Một nghiên cứu gần đây của Đại học Illinois, Mỹ cho thấy, khối di căn ung thư trực tràng ở chuột giảm thiểu đáng kể khi được tiêm hợp chất lunasin peptide từ đậu nành.
Elvira de Mejia, giáo sư về công nghiệp thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm cho biết: “Trong nghiên cứu mới này, chúng tôi thấy rằng cho động vật thí nghiệm uống lunasin với liều lượng 20mg/kg trọng lượng cơ thể làm giảm đến 94% số lượng các khối u di căn. Từ 18 khối u, đến giờ chỉ còn 1. Và chúng tôi chỉ dùng lunasin mà không sử dụng một phương pháp điều trị nào khác”.
Các nhà khoa học lên kế hoạch thực hiện lại thí nghiệm với liều lượng lunasin 30mg/kg khi có được nguồn trợ cấp, bởi còn một khối u vẫn là quá nhiều. Điều này thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu một liều uống phù hợp của loại peptide này. Vì xét cho cùng, đậu nành là một loại thực phẩm nên lunasin có thể được tiêu hóa, điều quan trọng là tìm ra lượng vừa đủ cần đưa vào cơ thể để đạt được nồng độ cần thiết của chất này trong máu.
Theo GS. Mejia, cần có những thử nghiệm trên người để xác minh kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng. Song, rõ ràng là ăn protein từ đậu nành thường xuyên không chỉ giúp chúng ta có đầy đủ dưỡng chất mà còn phòng bệnh ung thư.
Phương Hà
(Theo Science Daily,7/2013)
Theo SKĐS
Lưu trữ cho từ khóa: giảm thiểu
Nấm miệng Candida ở trẻ em
Nấm miệng Candida là bệnh thường gặp khiến trẻ phải đến khám tại phòng khám Nhi, cũng như phải mua thuốc tại hiệu thuốc tây. Bệnh phát hiện tình cờ qua khám, hay do triệu chứng khó chịu cho bé mà bà mẹ mang bé đến khám.
1. Nấm Candida có đặc điểm gì ?
- Bình thường nấm Candida thường trú trên cơ thể và không xâm lấn gây bệnh;
- Có 40% – 60% dân số là người lành mang Candida trên cơ thể;
- Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng Candida albicans chiếm 70%;
- Trẻ thường nhiễm Candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm Candida âm đạo lúc mang thai;
- Nấm Candida có ở 0,5% – 20% nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.
2. Yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển?
- Hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành;
- Vệ sinh miệng kém, đặc biệt bé mang dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn trong vệ sinh răng miệng;
- Trẻ bị nhiễm HIV- AIDS, ung thư, tiểu đường, suy dinh dưỡng…
- Dùng corticoid, kháng sinh kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị ung thư…
- Chấn thương tại chỗ.
3. Nấm Candida miệng gây triệu chứng gì?
- Không triệu chứng, hoặc tình cờ phát hiện thấy mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi;
- Trẻ biếng ăn;
- Đau rát họng, nôn ói.
4. Khám miệng bé bị nấm miệng Candida thấy gì?
- Các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban dính chặt niêm mạc lưỡi, má… khó bóc tách;
- Đa số dạng giả mạc trắng, một số dạng bạch sản, tăng sản lưỡi, hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Trẻ dùng corticoid hít trong dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt có thể bị nấm miệng dưới dạng hồng ban thường thấy ở vòm họng.
Hồng ban ở vòm họng và viêm lưỡi dạng hình thoi giữa lưỡi
5. Điều trị nấm miệng ở trẻ nhũ nhi khỏe mạnh như thế nào?
- Tăng cường vệ sinh răng miệng và loại bỏ yếu tố thuận lợi cho nấm Candida ở miệng phát triển;
- Nystatin tại chỗ là chọn lựa an toàn;
- Miconazole oral gel rơ miệng hiệu quả hơn nystatin và mùi vị được trẻ chấp nhận tốt hơn. Hơn nữa dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng;
- Tuyệt đối không dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trẻ nhũ nhi nhỏ hơn 1 tuổi vì trong mật ong có thể chứa bào tử clostradium botulinum, có thể chuyển dạng thành vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho trẻ.
Điều trị đẹn (tưa lưỡi) do nấm Candida albican gây ra (Nguồn hình: Công Ty Janssen Cilag VN)
6. Rơ miệng thế nào cho hiệu quả và dễ chịu cho bé ?
Vì rơ miệng có thể kích thích khiến trẻ dễ nôn ói, nên việc này thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói hay trống thức ăn, và nên theo các trình tự sau:
- Vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ;
- Lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé), nhúng miếng gạc rơ miệng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc, nhằm tránh ma sát làm đau bé;
- Dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay Miconazole oral gel với lớp mỏng, vừa đủ;
- Nếu trẻ bị nấm miệng nhiều nơi, thì nên rơ theo thứ tự: hai bên má trước, sau đó đến vùng khẩu cái trên miệng, và lưỡi rơ sau cùng. Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.
Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy
Hầu như đứa trẻ nào cũng có thể bị tiêu chảy, đây là bệnh dễ gặp và đa phần được điều trị tại nhà. Nếu xử trí không đúng cách, bệnh có thể trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của trẻ, nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Biểu hiện và nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ
Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Bệnh thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp khi trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc…
(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia)
Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.
Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột. Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.
Xử trí khi trẻ bị tiêu chảy
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống Oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì), cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều Lactose, giảm dị ứng protein sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.
Cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây; nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ, men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau: Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Nếu trẻ bị tiêu chảy đến ngày thứ 3 sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là một trong những lý do gây ra tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Bổ sung sớm men vi sinh có khả năng tiêu hóa đường Lactose sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng này.
Như vậy, trẻ bị tiêu chảy nếu được bổ sung men vi sinh phù hợp sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nhanh hồi phục sức khỏe, giảm thiểu các biến chứng nặng của tiêu chảy như mất nước, suy dinh dưỡng, kém ăn, chuyển tiêu chảy cấp sang tiêu chảy kéo dài… Golden LAB là một trong các loại men vi sinh hiện nay được các bác sĩ khuyên dùng và các bà mẹ tin dùng với các lợi ích cho trẻ bị tiêu chảy như:
- Golden LAB chứa các vi khuẩn có lợi sinh acid lactic được phân lập từ kim chi Hàn Quốc nên rất dễ hấp thu và có hiệu quả cao để ngăn ngừa và chống lại tình trạng bất dung nạp đường Lactose.
- Golden LAB, ngoài thành phần Probiotics (các vi khuẩn có lợi), còn thành phần thứ 2 rất độc đáo là Prebiotics (chất xơ thực phẩm), đây là nguồn thức ăn lý tưởng giúp các vi khuẩn có lợi sinh sôi nhanh hơn trong ruột, do đó, giúp tăng nhiều lần hiệu quả của men vi sinh.
- Golden LAB chứa Probiotic thế hệ thứ tư, áp dụng công nghệ bao kép DUOLACTM (là công nghệ bào chế men vi sinh hiện đại nhất) giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật (pH 2-4), bảo đảm cung cấp đủ lượng vi khuẩn có lợi đến đích là ruột để phát huy tác dụng hiệu quả nhất.
- Golden LAB dùng được cho trẻ sơ sinh.
- Ngoài tác dụng giúp trẻ trong điều trị bệnh tiêu chảy, Golden LAB còn giúp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon miệng, do đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục khi điều trị tiêu chảy.
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi có những triệu chứng như:
- Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
- Phân bé có lẫn máu, máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
- Bụng đau khi sờ ấn.
- Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
- Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
- Trẻ kèm theo sốt cao.
Ðể hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn thực phẩm sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường, sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn, tránh để trẻ tiếp xúc với người bệnh, tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.
Xử trí đúng khi trẻ bị tiêu chảy là vấn đề mọi bà mẹ cần nắm vững.
(Ảnh được cung cấp bởi Dược phẩm Vinh Gia) Gọi 04.39.959.969 để được Tư vấn – Giải đáp miễn phí cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy |
Sơ cứu trẻ nhỏ bị dị vật đường thở
Khi trẻ bị hóc, sặc, sơ cứu đúng cách sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu được những biến chứng không đáng có.
Vỗ lưng là phương pháp thường được áp dụng khi trẻ hóc dị vật
Khi trẻ nhỏ bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
Nếu bị tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, trẻ nhỏ thường có triệu chứng ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường.
Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, trẻ nhỏ không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của trẻ đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.
Đối với trẻ nhỏ từ 1 - 8 tuổi, thường áp dụng phương pháp sơ cấp cứu vỗ lưng và ép bụng để dị vật được tống xuất ra ngoài. Nếu thực hiện không có kết quả phải chuyển ngay trẻ nhỏ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Phương pháp vỗ lưng được thực hiện bằng 2 cách:
- Cách thứ nhất: người sơ cứu ngồi, đặt trẻ nằm vắt ngang qua đùi người sơ cứu ở tư thế cổ ngửa, đầu thấp hơn ngực. Vỗ vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của trẻ, đồng thời kiểm tra dị vật đường thở có được tống xuất ra ngoài không.
- Cách thứ hai: người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai và kiểm tra dị vật đã được tống xuất ra ngoài chưa. Sau khi thực hiện phương pháp vỗ lưng, nếu dị vật chưa ra, có thể dùng phương pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich.
Phương pháp ép bụng hay phương pháp Heimlich được thực hiện bằng cách cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi xương ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần từ trước ra sau, từ dưới lên trên.
Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai phương pháp vỗ lưng và ép bụng nêu trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Nếu dị vật đường thở vẫn chưa được tống xuất ra ngoài và trẻ nhỏ có dấu hiệu bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh, đồng thời tìm mọi cách đưa trẻ nhỏ đến ngay bệnh viện càng sớm càng tốt. Nên nhớ rằng dị vật đường thở nếu không được lấy ra kịp thời sẽ làm cho trẻ nhỏ bị ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong.
Theo TTƯT-BS. Nguyễn Võ Hinh
Meo.vn (Theo Dantri)
Những thức uống xoá tan cảm giác khó chịu
Để ngăn ngừa và giảm thiểu những mỏi mệt vào sáng sớm, buồn bực khi đến kỳ, đau bụng, nhức đầu… hãy thử uống các loại nước sau:
Nước chanh tươi: Tăng nguồn năng lượng
Dù là tạo nguồn sinh lực dồi dào vào buổi sớm, hay muốn “đánh tan” cảm giác “xuống dốc” vào buổi trưa, nước chanh tươi luôn là lựa chọn không tồi.
Một nghiên cứu từ Chicago cho biết, hương chanh có thể thông qua kích thích thần kinh khứu giác mang lại tác dụng chống lại cảm giác mệt mỏi, khiến tinh thần sảng khoái.
Cà phê đen: Thức tỉnh táo trí não buổi sáng sớm
Một ly cà phê vào buổi sáng sẽ giúp trí não bạn trở nên minh mẫn, tư duy nhạy bén hơn. Tuy nhiên, tuỳ vào sở thích cá nhân, bạn chỉ nên thêm một chút sữa tách béo hoặc sữa có hàm lượng chất béo thấp vào ly cà phê. Bởi lượng lớn chất đường, hoặc sữa có chất béo sẽ ảnh hưởng đến vòng eo của bạn.
Sữa lắc (milk shake): Trị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
Chị em mỗi khi đến kỳ đèn đỏ thường rất thích ăn đồ ngọt. Bởi vậy, tốt nhất nên tận dụng những ngày này để uống một vài thức uống ngọt có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm cảm giác khó chịu sắp tới. Nghiên cứu đã chỉ ra, những thực phẩm có chứa vitamin D và can-xi có khả năng cải thiện nồng độ hoóc môn giới tính nữ trong cơ thể, từ đó làm giảm 40% tỉ lệ mắc chứng PMS.
Chỉ cần trộn lẫn 1 ly sữa tươi tách béo và 1 ly dâu tây lạnh, bạn đã có một thức uống với hàm lượng kalo thấp. Thức uống này chỉ chứa 160 kalo, nhưng lại cung cấp cho bạn 25% lượng vitamin D và can-xi cần thiết cho cơ thể.
Nước táo ép: Làm giảm chứng đau đầu
Sau một ngày làm việc, đầu bạn cảm giác căng như dây đàn, áp lực công việc khiến bạn cảm thấy khó thở? Nước ép táo hoặc rượu táo có thể làm giảm rõ rệt cảm giác đau đầu khó chịu này. Thời gian có tác dụng của loại đồ uống này thậm chí không kém 1 viên aspirin.
Trà gừng - Điều tiết dạ dày và ruột
Khi bạn bị nhiễm lạnh, có cảm giác đau bụng, trà gừng là một lựa chọn không tồi.
Gừng tươi có tác dụng trị chứng ợ chua, hoặc cảm giác nôn nao khó chịu. Thêm một vài lát gừng tươi vào ly trà nóng, hoặc đun sôi gừng tươi thành nước uống sẽ mang lại tác dụng rất hữu ích.
Trà hoa cúc và trà bạc hà cũng có công hiệu tương tự với việc trị liệu chứng đau bụng, Tuy nhiên, nếu bạn bị nóng dạ dày, nên tránh dùng bạc hà.
Meo.vn (Theo Dantri)
Thực phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hãy tăng cường các thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
Nước
Không chỉ biết đến như một dung môi quan trọng nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể, nước còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng nhờ chức năng giữ ẩm và làm sạch.
Mỗi cốc nước ấm sau bữa ăn sẽ giúp làm sạch khoang miệng, tăng cường và kích thích hoạt động tuyến nước bọt. Nước ấm sẽ làm sạch các kẽ răng, loại bỏ bớt lượng thức ăn còn lại trong kẽ răng cũng như các vi khuẩn, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành mảng bám răng cũng như các bệnh phổ biến về răng miệng như: viêm lợi, hôi miệng, sâu răng.
Chuối và ổi
2 loại quả này rất giàu vitamin C, có tác dụng tốt trong việc bảo vệ nướu. Thiếu vitamin C sẽ rất dễ gây ra các bệnh về nướu như: sưng niếu, chảy máu..., từ đó chức năng bảo vệ răng sẽ trở nên yếu và răng dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Kẹo cao su không đường
Quá trình nhai kẹo giúp làm tăng quá trình tiết nước bọt cũng như tính axit trong khoang miệng có tác dụng làm sạch răng miệng và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
Nấm
Các loại Nấm chứa nhiều thành phần đường Polysaccharide, một loại carbohydrate, có tác dụng kỳ diệu trong việc trì hoãn việc hấp thụ chất glucose có trong thức ăn, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm lợi và sâu răng.
Trà xanh
Nước trà xanh có tác dụng tốt trong việc ngừa bệnh sâu răng vì loại thực phẩm này rất giầu chất florua và thành phần apatit tự nhiên, giúp khử trùng, làm sạch răng miệng, phân giải các chất hữu cơ, vi khuẩn coliform trong khoang miệng.
Lá bạc hà
Lá bạc hà, đặc biệt là khi còn tươi, chứa rất nhiều thành phần chất sát trùng tự nhiên, giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại răng miệng, giữ cho hơi thở luôn được thơm tho và tươi mát.
Cần tây
Thành phần chất xơ dồi dào trong loại thực phẩm này vừa có lợi cho hệ tiêu hóa, vừa kích thích hoạt động nhai của bạn, từ đó có thể kích thích tuyến nước bọt hoạt động, cân bằng độ pH tự nhiên trong khoang miệng giúp tăng khả năng khán khuẩn của răng miệng.
Hành tây
Thành phần lưu huỳnh trong hành tây có tính sát khuẩn rất mạnh, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mảng bám và mùi hôi khó chịu.
Pho mát
Pho mát chưa nhiều canxi và phosphate, 2 chất giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng. Ngoài ra, canxi giúp răng chắc khỏe và “củng cố” lại men răng, làm răng luôn sáng bóng.
Meo.vn (Theo Dantri)
Lưu ý khi dùng ketoconazol chống nấm
Ketoconazol là thuốc chống nấm có hoạt phổ rộng và có nhiều dạng dùng như viên nén, hỗn dịch, kem bôi ngoài, thậm chí là có trong xà phòng gội đầu.
Thuốc hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa. Ảnh hưởng của thức ăn đối với tốc độ và mức độ hấp thu thuốc ở dạ dày còn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, nhà sản xuất cho rằng, dùng ketoconazol với thức ăn sẽ làm tăng mức độ hấp thu thuốc và làm cho nồng độ thuốc trong huyết tương đậm đặc hơn, đó là do thức ăn làm tăng tốc độ và mức độ hòa tan của thuốc.
Đối với dạng thuốc dùng để uống (có tác dụng toàn thân) được dùng trong các bệnh nấm toàn thân, bệnh nấm tại chỗ (sau khi điều trị tại chỗ không kết quả) như nấm Candida ở da, niêm mạc nặng; Nấm nặng đường tiêu hóa, nấm Candida âm đạo mạn tính.
Nhiễm khuẩn ở da và móng tay (trừ móng chân) và dự phòng bệnh nấm ở người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS). Dạng dùng tại chỗ (bôi ngoài) chủ yếu dùng cho các bệnh nấm ở da và niêm mạc.
Tuy nhiên, khi dùng cần chú ý tới sự tương tác của thuốc cùng với các thuốc điều trị khác. Ví dụ, với các thuốc ảnh hưởng đến độ acid ở dạ dày, do độ acid ở dạ dày cần thiết để hòa tan và hấp thu ketoconazol, nếu dùng cùng với các thuốc làm giảm độ acid hoặc làm tăng pH ở dạ dày (như các chất kháng acid, cimetidin, ranitidin, các chất kháng muscarin) có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc chống nấm.
Hấp thu ketoconazol cũng bị giảm khoảng 20% khi dùng cùng với sucralfat (nhưng không phải do làm tăng pH dạ dày). Nếu cần thiết phải sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến độ acid của dạ dày hoặc sucralfat cho người bệnh đang điều trị ketoconazol thì các thuốc này phải cho dùng sau khi uống ketoconazol ít nhất là 2 giờ.
Hoặc do ketoconazol có độc tính cao với gan nên khi người bệnh dùng thuốc chống nấm đồng thời với các thuốc khác (gây độc cho gan) cũng có khả năng gây độc cho gan, thì phải theo dõi cẩn thận, nhất là đối với những người cần điều trị kéo dài hoặc đã có tiền sử bị bệnh gan. Dùng đồng thời ketoconazol với rifampicin hoặc isoniazid (thuốc chống lao) sẽ làm giảm nồng độ ketoconazol trong huyết thanh, do đó không nên dùng đồng thời...
Ngoài ra, một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như buồn nôn, nôn (khoảng 3 - 10% người bệnh), đau bụng, táo bón, đầy hơi, chảy máu đường tiêu hóa, tiêu chảy. Các tác dụng này có liên quan đến liều dùng và có thể giảm thiểu nếu dùng thuốc cùng với thức ăn.
Theo DS. Hoàng Thu Thủy
Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)
Mặt nạ thiên nhiên giúp thu nhỏ lỗ chân lông
Môi trường ô nhiễm, nội tiết thay đổi, lạm dụng mỹ phẩm, da lão hóa…là những nguyên nhân khiến lỗ chân lông ngày càng to và thô, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Giải pháp nào vừa tiết kiệm lại hiệu quả giúp làm se khít lỗ chân lông?
Những nguyên liệu sẵn có khi kết hợp đúng sẽ tạo ra những hiệu ứng bất ngờ cho làn da
1. Chuối + sữa bò
Cách làm: Cho chuối vào xay nhuyễn, thêm chút sữa bò tươi hợp lý sau đó đắp lên mặt khoảng 20 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh.
Công dụng: Giúp da mềm mại, láng bóng, se khít lỗ chân lông.
2. Lòng trắng trứng gà + mật ong
Cách làm: Lấy lòng trắng trứng gà trộn đều cùng mật ong, sau đó đắp mặt nạ khoảng 15-20 phút. Rửa lại bằng nước ấm.
Công dụng: Kích thích sản sinh sắc tố da, giúp da trơn bóng và giảm các vết nhăn, vết chân chim quanh mắt.
3. Bột gừng + sữa bò
Cách làm: Lấy bột gừng (gừng tươi phơi khô, xay thành bột) trộn đều với sữa bò, sau đó dùng hỗn hợp này làm mặt nạ. Đắp buổi tối trước khi đi ngủ.
Công dụng: Giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giảm các vết thâm nám do đi nắng quá nhiều.
4. Gừng tươi + kem ( sữa chua) + nước ép cà chua
Cách làm: Lấy mấy lát gừng tươi thái bản mỏng trộn đều với kem (sữa chua) và nước ép cà chua, đắp lên mặt khoảng 20 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước lạn.
Công dụng: Tăng cường sắc tố trên da, kích thích quá trình tái tạo da (da tổn thương do tia cực tím, hóa chất…), giúp da nhẵn bóng, mềm mại.
5. Mặt nạ khoai tây
Cách làm: Rửa sạch khoai tây, gọt vỏ sau đó thái lát mỏng. Rửa mặt bằng nước lạnh, đắp những lát mỏng khoai tây đều lên mặt, để khoảng 10-15 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh.
Công dụng: Làm mờ các vết thâm nám do sắc tố da, ánh nắng mặt trời hoặc mụn trứng cá để lại. Làm se lỗ chân lông, tăng cường độ ẩm cho da.
6. Nước ép hoặc mặt nạ dưa chuột
Cách làm: Dưa chuột thái lát mỏng hoặc ép thành nước rồi bôi đều lên da, khoảng 15 phút sau thì rửa sạch mặt bằng nước lọc.
Công dụng: Làm se lỗ chân lông, sạch vi khuẩn, giúp da mềm mại, láng bóng.
7. Đá sạch
Cách làm: Lấy một vài viên đá sạch bọc vào túi trườm sau đó mát-xa đều lên mặt khoảng 10-15 phút.
Công dụng: Kích thích vòng tuần hoàn máu, nhanh chóng làm se khít các lỗ chân lông., giúp da mịn màng, căng đầy sức sống.
8. Mật ong
Cách làm: Rửa sạch mặt, đắp một lớp giấy mỏng, dai lên mặt. Sau đó bôi đều lớp mỏng mật ong( tốt nhất là mật ong tự nhiên) lên mặt và cổ. Để như vậy khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Công dụng: Bổ sung dưỡng chất cho da, giúp da trơn bóng, giảm thiểu các vết nhăn.
9. Cam chua
Cách làm: Thái lát mỏng hoặc ép lấy nước sau đó đắp hoặc bôi đều lên mặt khoảng 5-10 phút. Rửa sạch bằng nước ấm.
Công dụng: Cam ép được coi là “chất làm trắng tự nhiên”, nó phát huy tác dụng tối ưu khi bạn muốn làm trắng da và se khít lỗ chân lông. Lượng nhỏ axit trong cam chua là “chất tẩy rửa” lợi hại, đánh bật các vi khuẩn còn “ẩn nấp” trong các lỗ chân lông, khiến da mặt khô thoáng và sáng bóng hơn. Nó đặc biệt tốt cho loại da nhờn.
Meo.vn (Theo Dantri)
Giảm nguy cơ dị ứng với mỹ phẩm
Nếu bạn có một làn da nhạy cảm, hãy ghi nhớ một vài bí quyết cơ bản dưới đây để giảm thiểu nguy cơ dị ứng với các loại mỹ phẩm:
Xem hạn sử dụng
Cũng giống như thực phẩm, rất nhiều loại mỹ phẩm hiện nay đều có in hướng dẫn thời hạn sử dụng trên bao bì. Bạn sẽ tìm thấy một biểu tượng nhỏ hình chiếc hộp và con số cho biết số tháng bạn có thể dùng mỹ phẩm sau khi mở hộp. Hãy đánh dấu hạn dùng lên sản phẩm và đến lúc đó, hãy bỏ chúng đi ngay cả khi bạn vẫn chưa dùng hết.
Cất giữ
Cách bạn cất giữ mỹ phẩm cũng góp phần rất quan trọng trong việc duy trì độ bền và vệ sinh của chúng. Nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm chính là những nhân tố quan trọng làm tăng tốc độ biến đổi của các hóa chất trong sản phẩm. Do đó, hãy cất mỹ phẩm trên kệ tủ thông thoáng chứ không phải ở gần cửa sổ hay phòng tắm.
Làm sạch dụng cụ trang điểm
Tất cả các dụng cụ trang điểm như cọ, mút phấn đều nên được vệ sinh thường xuyên. Bạn nên xịt dung dịch vệ sinh sau mỗi lần trang điểm và giặt cọ, mút với xà phòng cũng như làm khô dưới ánh nắng hai lần một tuần để giữ vệ sinh.
Chì kẻ thay cho viền mắt nước
Chì kẻ sẽ ít gây dị ứng hơn so với viền mắt dạng gel hoặc nước. Các công thức dạng gel hoặc nước sử dụng các chất bảo quản như latex dễ gây kích ứng da.
Cẩn thận với những sản phẩm chống thấm nước
Vấn đề gây ra không phải do các mỹ phẩm bền, chống thấm nước mà là các sản phẩm tẩy trang để có thể tẩy sạch chúng. Các loại nước tẩy trang mạnh có thể gây kích ứng da.
Phấn dạng bột thay cho dạng kem
Do những thành phần cấu tạo mà các mỹ phẩm dạng phấn bột ít có nguy cơ gây dị ứng hơn sản phẩm dạng kem hay lỏng.
Xem lại thói quen của bạn
Thói quen rửa mặt và dưỡng ẩm đúng cách sẽ giảm thiểu nguy cơ dị ứng với mỹ phẩm. Hãy chắc chắn bạn chọn được loại sữa rửa mặt thích hợp với làn da, luôn nhớ tẩy trang trước khi đi ngủ cũng như sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng ban đêm để phục hồi độ ẩm cho da. Cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống của bạn: ăn đầy đủ rau quả, uống nhiều nước sẽ giúp làn da khỏe mạnh từ bên trong và có khả năng chống lại các tác nhân gây dị ứng.
Meo.vn (Theo Bacsytructuyen)
Giữ làn da mềm mại trong mùa đông
Thời tiết mùa đông có thể khiến da bị khô, bong tróc và ngứa. Một số lời khuyên nhỏ sau đây sẽ giúp bạn có thể giữ cho làn da của mình mềm mại và mịn màng suốt mùa đông dài.
|
Ảnh minh họa |
Dưỡng ẩm cho da
Da khô là do thiếu độ ẩm. Hãy giữ nước cho làn da bằng cách dưỡng ẩm vào buổi sáng và ban đêm. Đối với da đặc biệt khô, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm suốt cả ngày. Hãy tìm các loại mỹ phẩm dưỡng ẩm với các thành phần làm mềm da như lô hội và vitamin E.
Tránh các mỹ phẩm làm sạch mạnh
Các sản phẩm làm sạch có thể lấy kiệt những chất dưỡng ẩm tự nhiên của làn da. Do vậy, bạn nên sử dụng những loại mỹ phẩm làm sạch có chất dưỡng ẩm và không có chất tẩy rửa mạnh. Thay vì xà phòng tắm truyền thống, bạn hãy thử một loại sữa tắm dưỡng ẩm chứa các loại tinh dầu và thực vật sẽ làm dịu và bảo vệ làn da của bạn. Ngay sau khi tắm xong, bạn nên bôi kem dưỡng yêu thích của bạn để giữ ẩm cho da.
Máy tạo độ ẩm
Đối với làn da khô, việc có thiết bị tạo độ ẩm trong nhà là cần thiết. Không chỉ không khí ngoài trời làm khô da bạn mà lò sưởi và các nguồn nhiệt khác cũng ảnh hưởng đến làn da. Bằng cách chạy máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ, bạn có thể lấy lại độ ẩm cho không khí và làn da của bạn. Thiết bị này cũng có thể giảm thiểu tình trạng sung huyết và chứng ho của bạn.
Không ngâm mình trong bồn nước nóng
Nước nóng chắc chắn có thể làm khô da của bạn. Thay vì ngâm mình trong bồn nước nóng, bạn nên tắm nhanh với nước ấm. Đồng thời, bạn nên giảm nhiệt độ nước khi rửa tay. Nước không cần quá nóng bởi sẽ làm cho da của bạn chuyển sang màu đỏ. Ngoài ra, bạn nên tạo cho mình thói quen dùng kem dưỡng da ngay sau khi rửa tay.
Tẩy tế bào chết hàng tuần
Thường xuyên tẩy da chết như là một bước chuẩn bị cho việc bôi kem dưỡng ẩm. Mỹ phẩm sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn lấy đi các tế bào da chết đầu tiên. Vì vậy, bạn nên sử dụng một loại sản phẩm tẩy tế bào chết nhẹ nhàng một tuần một lần trên cơ thể cũng như khuôn mặt của bạn.
Ăn uống hợp lý
Làn da của bạn chắc chắn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Axit béo thiết yếu Omega-3 bổ sung thêm độ ẩm cho cơ thể và làn da của bạn. Bạn có thể ăn những loại cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, hồ cá hồi và cá ngừ một vài lần một tuần. Nếu bạn không thích cá, bạn có thể thay thế bằng quả óc chó, hạt lanh và hạt cây gai dầu. Đồng thời, bạn cũng cần đảm bảo mình uống nhiều nước hàng ngày.
Bảo vệ da khỏi tác động thời tiết
Khi ra ngoài vào mùa đông, bạn nên bảo vệ làn da của mình tránh khỏi các yếu tố có hại bằng cách mặc nhiều lớp áo ấm áp. Đối với thời tiết đặc biệt khắc nghiệt, một chiếc khăn len có thể giúp bảo vệ khuôn mặt của bạn trước tác động của gió rét và nhiệt độ thấp. Và nếu có thể, bạn nên tránh ở ngoài trời trong thời gian dài.
Meo.vn (Theo VTV)