Lưu trữ cho từ khóa: giảm xung huyết

Mẹo nhỏ trị thâm quầng mắt

Mất ngủ trong thời gian dài, lo âu quá mức và tuổi tác có thể làm xuất hiện những vết thâm ở quầng mắt. Một số mẹo nhỏ sau có thể giúp bạn đánh tan khối đen đáng ghét đó.

Một vài động tác thể dục có thể giúp mắt hết mệt mỏi khi ngủ dậy, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp giảm xung huyết và xóa đi những dấu hiệu mệt mỏi. Trước khi bước ra khỏi giường, dùng các ngón tay massage hình tròn xung quanh viền mắt theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chiều. Nên áp dụng bài tập này thường xuyên mỗi ngày.

Đá lạnh giúp giảm thâm quầng quanh mắt nhanh chóng. Bọc một viên đá nhỏ trong miếng vải rồi áp lên vùng mắt trong vòng 5 phút (tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với mắt). Có thể thay thế đá lạnh bằng thìa inox (đã bỏ vào trong tủ lạnh qua đêm). Hay có thể áp dụng các cách sau: đặt vào mí mắt 2 lát dưa chuột trong vòng 4-5 phút; Dùng bông nhúng vào sữa lạnh rồi thoa lên vùng da quanh mắt, để chừng vài phút rồi rửa sạch; Đặt một quả dâu tây vào tủ lạnh và để qua đêm. Sáng hôm sau, lấy ra cắt mỏng đặt lên mí mắt; Trà túi lọc đã qua sử dụng để trong ngăn mát tủ lạnh áp vào hai mắt chừng 10-15 phút. Hơi lạnh sẽ làm co mạch máu và da vùng mắt của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. (Theo Mediste)

Để che vết thâm lấy lại nét tươi sáng cho gương mặt, trang điểm là giải pháp tức thời và hữu hiệu nhất. Mỹ phẩm thông thường không thể che hết quầng thâm. Vì thế, bạn cần có sự hỗ trợ của kem che khuyết điểm. Tuy nhiên, không ít bạn gặp sự cố khi dùng loại kem che này. Nếu dùng quá ít, kem không phát huy tác dụng. Nếu dùng quá nhiều, những nếp nhăn lại càng hiện rõ trên da. Đặc biệt lưu ý tránh sử dụng các loại mỹ phẩm có chất tẩy trắng hay lột da xung quanh vùng mắt.

Tập thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không nên thức quá khuya, tránh những căng thẳng không cần thiết, đeo kính râm và đội nón rộng vành khi ra đường, hạn chế ngồi trước màn hình vi tính, cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm chất sắt trong khẩu phần ăn, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.

Meo.vn (Theo TNO)

‘Hỏng’ mũi do thuốc

Cứ thay đổi thời tiết là cái mũi của anh Hiếu lại ngạt, tắc không thở được. Nhỏ mấy loại thuốc Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớitrong nhà sẵn có mà chẳng ăn thua gì, đến cơ quan, anh than phiền với đồng nghiệp và được mách: thuốc naphazolin tốt lắm, nhỏ chỉ vài phút là mũi thông thoáng ngay cứ y như là thần dược vậy

Như có được bí quyết trong tay, anh phóng thẳng xe ra hiệu thuốc gần đó để mua. Thuốc không đắt nhưng hiệu nghiệm thật, nhỏ vào chỉ loáng cái là hết ngạt. Anh mua luôn 3 lọ. Tìm ra thuốc công hiệu rồi, lúc nào trong túi anh cũng mang theo trong người. Anh còn phổ biến thuốc này cho cả nhà và mấy người bạn nữa.

Thời gian đầu, anh nhỏ hai đến ba lần một ngày, anh dễ thở cả ngày lẫn đêm. Nhưng rồi chừng hơn tuần sau anh bị ngạt nhiều hơn và anh phải dùng thuốc tới 4-5 lần/ngày. Số lần dùng thuốc cứ tăng dần tỷ lệ thuận theo số lần ngạt mũi. Thế rồi tiện lọ thuốc sẵn trong túi, thỉnh thoảng anh lại lấy ra nhỏ cho mỗi bên mũi mấy giọt, đến nỗi chỉ trong vòng có hơn... một ngày anh dùng hết một lọ thuốc. Mũi anh gần như không còn ngửi thấy gì nữa.

Thấy bất bình thường anh mới chịu bớt chút thời gian đi khám bệnh. Anh kể lại quá trình sử dụng thuốc của mình cho bác sĩ nghe.

Bác sĩ ôn tồn giải thích: Mũi của anh có vấn đề do anh sử dụng thuốc không đúng. Naphazolin là thuốc co mạch, khi nhỏ hoặc xịt vào mũi, thuốc có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở nên rất nhiều người đã tự ý tìm đến loại thuốc này.

Tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên, kéo dài naphazolin và các chế phẩm của nó sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Tình trạng ngạt mũi sẽ tăng lên đồng thời cũng phải tăng số lần dùng thuốc trong ngày như anh thấy và vô tình anh đã gây nên căn bệnh viêm mũi do thuốc cho mình.

Hiện nay do anh dùng quá nhiều thuốc gây co mạch nên đã dẫn tới hiện tượng thiếu máu 'chai lỳ' niêm mạc khiến anh có cảm giác như mũi mình bị cứng lại. Lúc này niêm mạc mũi đã bị xơ hóa, mất tính mềm mại, mất khả năng đàn hồi và làm mất khả năng đề kháng chống lại các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi. Việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp, có thể phải phẫu thuật.

Nghe đến phải mổ anh Hiếu rất sợ, vì từ trước tới nay anh có phải đi viện bao giờ đâu. Anh không ngờ rằng chỉ là lọ thuốc nhỏ mũi tưởng chừng như đơn giản lại gây ra tác hại không lường. Đã thế anh lại còn phổ biến cho mọi người nữa chứ.

Theo Minh Cường (SK&ĐS)

Viêm xoang và những điều cần biết

Viêm xoang là một bệnh thường gặp, hay mắc đi mắc lại và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về viêm xoang sẽ giúp giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra.Các xoang mặt được thông với mũi qua lỗ thông xoang. Niêm mạc của xoang rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, áp lực không khí, áp lực O2 và CO2.

Nguyên nhân

Viêm xoang có thể do:

- Tắc lỗ thông xoang: Do viêm mũi hoặc lỗ thông nhỏ, chất dịch thoát ra không kịp làm cho lỗ thông phù và càng nhỏ thêm.

- Hệ thống lông chuyển ở mũi kém hoạt động.

- Tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.

- Do viêm mũi dị ứng, viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…) và bị bội nhiễm, viêm mũi mãn tính gây popyp (thịt dư) mũi, dùng Aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc và làm nặng thêm popyp mũi xoang có sẵn.

- Do nhiễm trùng từ mũi hoặc từ răng số 5, 6, 7 hàm trên.

- Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

- Do một số nguyên nhân toàn thân như: Suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loại hệ thần kinh thực vật.

Triệu chứng

Nhóm xoang trước thường cho triệu chứng có mũi, nhóm xoang sau thường cho triệu chứng phía họng.

Viêm họng cấp sẽ có các triệu chứng thường gặp sau:

- Chảy nước mũi trong, dịch nhầy hoặc mủ. Nếu chảy mũi mủ, người bệnh ngửi thấy mùi hôi trong mũi, còn chảy mủ vì viêm xoang hàm do răng người bệnh ngửi thấy mùi hôi trong mũi.

- Nghẹt mũi, có thể tạm thời gây mất khứu giác.

- Có thể đau nhức quanh ổ mắt, nặng mặt, đau nhức một số vùng trên mặt: đau vùng má khi đau xoang hàm, vùng góc trong trên mắt khi viêm xoang sàng, vùng đầu trong lông mày khi viêm xoang trán.

Trường hợp viêm xoang mãn tính:

- Nếu ở nhóm xoang trước hầu như không khó chịu gì, không nhức đầu không chảy mũi, đôi khi mệt mỏi: có thể có triệu chứng xa nơi bệnh như ở đường tiêu hóa, phế quản, thận, khớp.

- Nếu ở nhóm xoang sau: bệnh nhân không chảy mủ, đôi khi phải đằng hắng do có dịch cuống họng, nhức mắt, đau nhức vùng gáy một số trường hợp bị mờ mắt do viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu.

Điều trị

- Điều trị viêm xoang không khó khăn lắm, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng liều thuốc, thời gian điều trị và lời khuyên của bác sĩ. Nên khám bệnh ở các cơ sở chuyên khoa, nếu tự ý dùng thuốc có thể gây lờn thuốc hoặc gặp các tác dụng ngoại ý của thuốc gây hại đến sức khỏe.

- Nếu sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đàm xuống họng… Có thể dùng thuốc kháng sinh, kháng Histamine, giảm đau giảm xung huyết (như đối với Decolgen, Actifed… người cao huyết áp phải thật cẩn thận khi dùng), có thể dùng thêm thuốc xịt mũi, xông mũi tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Cần lưu ý gì để phòng ngừa bệnh viêm xoang?

- Đeo khẩu trang khi đi đường và đi làm công việc nhiều bụi bặm.

- Trước khi vào đợt viêm xoang, có thể ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không làm được, một số người đã ráy mũi, tuy đỡ khó chịu hơn nhưng dễ mang vi trùng vào và làm cho bệnh nặng thêm.

- Khám và điều trị sớm các biểu hiện ở mũi, họng… để tránh bị viêm xoang mãn tính.

- Không đi bơi khi đang đợt viêm mũi xoang.

- Không nên cố gắng hỷ mũi mạnh khi mũi không thông vì như vậy sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

- Chỉ hỉ mũi ra, không hít ngược vào trong như trẻ nhỏ thường làm.

- Bệnh có thể lây lan vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

- Để điều trị viêm xoang, ngoài việc dùng thuốc, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ có chỉ định xông mũi tại nhà. Bệnh nhân có thể mua dễ dàng dụng cụ xông mũi họng tại các nhà thuốc.

Cách xông mũi

- Nhỏ mũi bằng Rhinex hoặc Nasoline 3 – 4 giọt mỗi bên. Lưu ý không dùng quá 3 đến 5 ngày vì dùng các thuốc này lâu ngày dễ gây tình trạng viêm mũi do thuốc.

- 15 phút sau hỉ mũi sạch.

- Cho 200ml nước nóng và 4-5 giọt Melyptol vào dụng cụ xông mũi họng, sau đó úp mũi và miệng vào hút thở đều trong 10-15 phút.

- Mỗi ngày chỉ nên xông mũi 1-2 lần.

Theo Bác sĩ gia đình

“Hỏng” mũi do thuốc

Cứ thay đổi thời tiết là cái mũi của anh Hiếu lại ngạt, tắc không thở được. Nhỏ mấy loại thuốc trong nhà sẵn có mà chẳng ăn thua gì, đến cơ quan, anh than phiền với đồng nghiệp và được mách: thuốc naphazolin tốt lắm, nhỏ chỉ vài phút là mũi thông thoáng ngay cứ y như là thần dược vậyNhư có được bí quyết trong tay, anh phóng thẳng xe ra hiệu thuốc gần đó để mua. Thuốc không đắt nhưng hiệu nghiệm thật, nhỏ vào chỉ loáng cái là hết ngạt. Anh mua luôn 3 lọ. Tìm ra thuốc công hiệu rồi, lúc nào trong túi anh cũng mang theo trong người. Anh còn phổ biến thuốc này cho cả nhà và mấy người bạn nữa.

Thời gian đầu, anh nhỏ hai đến ba lần một ngày, anh dễ thở cả ngày lẫn đêm. Nhưng rồi chừng hơn tuần sau anh bị ngạt nhiều hơn và anh phải dùng thuốc tới 4-5 lần/ngày. Số lần dùng thuốc cứ tăng dần tỷ lệ thuận theo số lần ngạt mũi. Thế rồi tiện lọ thuốc sẵn trong túi, thỉnh thoảng anh lại lấy ra nhỏ cho mỗi bên mũi mấy giọt, đến nỗi chỉ trong vòng có hơn… một ngày anh dùng hết một lọ thuốc. Mũi anh gần như không còn ngửi thấy gì nữa.

Thấy bất bình thường anh mới chịu bớt chút thời gian đi khám bệnh. Anh kể lại quá trình sử dụng thuốc của mình cho bác sĩ nghe.

Bác sĩ ôn tồn giải thích: Mũi của anh có vấn đề do anh sử dụng thuốc không đúng. Naphazolin là thuốc co mạch, khi nhỏ hoặc xịt vào mũi, thuốc có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở nên rất nhiều người đã tự ý tìm đến loại thuốc này.

Tuy nhiên nếu sử dụng thường xuyên, kéo dài naphazolin và các chế phẩm của nó sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc. Tình trạng ngạt mũi sẽ tăng lên đồng thời cũng phải tăng số lần dùng thuốc trong ngày như anh thấy và vô tình anh đã gây nên căn bệnh viêm mũi do thuốc cho mình.

Hiện nay do anh dùng quá nhiều thuốc gây co mạch nên đã dẫn tới hiện tượng thiếu máu “chai lỳ” niêm mạc khiến anh có cảm giác như mũi mình bị cứng lại. Lúc này niêm mạc mũi đã bị xơ hóa, mất tính mềm mại, mất khả năng đàn hồi và làm mất khả năng đề kháng chống lại các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi. Việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp, có thể phải phẫu thuật.

Nghe đến phải mổ anh Hiếu rất sợ, vì từ trước tới nay anh có phải đi viện bao giờ đâu. Anh không ngờ rằng chỉ là lọ thuốc nhỏ mũi tưởng chừng như đơn giản lại gây ra tác hại không lường. Đã thế anh lại còn phổ biến cho mọi người nữa chứ.

SK&ĐS