Lưu trữ cho từ khóa: Giảm thị lực

Những thói quen xấu làm giảm thị lực

Hút thuốc lá, sử dụng thiết bị công nghệ hàng giờ, lạm dụng rượu…là những thói quen xấu có thể làm giảm thị lực của bạn.

1. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe tổng thể. Thói quen xấu này thực sự có thể làm tổn thương mắt.

2. Mỏi mắt

Đôi khi bạn không nhận ra rằng mình đang gây ra quá nhiều áp lực cho mắt. Bạn thường xuyên làm việc trên máy tính, xem tivi, chơi điện tử hoặc lướt web hàng giờ. Điều này có thể khiến mắt bị mỏi và dễ tổn thương.

nhung-thoi-quen-xau-lam-giam-thi-luc

Lướt web hàng giờ có thể gây mỏi mắt

3. Tia UV

Bạn thường được khuyên nên đeo kính khi ra ngoài trời nắng vì tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương võng mạc và làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.

4. Cao huyết áp

Cao huyết áp có thể rất hại cho mắt nếu không được điều trị. Nó làm tổn thương mạch máu ở võng mạc và gây bệnh võng mạc do tăng huyết áp.

5. Tiểu đường

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì bạn sẽ có nguy cơ cao hơn bị một số bệnh về mắt như tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường.

6. Rượu

Uống rượu quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể bao gồm cả mắt. Rượu có thể gây ra các vấn đề về thị lực như nhìn kém, đỏ mắt, giảm độ nhạy tương phản.

7. Thực phẩm không lành mạnh

Nếu bạn có chế độ ăn không lành mạnh và cơ thể không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết để có đôi mắt khỏe thì bạn sẽ dễ mắc các bệnh về mắt hơn. Thiếu hụt vitamin A có thể dẫn tới mù lòa, khó nhìn vào buổi tối hoặc khô mắt, trong khi lượng vitamin B-12 thấp có thể gây ra tình trạng nhìn mờ hoặc nhìn đôi.

Theo Anninhthudo.vn

Mắt bị nhức và giảm thị lực có điều trị được không?

Thưa bác sĩ,

Năm ngoái mắt trái của tôi bị nhức và giảm thị lực. Sau khi khám BS cho biết tôi bị giãn đồng tử mắt trái do liệt dây thần kinh và cho tôi sử dụng thuốc nhỏ mắt Pilocarpine 0.125%. Khi nhỏ thuốc đồng tử có co lại nhưng sau vài tiếng đồng hồ thì lại giãn ra và tôi lại bị giảm thị lực, đau nhức.

Đến nay tôi đã được chỉ định dùng tăng liều lên Pilocarpine 0.25%. Vậy BS cho tôi hỏi mắt tôi về sau có bị mù không, có cách gì để điều trị không? Tôi đã chụp MRI hậu cầu mắt nhưng không có bị gì cả. – (Hồng Huyên, 32 tuổi – Quảng Ngãi)

mat-bi-nhuc-va-giam-thi-luc-co-dieu-tri-duoc-khong

Ảnh minh họa

TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ:

Bạn Huyên thân mến,

Những triệu chưng bạn kể như mắt đau nhức, mờ, đồng tử giãn mô tả một bệnh lý rất đặc trưng là bệnh Glaucoma. Hơn nữa, BS đang cho bạn dùng thuốc Pilocarpine lại là một loại thuốc rất đặc trưng và duy nhất dùng cho bệnh Glaucoma chứ không dùng để điều trị cho bệnh mắt nào cả.

Tóm lại, với những triệu chứng và thuốc điều trị mà bạn đang dùng làm tôi hướng tới một cách chắc chắn rằng bạn bị bệnh Glaucoma mà dân gian gọi là cườm nước.

Chụp MRI không phát hiện được Glaucoma. Bệnh Glaucoma nếu không phát hiện ra để điều trị hoặc không được theo dõi điều trị tích cực sẽ dẫn đến mù lòa. Bạn cần đến BS chuyên khoa mắt khám để khẳng định đúng là bệnh Glaucoma không? Nếu đã là bệnh Glaucoma thì hiện nay có nhiều phương pháp điều trị và trong phương pháp điều trị bằng thuốc sẽ có rất nhiều thuốc rất hữu hiệu mà Pilocarpine không phải là thuốc chọn lựa hàng đầu.

Chào bạn!

(Theo Alobacsi)

Một bên mắt bị giảm thị lực có cần đeo kính không?

Một bên mắt bị giảm thị lực thì có cần đeo kính không, hay chỉ cần uống thuốc là khỏi? - (P.V. Thủy - [email protected]).

mot-ben-mat-bi-giam-thi-luc-co-can-deo-kinh-khong

Bạn Thủy thân mến,

Mắt bạn bị giảm thị lực một bên là do một trong hai nhóm nguyên nhân gây ra.

Nhóm đầu là tật khúc xạ mắt gồm cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Nếu do nhóm này gây ra, bạn chỉ cần đeo kính thì có thể thị lực sẽ trở lại bình thường (10/10).

Nhóm thứ hai là những bệnh lý ở mắt như sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, Glaucoma (cườm nước), bệnh lý võng mạc... Nếu thuộc nhóm này phải điều trị thuốc hay phẫu thuật.

Chúc bạn may mắn thuộc nhóm tật khúc xạ!

TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ

(Theo Alobacsi)

Viêm xoang có thể gây mù mắt

Rất nhiều người giảm thị lực, thậm chí mù đột ngột mà không biết rằng đó là biến chứng của viêm mũi xoang. Do nằm gần nhau nên tình trạng viêm nhiễm ở mũi xoang ảnh hưởng rất lớn tới mắt.

Hốc mắt được bao bọc bởi hệ thống các xoang mặt. Đáy của xoang trán là trần ổ mắt; thành trên của xoang hàm cấu tạo nên bờ dưới ổ mắt; mũi ngăn cách với ổ mắt bởi một vách xương rất mỏng; còn khối bên xoang sàng ở ngay liền cạnh mắt. Do có những liên quan chặt chẽ về mặt cấu trúc nên những viêm nhiễm từ mũi xoang có thể gây hại đến mắt như viêm nề ổ mắt, viêm mí. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và rút lui nhanh chóng. Sau khi có triệu chứng sổ mũi, nhức đầu, bệnh nhân bị sưng mí mắt, nề màng tiếp hợp, lồi nhãn cầu, đau nhức mắt… Nếu dùng kháng sinh, các hiện tượng này sẽ hết nhưng bệnh tích của xoang vẫn tiến triển.

Các biến chứng khác ở mắt do viêm xoang:

Áp xe mí mắt: Là biến chứng của những viêm xoang mạn tính đợt cấp. Áp xe có thể khu trú ở mí trên (viêm xoang trán, xoang sàng) hay mí dưới (xoang hàm). Mí mắt sưng to, nóng, đỏ và đau. Rãnh giữa mí và gờ ổ mắt bị đầy. Màng tiếp hợp đỏ và nề, nhãn cầu di động bình thường. Độ 4-5 hôm, túi mủ sẽ vỡ ra ở 1/3 trong của mí mắt.

Viêm túi lệ: Xương lệ vừa mỏng lại vừa có những lỗ thông với xoang và mũi nên rất dễ bị viêm. Da vùng góc trong ổ mắt sưng và đỏ, hiện tượng này lan ra mí mắt và màng tiếp hợp. Bệnh nhân sốt và đau nhức nhiều, khoảng 3-4 hôm túi mủ tự vỡ, chỗ vỡ có thể tự liền hoặc thành lỗ rò chảy nước và túi lệ bị viêm mạn tính.

Viêm tấy ổ mắt: Viêm mủ tổ chức mỡ trong ổ mắt. Bệnh nhân thấy đau nhói trong ổ mắt, đau xuyên lên đầu. Mắt sưng húp, lồi và không di động được, sưng lan cả lên vùng thái dương.

Viêm dây thần kinh thị giác (dây thần kinh chi phối mắt): Thường là do viêm xoang sàng sau và xoang bướm. Thị lực của bệnh nhân tự nhiên giảm sút đột ngột, có thể tự phục hồi hoặc để lại những di chứng về sức nhìn. Trong những trường hợp này, biểu hiện bệnh xoang lại rất mờ nhạt: không ngạt mũi, không sổ mũi, ít khi nhức đầu. Khám xoang chỉ thấy ít mủ hoặc chất xuất tiết nhầy từ khe trên chảy xuống họng.

Ở trẻ em, viêm xoang cấp gây những biến chứng nặng nề như viêm xoang sàng xuất ngoại (mủ chảy ra ngoài làm thành túi mủ ở góc trong ổ mắt) hoặc cốt tủy viêm xương hàm trên (sưng phồng ở phần má, dưới ổ mắt), đôi khi dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Để tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, người bệnh cần đi khám ngay khi bắt đầu có những triệu chứng của viêm mũi xoang; tuyệt đối điều trị theo đúng hướng dẫn của các thầy thuốc tai mũi họng.

ThS Phạm Bích Đào, Sức Khỏe & Đời Sống