Lưu trữ cho từ khóa: Giảm đau lưng

Cách giảm đau lưng khi bế bé

Triệu chứng đau lưng ghi nhận được ở rất nhiều mẹ sau sinh. Đau lưng càng gia tăng khi mẹ phải bế bé. Làm thế nào để giảm được chứng đau nhức vùng lưng, hông?

1. Không nên duỗi thẳng cánh tay để bế bé.

Khi bế bé, mẹ nên co cánh tay và để cơ thể bé tì nhẹ vào người mình, vào ngực hoặc hông của mình. Đây là cách tiết kiệm được rất nhiều sức lực bỏ ra. Đồng thời khi áp người bé vào người mình sẽ tăng thêm kết nối và tình cảm mẹ con. Bé sẽ rất thích khi được mẹ bế như vậy thay vì bế với cánh tay duỗi thẳng ra. Và mẹ cũng đỡ đau lưng và đỡ mệt mỏi hơn khi bế bé lâu.
cach-giam-dau-lung-khi-be-be

2. Khi cho trẻ bú:

Với các bà mẹ đang cho con bú thì mỗi lần cho trẻ bú thường rất mất thời gian và mỏi mệt vì đau lưng. Nhiều mẹ chưa phục hồi sức khỏe sau kỳ vượt cạn, lại phải ngồi cả buổi để cho con bú, nên giây phút tưởng như hạnh phúc ôm trẻ trên tay trở thành một nỗi ám ảnh.
Mỗi lần cho con bú thường rất mất thời gian. Đã thế có bé còn vừa bú vừa đùa nghịch. Mẹ nên bố trí chỗ ngồi hợp lý, có lưng tựa thẳng để tránh đau lưng. Có mẹ còn cẩn thận dùng gối hay chăn mềm kê thêm chân cao lên để đỡ trẻ. Mẹ nên để bé dựa vào bầu ngực thay vì cúi người để ôm, đỡ bé.

3. Khi bế bé từ trong nôi lên

Không nên cúi xuống nôi và bế bé lên theo phương thẳng đứng vì nó sẽ gây tốn sức và co mỏi cột sống. Bạn nên nghiêng nôi một chút và khẽ kéo bé về phía mình rồi mới nhấc cơ thể bé lên khỏi nôi.
cach-giam-dau-lung-khi-be-be

4. Bế bé lên từ mặt sàn hay giường

Khi bế bé từ dưới thấp lên bạn không nên cúi gập lưng để bế mà cần phải khụy đầu gối theo tư thế quỳ xuống mặt sàn, sau đó ngồi xổm để bế trẻ. Theo tư thế này thì khi bế trẻ dậy, bạn phải căng cơ bụng để lấy lực. Đây cũng là một trong những bí kíp giúp mẹ giảm bớt vòng 2 sau khi sinh con. Nhiều mẹ còn vừa đùa chơi với con vừa tập thể dục theo tư thế này. Chắc chắn là bạn và bé sẽ có những giây phút thật hạnh phúc và vui vẻ bên nhau.
Điểm mấu chốt của các phương pháp trên là làm thế nào để cơ thể bé tựa vào cơ thể mẹ, giúp mẹ không bị mất sức nhiều và phòng tránh nguy cơ gây nhức mỏi cho các vùng cơ.
Ngoài ra, mẹ nên tranh thủ khi bé ngủ hoặc khi có người giúp đỡ, dành thời gian tập thể dục. Với 10 phút mỗi ngày, mẹ có thể tập luyện để khôi phục lại sự đàn hồi của các cơ vùng bụng và lưng. Việc luyện tập này sẽ giúp các cơ khỏe và chắc hơn.
Việc lấy lại vóc dáng sau sinh cũng là một trong những mối quan tâm của các mẹ. Vì khi trọng lượng cơ thể gia tăng sẽ gây áp lực lên vùng cột sống và vùng thắt lưng. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi kéo dài.
Chế độ ăn uống hợp lý sau sinh để vừa có sữa cho con bú, vừa bổ sung đủ vitamin cho mẹ và con, phục hồi lại sức khỏe cũng là điều mà mẹ nên lưu ý. Mẹ nên vẫn duy trì uống bổ sung dưỡng chất và vitamin cần thiết. Chế độ ăn uống bổ sung canxi, sắt rất cần thiết không chỉ cho mẹ bầu mà cả bà mẹ sau sinh.
Theo Phunutoday.vn
The post Cách giảm đau lưng khi bế bé appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bí quyết giảm đau lưng cho mẹ bầu

Bụng bầu ngày một to sẽ gây sức ép lên lưng khiến lưng bạn đau nhức và mệt mỏi. Để giảm bớt sự căng thẳng cho vùng lưng trong thai kỳ, bạn hãy áp dụng vài mẹo nhỏ dưới đây.

1. Nằm nghiêng với gối kẹp giữa chân

Ngủ ở tư thế này sẽ cho phép xương sống của bạn ở vị trí tự nhiên nhất  Bạn nhớ nằm nghiêng về bên trái để giúp tăng cường lưu thông máu.

bi-quyet-giam-dau-lung-cho-me-bau

Nằm nghiêng bên trái là tư thế tốt nhất cho bà bầu. (Ảnh minh họa)

2. Mát-xa

Biện pháp mát-xa nói chung đều tốt cho những ai bị đau lưng. Ngay cả khi bạn đang mang thai, mát-xa là một lựa chọn điều trị đau lưng an toàn.

3. Chọn những đôi giày thoải mái

Bạn hãy tránh xa những đôi giày cao gót không an toàn đi. Thay vào đó nên chọn những đôi giày đế bằng có miếng lót bên trong chắc chắn.

4. Giữ đúng tư thế

Khi đang bầu bí, việc giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đi bộ là rất cần thiết, vì nếu bạn thay đổi trọng tâm sẽ dồn áp lực lên lưng làm lưng đau mỏi. Hãy sử dụng các dụng cụ đỡ khi ngồi ghế như thắt lưng hỗ trợ, một quả bóng mềm hay một chiếc khăn tắm được gấp cuộn lên.

bi-quyet-giam-dau-lung-cho-me-bau

Khi đang bầu bí, việc giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đi bộ là rất cần thiết. (Ảnh minh họa)

5. Tránh nhấc những vật nặng

Nếu bạn bắt buộc phải nhấc đồ, mẹ bầu đừng đừng cúi lưng và nâng đồ lên bằng xương sống. Khi bạn tăng cân, với những đồ có cân nặng lớn bạn phải hạn chế hết mức. Lắng nghe cơ thể và cẩn trọng nếu bạn thấy quá sức.

6. Giúp lưng khỏe bằng luyện tập

và bơi lội là hai cách tập giúp bạn tăng cường sức khỏe và kiểm soát việc tăng cân khi mang thai. Đặc biệt bơi giúp bạn được thả lỏng mình, không phải mang một trọng lượng lớn trên các khớp xương, nhưng vẫn giúp các cơ được săn chắc qua vận động.

7. Nhận biết mức độ đau

Nếu những cơn đau lưng vẫn tiếp tục hành hạ bạn sau khi sinh, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn chữa trị kịp thời. Nhớ rằng những triệu chứng đau và đau thực sự kéo dài là hoàn toàn khác nhau.

Theo Afamily.vn

Giảm đau lưng bằng thuật nắn xương khéo léo

Thuật nắn xương khéo léo có thể làm giảm cơn đau lưng dưới mãn tính nên được xem là một biện pháp điều trị bổ sung, theo Reuters ngày 25.3.

Tiến sĩ John Licciardone và các đồng nghiệp tại Trung tâm Sức khỏe, Trường đại học North Texas (Mỹ) nghiên cứu 455 bệnh nhân mắc chứng đau lưng dưới mãn tính.

Họ ngẫu nhiên chia đối tượng vào nhóm trị liệu bằng thuật nắn xương khéo léo (osteopathic manipulation) hoặc giả vờ trị liệu bằng thuật trên.

giam-dau-lung-bang-thuat-nan-xuong-kheo-leo

Đau lưng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống – Ảnh: Shutterstock

Thuật nắn xương khéo léo bao gồm chỉnh khớp bị trật, làm dịu những cơ vận động quá mức và xoa bóp nhẹ nhàng các mô mềm.

Sau 8 tuần, 63% đối tượng được trị liệu bằng thuật nắn xương khéo léo cho biết giảm được cơn đau lưng ở mức độ vừa phải. Trong số này, có 50% trường hợp cho biết giảm được ít nhất một nửa cơn đau.

Ở nhóm được trị liệu giả vờ, 46% cũng giảm được cơn đau ở mức độ vừa phải, trong đó có 35% giảm được một nửa cơn đau.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, trị liệu bằng thuật nắn xương khéo léo có thể là một lựa chọn để làm giảm cơn đau lưng dưới mãn tính, đặc biệt là ở những bệnh nhân vẫn không giảm được cơn đau sau khi đã dùng thuốc giảm đau.

Bệnh nhân nên thử điều trị bằng thuật nắn xương khéo léo trước khi áp dụng các biện pháp điều trị khác, chẳng hạn như tiêm steroid vào lưng, theo tiến sĩ Licciardone, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Nghiên cứu được công bố trên Annals of Family Medicine.

(Theo Thanhnien)

13 lưu ý giúp bảo vệ lưng

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiTheo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chính khiến bạn bị đau lưng hay nguy hiểm hơn là mắc phải các căn bệnh về cột sống, là do việc thiếu vận đông, ngồi sai tư thế… Để bảo vệ và giúp lưng luôn khoẻ mạnh, bạn cần làm theo những hướng dẫn đơn giản dưới đây.

1. Đứng

Khi đứng bạn nên đứng một chân ở trước, một chân ở sau, đầu gối có thể hơi khụy xuống hoặc thẳng gối đều được.Cách đứng này sẽ giúp giảm sức ép và nén lên lưng.

2. Ngồi

Khi ngồi bạn nên đặt đầu gối hơi cao hơn so với hông để tạo lực đỡ cho phần lưng phía dưới. Hãy ngồi đúng tư thế, thay vì ngồi vẹo vọ, bạn hãy ngồi thẳng, cố gắng giữ đầu thẳng với cột sống, đùi vuông góc với thân và cẳng chân, hai vai cần bằng.

3. Khi với tay

Nếu muốn với một vật gì đó ở trên cao, bạn hãy đứng lên trên một chiếc ghế đẩu vững chãi và lấy xuống vật mình cần. Lưu ý chỉ nên với những vật mà bạn có khả năng với được, không nên cố với lấy những vật mà ở xa bạn hoặc bạn khó có thể với tới được.

4. Mang vác vật nặng

Khi mang vác vật nặng, đơn giản nhất là bạn hãy vác chúng trên lưng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên vác những vật nặng vừa phải, không nên cố mang những vật quá nặng, sẽ rất gây gại cho lưng.

5. Khi nâng nhấc

Khi muốn nâng nhấc một vật nặng, bạn hãy  quỳ một đầu gối xuống, dùng lực để nhấc vật nặng lên. Khi nâng bạn nên dùng lực của tay và chân thay vì dùng lưng.

6. Khi ngủ

Bạn nên đặt 2 chiếc gối dưới mỗi đầu gối để giảm sức nặng. Tư thế ngủ cũng rất quan trọng, nó có những ảnh hưởng trực tiếp đến lưng của bạn. Các chuyên gia khuyên bạn không nên nằm sấp bởi như vậy nó sẽ tạo sức ép đối với cổ và lưng.

Gối đầu cũng có những ảnh hưởng tới lưng, nếu chiếc gối quá cao sẽ gây mỏi lưng. Bên cạnh đó, một số người không quen ngủ với một chiếc gối quá cứng hay quá mềm. Hãy chọn cho mình một chiếc gối có độ mềm, cứng thích hợp và cao vừa phải.

Nếu bạn dùng loại đệm quá mềm cũng sẽ khiến vùng lưng bạn bị trũng xuống khi nằm, ảnh hưởng đến cột sống và khiến chứng đau lưng trở nên tệ hơn. Nên chọn loại nệm có độ lún vừa phải, không quá cứng hay quá mềm, độ cao khoảng 10cm, để đảm bảo phần lưng bạn được thẳng khi nằm.

7. Khống chế cân nặng

Tăng cân hay dư thừa cân nặng đều gây nên những ảnh hưởng xấu đối với lưng của bạn. Vì thế việc kiểm soát và khống chế được cân nặng không chỉ giúp bạn có được một vóc dáng đạt chuẩn mà còn có lợi cho sức khoẻ nói chung và lưng nói riêng.

8. Tránh xa thuốc lá

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người hút thuốc lá sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh về lưng hơn so với những người bình thường khác. Lý giải cho điều này các chuyên gia cho rằng, chất nicotine trong thuốc lá chính là 'thủ phạm' cản trở quá trình lưu thông máu tới các đĩa đệm của cột sống. Vì thế, bằng mọi cách bạn nên từ bỏ và tránh xa thuốc lá.

9. Giảm đau lưng không dùng thuốc

Để làm dịu cảm giác bị đau lưng bạn hãy dùng một túi đá để chườm vào lưng, cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình hình. Ngoài ra bạn chỉ cần thực hiện các động tác đơn giản như duỗi người, vươn vai, duỗi thẳng người, cảm giác đau sẽ phần nào giảm bớt.

Tập Yoga cũng là liệu pháp rất hữu hiệu, bạn hãy ngồi xếp bằng, thở ra, toàn thân gập về phía trước, trán chạm sát mặt sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra phía trước. Nhắm mắt, thư giãn hai vai. Giữ tư thế này trong 1 phút. Sau đó hít thở sâu, trở về tư thế ban đầu. Lặp lại vài lần.

Lắc vai là động tác giúp giảm sự căng nhức các cơ bắp vùng lưng trên. Đứng thẳng, đan hai tay sau gáy, lắc hai vai lên, xuống 8 lần

10. Tập luyện

Tập luyện giúp cho lưng không bị mệt mỏi, giảm cảm giác đau lưng. Khi lựa chọn các bài tập bạn nên chú trọng đến các bài tập kéo căng, có sức bền. Việc luyện tập cần được duy trì và kéo dài đều đặn, đừng đợi đến khi gặp rắc rối với lưng rồi mới bắt đầu tập luyện.

11. Ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ  chất dinh dưỡng cũng rất cần thiết trong việc cải thiện kết cấu và cấu trúc của bộ xương trong cơ thể (trong đó có xương sống).

12. Không ngồi lâu

Không nên ngồi trong một thời gian dài, mà không vận động hay nghỉ ngơi.

13. Kiểm tra định kỳ

Thường xuyên kiểm tra cột sống, để kịp thời phát hiện những bất thường và ứng phó kịp thời.

(VTC)