Lưu trữ cho từ khóa: giải nhiệt

Bài thuốc giải nhiệt, thanh lọc cơ thể mùa hè

Mùa hè nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi. Một số cách làm dưới đây sẽ giúp bạn đọc có những ly nước mát “giải nhiệt” hoặc “thanh lọc” cơ thể.

Chống say nắng, nóng

- Lá tre: Dùng lá tươi có tác dụng hạ nhiệt, chống say nắng, lợi tiểu. Liều dùng 15 – 20g.

- Cúc hoa vàng, có tác dụng hạ nhiệt, giải độc, chống đau đầu do cảm cúm, tốt cho thị lực. Liều dùng 10 – 12g.

- Hương nhu tía: Dùng tươi hay khô (liều thấp hơn), trị cảm sốt, đau mỏi cơ do cúm, tác dụng ra mồ hôi. Liều dùng từ 10 – 12g.

- Thân cây mía: Có tác dụng hạ nhiệt, giải khát, lợi tiểu, chống nôn, dùng đun chung với các vị thuốc khác cho dễ uống. Liều dùng 15 – 20g.

Phòng trị bệnh hô hấp (viêm mũi – họng, chống ho)

- Vỏ quýt (trần bì): Tác dụng loãng và tiêu đờm, chống đầy hơi, giảm ho, kích thích tiêu hoá. Liều dùng 8 – 10g.

- Cây thuốc giòi (bọ mắm): Dùng toàn cây tươi, có tác dụng giải khát, trừ đờm, lợi tiểu, chống viêm. Liều dùng 20 – 30g.

- Sâm đại hành: Dùng thân hành (củ) tác dụng chống ho, cầm máu, kháng khuẩn, tiêu viêm. Liều dùng 15 – 20g.

bai-thuoc-giai-nhiet-thanh-loc-co-the-mua-he

Phòng rối loạn tiêu hóa

- Cam thảo nam (cam thảo đất): Toàn cây dùng tươi, có tác dụng hạ nhiệt, kích thích tiêu hoá, giải độc. Liều dùng 8 – 12g.

- Sả: Dùng toàn cây tươi hoặc khô, tác dụng kích thích tiêu hoá, chống đầy hơi, cầm nôn. Liều dùng 8 – 10g.

- Gừng: Thân rễ dùng tươi hoặc khô (liều thấp), tác dụng kích thích tiêu hoá, loãng đờm, chống nôn, chống viêm, phòng say tàu xe. Liều dùng 4 – 6g.

- Lá muồng trâu (khi bị táo bón): Dùng lá tươi, có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, lợi tiểu. Liều dùng 10 – 15g.

Tăng bài tiết nước tiểu

- Cây mã đề giúp hạ nhiệt, thông tiểu tiện, chống phù thũng. Liều dùng 10 – 20g.

- Râu bắp có tác dụng làm lợi, tăng tiết mật, chống viêm đường tiểu, cầm máu. Liều dùng 20 – 30g.

- Cỏ tranh: Dùng rễ, tác dụng lợi tiểu, hạ nhiệt, cầm máu, giảm đau. Liều dùng 20 – 30g.

Tăng sức đề kháng

- Đinh lăng lá nhỏ: Lá có tác dụng tiêu thực, kích thích tiết sữa, chống viêm, tăng sức đề kháng. Rễ được dùng làm thuốc bổ, chống suy nhược. Liều dùng 10 – 20g.

- Lá và quả dâu tằm ăn: Có tác dụng hạ nhiệt, loãng đàm, chống đau mỏi, tăng sức đề kháng, ổn định đường máu. Liều dùng 10 – 20g.

- Bố chính sâm: Dùng rễ tươi hoặc khô, tác dụng hạ nhiệt, giúp tiêu hoá, giải khát, chống ho, tăng sức đề kháng. Liều dùng 15 – 20g.

Liều lượng chung cho mỗi loại dược liệu nếu tươi từ 20 – 30g (khoảng một nắm tay) nếu khô từ 12 – 15g (một nhúm tay); có thể nấu chung khoảng 3 loại dược liệu đun với 2 – 2,5 lít nước sôi còn 1,5 – 2 lít, uống trong ngày, không nên dùng kéo dài từ ngày này qua ngày khác.

Theo Kienthuc.net.vn

Món ăn giải nhiệt cho ngày hè

(Webtretho) Mùa hè sắp đến, thời tiết thường trở nên oi bức khó chịu. Bạn đã tìm được món ăn giải nhiệt, thanh mát nào cho mình và cả nhà chưa? Không hề khó và cũng không mất quá nhiều thời gian để bạn chuẩn bị, Mua Gì? Ở Đâu? xin giới thiệu với bạn cách làm vài món giải nhiệt theo kinh nghiệm của các mẹ của Webtretho nhé!

Ảnh Internet

Chè long nhãn hạt sen thơm ngon giải nhiệt theo công thức của Mẹ Cáo

Nguyên liệu

- Nhãn lồng quả to, cùi giòn: 0,5kg. (Nếu không có nhãn tươi bạn có thể mua nhãn khô, trước khi nấu bạn ngâm nước cho nhãn nở ra là được.)
- Sen tươi đã đục bỏ tim sen: 200gr;
- Đường: 400gr;
- Muối.

Cách chế biến

Bước 1: Rửa sạch hạt sen, bỏ vào nồi đổ ngập nước ninh cho nhừ;

Bước 2:
- Vớt hết hạt sen ra, cho nồi nước sen lên bếp;
- Cho một thìa cà phê muối vào, rồi cho đường từ từ, vừa cho đường vừa nếm theo khẩu vị. Bạn nên nêm hơi nhạt hơn một tí vì sau khi cho nhãn vào chè sẽ ngọt hơn;
- Tắt bếp, mở vung cho nước chè nguội đi;

Bước 3: 
- Bóc nhãn nhẹ tay, khéo léo tách cùi nhãn ra khỏi vỏ và hột mà không làm cho cùi nhãn rách rời ra;
- Nhãn bóc xong thì dùng một hạt sen nhét vào chính giữa;

Bước 4:
- Bỏ long nhãn nhân hạt sen vào nồi nước sen đun sôi lên rồi tắt bếp;
- Bạn múc ra bát hay ly, cho thêm nước dừa và ít dừa bào lên trên và thưởng thức!

Các gian hàng tại Mua Gì? Ở Đâu? mà bạn có thể tìm mua long nhãn và hạt sen:

1st_temptale-long nhãn, hạt sen Hưng Yên
Metuanlonghy_Chuyên long nhãn Hưng Yên
Hạt sen tươi kamezoco09
Hạt sen tươi đặc sản Huế

Sương sáo hạt é

Bạn chỉ cần 10 phút với các nguyên liệu là hạt é và bột sương sáo là đã có ngay món ăn thanh mát, giải nhiệt:

Rất đơn giản, hạt é bạn ngâm với một ít nước ấm cho nở ra. Bắc nồi nước, cho bột sương sáo vào khấy đều cho bột tan sau đó tắt bếp để nguội. Khi nguội, sương sáo sẽ đông lại, bạn cắt ra cho hạt é và đường vào, thêm ít đá là hoàn tất.

Gian hàng thạch sương sáo Thuận Phát
Hạt đười ươi_Hạt é bài thuốc quý
Shop thạch rau câu hạt é

Các thức uống pha với nước nóng

Bạn không có nhiều thời gian để thực hiện các món trên thì có thể giải nhiệt cơ thể với những thức uống cực kỳ đơn giản như bột sắn dây, chè vằng, bột sâm, chè thanh nhiệt… Bạn chỉ cần pha với nước nóng, cho thêm một vài viên đá lạnh là có thể uống giải khát ngay.

Chè thanh nhiệt gia chuyền
Bột sắn dây ướp hoa bưởi_silever-moon
Shop lemanhhung0302 chuyên bột sắn dây nguyên chất
Bột sắn dây Phúc Tích
Chè vằng khô mebe_luna
Chè vằng Hà Nôi Mr_tea

Giải nhiệt với rau muống

Các món ăn được chế biến từ rau muống như: luộc, xào tỏi, nấu canh, cuốn cá nục hấp… đều rất ngon, có tính giải nhiệt nên được nhiều người thích.

Rau muống còn gọi là rau bìm bìm nước, có hai loại: rau muống nước (trồng bằng cách cắt cọng già rồi trồng thả trên nước) và rau muống cạn (trồng bằng hạt theo luống đất cạn, thường bò trên đất, thân rỗng, dày, có đốt, mặt ngoài nhẵn). Trong rau muống có chứa 92% nước, các chất protit, gluxit, xenlulozơ, tro, can xi, photpho, sắt, caroten, vitamin, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2 …, và nhiều chất nhầy.

rau-muong
Ảnh: K.Vy

Rau muống có tác dụng chống táo bón. Khi bị sốt cao, khó thở có thể dùng thân rau muống với mướp đắng và lá xoan giã nát đắp lên ngực hoặc lên trán để hạ nhiệt. Khi bị “giời leo” nên dùng đọt rau muống, lá vòi voi, mỗi thứ 5-10 đọt, giã nát rồi đắp lên chỗ viêm loét. Đặc biệt, trong ngọn rau muống còn có một chất giống như insulin, vì vậy những bệnh nhân đái tháo đường nên ăn 5-10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.

(Theo Thanhnien)

Những điều cấm kỵ khi ăn dưa hấu

Dưa hấu là trái cây được nhiều người ưa thích, nhất là trong mùa hè nóng bức. Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt, giảm bồn chồn, khát... Dưa hấu rất tốt cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, cũng có một số điều cấm kỵ khi ăn dưa hấu:

Bệnh nhân suy thận

Đối với những người bị suy thận, chức năng của thận giảm đi rất nhiều, vì vậy họ thường bị phù ở chân tay hơn so với cơ thể. Nếu những bệnh nhân này ăn dưa hấu quá nhiều, cơ thể sẽ thừa quá nhiều nước mà không thể thải ra ngoài kịp thời. Trong trường hợp này, lượng nước dư thừa sẽ được lưu trữ trong cơ thể, sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng phù nề, thậm chí cũng có khả năng gây suy tim cấp tính. Do vậy, bệnh nhân suy thận nên ăn ít hoặc không ăn dưa hấu.

Bệnh nhân bị loét miệng

Theo Y học cổ truyền cho rằng, loét miệng là do sự thiếu hụt nhiệt bên trong. Dưa hấu có thể thông đường tiểu, do đó, nếu bệnh nhân loét miệng ăn dưa hấu quá nhiều, nó có đẩy rất nhiều nước ra khỏi cơ thể, trong khi nước này là cần thiết cho sự phục hồi của loét miệng, và điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường

Dưa hấu có chứa khoảng 5% carbohydrates, hầu hết trong số đó là sucrose, glucose và fructose. Do vậy, ăn dưa hấu sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng. Những người khỏe mạnh có thể tiết ra insulin kịp thời, để giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Tuy nhiên với các bệnh nhân tiểu đường thì khác. Nếu họ ăn quá nhiều dưa hấu trong một thời gian ngắn, nó không chỉ sẽ làm tăng lượng đường trong máu mà còn có thể dẫn đến nhiễm axit do rối loạn chuyển hóa, mà thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Do vậy những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều dưa hấu vì có thể là nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng thêm.

Bệnh nhân dạ dày

Dưa hấu có tác dụng lợi tiểu, nếu ăn nhiều dưa hấu có thể làm cho toàn bộ phần nước cần thiết để phục hồi chỗ viêm loét bị đào thải ra ngoài, tình trạng bệnh thêm kéo dài.

Không ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn

Dưa hấu có chứa một số lượng lớn nước, nó sẽ pha loãng nước trái cây tiêu hóa trong dạ dày. Do vậy, ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

Phụ nữ mang thai

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường. Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh.

Dưa hấu rất tốt cho sức khỏe nhưng nó là thực phẩm tính hàn, vì vậy không nên ăn quá nhiều. Nếu không nó sẽ gây ra tiêu chảy, căng bụng, chán ăn… Dưa hấu phần lớn là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù là cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Theo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe, bất kỳ thời tiết nào mùa đông giá rét hay trong mùa hè oi bức, giai đoạn đầu của cảm cúm đều là giai đoạn biểu hiện nên mức độ bệnh vẫn chưa quá nghiêm trọng, có thể lợi dụng điều đó để điều trị kịp thời ngay từ lúc bệnh mới phát sinh. Bởi nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng và khó có thể điều trị triệt để thậm chí để lại những di chứng xấu.

(Theo VnMedia)

Quán quân “Ai bén nhạy hơn” sẽ thuộc về ai?

“Các em học sinh háo hức tham gia cuộc thi vì đây là dịp được thể hiện kiến thức đã học và rèn luyện khả năng linh hoạt nhạy bén hơn trong cách xử lý tình huống thực tế.” Đó là lời chia sẻ của anh Thái Xuân Toàn – Phụ trách Đội trường tiểu học Bình Tiên, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh về những điều mà cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?” đem lại.

Ảnh được cung cấp bởi Dutch Lady

Vòng sơ kết với những trải nghiệm lý thú

Vòng sơ kết cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?” giống như một luồng gió mới khuấy động khắp các trường tiểu học trên toàn quốc trong suốt 5 tuần qua. Chỉ cần tạo cho mình một tài khoản trên website chính của cuộc thi www.aibennhayhon.com, tất cả các em học sinh trong độ tuổi tiểu học đều có thể tham gia.

Ở đó, các bé hoá thân thành những nhân vật thú vị như chú khỉ con bị lạc đường, chú rùa năng động đi bắt sinh vật phù du dưới biển… Những chủ đề xoay quanh cuộc thi được các em học sinh bàn tán sôi nổi mỗi ngày đến lớp. Làm thế nào để giúp chú khỉ con vượt qua các thử thách, tìm được đường về nhà? Bé làm gì để giúp bác nông dân bảo vệ được vườn cây của mình trước sâu bọ, thời tiết xấu? Những trò chơi sinh động của cuộc thi khiến các em học sinh vô cùng thích thú vì các em vừa được chơi, vừa có dịp vận dụng kiến thức được học từ sách giáo khoa. Từ đó, các em có thể linh hoạt hơn nếu gặp các trường hợp này trong thực tế: chẳng hạn như việc sử dụng vật dụng nào để chắn gió, che mưa cho cây; khi mùa hè nóng bức, các bé biết được những điều gì cần làm và không nên làm, các thức uống đơn giản nào giúp cơ thể giải nhiệt tốt.

Những gương mặt nổi bật

Qua vòng thi tuần, thầy cô giáo và các em học sinh trường Bình Tiên, quận 6, rất phấn khởi vì Thi Toàn Nguyên, học sinh giỏi của trường đã lọt vào danh sách những em học sinh có điểm cao nhất của tuần. Khi được hỏi về quá trình dự thi của mình, Toàn Nguyên bày tỏ sự phấn chấn: “Những phần thi là các trò chơi sinh động khiến em cảm thấy rất thoải mái, không bị áp lực. Đồng thời, em cũng rất hồi hộp vì đây không giống như những trò chơi thông thường mà em còn phải áp dụng những kiến thức đã biết vào thực tế và phải trả lời chính xác trong thời gian ngắn nhất.” Toàn Nguyên, thích nhất trò chơi “đi siêu thị”. Từ trò chơi này, Toàn Nguyên học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống thực tế. Cuộc thi mang đến cho Toàn Nguyên cơ hội thể hiện khả năng tư duy nhạy bén, cân nhắc tính toán khi đi mua hàng, đồng thời rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính mà hàng ngày em ít có cơ hội được tiếp cận.

Võ Trần Thảo Nguyên, học sinh lớp 5B trường Trần Hưng Đạo, Tp.Quảng Ngãi, chia sẻ đôi lúc em cũng cần đến sự hỗ trợ của mẹ mình đối với những phần thi khó. Tuy nhiên, mẹ em chỉ đưa ra những gợi ý để từ đó em có quyết định trả lời của riêng mình. Qua trò chơi này, Thảo Nguyên nhận thấy chỉ sau một vòng thi sơ kết mình đã biết thêm nhiều kiến thức, cảm thấy tự tin và linh hoạt hơn trong những tình huống khó khăn. Mẹ em kể hôm rồi khi dẫn em đi siêu thị, em đi lạc nhưng không khóc òa như mọi khi mà đã biết chủ động tìm đến cô thu ngân nhờ giúp đỡ; hoặc khi nhà hết thức ăn mà mẹ ở cơ quan thì em biết chạy sang quán cô Bảy gần nhà để mua bánh, mỳ tôm… để ăn chứ không để bụng đói đợi mẹ về.

Năm tuần đầu tiên của vòng sơ kết cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?” đã trôi qua với sự tham gia nhiệt tình của đông đảo các bạn học sinh tiểu học trên toàn quốc. Hai tuần còn lại của vòng sơ kết chính là cơ hội dành cho các bạn học sinh khác được thể hiện những kiến thức mà mình đã học, thi tài cùng bạn bè đồng trang lứa, rèn luyện khả năng bén nhạy và trở thành quán quân “bén nhạy nhất” của cuộc thi bổ ích này.

Từ thực trạng trẻ em tiểu học ở Việt Nam thiếu linh hoạt và nhạy bén trong phân tích và giải quyết vấn đề, nhãn hàng School Smart Cô gái Hà Lan đã khởi xướng cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?” qua website www.aibennhayhon.com với phương châm góp phần phát triển khả năng nhạy bén trong tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề cho trẻ. Bên cạnh đó, sữa School Smart với sự bổ sung omega 3 và omega 6 cũng chính là người bạn dinh dưỡng cần thiết, đồng hành và góp sức cùng các em học sinh vượt qua tất cả các vòng thi của cuộc thi này.

 

Với tư duy nhạy bén, bé sẽ là quán quân cuộc thi Búp Măng Xinh 2012 với chủ đề “Ai bén nhạy hơn?” (Ảnh do Dutch Lady cung cấp)

Giải nhiệt cho da mặt trong ngày hè nắng nóng

Nếu khi khát bạn cần uống nước thì làn da của bạn cũng có nhu cầu làm mát khi trời nắng nóng.

Không cần những loại mỹ phẩm đắt tiền, bạn hãy thử "chiều chuộng" làn da của mình trong những ngày hè oi ả bằng những công thức "siêu dễ" thực hiện nhưng cực kì hiệu quả dưới đây nhé!

Làm mát da bằng nước đá

Nếu nhà bạn có tủ lạnh, hãy chế những viên đá từ nước lá trà xanh hoặc là bạc hà đun sôi để nguội.  Những viên đá lạnh buốt này sẽ làm da được thư giãn, mát hơn, trẻ hoá làn da, xoá đi những vết nhăn, và làm ửng hồng đôi má của bạn.

Lấy một cục đá kích cỡ vừa phải, chà vào mặt và cổ theo các hướng khác nhau, sau đó lau khô bằng khăn lông mềm và bôi kem dùng cho ban ngày mà bạn vẫn sử dụng. Da bạn sẽ được thư giãn sâu và làm mát đến tận cùng.

Rau diếp cá

Diếp cá là loại thảo dược lành tính quen thuộc và dễ kiếm tìm. Rau diếp cá có thể ăn sống, ép lấy nước hoặc làm rau gia vị trong các món ăn đều mang lại tính thanh nhiệt và có khả năng giải độc cho cơ thể.

Ngoài tác dụng làm mát da và điều tiết lượng dầu thừa trên da, rau diếp cá còn có khả năng thanh lọc và thải độc làm thông thoáng các lỗ chân lông.

Rau diếp cá rửa sạch, cắt nhỏ, đem xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn, lấy cả nước và cái của rau trộn thêm  1 – 2 thìa tinh dầu ôliu. Rồi thêm nước cốt một quả chanh tươi. Đánh đều hỗn hợp và thoa lên da chừng 20 phút. Cuối cùng rửa sạch da mặt bằng nước ấm, sau đó lại rửa bằng nước lạnh.

Cà chua

Có khả năng giải nhiệt cho da nhanh chóng, cung cấp những vitamin thiết yếu cho da để thẩm thấu và nuôi dưỡng các tế bào da.

Thành phần vitamin A, C và lycopene trong cà chua tạo thành “liên kết” bền vững giúp bảo vệ da khỏi những rắc rối như thô ráp, mụn trứng cá, nếp nhăn, chấm đồi mồi.

Cà chua chọn trái chín căng mọng, cắt lát mỏng và đắp lên da khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch da mặt bằng nước lạnh kết hợp với sữa tươi. Cảm giác mát lạnh sau đó chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Một cách khác là dùng 2 – 3 thìa nước ép cà chua trộn cùng 5 – 6 thìa nước cốt chanh, sau đó thoa đều lên khuôn mặt trong vòng 15 – 20 phút. Rửa sạch da mặt bằng nước lạnh. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy những hiệu quả bất ngờ.

Dưa chuột

Chứa đến hơn 90% là nước nên dưa chuột có tính thanh mát, có khả năng đào thải độc tố cho da. Hơn nữa dưa chuột rất lành nên nó không gây kích ứng với mọi loại da. Mặt nạ dưa chuột có thể sử dụng để “giải nhiệt” cho làn da, loại bỏ quầng thâm mắt và nuôi dưỡng làn da khô.

Cách thực hiện thật đơn giản: bạn hãy dùng dưa chuột để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng vài giờ, sau đó cắt lát mỏng đắp lên da khoảng 15 phút và rửa sạch lại bằng nước lạnh.

Một cách khác nữa là dùng nước ép 1 trái dưa chuột tươi trộn lẫn với 3 – 5 thìa nước hoa hồng, đánh đều rồi dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lên da trong vòng 15 phút. Cuối cùng rửa sạch da mặt bằng nước lạnh và lau lại bằng khăn mềm.

Chanh tươi và sữa chua

Loại mặt nạ này sẽ giúp tái tạo các tế bào da nhờ các vi khuẩn sống lên men và các axit tự nhiên, giúp cho da trở nên tươi sáng, láng mịn và hạn chế những tác động của tia UVA và UVB.

Muốn loại trừ  những tế bào da chết “định cư” trên da bạn cũng có thể sử  dụng loại mặt nạ này để có kết quả nhanh chóng.

Trộn 5 thìa sữa chua với nước ép của nửa quả chanh tươi, đánh đều và đắp lên khuôn mặt, sau khi đã rửa mặt sạch. Nằm thư giãn khoảng 10 phút rồi rửa sạch mặt lại bằng nước thường.

Giá đỗ

Là loại rau mầm có chứa nhiều vitamin A – một loại vitamin thân thiện với làn da và đôi mắt. Giá đỗ cũng có khả năng phòng chống tình trạng xuất hiện tàn nhang trên da. Với chị em phụ nữ thì giá đỗ còn là “vị thuốc” phòng chống ung thư vú, điều hòa kinh nguyệt và thanh nhiệt cho cơ thể hiệu quả.

Giá đỗ có thể ăn sống, chế biến cùng các loại thực phẩm khác hoặc sắc lấy nước uống. Để chế mặt nạ từ loại rau mầm này cũng không hề khó. Chỉ cần chọn những cọng giá đỗ tươi ngon, đem ép lấy nước và thấm lên da. Muốn có cảm giác thanh mát hơn bạn nên để nước giá đỗ đã ép trong chiếc hũ nhỏ đặt vào ngăn mát trong tủ lạnh khoảng nửa giờ trước khi sử dụng.

 (Theo Xinhxinh)

Ăn uống để chống nắng nóng

Mùa hè đến làm cho mọi người có cảm giác phấn chấn hơn... nhưng cũng khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khoẻ.

Làn da là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với ánh mặt trời và dễ bị tổn thương do tia cực tím nhất. Khi da bị phơi dưới ánh mặt trời, các phân tử đóng vai trò chủ đạo trong việc làm lão hoá da và làm phát triển các bệnh như bệnh ung thư da sẽ tăng lên gấp bội.

Để chống lại các phân tử gây hại này, làn da sẽ tự tiết ra các chất chống oxy hoá  Song điều đáng nói là khi cơ thể bị nắng chiếu vào quá lâu, nhu cầu về chất chống oxy hoá sẽ tăng lên hàng chục lần. Sự phòng vệ tự nhiên của cơ thể phải đương đầu với nhu cầu quá lớn sẽ trở nên quá tải và những tổn hại trên da bắt đầu xuất hiện.

Do vậy, vào mùa hè, chúng ta rất cần có một chế độ ăn uống hợp lý nhằm tăng cường sức khoẻ nói chúng và khả năng bảo vệ da khỏi những tác động của tia cực tím.

1. Bổ sung vitamin

Vitamin E là một trong những loại vitamin hiệu quả nhất trong việc điều trị hiện tượng bỏng da. Nó giúp tăng cường quá trình điều trị và làm vô hiệu hoá sự tăng trưởng của các phân tử gây hại cho da.

Dầu thực vật (đặc biệt là dầu dừa), rau xanh, ngũ cốc, mầm lúa, lòng đỏ trứng, hạt hạnh… chính là nguồn cung cấp vitamin E khá dào cho cơ thể.

Vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu các tế bào cháy nắng. Vitamin này có trong các loại rau xanh, cà chua, khoai tây, ớt xanh, đậu..., trái cây chua như chanh, cam, xoài, ổi...

Các loại rau có màu xanh thẫm như mồng tơi, súp lơ xanh cùng quả mơ khô và cà rốt cũng là những thức ăn tốt giúp cơ thể chống chọi được những tia mặt trời gây hại.

Khi được nuôi dưỡng tốt, làn da của bạn có thể sẵn sàng chống chọi các tia nắng mặt trời, nhưng cũng không nên ra nắng nhiều quá. Nếu bắt buộc phải ra nắng thì hãy tăng dần thời gian tiếp xúc với nắng để làn da quen dần với những tia cực tím gây hại. Đặc biệt phải nhớ thoa kem chống nắng nếu bất đắc dĩ phải ra ngoài để những căn bệnh do tia cực tím gây ra khó có thể tấn công bạn.

2. Bù nước cho cơ thể

Theo lương y Vũ Quốc Trung, khi thời tiết trời nắng nóng, mồ hôi ra nhiều sẽ khiến cơ thể mất đi muối, chất điện giải, vì vậy cần phải bổ sung lượng nước đã mất thông qua chế độ ăn uống.

Đông y quan niệm rằng: "Hãn vi tâm dịch", ý nói mồ hôi là dịch của tâm, bởi thế khi mất mồ hôi tâm dịch bị hao tổn thì chúng ta cần phải ăn uống những món có công dụng thanh nhiệt, dưỡng âm như chè đậu đen, trà mạch môn, nước ép quả lê, nước ép ngó sen, nước mơ, nước mận, nước dâu, dưa hấu...

Ngoài việc thanh nhiệt giải thử, và dưỡng âm, ăn uống trong lúc tiết trời nắng nóng cần phải hết sức chú ý tránh làm thương tổn tỳ vị. Nên chú ý dùng thêm các đồ ăn thức uống có vị chua ngọt, cay thơm để nhằm mục đích khai vị, kích thích cảm giác thèm ăn như các loại canh chua nấu từ quả sấu, me, quả dọc, tai chua, và dùng xen kẽ với các loại nước cam, nước chanh, nước mơ...

3. Bớt vị đắng, tăng vị cay  

Để bảo vệ nguyên khí, lương y Vũ Quốc Trung cũng khuyên rằng, vào mùa nóng nên bớt vị đắng, tăng vị cay để dưỡng phế khí. Căn cứ vào quy luật ngũ hành thì tâm thuộc hỏa, phế thuộc kim, hỏa khắc kim, tâm hỏa quá thịnh sẽ khắc phạt phế kim, vị đắng vào tâm, vị cay vào phế, nếu ăn thêm một ít vị cay thì phế khí sẽ được trợ dương, nếu ăn bớt vị đắng thì tâm hỏa sẽ không quá vượng mà hại phế khí.

Đông y còn một quan điểm hết sức độc đáo, đó là "Xuân hạ dưỡng dương". Mùa hạ (mùa nóng), thời tiết nóng nực tuy phải dùng nhiều đồ ăn thức uống có tác dụng thanh nhiệt giải thử (nắng), nhưng vẫn cần lấy ôn ấm làm chính để trợ giúp khí dương. Mùa hạ tuy dương khí vương thịnh bên ngoài, nhưng khí âm lại tiềm ẩn bên trong cơ thể. Nếu không biết giữ gìn dương khí trong mùa hạ nắng nóng thì mùa đông sẽ mắc nhiều bệnh tật. Phải biết thuận ứng thiên thời để bồi bổ dương khí, trừ khử âm hàn, có như vậy mới là phòng bệnh triệt để.

Bởi vậy, trong tiết trời nắng nóng của mùa hạ, việc chọn dùng một số đồ ăn uống có tính ôn bổ cũng là rất cần thiết, đặc biệt đối với những người bệnh có bệnh mãn tính và thể chất vốn suy nhược do dương khí kém.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, không vì thời tiết nóng bức mà nằm mình trần trên nền đất hoặc mặc quần áo ướt, điều này sẽ khiến chúng ta dễ mắc bệnh. Những ngày nắng nóng cần phải hạn chế hạn chế dùng nước đá lạnh vì dùng quá nhiều sẽ không tốt cho tỳ vị, và dễ bị cảm.

(Theo WPN)

7 loại rau củ giải nhiệt mùa hè

 Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình và gia đình những món ngon, mát, bổ trong những ngày hè nóng nực.

Đậu xanh: Với vị ngọt, tính mát và công năng thanh nhiệt giải độc, đậu xanh là loại thực phẩm lý tưởng vào mùa nắng nóng. Có thể dùng đậu xanh để nấu cháo, nấu chè hoặc ủ thành giá đỗ đều giữ nguyên giá trị dinh dưỡng.

Bí đao: Ngoài việc dùng phần cùi để nấu canh hay ép nước uống, bạn còn có thể tận dụng vỏ bí để sắc uống thay trà.

Dưa chuột: Vị ngọt, tính mát, lợi tiểu là những ưu thế của loại quả này. Bạn có thể ăn sống, trộn nộm, làm dưa góp hoặc muối cả trái.

Rau dền: Loại rau giúp thanh nhiệt này đặc biệt lợi đại tràng. Ngoài ra, rau dền còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi khác như sắt, canxi, vitamin C và nhiều Lysine.

Chanh: Vị chua, tính bình, giúp giải khát rất tốt vào mùa nắng nóng, nhất là với người thường bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, họng khô, miệng khát... Có thể dùng chanh tươi pha với đường làm nước giải khát, ngâm với muối hoặc làm gia vị trong bữa ăn.

Mướp đắng: Mướp đắng có vị đắng, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc. Bạn có thể ăn tươi, luộc, xào, nấu canh hoặc thái miếng, phơi khô hãm nước uống thay trà. Tuy đắng nhưng nó kích thích tiết ra insulin, người thường xuyên ăn mướp đắng cũng không bị tiểu đường.

Rau cần: Thanh nhiệt, lợi niệu, rau cần là lựa chọn lý tưởng cho người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp và bệnh lý về tuyến giáp.

(Theo Danviet)

Thức uống giải nhiệt cho mùa nóng

(Webtretho) Tiết trời nóng bức, oi ả vào mùa hè thường làm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất đi một lượng nước đáng kể. Sự mất nước sẽ dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể, phát sinh nhiệt làm cơ thể bứt rứt, nóng bức sinh ra “nội nhiệt”. Việc chọn lựa và chế biến các món nước uống đúng cách là việc rất quan trọng để giúp cơ thể giải nhiệt chống lại thời tiết nắng nóng.

Nước trái cây

Rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm rất tốt trong mùa nóng, không chỉ cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ mà còn chứa các thành phần chống oxy hóa và giúp tăng sức đề kháng. Các loại trái cây nhiều nước và ít ngọt như thanh long, bưởi, thơm, cam quýt, dưa gang... sẽ giúp hạ nhiệt tốt hơn các loại trái cây ngọt như chuối, mít, nhãn...

- Sinh tố hỗn hợp: 1 trái cam vắt lấy nước, 1 miếng thơm, 5 trái dâu cắt nhỏ, cho tất cả vào máy xay nhuyễn, thêm một ít đường, rót ra ly, uống lạnh.

- Nước chanh, cà rốt: Táo tây 1 trái gọt bỏ vỏ, cắt hạt lựu rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng 1 củ cà rốt, thêm 1 muỗng canh nước chanh vắt vào và khuấy đều, thêm một ít đường cho dễ uống. Món này dùng lạnh sẽ rất ngon, không chỉ thế còn có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, cải thiện thị lực, thích hợp với trường hợp mắt bị mệt mỏi.

webtretho_thức uống giải nhiệt

Những trái cây họ cam, quýt có khả năng giúp cơ thể bạn giải nhiệt tốt (Ảnh: Inmagine)

- Nước thơm, lê: 1/2 trái thơm gọt bỏ vỏ và mắt, thêm nước vào xay nhuyễn cùng 1 trái lê gọt vỏ, thêm chút đường hoặc mật ong vào khuấy đều với một ít muối. Món này bổ sung nước và muối khoáng, sinh tố cho cơ thể, bảo vệ làn da luôn mát mẻ trước nhiệt độ cao.

Nước thảo mộc

Sinh tố lô hội (Nha đam): Cây lô hội chứa nhiều dinh dưỡng bao gồm vitamin, khoáng chất, các amino axit… Nước uống từ cây lô hội không chỉ bổ sung năng lượng mà còn có khả năng giúp làm sạch nội tạng, kích thích bài tiết chất cặn bã và chất độc ra khỏi cơ thể. Bạn có thể gọt bỏ vỏ lô hội, ngâm với muối sau đó vớt ra cắt nhỏ, xay nhuyễn cùng chút đường, uống với đá, cũng có thể pha thêm với các loại nước khác như nước cam cho thêm mùi vị.

Nước rau má: Rau má là một loại thảo dược có tính bình, vị đắng, hơi ngọt, cây rau má chứa nhiều sinh tố, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Nước uống từ rau má giúp thanh nhiệt, giải độc, cải thiện trí nhớ; bạn có thể chế biến loại nước này rất đơn giản: rau má mua về rửa sạch, để ráo, cho vào máy xay nhuyễn với nước dừa tươi. Bạn chỉ lọc lấy nước, pha thêm đường và đá là rất ngon rồi đấy.

Diếp cá: Diếp cá là loại cây thông dụng, dễ trồng và có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Dùng diếp cá rửa sạch, ép lấy nước uống rất tốt cho cơ thể trong mùa hè nóng bức; uống nước diếp cá thường xuyên còn giúp điều hòa kinh nguyệt.

Nước ngũ cốc

Ngũ cốc thô như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, bo bo… là những thực phẩm giải nhiệt tốt do cung cấp các vitamine nhóm B, E... và chất xơ làm "thông thoáng" hệ tiêu hóa.

Sữa đậu xanh: Đậu xanh rửa sạch, cho ít nước vào nấu chín nở sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Bắc nồi lên bếp, cho phần đậu xanh đã xay và lá dứa vào nấu lại, nếu thấy quá đặc bạn có thể cho thêm nước, khi đậu xanh sôi lên bạn cho nước cốt dừa vào, thêm đường và bắc xuống là đã dùng được rồi.

Nước đậu đỏ: Đậu đỏ rất giàu vitamin B, không chỉ vậy còn chứa một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên có khả năng giải độc cao; mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng. Bạn có thể chế biến món nước này bằng cách rang vàng một nhúm đậu đỏ, cho vào ấm đun sôi, để nguội, uống thay thế nước thường. (Có thể thay đậu đỏ bằng đậu xanh, đậu đen đều được.)

Nước gạo rang: Rang một nắm gạo nếp, một ít đỗ đen (rang hơi cháy một chút), rồi đun lấy nước. Khi uống bạn pha thêm ít đường, dùng nóng hay lạnh đều được.