, ví dụ như:

- Biện pháp tránh thai: Khi con bạn bắt đầu được học về cấu tạo cơ thể con người, quá trình hình thành thai nhi, bạn nên chỉ cho con về việc “tạo thành em bé” và biện pháp tránh thai. Đừng bao giờ nghĩ còn quá sớm để nói đến những điều đó. Hãy dạy bé ngay từ khi bé bước vào tuổi dậy thì vì đó là những kiến thức cần thiết cho bé.

- Phá thai: Con của bạn có thể nghe điều này từ tivi, đọc từ báo chí hoặc trong câu chuyện của bạn bè. Hãy cởi mở nếu con hỏi bạn về việc này, vì điều đó chứng tỏ bé tin tưởng bạn. Bạn có thể chọn thời điểm thích hợp để nói với con và nên dùng những ngôn từ mang tính khoa học, chuyên ngành để bé tin tưởng và cảm thấy nghiêm túc.

- Quan hệ tình dục: Chắc chắn không cha mẹ nào muốn nói về chuyện này. Nhưng đó là sự tò mò mà đứa trẻ nào cũng muốn biết. Chưa kể đến chuyện có quá nhiều hình ảnh, phim, sách, báo liên quan đến chuyện đó. Bạn nên nói cho bé để bé bớt phần tò mò, điều đó tốt hơn nhiều so với việc cấm đoán khiến bé tự đi tìm hiểu ở nơi khác.

- Tình yêu: Chắc chắn bé sẽ cảm mến một người nào đó ở độ tuổi “ẩm ương” này. Đó hoàn toàn là chuyện bình thường, bạn đừng quá lo lắng. Bạn có thể kể cho bé nghe về mối tình đầu của bạn để tạo sự gần gũi, từ đó bé sẽ tin tưởng và chăm kể chuyện của bản thân mình cho mẹ nghe hơn.

Theo Webphunu.net

3 điều cha mẹ không nên làm hộ con

Không bao giờ là quá sớm để dạy con tính tự lập. Nếu bạn muốn bé tự đứng trên đôi chân của mình, hãy để bé tự chuyển mình từ một đứa trẻ nhạy cảm thành một người lớn có trách nhiệm.

Để dạy con tự lập và tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình, cha mẹ không nên làm hộ con 3 việc dưới đây:

1. Bài tập về nhà

Đã bao nhiêu lần bạn trông thấy các bậc cha mẹ làm hộ bài tập về nhà cho con họ?

Bạn cũng có thể như vậy. Đầu tiên, bạn lắc đầu thông cảm, và kế tiếp là cầm bút viết hộ con bài luận khó nhằn. Nhưng coi chừng, con bạn sẽ gặp rắc rối với điều đó.

Những tiếng rên rỉ “Con không làm được đâu!” có thể làm mềm lòng bất cứ bậc phụ huynh cứng rắn nào. Đôi khi, làm luôn bài hộ con dễ dàng hơn nhiều với việc nghe chúng mè nheo. Nhưng trước khi đặt bút xuống, bạn hãy nhìn, và lắng nghe kỹ. Con bạn trước tiên nên thử làm một mình đã.

Nếu bé không hiểu đề bài, hãy dành thời gian xem kỹ câu hỏi. Hỏi con bạn xem bé có hiểu câu hỏi nghĩa là gì không. Nếu có thể, cho bé các ví dụ về cách giải quyết vấn đề. Tránh giải hộ luôn bài cho con. Một khi bạn cảm thấy bé đã hiểu vấn đề, hãy để bé ngồi vào bàn tự kết thúc bài tập.

Đừng ngồi bên kè kè khi bé đang làm bài tập về nhà, vì bé sẽ có xu hướng hỏi thêm sự hỗ trợ nữa.

Việc tự làm bài tập về nhà sẽ giúp bé thêm tự tin và tự trọng. Không gì có thể so sánh nổi với cảm giác chinh phục mà con bạn có được, khi bé đã “A” lên.

http://www.dreamstime.com/-image1553233

Làm hộ con, cha mẹ sẽ tước đi cơ hội để con tự lập. Ảnh minh họa: Internet.

2 – Nói hộ chúng

Quá dễ dàng để mớm lời cho trẻ. Nhưng trẻ cần phải tự mình tiến bộ. Trong nhiều trường hợp, trẻ không thể bày tỏ được mong muốn của bản thân, hoặc trẻ muốn cha mẹ là người phát ngôn cho chúng. Dù là để yêu cầu đứa trẻ hàng xóm chơi cùng mình, hoặc yêu cầu một cốc nước trong nhà hàng, hãy khuyến khích trẻ sử dụng lời nói của chúng.

Thật dễ dàng cho bạn khi làm hộ trẻ mọi việc, nhưng liệu bé có thấy được sự tự tin nếu bé cả đời chưa hề được tự nói lên ý nghĩ của mình? Tất nhiên, những khi bé gặp nguy hiểm, bạn cần can thiệp, nhưng nếu mọi việc chẳng có gì đáng ngại, hãy khuyến khích con tự giải quyết xung đột với các bạn trong lớp, chẳng hạn.

3 – Chọn bạn

Rất tự nhiên là bậc cha mẹ nào cũng muốn chọn bạn cho con – chẳng hạn cậu bé ngọt ngào ở trường hôm chủ nhật, hay cô bé xinh xắn trong sân trường. Trong thâm tâm, bạn nghĩ mình biết điều gì – và ai – là tốt nhất cho con. Và bạn có thể làm điều đó.

Nhưng đây cũng là một trong những bài học trẻ cần tự trải nghiệm. Dù bạn có can thiệp trong những năm đầu đời bằng các cuộc hẹn cho con, nhưng con bạn vẫn có khuynh hướng tự chọn bạn cho mình khi bé lớn lên. Đây là điều bạn cần phải chấp nhận.

Đơn giản là người có thể kết thân với bạn chưa chắc là người mà con bạn thích chơi cùng. Vì thế, điều đầu tiên là đừng ép buộc chúng. Con bạn có thể sẽ nổi loạn nếu bạn ép cháu dành thời gian cho người mà bé không quan tâm.

Tất nhiên, không có gì sai nếu bạn giới thiệu với con những gương mặt mới, nhưng hãy để bé chọn lựa có kết thân hay không.
Sau cùng, trách nhiệm của bạn là hãy để mắt đến các bạn bè của con mình, sao cho chúng có những giá trị tương đồng. Nói cách khác, bạn có thể muốn ngăn cản con chơi với những đứa trẻ hay chửi thề, hành vi xấu hoặc có thói quen mà bạn không muốn con mình tập nhiễm.

Theo Lamchame.com

The post 3 điều cha mẹ không nên làm hộ con appeared first on Tin Sức Khỏe.

6 câu bố mẹ nên tránh nói với con

Hầu hết bố mẹ khi điên tiết đều thốt ra những câu này với con rồi sau đó ước gì mình chưa nói.

Có những cách để bạn kiềm chế bản thân và không nói ra những câu khiến mình phải hối tiếc. Đây cũng là một kỹ năng mà bạn có thể học và sẽ học được nếu muốn.

Dưới đây là những gợi ý từ Parental Support Line để bạn hiểu và tránh nói những điều làm tổn thương con cái và làm hỏng mối quan hệ giữa bạn với trẻ.

Thật nực cười. Sao con phải buồn về điều đó.

Nếu bạn có một đứa con tuổi teen, bạn có thể thấy trẻ trở nên buồn bã về những vấn đề dường như chẳng đáng gì hay rất vụn vặt. Bạn tự hỏi sao cậu con trai có thể chạy vào phòng và đóng rầm cửa lại chỉ vì cô bạn gái chưa trả lời tin nhắn ngay. Trong khi hành vi này có vẻ là ngớ ngẩn dưới góc nhìn của người lớn, hãy cố gắng kiềm chế, đừng phủ nhận cảm xúc của con. Hãy nghĩ về cảnh khi bạn đang khó chịu, lại bị người khác coi thường cảm xúc của mình.

Khi một đứa trẻ tin rằng ý nghĩ hay cảm xúc của mình bị bài bác, nó không chỉ cảm thấy bị cô lập mà còn trở nên giận dữ, thất vọng nữa.

Vì thế, nếu con bạn nói “Mẹ chẳng bao giờ đứng về phía con, mẹ lúc nào cũng bênh anh” khi nổ ra một cuộc tranh cãi, và bạn đáp lại “Không có chuyện đó” thì cũng là một hình thức phủ nhận cảm xúc của trẻ. Thay vì nói vậy, bạn có thể nói “Ồ, mẹ thấy có chút khác biệt. Hãy nói mẹ nghe xem con thấy thế nào?”. Bằng cách này, bạn sẽ tránh dọn đường cho cuộc tranh luận tiếp tục và khiến con hung hăng hơn. Hãy làm điều đó sau này, khi trẻ đã bình tĩnh lại và sẵn sàng trò chuyện.

6-cau-bo-me-nen-tranh-noi-voi-con

Ảnh minh họa: Theawl.com.

Con giống hệt bố hay Sao con không thể giống như anh con

Nghe có vẻ như vô hại, nhưng “cú đánh” này có thể nện vào cả trẻ và bố hay mẹ chúng. Chẳng hạn, nếu người cha hay bị chỉ trích trong nhà, sẽ không phải là lời khen con khi so sánh nó với bố. Và mỗi lần ông bố bị chỉ trích, trẻ sẽ nhận được hai cú giáng.

Thật không dễ chịu cho trẻ khi nghe bố mẹ nói những điều tiêu cực về nhau và nếu trẻ bị dán nhãn “giống hệt bố mày”, nó sẽ cảm thấy tức giận và xấu hổ khi bố bị chỉ trích. Còn nếu bố mẹ đã ly dị, và trẻ bị so sánh với người bố không còn sống cùng, thì cảm giác càng tồi tệ.

Điều này cũng tương tự như câu nói “Sao con không giống như anh con”. Đây là một cạm bẫy đối với bố mẹ, đặc biệt là khi bạn có một đứa con hiếu động trong khi đứa kia lại cư xử hòa nhã. Khi bạn sử dụng hình thức so sánh này, nó gây tổn thương và tạo sự ngăn cách giữa các con. Hãy nhớ rằng, mỗi trẻ là duy nhất và mỗi đứa có những phẩm chất tốt riêng.

Con chẳng bao giờ làm đúng điều gì/ Con lúc nào cũng sai

Nếu bạn muốn hạ thấp con, hãy nói câu này. Những điều này nói ra sẽ khiến người nghe cảm thấy xấu hổ. Mặc dù nhiều người nghĩ xấu hổ là một cách tốt để phạt trẻ, nhưng thực tế nó không phải là công cụ tốt để giúp trẻ em học những kỹ năng mới. Thực tế, nó thường có tác dụng ngược vì có thể khiến trẻ co mình lại. Về lâu dài, xấu hổ sẽ khiến trẻ ít có khả năng ra các quyết định đúng đắn.

Xấu hổ khác cảm giác có lỗi. Cảm giác có lỗi không xấu vì nó bao hàm cảm giác hối hận và thấy có trách nhiệm. Bạn nên cảm thấy hối tiếc khi bạn làm điều gì đó sai hay gây tổn thương, đó là điều tự nhiên. Bạn muốn con có cảm giác có lỗi khi bé lấy chiếc váy của chị gái mà không hỏi và sau đó làm hỏng, và bạn muốn con phải có trách nhiệm về hành động đó. Nhưng đừng dùng sự xấu hổ để cố gắng làm trẻ cảm thấy có lỗi. Xấu hổ sẽ thể hiện “Con là một người vô dụng”. Thông điệp này tạo cho con cảm giác xấu hổ và nhục nhã, không dạy con về tính trách nhiệm.

Mẹ chán con lắm rồi

Tất cả chúng ta đều chán khi con cái không nghe lời, nghịch đồ ăn… nhưng cụm từ này khiến trẻ cảm thấy bị cô lập và hắt hủi. “Mẹ chán con lắm rồi” là một lời đe dọa giận dữ thường nói với mục đích làm tổn thương người khác. Về lâu dài, tiếp tục nói những điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Hãy nghĩ về nó theo cách này: Một đứa trẻ phụ thuộc vào bố mẹ để sống. Bố mẹ mang lại sự bảo vệ an toàn, thức ăn, quần áo, chỗ ở. Vì thế nếu người nuôi dưỡng trẻ lại nói rằng “Bố/mẹ chán con và sẽ không cho con gì nữa” thì rõ là gây sốc, đe dọa và gây tổn thương rất lớn cho trẻ.

Mẹ ước là mẹ chưa bao giờ có con

Trước tiên, bạn không phải là kẻ xấu xa nếu bạn nghĩ như vậy. Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận những điều tiêu cực ở một thời điểm nhất định. Sau một ngày vất vả hay một cuộc vật lộn với con cái, bạn nghĩ “Đôi khi tôi ước tôi chưa bao giờ có con” vì bạn thấy kiệt sức, mệt mỏi và buồn phiền. Điều quan trọng là hãy hiểu đây chỉ là một cảm giác nhất thời và không phải là cảm xúc tổng thể của bạn.

Khi bạn cảm thấy như vậy, hãy uốn lưỡi lại và dành thời gian cho chính mình để giải tỏa và không thốt ra thành lời nói. Dùng những từ này sẽ khiến con bạn cảm thấy tồi tệ về những điều trẻ đã làm và khiến mối quan hệ giữa mẹ – con thêm nhiều sóng gió. Nếu con bạn nghĩ chúng không còn gì để mất, bao gồm cả tình yêu của mẹ, trẻ sẽ hành động bất cần hơn.

Mẹ cũng ghét con

Khi bạn nói “Mẹ cũng ghét con” để chiến thắng trong cuộc tranh cãi với con cái thì bạn đã thua. Bạn không phải là bạn bè của trẻ và bạn không ở trong cuộc tranh giành với con. Khi nói “mẹ ghét con” bạn đã hạ mình xuống mức độ phát triển của con và khiến trẻ nghĩ “Nếu bố mẹ thấy tôi đáng ghét, tôi phải như vậy thôi”.

Nếu bạn lỡ nói điều này với con trong lúc nóng giận, hãy trở lại với con sau đó và nói: “Nghe này con, mẹ nhận ra rằng mẹ nói ‘mẹ rất ghét con’ và mẹ muốn xin lỗi. Nói thế là mẹ sai rồi. Lần sau khi tức giận, mẹ sẽ cố gắng làm điều gì đó tốt hơn”. Bạn có thể nghĩ thêm về điều này nhưng không cần phải giải thích dài dòng với con.

Những việc làm thay thế để khỏi nói những điều phải hối tiếc với con

Nếu bạn đang ở thời điểm cực kỳ giận dữ và thất vọng với con thì dưới đây là một số điều bạn có thể làm:

- Hít thở sâu: Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ căng thẳng và cho bạn chút thời gian để kịp ngăn những lời không hay có thể thốt ra. Hãy nhớ là, bạn không cần thiết phải tham gia vào tất cả những cuộc chiến bạn được “mời” vào. Hãy nhìn theo cách này: Điều gì sẽ xảy ra khi một bên không kéo mà buông chiếc dây trong cuộc giằng co? Chiếc dây chùng xuống và bên kia sẽ chẳng còn gì để cố chống lại nữa. Hãy hít thở sâu và buông sợi dây. Điều này sẽ giúp bạn có thời gian để bình tĩnh và nhìn lại.

- Tập trung lại: Hãy học cách hướng sự tập trung của con vào nhiệm vụ chính. Nếu bạn đang cố gắng để đứa con 12 tuổi làm bài tập về nhà của nó và cậu bé trở nên tức giận, nói rằng: “Con ghét mẹ” thì bạn có thể đáp lại: “Bây giờ chúng ta không nói về việc con yêu hay ghét mẹ mà là việc con cần làm bài tập toán. Hãy tập trung vào đó”. Trẻ đôi khi cố gắng lôi kéo cha mẹ vào cuộc chiến quyền lực để tránh làm điều chúng không muốn. Cố gắng tập trung vào điều cần làm, và đừng để những lời nói của trẻ làm bạn lung lay.

- Thay lời nói bằng hành động: Khi nhận thấy cơn giận đã lên đến đỉnh điểm và mình có thể sắp nói điều gì đó tổn thương con, hãy chọn cách thoát khỏi tình huống này. Đơn giản là bạn nói: “Mẹ không muốn nói về chuyện này bây giờ. Chúng ta sẽ nói về nó sau, khi mọi việc bình tĩnh hơn”, sau đó rời khỏi phòng.

- Tìm cách ngăn chặn trước: Hãy tự nhắc nhở bạn không cho phép mình nói những điều này thêm lần nào nữa, chúng không được lựa chọn. Cố gắng nghĩ về điều bạn muốn trong mối quan hệ giữa bạn và con như thế nào trong 10 hay 20 năm sau, đừng chỉ tập trung vào thời điểm căng thẳng khi nỗi thất vọng lên cao.

(Theo VnE)

Cách nào dạy con ngoan mà không cần đánh?

Con tôi đang học lớp 1. Cháu rất hay dỗi và cáu giận, làm việc gì cũng không tập trung, từ ăn cơm hay học, đến đánh răng sáng và tối.

Tôi đã nhẹ nhàng khuyên bảo cháu nhưng không bao giờ cháu làm ngay, mà nếu có làm thì trong trạng thái tức giận, bẻ tay, bẻ chân. Nhiều lúc bực quá tôi cũng hay đánh cháu.

Tôi muốn chuyên gia tư vấn về cách giáo dục con như thế nào cho đúng, để con tôi ngoan ngoãn như những đứa trẻ khác. Tôi xin cảm ơn  -(Nguyen Thu Hien)

cach-nao-day-con-ngoan-ma-khong-can-danh

Ảnh minh họa: Mirror.co.uk

Về vấn đề của bé nhà chị, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của những hành vi xấu ở con trẻ trước. Có những nguyên nhân thuộc về mặt sinh học tự nhiên ví dụ như sự khác nhau giữa đặc điểm của cha mẹ và con cái trên các mặt như:

- Mức độ hoạt động

- Khoảng chú ý

- Tính dễ nổi cáu

- Thói quen nề nếp

- Khả năng diễn đạt về ngôn ngữ

- Sự phối hợp trong hoạt động

Sự khác biệt giữa con trẻ và cha mẹ trên các mặt này có thể khiến cha mẹ có những kỳ vọng quá cao so với mức độ thực hiện của con. Chẳng hạn như cha mẹ thường có mức độ hoạt động ở nhà thấp, mức độ chú ý tập trung và thói quen nề nếp cao sẽ kỳ vọng con mình phải giữ im lặng, ít hoạt động, phải sinh hoạt ngăn nắp, theo thời gian biểu và phải biết thưa gửi khi cần.

Tuy nhiên con bạn có mức hoạt động quá cao, mức độ chú ý kém nên thường không chú ý hoặc không nhớ hết lời dặn dò của cha mẹ. Cháu lại không có thói quen nề nếp và khả năng phối hợp vận động chưa nhuần nhuyễn nên thường lóng ngóng làm hỏng việc. Sự khác biệt trong kỳ vọng giữa cha mẹ và con cái làm cho cả 2 bên đều cảm thấy khó chịu và ít chịu nhượng bộ nhau. Việc mẹ đánh con càng làm cho thái độ của trẻ trở nên chống đối và không có mong muốn làm theo lời mẹ.

Cũng có những nguyên nhân khiến hành vi sai của con cái được củng cố. Thường là trẻ ứng xử sai để có được điều cháu muốn (như ăn vạ để được mua đồ ăn hoặc đồ chơi mới) hoặc thoát khỏi những nhiệm vụ mệt mỏi, buồn chán (như không dọn đồ chơi thì cuối cùng mẹ sẽ dọn hộ, hoặc không đánh răng thì cuối cùng mẹ phải vào đánh răng hộ, nếu không chịu làm bài tập thì có thể sẽ không phải làm nữa…).

Thứ nữa, nếu quan hệ giữa bạn và con trở nên tiêu cực, trẻ cũng muốn “trả đũa” lại bạn bằng cách cố gắng tác động đến cảm xúc của bạn. Khi cha mẹ cảm thấy tức điên lên vì con thì đứa con sẽ cảm thấy rất khoái chí vì thấy mình có sức mạnh ảnh hưởng đến được cả bố, mẹ.

Và một nguyên nhân thường thấy nữa là khi đứa trẻ có hành vi đúng, thường bố mẹ không chú ý quan tâm hoặc khen thưởng cháu kịp thời. Ví dụ như đã có một buổi sáng cháu thức dậy sớm hơn và vào trong nhà tắm đánh răng nhưng bố mẹ cho rằng đó là việc cháu nên làm nên đã không củng cố hành vi này. Điều này làm cho trẻ từ bỏ cố gắng muốn thực hiện những hành vi tốt.

Các bước để bạn giúp con có những hành vi ngoan trở lại gồm:

+ Bước 1: Cải thiện lại mối quan hệ mẹ con bằng cách tập trung chú ý đến trẻ trong những hoạt động chung (vì khi quan hệ mẹ con tốt hơn, trẻ sẽ cảm thấy sẵn sàng làm tốt công việc cho mẹ).

+ Bước 2: Đưa ra một hệ thống các luật lệ trong gia đình một cách rõ ràng như (a) chơi thân thiện với em; (b) ngồi vào bàn học lúc 7 giờ tối; (c) sẵn sàng để đến trường lúc 7 giờ sáng; (d) thực hiện yêu cầu của mẹ trong vòng 5 giây…

+ Bước 3: Xây dựng một hệ thống điểm thưởng tương ứng với những hành động đã được nêu trên cũng như các phần thưởng mà cha mẹ có thể đáp ứng được trong từng ngày, từng tuần hoặc từng tháng.

+ Bước 4: Thay thế những hình phạt như đánh mắng bằng việc tước bỏ quyền lợi như xem TV, chơi ipad…

Mục tiêu của chiến lược trên là giúp cha mẹ và trẻ chú ý tăng cường hành vi tích cực để hành vi xấu tự động giảm. Giúp cha mẹ có hướng xử lý nhất quán và không bị mất bình tĩnh trong những tình huống con trẻ cố gắng muốn ảnh hưởng đến cảm xúc của họ.

Ths Trần Thành Nam

(Theo VnExpress)

Mẫu cha mẹ chiều chuộng, quan tâm con quá mức

Quan tâm tới con quá mức là một trong những cách khiến con không tự lập.

Bởi chính sự quan tâm quá mức sẽ khiến bé khi lớn lên chỉ biết ỷ lại cha mẹ, không có ý thức tự lập, cứ gặp vấn đề khó khăn là cầu cứu sự giúp đỡ của bố mẹ.

Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây trong quá trình nuôi dạy con thì bạn chính là mẫu cha mẹ chiều con, quan tâm tới con quá mức.

1. Tự làm cho con hư

Nhiều cha mẹ luôn có suy nghĩ phải làm sao để con được mặc những bộ đồ đẹp nhất, đắt nhất, sành điệu nhất; và phải có những đồ chơi mà tất cả những đứa trẻ khác đều có. Do đó, các bậc phụ huynh sẵn sàng đáp ứng tất cả mọi đòi hỏi của con mà không đắn đo suy nghĩ rằng điều đó có thực sự cần thiết.

Chính tâm lý phải dành những gì tốt nhất cho con mà không đòi hỏi con phải có sự nỗ lực để có được chúng là một trong những cách bố mẹ làm hư con nhanh nhất. Làm như vậy con của bạn sẽ trở thành người chỉ biết đòi hỏi và dựa dẫm vào bố mẹ.

2. Biến con trở thành một người hoàn hảo

Vì muốn con trở thành một người hoàn hảo trong mắt mình và đặc biệt là trong mắt mọi người, cho nên nhiều cha mẹ đã can thiệp vào mọi việc của con nhằm mục đích không để cho con mắc bất cứ một sai lầm nào.

Chính việc không cho phép con có cơ hội mắc lỗi sẽ khiến trẻ không nhận thức đúng về bản thân, khi gặp phải trường hợp không như mong muốn, trẻ chỉ biết cầu cứu bố mẹ mà tự bản thân không tìm ra cách để giải quyết vấn đề, lâu dần sẽ khiến khả năng tự lập mất đi.

Bố mẹ hay thay đổi ngay nếu không muốn cả đời con dựa dẫm vào mình nhé!

mau-cha-me-chieu-chuong-quan-tam-con-qua-muc

Ảnh minh họa.

3. Luôn kè kè bên con

Không rời con nửa bước vì sợ con sẽ xảy ra chuyện gì là một trong những cách bố mẹ làm con mất đi tính tự lập. Ngay cả việc bé đi nhà trẻ cũng khiến bố mẹ không yên tâm, suốt ngày chỉ ngồi theo dõi camera để xem con có vấn đề gì thì gọi ngay cho cô giáo hay theo con từng bước khi bé chạy chơi ngoài sân đề phòng con ngã còn đỡ dậy.... là những việc làm sai lầm của cha mẹ.

Những kiểu cha mẹ này luôn theo sát con mình, đến nỗi hầu như không làm được việc gì khác. Điều này vừa ảnh hưởng tới công việc của mẹ, vừa làm mất đi tính tự lập ở bé.

4. Chuẩn bị mọi thứ cho con

Khi con đi học, đi chơi hay đi picnic cùng bạn bè, bao giờ mẹ cũng chuẩn chị đầy đủ mọi thứ từ chai nước uống đến những thứ nhỏ nhất như cục tẩy hay cái bút cho con và luôn đòi đi theo con để giám sát bé chơi. Sự cẩn thận này chưa hẳn đã là một điều tốt vì nó sẽ khiến con bạn mất đi tính tự lập.

5. Nhượng bộ con

Luôn nhượng bộ con không phải là một điều hay vì cảm giác bị từ chối và những trải nghiệm tiêu cực cũng là một trong những cách rèn luyện tính tự lập ở trẻ.

Những đứa trẻ được sống trong môi trường thoải mái, không có kỷ luật sẽ không biết đến nguyên tắc nếu bố mẹ thường xuyên nhượng bộ mọi yêu cầu của con.

Vì vậy nếu muốn con có tính tự lập, cha mẹ đừng bao giờ mắc phải những sai làm trên.

(Theo Afamily)

Ứng dụng phương pháp Montessori vào giáo dục mầm non tại Việt Nam

Gần đây, “phương pháp Montessori” hay “trường Montessori” là chủ đề đang được các bậc phụ huynh, nhất là các mẹ của những bé trong độ tuổi mầm non quan tâm bàn luận.

Phải chăng đây là một phương pháp giáo dục mới dành cho trẻ nhỏ và đang được du nhập vào Việt Nam?

Tìm hiểu về phương pháp Montessori

Được hình thành từ năm 1907 bởi bác sĩ – nhà giáo dục người Ý cùng tên, Maria Montessori, phương pháp giáo dục thực tiễn mang tính đột phá này đã nhanh chóng được phổ biến và thu được thành công vang dội trên khắp thế giới. Mục tiêu giáo dục của Montessori không phải nhằm lấp đầy những chỗ khuyết của bé mà là tạo điều kiện tối đa để trẻ trau dồi niềm đam mê học hỏi, thông qua thực hành thường xuyên để hình thành các kỹ năng và phát triển năng khiếu toàn diện cho từng bé.

Nền tảng của phương pháp Montessori là tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác trực quan sinh động với 5 môn học gồm: kỹ năng sống; cảm nhận qua các giác quan, ngôn ngữ, toán học, khoa học thường thức và văn hóa nghệ thuật Trong đó, giáo viên chỉ đóng vai trò là “người hướng dẫn”, hỗ trợ và định hướng cho trẻ thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ được giao dựa vào khả năng thực của từng bé, đồng thời tạo không gian hứng thú trong lớp học. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình, do đó, mối liên kết giữa giáo viên – các bé – gia đình cần được trú trọng.

Motessori tại Việt Nam

Với nhiều ưu điểm vượt trội, từ lâu phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường mầm non công lập và tư thục ở Việt Nam, tuy nhiên đa phần vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo hoặc áp dụng một phần ý tưởng và giáo cụ mà Montessori sáng tạo ra. Trong khi đó, số lượng “trường Montessori” thực thụ ở Việt Nam, đáp ứng đẩy đủ các tiêu chuẩn của cộng đồng Montessori Mỹ hay Liên hiệp Montessori Quốc tế (hai tổ chức Montessori chính thức và lớn nhất trên thế giới) là rất ít. Bởi yêu cầu về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục cho những trường như vậy là rất cao, đó là chưa kể đội ngũ giáo viên ngoài việc có bằng cấp chuyên môn (đại học) còn phải trải qua chương trình đào tạo và đạt chứng chỉ Montessori của hai tổ chức kể trên. Điều này cũng khiến học phí tại một trường như vậy luôn ở mức ngất ngưởng.

Lựa chọn nào cho các bậc phụ huynh?

Với cơ sở vật chất hiện đại của một trường mầm non quốc tế cùng những bộ giáo cụ được nhập từ nước ngoài đúng theo tiêu chuẩn Montessori và nhiều giáo viên được đào tạo và có chứng chỉ giáo viên Montessori (do cộng đồng Montessori Mỹ cấp), có thể nói trường mẫu giáo Việt Mỹ (thuộc hệ thống trường Việt Mỹ VASS) đã tạo ra một môi trường giáo dục mầm non sát nhất với tiêu chuẩn Montessori ngay tại Việt Nam. Chương trình đào tạo của bậc mầm non tại VASS giúp phát triển toàn diện 5 mặt nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho các bé từ 2,5 đến 6 tuổi.

- Kỹ năng sống: Bé được trải nghiệm những hoạt động đầu tiên nhằm biết cách tự bảo vệ bản thân và tự tin hơn.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Cảm nhận qua các giác quan: Giúp bé nhận thức thế giới xung quanh qua xúc giác, vị giác, khướu giác, thính giác và thị giác từ đó giúp bé học được tính độc lập, sự tập trung, tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự chủ.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Ngôn ngữ: bé được nghe, học và sử dụng từ vựng cụ thể trong tất cả các hoạt động tại lớp giúp phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng và lưu loát.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Toán học: phát triển tư duy khoa học của bé bằng cách sử dụng những vật cụ thể để khuyến khích các bé, cho bé làm quen với khái niệm về những con số, biết đếm số, biết so sánh lớn bé, nặng nhẹ..

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Khoa học thường thức: thúc đẩy ý thức tự khám phá của bé với những điều đầu tiên học được như: Cái gì? Tại sao? Khi nào? Ai? Như thế nào?

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Văn hóa nghệ thuật: giúp bé thể hiện mình thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo như âm nhạc, kể chuyện, đóng kịch, biểu diễn, nấu ăn, thủ công, ca múa.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

Ngoài ra với những trò chơi phát triển vận động, dã ngoại giúp các bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, dạn dĩ và rèn luyện tính đồng đội. Đây là những kỹ năng bước đầu nhưng rất quan trọng để rèn luyện tính cách và cách ứng xử cho các bé. Thời gian còn lại, các bé được học và thực hành theo chương trình đào tạo tiếng Anh.

Hội thảo “Áp dụng phương pháp Montessori tại trường mẫu giáo Việt Mỹ”

Vào lúc: 8h30 sáng ngày 31/3/2013.

Tại: 143 Nguyễn Văn Trôi, P.11, Q. Phú Nhuận – TPHCM.

- Quà tặng cho tất cả các bé và phụ huynh tham dự.

- Giảm 30% học phí khi ghi danh tại Hội thảo (áp dụng cho bé ghi danh lần đầu).

Đặt chỗ tham dự Hội thảo, quý phụ huynh vui lòng gọi (08) 3845 9111 hoặc email [email protected]