Lưu trữ cho từ khóa: giãn tĩnh mạch

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch ra sao?

Xin hỏi, triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch ra sao? Tôi đang mang thai, rất lo lắng vì được biết thai nghén cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch, nhất là chi dưới.

[email protected]
/* */

trieu-chung-cua-benh-gian-tinh-mach-ra-sao

Đau vùng bàn chân, hai chân… là một trong những dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch. Ảnh minh họa: internet

PGS-TS Võ Minh Tuấn – Bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TP.HCM trả lời:

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa suy tĩnh mạch và số lần mang thai. Giai đoạn đầu của mang thai có sự gia tăng của một số yếu tố đông máu. Sự ứ trệ tuần hoàn do giảm đáp ứng của hormone trong trương lực tĩnh mạch, dẫn tới giảm dòng chảy của tĩnh mạch và giãn mạch máu chi dưới.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Cụ thể, những triệu chứng cơ năng có thể xuất hiện như: đau vùng bàn chân, bắp chân, đau dọc hai chân (nhất là sau khi bất động) giảm khi kê cao chân; nặng chân, mỏi chân (các triệu chứng này thường nặng lên vào cuối ngày, đặc biệt là sau khi đứng lâu, bệnh sẽ giảm khi kê cao chân buổi tối); chuột rút do cơ cẳng chân co rút gây đau; tê (cảm giác tê bì ngoài da như kiến bò), ngứa hay cảm giác nóng bỏng; càng về sau các triệu chứng này càng nặng dần.

Cũng có người xuất hiện những triệu chứng sau khi đứng 5-10 phút như: phù chân (phù mềm, trắng, ấn tay vào thấy lõm); tĩnh mạch giãn với nhiều vị trí và mức độ khác nhau: cẳng chân, gối, khoeo, đùi, giãn tĩnh mạch lưới…; giãn tĩnh mạch kèm viêm da và tổ chức dưới da, chàm hóa, thay đổi màu sắc da (sạm màu, viêm đỏ, teo da, trắng nhợt) hay gặp ở mắt cá hay mặt trong của cẳng chân, chủ yếu do hậu quả của ứ trệ tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch. Có thể có các búi tĩnh mạch bị huyết khối tím đỏ nổi trên bề mặt da, sờ thấy đau hoặc có vết loét tĩnh mạch: thường khu trú mặt trong trước cẳng chân, cổ chân ít đau, tiết dịch, vết loét thường nông, ít khi hoại tử.

Tốt nhất bạn nên khám thai định kỳ, để phát hiện những bất thường có thể xảy ra trong quá trình mang thai, trong đó có cả suy tĩnh mạch chi dưới, với biến chứng vô cùng nguy hiểm: có thể gây rối loạn đông máu, viêm tắc tĩnh mạch, viêm loét nhiễm trùng và nặng nhất là gây thuyên tắc động mạch phổi, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo Phunuonline.com.vn

Chân hay bị cóng buốt ở các chi có phải bị tắc động mạch chi?

Gần đây chân tôi tự dưng thấy cóng buốt ở các chi và đau ở bắp thịt cẳng chân, khi đi bộ có lúc phải dừng lại vài phút cho đến khi hết đau mới đi được.

Tôi 37 tuổi, gần đây chân tôi tự dưng thấy cóng buốt ở các chi và đau ở bắp thịt cẳng chân, khi đi bộ có lúc phải dừng lại vài phút cho đến khi hết đau mới đi được, nhất là khi trời trở lạnh. Nhiều người nói có thể tôi bị tắc động mạch chi, xin hỏi có đúng không? Tôi nên khám ở đâu? – Ngô Đức Huy (Bắc Ninh)

chan-hay-bi-cong-buot-o-cac-chi-co-phai-bi-tac-dong-mach-chi

Ảnh minh họa – Internet

Nguyên nhân gây viêm tắc động mạch chi tuy chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng những bằng chứng khoa học đã chỉ ra: Thuốc lá là yếu tố nguy cơ trực tiếp hay gián tiếp gây nên bệnh viêm tắc động mạch. Nghiện thuốc lá và không bỏ được thuốc lá là một nguyên nhân làm bệnh nhân rất khó khỏi bệnh mặc dù đã được điều trị tích cực; Lạnh cũng được cho là một yếu tố liên quan đến bệnh viêm tắc động mạch chi, bằng chứng là bệnh thường chỉ thấy ở cư dân xứ lạnh, ít khi thấy ở xứ nóng. Bệnh dễ gặp ở những người bị tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ, ít vận động, béo phì…

Nếu có triệu chứng như đã mô tả ở trên, bạn cần đến khám chuyên khoa mạch máu ngoại vi để được chẩn đoán nhanh nhất và chính xác nhất. Cách khám đơn giản nhất mà bất kỳ bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được là kiểm tra mạch đập ở các vị trí nếp bẹn, khoeo chân, mu chân và ống gót. Nếu không có mạch đập hoặc yếu hơn bình thường thì có thể nghĩ đến hẹp tắc mạch.

BS. Trần Anh

Theo Suckhoedoisong.vn

Đứng nhiều có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

Đứng lâu hay liên tục phải đứng không chỉ gây mệt mỏi mà còn có nguy cơ rất mắc các bệnh như thoái hoá khớp, giãn tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch, tắc động mạch phổi…

Phù chân vì đứng quá nhiều

Xét ở khía cạnh nào đó thì đứng cũng giúp tăng cường sức khoẻ, nhất là đối với người thường xuyên phải ngồi một chỗ. Tuy nhiên, đứng quá nhiều cũng ổất có hại cho cơ thể, đặc biệt là đối với hệ thống tĩnh mạch.

Đặc thù công việc bắt buộc chị Thu Hà giáo viên của một trường tiểu học ở Thanh Hoá phải đứng nhiều trên bục giảng. Vào nghề mới được 6 năm nhưng chị đã có dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch.

Vừa ra trường chị Hà tình nguyện đến một huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa dạy cái chữ cho những trẻ em nghèo. Vừa truyền thụ kiến thức vừa phải dạy tiếng phổ thông, công việc nặng gấp đôi.

Vì phải đứng nhiều nên chị hay bị mỏi chân, nặng chân, đau mỏi hoặc căng nặng bắp vế. Vào buổi tối, mắt cá chân còn bị sưng và luôn có cảm giác như chuột rút ở bắp chân, tê như kiến bò và ngứa ở bàn chân. Nghĩ rằng đó là những triệu chứng bình thường do thiếu canxi, hơn nữa, việc mua thuốc ở đây cũng không tiện nên chị Hà cũng không chú ý nhiều. Càng ngày, các triệu chứng này tăng lên nhất là khi đứng lâu, tuy nhiên lại giảm đi khi nằm gác chân lên cao. Không chỉ vậy, tay chân chị có những đường gân xanh nổi trên da, nhiều vết thâm tím, cổ chân hay bị đau có vết chàm.

Sau 5 năm công tác trên miền núi, vì điều kiện sức khỏe, chị xin chuyển về thành phố mong bệnh sẽ thuyên giảm.

Thời gian gần đây, hai chân chị sưng phù, nóng, đỏ, càng đứng lâu bắp vế càng đau, chuột rút về đêm nặng và thường xuyên hơn, đặc biệt khi thời tiết âm áp và trong chu kỳ kinh nguyệt. Cho đến khi mạch máu nổi li ti ở chân, chị mới đi khám và bác sĩ kết luận chị bị viêm tắc tĩnh mạch.

Theo bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn thì bệnh tĩnh mạch thường không khó để phát hiện và cũng rất dễ điều trị. Tuy nhiên, không chữa kịp thời bệnh có thể gây tàn tật hoặc biến chứng đe dọa cuộc sống. Bởi vì nếu để lâu năm thì toàn bộ hệ thống tĩnh mạch sẽ bị giãn to, gây ra những vết loét lâu lành, nhiễm trùng, rỉ dịch hoặc chảy máu ở bàn chân, cẳng chân, nguy hiểm nhất là tạo thành cục máu đông trong tĩnh mạch.

dung-nhieu-co-mac-benh-nguy-hiem

Đứng lâu hay đi nhiều không chỉ gây mệt mỏi mà còn có nguy cơ rất mắc các bệnh như thoái hoá khớp, giãn tĩnh mạch… Ảnh minh họa

Hạn chế đứng liên tục hàng giờ

Không chỉ giáo viên mà còn rất nhiều người phải làm việc ở tư thế đứng nhiều hơn ngồi như nhân viên lễ tân, tiếp thị, chạy bàn, bán hàng, thu ngân… có thể phải đối mặt với những bệnh gây ra do đứng nhiều. Đứng lâu một chỗ nghe có vẻ đơn giản, vô hại nhưng thực tế lại mang đến rất nhiều hậu quả.

Bác sĩ Huệ cho biết, với người bình thường khi phải đứng hàng giờ liền có thể khiến đôi chân bị đau, sưng phù, có những vết tấy đỏ, cứng các khớp, thậm chí có thể đau lưng, đau cổ. Với những người làm việc ở tư thế này lâu năm thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân, đau gân gót… hoàn toàn có thể xảy ra, trong đó, suy giãn tĩnh mạch chân được coi là bệnh dễ mắc nhất.

Ngày nay, tỷ lệ người bị suy giãn tĩnh mạch chân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời để đến khi bệnh tiến triển nặng, rất khó chữa.

Suy giãn tĩnh mạch mãn là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Thông thường nó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của các mạch máu, làm máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch và gặp nhiều khó khăn khi tuần hoàn về tim. Chính điều đó làm cho đôi chân sưng lên và hình thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch, nguy hiểm hơn là những cục máu đông này có thể theo máu về tim gây tắc động mạch phổi, dẫn đến tử vong.

Giãn tĩnh mạch thường không có triệu chứng, chỉ khi đứng nhiều bệnh nhân mới có cảm giác nóng, rát, đau. Loại suy giãn tĩnh mạch này không khó điều trị chỉ cần tập thể dục đúng cách sẽ hạn chế sự phát triển của bệnh.

Suy giãn tĩnh mạch mạn tính có triệu chứng gồm chân sưng to, đau, màu da biến đổi thành màu thâm. Cơn đau thường nhiều hơn vào thời tiết ấm và trong chu kỳ kinh nguyệt. Việc điều trị suy giảm tĩnh mạch mạn tính nhằm cải thiện dòng máu trở về tim và giảm thoát dịch ra khỏi tĩnh mạch.

(Theo TTVN)

Dự phòng bệnh trĩ bằng y học cổ truyền

Trĩ là tình trạng giãn các đám rối tĩnh mạch của ống hậu môn. Giãn tĩnh mạch  trên sinh ra trĩ nội, nằm phía trên đường răng lược. Giãn tĩnh mạch dưới sinh ra trĩ ngoại, ở dưới đường răng lược. Nếu cả trên và dưới cùng bị giãn tiếp nối với nhau sinh ra trĩ hỗn hợp.

Trĩ là một trong những bệnh được biết rất sớm ở cả phương Tây và phương Đông. Ở Trung Quốc, hơn 2000 năm trước đây, bệnh trĩ đã được ghi lại trong các y thư cổ như Nội kinh, Thần nông bản thảo, Y tông kim giám. Năm 1400, trong cuốn Ngoại khoa chính tông, danh y Trần Trực Công đã ghi lại phương pháp điều trị toàn diện bệnh trĩ của y học cổ truyền (YHCT). Người Việt Nam ta cũng biết đến bệnh trĩ rất lâu trước khi y học phương Tây xâm nhập. Các y gia lỗi lạc như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đều đã đề cập đến căn bệnh này trong các trước tác của mình. Cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của YHCT, phương pháp dự phòng và điều trị bệnh trĩ đã được nghiên cứu và phát triển rất phong phú.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ ?

YHCT cho rằng đó là do các nhân tố gây bệnh bên ngoài (ngoại tà) như phong, thấp, táo, nhiệt… xâm nhập vào cơ thể làm thương tổn tràng vị, khiến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt tụ lại ở đại tràng gây nên. Đồng thời, sự phát sinh bệnh trĩ còn do các nhân tố bên trong (nội nhân) làm rối loạn chức năng của các tạng phủ khiến âm dương mất cân bằng, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch giãn to mà hình thành trĩ hạ. Như vậy, bệnh lý tuy biểu hiện ở ống hậu môn nhưng kỳ thực lại có quan hệ liên đới với toàn thân. Cụ thể các nhân tố thuận lợi cho sự phát sinh bệnh trĩ là:

- Do thể tạng và cấu trúc ống hậu môn, YHCT gọi là “tạng phủ bản hư”.

- Do viêm nhiễm, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa lỏng lỵ kéo dài, YHCT gọi là “cửu tả cửu lỵ”.

- Do yếu tố nghề nghiệp phải ngồi nhiều, đứng lâu, công việc mang vác nặng nhọc.

- Do ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các đồ cay nóng, cao lương mĩ vị, uống nhiều rượu, bia, cà phê, trà đặc…

- Do táo bón. Sách Ngoại khoa chính tông viết: “Nhẫn đại tiện bất xuất, cửu vi khí trĩ”.

- Do thai sản. Sách Y tông kim giám viết: “Hữu sản hậu dụng lực thái quá nhi sinh trĩ giả”.

- Do dâm dục thái quá, nhập phòng khi say rượu.

Đi bộ thường xuyên có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ

Dự phòng thế nào?

Y học cổ truyền rất coi trọng các biện pháp dự phòng bệnh trĩ. Mục đích không chỉ để người khỏe không mắc bệnh mà người đã mắc bệnh thì bệnh cũng nhẹ, sau điều trị không tái phát và không có các biến chứng nặng nề.

Y học cổ truyền rất coi trọng các biện pháp dự phòng bệnh trĩ. Mục đích không chỉ để người khỏe không mắc bệnh mà người đã mắc bệnh thì bệnh cũng nhẹ, sau điều trị không tái phát và không có các biến chứng nặng nề. Một số biện pháp dự phòng cụ thể như sau:

- Phải thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các hình thức như tập thể dục, luyện khí công dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đi bộ…, đặc biệt đối với những người phải ngồi nhiều, đứng nhiều.

- Ăn uống hợp lý và vệ sinh, tránh ăn quá no, uống quá nhiều, hạn chế các thức ăn cay nóng, quá béo quá bổ, không uống nhiều bia rượu, nên ăn nhiều rau tươi và hoa quả các loại. Đặc biệt chú ý trọng dụng các đồ ăn thức uống có tính thanh nhiệt nhuận tràng như cháo đậu xanh, đại tràng lợn, chuối tiêu, đu đủ, rau mồng tơi, rau lang, rau rệu, thanh long, nước cam, nước ép mã thầy, bột sắn dây…

- Tránh bị táo bón. Hàng ngày nên tập thói quen đi đại tiện vào một thời gian nhất định, tốt nhất là vào sáng sớm sau khi mới ngủ dậy hoặc sau khi ăn điểm tâm. Thời gian đi không nên quá lâu, không xem sách báo hoặc nghĩ ngợi nhiều khi đại tiện. Dùng hố xí “bệt” tốt hơn hố xí “xổm”. Sau khi đại tiện nên ngâm rửa hậu môn trong chậu đựng nước ấm là tốt nhất. Khi bị táo bón phải điều trị thật tích cực tránh để trở thành “kinh niên”.

- Phải biết tiết chế tình dục, không nên ham muốn thái quá. Sau khi uống rượu và làm việc nặng nhọc không nên sinh hoạt chăn gối.

- Khi bị lỏng lỵ phải điều trị thật tích cực, dùng thuốc sớm, đủ liều, đủ ngày, đúng phác đồ, tránh để chuyển thành thể mạn tính kéo dài.

- Hàng ngày nên xoa bụng và day bấm một số huyệt vị châm cứu. Cụ thể: dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải, mỗi lần 30 – 50 vòng, mỗi ngày 2 lần. Kết hợp dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn hai huyệt : Bách hội (nằm ở đỉnh đầu, là giao điểm giữa đường nối hai đỉnh vành tai khi gấp tai và đường trục dọc đi qua giữa đầu) và Trường cường (nằm ở đầu chót xương cụt), day theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần từ 3 – 5 phút, mỗi ngày 2 lần.

- Nên tập vận động nhíu hậu môn lên mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30 cái.

- Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng khi tỉnh giấc và buổi tối trước khi đi ngủ nên tập tư thế phòng chống bệnh trĩ: đầu tiên, chọn tư thế nằm ngửa, ở phần thắt lưng đặt một cái gối, đệm cao phần mông. Tiếp theo, nâng cao hai chân ở tư thế bắt chéo như ngồi xếp bằng tròn. Khi nâng cao phần mông không dùng lực, thả lỏng cơ hậu môn, duy trì tư thế này trong 2 đến 3 phút. Ở tư thế này, do mông cao hơn tim nên máu không ứ ở hậu môn trực tràng, cơ hậu môn được thả lỏng tạo điều kiện cho huyết dịch lưu thông tốt.

- Khi đói bụng nên tập tư thế yoga như sau: đứng thẳng hai chân, thân mình hơi nghiêng về phía trước, hai tay chống thẳng lên giữa bắp đùi, hít vào một hơi dài rồi từ từ thở ra đồng thời bụng thót vào hết cỡ, kết hợp với động tác nhíu hậu môn. Giữ trạng thái này và nín thở càng lâu càng tốt. Tư thế này cũng có thể tập trong lúc ngồi thiền. Nó có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ rất tốt, ngoài ra còn góp phần trị liệu các bệnh lý sa phủ tạng, táo bón và di tinh. Vì tư thế này tập trong lúc đói nên còn gọi là thế “trống lòng” (uddiyana-banda).

Các biện pháp trên đây có ý nghĩa dự phòng bệnh trĩ rất tốt nếu được thực hiện một cách đầy đủ, thường xuyên, liên tục và đúng quy cách.

ThS. Xuân Mai

Những khó chịu thường gặp trong thai kỳ

Những triệu chứng thai kỳ dưới đây, phần lớn là bình thường song cũng phải nhận biết sớm để có cách khắc phục, hạn chế bất lợi kéo dài.

Tiết dịch âm đạo

Trong giai đoạn mang thai thường xuất hiện tiết dịch có màu trắng hoặc vàng gây khó chịu cho thai phụ. Trường hợp có mùi hôi, ngứa bỏng rát, có màu xanh vàng hay quá đặc, chảy thành dòng thì rất có thể là dấu hiệu viêm nhiễm. Nên tư vấn bác sĩ để có cách khắc phục sớm. Nguyên nhân của việc tiết dịch âm đạo nhiều là do khi mang thai lượng hoóc môn trong cơ thể và lưu lượng máu tại âm đạo tăng đột biến.

Cách khắc phục: Nên mặc trang phục lót sạch sẽ, dùng băng vệ sinh, không nên áp dụng phương pháp thụt rửa hoặc dùng chất khử mùi âm đạo bởi nói sẽ gây kích thích âm đạo.

Són tiểu khi cười, hắt hơi

Khi mang thai sản phụ thường ăn nhiều, uống nhiều, trung bình mỗi ngày phụ nữ mang thai uống khoảng 1,8 lít nước và việc bào thai lớn nhanh chèm ép lên bàng quang gây hiện tượng rò rỉ tiểu, nhất là khi có tác dụng từ bên ngoài như cười, hắt hơi.

Cách khắc phục: Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là năng đi tiểu, hoặc mang băng vệ sinh, không nên nhịn quá lâu, luôn mang theo đồ lót bên mình mỗi khi phải xa nhà. Có thể tư vấn áp dụng liệu pháp tập có tên là Super Kegels, trong bài tập này, dùng kĩ thuật co cơ âm đạo, tập thường xuyên sẽ có tác dụng.

Đầy hơi

Đôi khi có cảm giác bụng chướng lên kèm theo chuột rút, gây đau bụng và đánh hơi thường xuyên. Nguyên nhân là do quá trình mang thai, hệ thống tiêu hoá làm việc chậm lại và tuần hoàn progesterone trong cơ thể tăng đột biến.

Cách khắc phục: Về lí thuyết, điều trị táo bón sẽ hạn chế việc đánh hơi và chướng bụng, tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Nên xem lại thực đơn ăn uống hàng ngày, tăng cường rau xanh, trái cây, nếu không biến chuyển thì tư vấn bác sĩ.


Khi mang thai sản phụ có cảm giác mắc bệnh cảm lạnh vĩnh viễn, hỉ mũi.(Ảnh minh họa)

Cảm lạnh, nhức mũi

Khi mang thai sản phụ có cảm giác mắc bệnh cảm lạnh vĩnh viễn, hỉ mũi, sưng nhức mũi. Nguyên nhân là do hoóc môn, tuần hoàn máu tăng làm cho màng nhầy sưng lên, khô và chảy máu.

Cách khắc phục: Sử dụng nước muối sinh lí nhỏ thường xuyên, uống nhiều nước, nên dùng thiết bị tạo ẩm trong phòng. Nếu bị chảy máu cam thì không nên nằm nghiêng, giữ đầu thẳng, mặt quay lên trên, sau khi nhỏ thuốc mũi nên giữ để thuốc ngấm vào trong (khoảng 5 phút), cũng có thể dùng đá lạnh bọc vải chườm lên mũi. Trường hợp không khỏi cần đi khám và tư vấn bác sĩ.

Ngáy khi ngủ

Vào ban đêm những người mang thai phát sinh hiện tượng ngáy ngủ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do màng nhầy bị sưng, mũi tắc nghẽn, buộc cơ thể phải thở bằng miệng, ngáy to, phát sinh âm thanh như người kéo gỗ.

Cách khắc phục: Dùng thuốc nhỏ mũi hoặc nước muối để nhỏ trước khi đi ngủ, nên nằm nghiêng và sử dụng gối kê thích hợp, kể cả kê đầu lẫn hai bên. Duy trì độ ẩm trong phòng cho thích hợp khi thời tiết giao mùa.

Ra nhiều mồi hôi

Cùng với việc són tiểu, do uống nhiều nước nên khi mang thai phụ nữ còn xuất hiện cả hiện tượng ra nhiều mồ hôi, nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, hố nách, bụng, mặt và cổ… Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi mang thai quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng mạnh, máu đưa đến các bộ phận cơ thể nhiều hơn, làm ẩm da và phát sinh ra nhiều mồ hôi nhằm mục đích làm mát cơ thể.

Cách khắc phục: Nên mặc trang phục mỏng, dễ thấm và thoát nước, nhất là nước ép trái cây, rau xanh, sử dụng kem hoặc phấn rôm chống mồi hôi thoa vào hố nách, mặt sau đầu gối,…

Chảy nước dãi như trẻ nhỏ

Có rất nhiều phụ nữ khi mang thai có quá nhiều nước bọt, thậm chí có thể lên tới 3-4 lít/ngày, ngoài ra còn xuất hiện tình trạng chảy máu nướu răng, nhất là sau khi đánh răng, xuất hiện các nốt nhỏ trên lợi. Đây là những nốt lành tính và sẽ tự mất sau khi sinh đẻ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hoóc môn trong cơ thể thay đổi đột biến.

Cách khắc phục: Đánh răng thường xuyên nhưng nên dùng bàn chải mềm, hạn chế thực phẩm dạng bột.

Xuất hiện các vết nám trên da

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ xuất hiện các vết nám trên mặt, cổ, ngực, hố nách và cả trên bầu vú. Nguyên nhân, khi mang thai cơ thể bài tiết quá nhiều melamine, ngoài ra còn phải kể đến lí do máu tuần hoàn quá mức làm nổi rõ các mạch máu trên da giống như mạng nhện và yếu tố không kém phần quan trọng khác đó là tác động của các loại hoóc môn giai đoạn thai kì.

Cách khắc phục: Phần lớn những vết nám sẽ mờ dần sau khi sinh con, nhưng với một số người nó lại không biến mất hoàn toàn. Để hạn chế nám da, khi ra ngoài nắng nên mang đầy đủ trang phục chống nắng, nếu cần có thể tư vấn bác sĩ da liễu để có giải pháp khắc phục thêm.

Quầng vú phát triển to lên

Khi mang thai bầu vú phát triển, các quầng vú nở rộng, màu đậm hơn và các nốt nhỏ li ti bao quanh vú cũng hiện rõ, thậm chí có các trường hợp tiết dịch. Đây là hậu quả của quá trình tăng sắc tố do hoóc môn gây ra. Cũng có người cho rằng đây là quy luật tự nhiên, giúp cho đứa trẻ sau này dễ tìm thấy bầu vú người mẹ. Đây là nơi chứa nhiều đầu dây thần kinh nên dễ thay đổi, bởi vậy, khi bắt đầu bú da căng lên nhưng khi trẻ bú xong lại trở lại trạng thái ban đầu.

Đôi chân to dần, trông rõ mạch máu

Trong giai đoạn mang thai, các tĩnh mạch to lên, nổi rõ nên trông giống như chiếc bản đồ. Ngoài ở chân, những mạch máu này còn nổi rõ ở bụng, thậm chí còn gây giãn tĩnh mạch ở hậu môn. Nguyên nhân là do máu trong động mạch bị tích tụ gây nên bởi áp lực của tử cung.

Cách khắc phục: Không nên đứng ngồi theo một tư thế hoặc ngồi vắt chéo chân quá lâu. Tăng cường cuộc sống vận động, nên đi lại thường xuyên, hạn chế nằm nhiều, ngồi nhiều. Tắm thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế áp lực vùng hậu môn và bệnh giãn tĩnh mạch hậu môn.

Meo.vn (Theo Mẹ & Bé)

Có thể xóa gân máu nổi trên da hay không?

Việc này có phải giải phẫu hay chỉ dùng các phương pháp điều trị khác? - (Lan Chi - Hà Nội)


Trả lời:

Bệnh nổi gân trên da hay còn gọi là bệnh giãn tĩnh mạch là hiện tượng mao mạch nhỏ hoặc tĩnh mạch ở da bị giãn nở.

Phần lớn là do di truyền, tuổi tác, do yếu tố nội tiết hoặc đứng nhiều.

Bệnh có thể điều trị tại nhà như tập thể dục, mặc vớ nén và nâng cao chân, đây là phương pháp điều trị đầu tiên và thường có kết quả khá tốt. Nếu không thấy hiệu quả, có một số lựa chọn điều trị xâm lấn tối thiểu như bằng liệu pháp xơ hóa đối với các tĩnh mạch nhỏ hoặc  sử dụng laser (điều trị giãn tĩnh mạch lớn hơn).

Ngoài ra, các bác sĩ còn dùng phương pháp phẫu thuật, còn gọi là thắt ống và loại bỏ, đối với các tĩnh mạch bị giãn nghiêm trọng.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp phụ thuộc vào kích thước của tĩnh mạch giãn. Trong một số trường hợp, có thể điều trị bằng liệu pháp kết hợp là tốt nhất.      

Theo Thảo Vy
(tư vấn của BS Nguyễn Thanh Vân)

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Xử lý các biến chứng xơ gan

Xơ gan là căn bệnh không thể chữa khỏi, việc điều trị là nhằm làm chậm quá trình gan bị xơ hóa. Tuy vậy, không ít bệnh nhân thiếu sự kiên nhẫn, bỏ dở quá trình điều trị khiến gan bị tổn thương.

Hình ảnh gan bình thường và gan bị xơ. (Nguồn: Internet)

Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu hay làm đảo ngược lại quá trình bệnh lý. Điều trị xơ gan đòi hỏi những hiểu biết về bệnh sử, sinh lý bệnh và diễn tiến của bệnh, căn cứ vào nguyên nhân và mức độ thương tổn của gan. Trong đợt tiến triển, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, ăn đủ chất, hợp khẩu vị, đủ calo, nhiều sinh tố, đạm, hạn chế mỡ, ăn nhạt khi có phù.

Đối với việc dùng thuốc, bệnh nhân dùng các thuốc làm tăng cường chuyển hóa tế bào gan như vitamin C, B12. Glucocorticoid dùng trong đợt tiến triển của xơ gan do viêm gan virus, xơ gan ứ mật. Bên cạnh đó là các thuốc tăng cường chuyển hóa đạm. Khi protein trong máu giảm nhiều, dùng các dung dịch có chứa albumin hoặc các loại đạm tổng hợp. Khi có phù, cổ trướng to cần phối hợp dùng các thuốc lợi tiểu, hoặc chọc dịch cổ trướng khi có chỉ định.

Nhận biết và kiểm soát các biến chứng là yếu tố quan trọng

Các biến chứng thường gặp của xơ gan là vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, cổ trướng, nhiễm khuẩn màng bụng tiên phát, hội chứng gan thận, bệnh não gan...

Với giãn tĩnh mạch thực quản có 3 chiến lược điều trị cần được xác định, đó là phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, điều trị chảy máu tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản và phòng chảy máu trở lại.

Phòng ngừa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản được áp dụng cho tất cả các bệnh nhân có biểu hiện giãn tĩnh mạch từ mức độ vừa trở lên, tập trung vào việc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa và dùng các biện pháp tác động trực tiếp lên tĩnh mạch như tiêm xơ, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su là biện pháp phòng ngừa ban đầu làm giảm tỷ lệ chảy máu và tử vong liên quan tới xuất huyết. Các thuốc nhóm chẹn beta giao cảm không chọn lọc như propranolol, nadolol, các nitrates và biện pháp cơ học như tạo các đường nối thông từ tĩnh mạch cửa sang tĩnh mạch chủ bằng TIPS (Transjugular Intrahepatic Portosystemic Shunt) hay phẫu thuật đều giúp làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa.

Các biện pháp cơ học làm giảm áp cửa rõ rệt, tuy vậy lại có thể gây ra bệnh não gan nhanh hơn nên không thể là các biện pháp phòng bệnh ban đầu. Trong trường hợp chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, trước hết cần hồi sức ổn định tình trạng huyết động, dùng kháng sinh dự phòng, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch các thuốc có tác dụng làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa somatostatin, vasopressin, cân nhắc các biện pháp tiêm xơ hoặc thắt tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su.

Các biến chứng khác như cổ trướng, nhiễm khuẩn màng bụng, ung thư hóa... cũng cần được đánh giá và điều trị hợp lý, kịp thời. Trong giai đoạn nặng thường có biểu hiện hôn mê gan, điều trị nhấn mạnh tới việc loại trừ các yếu tố thúc đẩy như chảy máu, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải... Chế độ ăn giảm đạm, dùng các thuốc giúp làm giảm lượng amoniac như neomycin, metronidazol, lactulose.

Xơ gan là hậu quả của tổn thương gan do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, việc phát hiện sớm đồng thời điều trị hợp lý, hiệu quả tất cả các biến chứng của bệnh là nền tảng trong điều trị. Ngày nay, có nhiều thuốc và lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau đã phần nào làm giảm thiểu được các biến chứng, giúp cải thiện tình trạng bệnh và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân. Ghép gan dù có rất nhiều khó khăn về kỹ thuật, chi phí và nguồn tạng nhưng cũng là một hướng mang lại nhiều triển vọng.

Tuy vậy, điều cần nhấn mạnh trước hết vẫn là việc dự phòng, bệnh nhân cần biết tất cả các biện pháp vệ sinh phòng chống lây nhiễm và tiêm phòng virus viêm gan, chống thói quen nghiện rượu, ăn uống đủ chất, phòng chống nhiễm sán lá gan, điều trị tốt các bệnh đường mật, thận trọng khi dùng các thuốc gây hại cho gan, dự phòng và điều trị tốt các bệnh viêm gan cấp và mạn tính... để làm giảm thiểu các hậu quả dẫn tới xơ gan.

Meo.vn (Theo VTV)

Những thay đổi về da và tóc khi mang bầu

Trong thai kỳ, có nhiều thay đổi về hormone do vậy thể trạng thai phụ cũng có nhiều thay đổi. Dưới đây là 9 thay đổi thường gặp nhất:

1. Phát ban

Nguyên nhân phát ban là do da bị kích ứng. Những mảng ban thường xuất hiện ở bụng bầu trước; sau đó, chúng sẽ lan tới ngực, cánh tay, đùi và cả mông.

2. Mụn trứng cá

Tùy trường hợp, mụn trứng cá có thể được cải thiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang thai (một số thai phụ sẽ hết mụn trong khi một số khác bị mụn nặng hơn).


Phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi khi mang thai

 

3. Da dầu

Khi có bầu, làn da trở nên nhiều dầu hơn. Nguyên nhân là do gia tăng hàm lượng androgen (hormone nữ tính), làm tăng sản xuất sebum. Lượng sebum càng được sản xuất nhiều thì làn da càng bóng nhờn. Tình trạng này có thể được kiểm soát bằng những sản phẩm chăm sóc da (dành cho da nhờn) an toàn với thai phụ.

4. Rạn da

Rạn da biểu hiện bằng những đường kẻ sọc, có thể quan sát bằng mắt thường trên bề mặt da. Rạn da có thể được ngăn ngừa nếu bạn sử dụng kem chống rạn đúng cách. Có thể bôi kem chống rạn vào bụng bầu, ngực, đùi để ngăn ngừa các vết rạn xuất hiện.

5. Giãn tĩnh mạch hình mạng nhện

Tình trạng trên được biểu hiện bằng một nhóm những mạch máu nhỏ li ti, tập trung tại một điểm rồi tỏa ra tứ phía như những chiếc chân của con nhện. Kiểu giãn tĩnh mạch này có thể xuất hiện trên mặt, ngực, cánh tay hoặc những phần khác trên cơ thể. Phần lớn các đám giãn tĩnh mạch sẽ tự biến mất sau sinh.

6. Đám da sậm màu

Đám da sậm màu thường có ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng như trán, môi trên, cằm. Những đám da này sẽ trở lại màu sắc bình thường sau sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, nó chỉ mờ đi chứ không mất hẳn.

7. Nhiều lông

Sự thay đổi về lông tơ trên cơ thể cũng là dấu hiệu thường gặp khi mang bầu. Những đám lông dày, sậm màu có thể xuất hiện ở vùng tiếp giáp giữa môi trên và mũi. Nguyên nhân là do tăng hàm lượng hormone adrogen khi mang bầu.

8. Móng tay giòn

Nhiều thai phụ nhận thấy móng tay của họ trở nên giòn, dễ bị gãy hơn. Thai phụ cần tránh những hoạt động sơn bóng móng tay để bảo vệ móng mạnh khỏe.

9. Chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm có thể xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn khi mang bầu. Triệu chứng điển hình là ngứa da, phải gãi liên tục khiến làn da bị ửng đỏ, sưng lên hoặc bị xước. Bạn cần đi khám sớm vì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng một loại kem bôi an toàn.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

Suy giãn tĩnh mạch

Bác sĩ vui lòng cho em biết biểu hiện của bệnh giãn và vỡ tĩnh mạch chân. Khi tĩnh mạch bị vỡ có gây đau không? Cách điều trị bệnh? Bệnh có nguy hiểm như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn kĩ càng và cụ thế giúp em. Chân thành cảm ơn! ( Mai Ngọc Cẩm Hân - [email protected] )

Trả lời
Chào bạn.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở phụ nữ, sau tuổi dậy thì đều có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.

Tĩnh mạch tham gia vào vòng tuần hoàn. Máu từ tĩnh mạch sau khi đã lọc các chất độc hại sẽ chảy về phổi để làm giàu ôxy và sau đó tiếp tục tham gia vào vòng tuần hoàn động mạch.

Quá trình này phụ thuộc vào hệ thống van chống trào ngược. Trong trường hợp suy tĩnh mạch, các van này không kiểm soát tốt, máu sẽ chảy ra ngoại vi thay vì chảy về phổi.

Bệnh này chỉ liên quan đến mạng tĩnh mạch bề mặt da. Nó làm ứ máu, thiếu ôxy ở các chi dưới, dẫn đến giãn tĩnh mạch. Nặng hơn thì dẫn đến tắc tĩnh mạch bề mặt, chân phù nề, viêm co kéo dưới da, loét chân thường xuyên tái phát... Có khi tĩnh mạch bị vỡ máu, chảy dồn về phần trong cẳng chân hoặc chảy ngoài da.

Nếu có nghi ngờ bị suy giãn tĩnh mạnh nên đi khám chuyên khoa để bác sỹ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Chúc bạn sức khoẻ!

Meo.vn (Theo BSTT)

Vi phẫu qua ngả bẹn điều trị giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng giãn hệ thống tĩnh mạch tinh (bao gồm tĩnh mạch tinh trong, tĩnh mạch tinh sau và tĩnh mạch tinh bìu), rất hay gặp trong những bệnh nam khoa, nếu không điều trị bệnh nhân có thể vô sinh.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh tiến triển âm thầm và ngày càng nặng theo thời gian. Sẽ rất khó hồi phục nếu để bệnh nặng, lâu năm và càng cao tuổi càng khó chữa, thậm chí không chữa được. Người bị giãn tĩnh mạch tinh, tùy mức độ tác động lên tinh hoàn mà số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm, có thể không còn tinh trùng trong tinh dịch dẫn tới vô sinh.

Một ca thực hiện vi phẫu tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Một ca thực hiện vi phẫu tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.
Nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh thường đau tức tại tinh hoàn, đau một cách mơ hồ, rất khó xác định vị trí đau cụ thể, đau nhiều khi mệt mỏi hay nắng nóng. Tinh hoàn có thể bị nhỏ đi so với bên bình thường. Ngoài tác động đến sinh sản, gây vô sinh, nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh còn bị rối loạn sinh lý tình dục.
Trước kia, với bệnh này bác sĩ sẽ phẫu thuật nội soi để thắt tĩnh mạch tinh trong hoặc thắt tĩnh mạch tinh sau phúc mạc bằng mổ mở nhưng tỷ lệ tái phát cao. Với vi phẫu thuật đường bẹn, thời gian mổ kéo dài 2 - 3 giờ, tỷ lệ tái phát rất ít gặp, xử trí được toàn bộ hệ thống tĩnh mạch tinh giãn, bảo tồn động mạch tinh trong và động mạch ống dẫn tinh, bảo tồn nguyên vẹn ống dẫn tinh...

Bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, hai ngày sau khi mổ có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Người bệnh không nên giao hợp trong 1 tuần đầu. Qua kiểm chứng tại bệnh viện cho thấy, 69% có thai tự nhiên trong hai năm sau khi mổ. Những trường hợp không tinh trùng do giãn tĩnh mạch tinh có tới 50% tái xuất hiện tinh trùng sau mổ.

Giãn tĩnh mạch tinh có chỉ định can thiệp chỉ khi người vợ bình thường, hoặc có tiềm năng sinh sản bình thường và người chồng có bất thường về chỉ số tinh dịch. Ngoài ra, còn chỉ định trong trường hợp ED (rối loạn cương dương, xuất tinh sớm...).

TS Lê Vương Văn Vệ
(Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội)
Meo.vn (Theo Bee)