Lưu trữ cho từ khóa: giai đoạn dậy thì

Thực hư chuyện con gái cũng bị vỡ giọng khi dậy thì

Điều này là đúng hay sai vậy nhỉ?

Từ khi em bắt đầu bước vào tuổi dậy thì đến giờ (khoảng 2 năm), giọng nói của em không được ổn định cho lắm. Lúc thì nghe nó vẫn trầm ấm, lúc lại the thé như vịt đực (giống như hiện tượng vỡ giọng của các bạn nam vậy). Cụ thể là khi nói nhỏ thì giọng em trầm còn lớn tiếng lên một chút thì nó bị biến đổi khác hoàn toàn, trở nên khàn đặc rất khó nghe. Không những thế, cổ họng của em luôn có cảm giác bị mất nước và khô. Vì sao em là con gái mà cũng bị vỡ giọng vậy? Liệu có phải em bị mắc chứng bệnh gì kì lạ không ạ? Mong bác sĩ giải thích và hướng dẫn em cách khắc phục với ạ! Em xin cảm ơn! (hoac…@yahoo.com)

Trả lời:

Phía trước cổ họng chúng ta có một chiếc hộp được gọi là "hộp âm thanh", tên khoa học gọi là thanh quản. Nó hoạt động giống như tính năng của một dụng cụ âm nhạc với hai dây thanh âm được kéo căng dọc theo chiều cổ họng và có tính đàn hồi. Khi không khí từ phổi đi qua vùng này, các dây thanh sẽ rung lên và phát ra âm thanh. Đó chính là giọng nói của chúng ta.

Bản chất của việc vỡ giọng là do lượng hormone testosteron tiết ra trong cơ thể ở giai đoạn dậy thì làm cho dây thanh âm dày lên khiến giọng nói trở nên trầm đặc hơn.

Hormone testosteron có ảnh hưởng tới cả XX và XY nhưng hay xuất hiện ở các bạn trai nhiều hơn.

Sự thay đổi về giọng nói trong giai đoạn này có thể diễn ra rất chậm, giọng nói chỉ dần dần trở nên trầm hơn (thời gian tính theo năm). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp giọng nói bị biến đổi một cách đột ngột, nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn (khoảng vài tuần hoặc vài tháng).

Đối với XX, không phải là các em hoàn toàn không có sự thay đổi về độ trầm bổng của giọng nói mà là quá trính này sẽ diễn ra rất chậm và không rõ ràng như các bạn nam. Trong giai đoạn tuổi dậy thì, giọng nói của các bạn gái cũng sẽ có những biến đổi nhất định như: người nghe sẽ nhận rõ được cả tiếng thở, khàn khàn và cũng có khi tiếng nói trở nên sâu hơn. Ở khoảng thời gian này, các bạn nữ cũng sẽ gặp một vài khó khăn khi hát chính xác độ cao của một vài nốt nhạc.

Hiện nay em vẫn thuộc giai đoạn dậy thì vì vậy việc giọng nói của em chưa ổn định là một việc hết sức bình thường. Em đừng nên quá lo lắng để ảnh hưởng đến cuộc sống.

Ngoài ra, theo bác sĩ Mèo thì tình trạng cổ họng hay bị khô của em là do sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các chất khoáng và nước. Do đó, trong giai đoạn này em cần thiết lập một chế độ ăn uống hoàn hảo, đầy đủ chất dinh dưỡng, quan trọng nhất là luôn bổ sung đủ 2 lít nước/ngày. Nó không chỉ ảnh hưởng tới giọng nói mà còn liên quan đến sự phát triển vóc dáng và thể trạng sức khỏe của em về sau nữa.

Chúc em luôn vui vẻ và khỏe mạnh!

Meo.vn (Theo Kenh14)

Bạo lực gia đình tác động đến thai nhi

Mức độ stress cao trong thời gian mang thai có thể khiến thai nhi mang những “vết sẹo” tinh thần trong suốt cuộc đời, theo kết quả nghiên cứu mới được công bố.

Các nhà nghiên cứu tin rằng những khủng hoảng ở bà mẹ có thể tạo dấu ấn tiêu cực lên não của thai nhi, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc đối đầu với những thử thách sau này.

Đội ngũ nghiên cứu đã tiến hành điều tra 25 bà mẹvề việc họ có chịu stress ở mức độ cao do các hành động bạo hành của bạn trai hay chồng trong thời gian mang thai hay không, và sau đó họ được yêu cầu đánh giá mức độ tình cảm của mình. Những phụ nữ này tiếp tục kiểm tra hành vi ở những đứa con của mình trong độ tuổi từ 9 đến 19 tuổi.

Loại gene chi phối các hành vi này – được gọi là gen cảm thụ glucocorticoid – có liên quan đến phản ứng của não với stress.

Những nhà nghiên cứu của Đức phát hiện rằng loại gene này ít hoạt động hơn nhiều ở những đứa trẻ có mẹ bị bạo hành khi đang mang thai. Bạo hành xảy ra sau khi mang thai không ảnh hưởng đến cách loại gene này hoạt động trong não trẻ.

Helen Gunter, thuộc Đại học Konstanz, cho biết: “Điều này làm thay đổi cách con người phản ứng lại stress và khả năng xử lý stress của họ có thể bị giảm”.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy trẻ em có bố mẹ bị bạo hành thường dễ bị trầm cảm hơn trong cuộc sống sau này. Bác sĩ Gunter cho biết nghiên cứu này chỉ tập trung vào mức độ stress cao gây ra bởi bạo hành gia đình.

Bạo lực gia đình tác động đến thai nhi, Bà bầu, bao luc gia dinh, thai nhi, suc khoe thai nhi, mang thai, ba bau,

Mâu thuẫn vợ chồng sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. (Ảnh minh họa)

“Chúng tôi không tập trung vào các loại stress gây ra bởi công việc hoặc các vấn đề gia đình thường ngày”, bà nói thêm, “Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi rất chuyên biệt”. Những nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ phụ thuộc vào ký ức về việc bị bạo hành của những người mẹ cách đây 10 hoặc 20 năm. Và nó không chứng minh chắc chắn rằng bạo hành đối với phụ nữ đang mang thai có gây ra những thay đổi ở não trẻ hay không – nó chỉ chứng minh rằng có một sự liên quan giữa hai vấn đề này.

Bác sĩ Carmine Pariante, thuộc Viện tâm thần học tại Đại học Kings College London, cho biết: “Nghiên cứu này xác nhận rằng những năm nền tảng đầu đời của trẻ bắt đầu lúc trẻ chưa được 9 tháng tuổi”. Chúng ta đã biết được rằng stress và trầm cảm của người mẹ trong thời gian mang thai sẽ tác động lên con của họ, ảnh hưởng đến hành vi của trẻ trong giai đoạn dậy thì và khả năng điều chỉnh phản ứng của trẻ đối với stress.

Nghiên cứu này cho thấy gene cảm thụ glucocorticoid, chịu tác động của sự thay đổi sinh học chính là yếu tố góp phần vào điều chỉnh hành vi của trẻ.

Nghiên cứu còn xác nhận rằng trong quá trình mang thai, trẻ sẽ rất nhạy cảm đối với môi trường tâm lý của người mẹ - nhạy cảm hơn nhiều so với giai đoạn trẻ đã được sinh ra.

Xử lý stress và trầm cảm trong thời gian mang thai là chiến lược quan trọng đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ về mặt y tế và xã hội.

Meo.vn (Theo Tạp chí Làm đẹp)

Ðái tháo đường trẻ em, những điều nên biết

Đái tháo đường trẻ em (ĐTĐTE) là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Khoảng 90% ĐTĐTE là týp 1, số còn lại là ĐTĐ týp 2, thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác như HC Prader-Willi, Laurence –Moonbiedl...

Nguyên nhân ĐTĐ ở trẻ em thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tuỵ làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán ĐTĐ càng sớm càng tốt. ĐTĐTE không được uống các loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị bằng insulin, trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử vong.


Tế bào bêta tuyến tụy tiết ra insulin điều hòa đường huyết.

Làm thế nào để biết trẻ mắc ĐTĐ?

Để khẳng định trẻ có mắc ĐTĐ hay không, cần phải có các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác để tránh việc điều trị sai. Việc chẩn đoán gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng nên bệnh chỉ được phát hiện khi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán và dự phòng bệnh trong thời gian tới.

Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng với hai đặc điểm lâm sàng là:

Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.

Khởi phát từ từ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.

Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu & niệu để phát hiện bệnh ĐTĐTE khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.

Giai đoạn thuyên giảm một phần “tuần trăng mật”: Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30-60% trẻ em có giai đoạn thuyên giảm bệnh sau 1-6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó, với bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ, phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng đầu điều trị insulin.

Giai đoạn ĐTĐ vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá huỷ, thiếu insulin toàn bộ: Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm: ít gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi và thường bị ĐTĐ khi dậy thì 10-14 tuổi.

Điều trị như thế nào?

Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn định trong giới hạn cho phép từ 4-7 mmol/l vào ban ngày và 4-9 mmol/l vào ban đêm. HbA1C < 7 %; trẻ tăng cân đi học được; phát triển thể lực và sinh dục bình thường; hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị. Do đó, cần phải có kế hoạch khám và điều trị rất chặt chẽ cho trẻ.

Chế độ ăn cho trẻ mắc ĐTĐ

Chế độ ăn của trẻ bị ĐTĐ không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.

Dự án Phòng chống bệnh đái tháo đường

Meo.vn (Theo SKĐS)

Buồng trứng có bao nhiêu trứng?

Nhiều em đã gửi thư đến hỏi chúng tôi rằng các em đã đọc trên các sách báo và hiểu rằng khi thiếu nữ có kinh, cũng là lúc trứng rụng, vậy bao nhiêu lâu thì trứng sẽ rụng hết, về già trứng có còn nữa không...? Đó là những băn khoăn của nhiều bạn gái đến tuổi trưởng thành.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Đối với đàn ông, tinh trùng được sinh ra hằng ngày và kéo dài đến gần hết cuộc đời. Thế nhưng ở phụ nữ ngay từ khi mới sinh ra đã có một số lượng trứng nhất định (1-2 triệu trứng) trong buồng trứng, đến giai đoạn dậy thì có khoảng 3-4 triệu trứng, trứng lúc này được gọi là trứng chưa trưởng thành. Khi đến giai đoạn trưởng thành, chỉ còn lại khoảng 300.000 trứng phát triển để trở thành tế bào trứng trưởng thành hoặc nang noãn bào (nang Graff).

Phụ nữ trưởng thành mỗi tháng có một trứng chín và rụng, trong cả cuộc đời sẽ có khoảng 400 trứng rụng, chưa bằng một phần vạn trong tổng số tế bào noãn mẫu. Bắt đầu từ đây, cứ mỗi tháng một số trứng sẽ bắt đầu phát triển theo chu kỳ. Tuy nhiên, thông thường thì chỉ có một nang noãn bào trưởng thành thành trứng và được phóng từ buồng trứng vào trong vòi trứng. Đó là hiện tượng rụng trứng hay còn gọi là hiện tượng phóng noãn.

Như vậy trải qua quá trình phát triển, có rất nhiều nang noãn bào không phát triển được thành tế bào trứng trưởng thành và bị thoái hóa. Khi người phụ nữ mãn kinh, thường là vào giai doạn 45 - 50 tuổi, các tế bào noãn mẫu trong buồng trứng về cơ bản đã kiệt quệ, chỉ còn lại một vài trăm trứng. Nhưng do sự thay đổi của các hormon, các tế bào trứng này cũng khó có thể phát triển thành tế bào trứng trưởng thành có khả năng phóng noãn. Một số phụ nữ do số lượng tế bào trứng trong thời kỳ phôi thai quá ít, hoặc do tế bào trứng thoái hóa quá nhanh nên bị mãn kinh sớm.  

Theo SK&DS

Chu kỳ… “nổi loạn”

Một trong những "trục trặc" khiến chị em lo lắng nhất là chu kỳ kinh nguyệt (CKKN) "nổi loạn". PGS-TS Vũ Thị Nhung - GĐ BV Hùng Vương trao đổi một số vấn đề về những rắc rối xung quanh "ngày ấy".

CKKN "lộn xộn" nhất là ở giai đoạn dậy thì và thời điểm tiền mãn kinh.

CKKN trung bình là 8 ngày, nhưng có thể "dao động" từ 21 - 35 ngày. Lượng máu trung bình mất sau mỗi lần hành kinh (từ 3 - 5 ngày) là từ 50g - 100g. Vì thế, những ngày này cơ thể dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản theo "lịch trình" như thế.

http://www17.24h.com.vn/upload/news/2009-03-23/1237802435-chukiroiloan1.jpg

Nguyên nhân của sự... "nổi loạn"

- Tuổi dậy thì: Gần 70% thiếu nữ có kinh lần đầu bị rối loạn kinh nguyệt (RLKN) do không phóng noãn, nội tiết không đều. CKKN thất thường, có khi 2 - 3 tháng mới có một lần, hoặc có 2 - 3 lần/tháng. Sau khoảng một năm, CKKN mới đều và ổn định.

- Tuổi sinh đẻ: RLKN phức tạp hơn, hay gặp nhất là rụng trứng gây xuất huyết, sẩy thai, thai ngoài tử cung, nạo phá thai, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, bị stress, căng thẳng trong mùa thi cử cũng gây vô kinh kéo dài, sử dụng thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi hormone sinh dục. Người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cũng cần cẩn thận với chứng bệnh này.

- Tuổi tiền mãn kinh (từ 40 - 50 tuổi): Đây là thời điểm "khó chịu" nhất của chị em. Nguyên nhân do thiếu hụt nội tiết tố, buồng trứng suy yếu, lão hoá, không tiết ra được estrogene và progestine, vòng kinh không rụng trứng. Ngoài ra, phụ nữ độ tuổi này còn có nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung... gây rong huyết.

Phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

Lúc hành kinh thường bị cơn đau bụng hành hạ, ngoài việc uống thuốc giảm đau, có thể xử trí bằng cách chườm nóng ở vùng bụng, nghỉ ngơi, làm việc nhẹ. Giai đoạn này, cơ quan sinh dục của nữ thường xung huyết, cổ tử cung nở. Vì thế, không nên ngâm mình trong nước hay tắm ở hồ bơi công cộng, càng không nên quan hệ tình dục vì rất dễ bị viêm nhiễm.

Khi bị RLKN, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu do đó cần bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát... Nên ăn nhiều rau và hoa quả, nhất là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...

Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo, ăn nhiều gia vị chua cay, và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...

Tốt nhất, chị em nên khám phụ khoa định kỳ sáu tháng/lần. Bỏ quan niệm: "có kinh không nên tắm", thay băng vệ sinh từ 4 -6 giờ/lần, sử dụng nước rửa phụ khoa để vệ sinh hàng ngày.

Theo 24H

Đâu dễ tăng chiều cao

Dù đã qua độ tuổi tăng trưởng, nhiều người vẫn tin vào những lời quảng cáo tăng nhanh chiều cao bằng những cách thức rất dễ... “tiền mất, tật mang”

Mặc cảm với thân hình “nấm lùn” nên dù đã 27 tuổi, M. cho biết cô vẫn miệt mài đi tìm các phương pháp làm tăng chiều cao với mong ước đẹp hơn và công việc thuận lợi hơn. Theo M., vì không chịu nổi thời gian cả năm trời nằm trên giường chịu đau đớn để kéo dài cơ thể bằng phương pháp kéo dài chân của các cơ sở y tế, cô tìm đến một loại “thần dược” tăng nhanh chiều cao và tập luyện theo hướng dẫn.

Bốn tuần cao thêm 1,5 cm?

Theo chỉ dẫn của M., chúng tôi vào trang web tiếng Việt chuyên rao bán sản phẩm tăng nhanh chiều cao này. Ngoài phần giới thiệu về thuốc, trang web còn đăng tải hàng chục lời cảm ơn của nhiều người được giới thiệu là đang sống từ khắp nơi trên thế giới.

Bên cạnh đó là lời khẳng định của nhà sản xuất rằng sẽ giúp tăng chiều cao cho người ở độ tuổi 17- 45 thêm 2,54 - 7,62 cm trong vòng 4-6 tháng. Giá thuốc không hề rẻ: 60 USD/lọ; giá một cuốn sách hướng dẫn một số bài tập hỗ trợ bán kèm là 35 USD, chưa kể chi phí giao hàng.

Một bạn trẻ khác cũng ở hoàn cảnh như M. lại hào hứng với chiếc máy tập mà cô vừa mua sau khi đọc được mẩu quảng cáo trên một tờ báo chuyên dành cho giới nữ.    

Một bài tập được cho là sẽ làm tăng nhanh chiều cao trong cuốn sách đang được rao bán trên mạng

Cơ chế hoạt động của máy này, theo lời nhà sản xuất, khá đơn giản: Làm tăng chiều cao bằng cách kéo dãn thân người qua các sợi dây nịt chặt cổ, eo, cổ chân... là có thể tăng chiều cao lên đến 11 cm ở người đã trưởng thành. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, cô này đã quẳng chiếc máy vào góc nhà vì... tập mãi mà chẳng thấy cao.

Trên các trang web bán hàng qua mạng cũng đang phổ biến nhiều loại sách hướng dẫn làm tăng chiều cao. Một thanh niên khoe rằng mình đã 23 tuổi, dừng cao từ lâu nhưng khi tập theo sách được 4 tuần thì đã cao thêm được 1,5 cm.   Anh ta đăng tin trên trang web rao vặt này để “chia sẻ bí quyết” với giá 350.000 đồng. Theo quảng cáo này, nếu kiên trì tập luyện, có thể cao thêm 4-10 cm ngay cả đối với người đã qua tuổi 40.

Đã trưởng thành, không thể cao thêm

Theo bác sĩ chuyên ngành dinh dưỡng Nguyễn Vũ Linh, Trung tâm Phòng chống chấn thương và Các bệnh không lây TPHCM, trong giai đoạn cơ thể đang trưởng thành, có thể phát huy tối đa chiều cao thông qua chế độ dinh dưỡng, ngủ, nghỉ và tập luyện thích hợp. Chiều cao không những phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn bị tác động bởi các điều kiện môi trường. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, giấc ngủ tốt và đủ dài; một số môn thể thao kích thích các đầu sụn phát triển (như chạy bộ, bơi lội...) cũng có thể hỗ trợ quá trình tăng trưởng chiều cao.

Tuy nhiên, các phương pháp nói trên cũng chỉ có tác dụng ở trẻ đang lớn, còn với người trưởng thành thì vô hiệu.

Lần theo một vài địa chỉ cư dân mạng chia sẻ cho nhau, chúng tôi download được một phần sách này ở trang vuiv... net. Nội dung sách chỉ là một số bài tập dãn cơ đơn giản mà người chơi thể thao vẫn thường áp dụng trong phần khởi động trước tập luyện.

Vô lý

Người trưởng thành có thể cao thêm? Tất cả bác sĩ được chúng tôi đặt câu hỏi này đều không ngần ngại khẳng định là không. Lý do đơn giản là vì thông thường, quá trình tăng trưởng chiều cao sẽ bắt đầu dừng lại ở giai đoạn dậy thì chính thức. Cụ thể là 15-16 tuổi ở nữ và 16-18 tuổi ở nam.

Bác sĩ chuyên ngành chỉnh hình Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động TPHCM, giải thích: “Trẻ trong độ tuổi đang lớn có thể cao thêm là nhờ các sụn tiếp hợp nằm giữa các đầu xương và đầu thân xương dài. Khi trưởng thành, các sụn tiếp hợp “hàn” lại và chúng ta không thể cao thêm được nữa”.

Cũng theo bác sĩ Ánh, sụn tiếp hợp là một loại sụn tăng trưởng, chịu trách nhiệm về sự phát triển chiều dài của xương. Sụn này gồm nhiều lớp. Khi cơ thể đang lớn, các lớp sụn mới liên tục được sinh ra để thay thế những lớp cũ bị canxi hóa. Các lớp sụn bị canxi hóa sẽ bổ sung dần vào chiều dài của xương làm chiều cao của trẻ tăng trưởng.

Trên phim X-quang chụp một số bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như cổ chân, chúng ta dễ dàng thấy được một khe hở mảnh ở đầu xương ống quyển, đó là sụn tiếp hợp. Đến một giai đoạn nào đó, việc hàn sụn tiếp hợp sẽ diễn ra, đánh dấu quá trình tăng trưởng chiều cao kết thúc. Khi đó, khe hở trên phim X-quang sẽ không còn nữa.

“Khi dậy thì, cơ thể tiết ra testosterone và estrogen (hoóc-môn sinh dục nam và nữ) làm kích thích việc hàn sụn tiếp hợp. Do đó, việc làm tăng chiều cao thông qua các bài tập dãn cơ hay thuốc men ở người đã trưởng thành là điều vô lý” – bác sĩ Ánh nói thêm.

Đái tháo đường ở trẻ em: Những điều nên biết

Đái tháo đường trẻ em (ĐTĐTE) là một bệnh nội tiết không phổ biến như người trưởng thành. Khoảng 90% ĐTĐTE là týp 1, số còn lại là ĐTĐ týp 2, thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì hoặc trong hội chứng gây béo khác như HC Prader-Willi, Laurence - Moonbiedl...

Nguyên nhân ĐTĐTE thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào bêta tụy làm giảm sản xuất insulin, gây tăng đường huyết (ĐH) mạn tính. Vì vậy, liệu pháp điều trị thay thế insulin là bắt buộc và ngay sau khi xác định chẩn đoán ĐTĐ càng sớm càng tốt. ĐTĐTE không được uống các loại thuốc Đông y hoặc các bài thuốc cổ truyền của người lớn, nếu không điều trị tiêm insulin trẻ sẽ bị biến chứng mù loà, suy thận hoặc nhiễm toan ceton dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán đái tháo đường

Chẩn đoán ĐTĐTE gồm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn chẩn đoán sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng, nên bệnh chỉ được phát hiện khi được khám và làm các xét nghiệm. Trong kết quả xét nghiệm nhận thấy có sự thay đổi về miễn dịch, tìm thấy kháng thể kháng tế bào tiểu đảo như ICA (Islet Cell Antibodies). Khi nhiều kháng thể có mặt như: GAD (Glutamic Acid Decarboxylase), IAA (Insulin Autoantibodies), nguy cơ ĐTĐ > 70% vào 5 năm tới. Các Marker gen làm tăng nguy cơ là HLA DR3-DQ A1*0501-DQB1* 0201, HLA DR4-DQ A1*0301-DQB1*0302 và HbA1C tăng trong máu thì nguy cơ từ 40-60% ĐTĐ xảy ra và trong khoảng 5-7 năm tới.

- Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng, với hai đặc điểm lâm sàng là:

Khởi phát đột ngột và cấp tính: đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.

Khởi phát từ từ: với triệu chứng, đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.

Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu và niệu để phát hiện bệnh ĐTĐTE khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.

- Giai đoạn thuyên giảm một phần “Tuần trăng mật”: Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30-60% trẻ em có giai đoạn thuyên giảm bệnh sau 1-6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó với bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng đầu điều trị insulin.

- Giai đoạn đái tháo đường vĩnh viễn, toàn bộ tế bào bêta bị phá hủy, thiếu insulin toàn bộ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm ít gặp trẻ dưới 1 tuổi, tuổi mắc bệnh tăng dần và tuổi thường bị ĐTĐ khi dậy thì 10-14 tuổi.

Điều trị

Tổn thương đáy mắt do bệnh đái tháo đường.

Mục đích cần đạt được khi điều trị insulin ở trẻ em là đảm bảo ĐH ổn định trong giới hạn cho phép từ 4-7mmol/l vào ban ngày và 4-9mmol/l vào ban đêm. HbA1C < 7 %; trẻ tăng cân đi học được; phát triển thể lực và sinh dục bình thường; hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị.

Chế độ ăn

Chế độ ăn của trẻ bị ĐTĐ không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì và vị thành niên, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.

TS.Nguyễn Vinh Quang

Trẻ dậy thì sớm có nguy cơ bị trầm cảm

 

Theo nghiên cứu tại Anh, nữ có kinh nguyệt sớm trước tuổi 12 sẽ có nguy cơ bị trầm cảm ở tuổi 13-14 cao hơn.

2.184 bé gái đã tham gia vào nghiên cứu tìm hiểu sự liên quan giữa giai đoạn dậy thì và những triệu chứng trầm cảm ở tuổi 10-14 của các nhà khoa học trường ĐH Bristol và ĐH Cambridge. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS Carol Joinson cho hay: “Những bé gái trưởng thành sớm dễ bị tổn thương và bị cô lập, ốm yếu do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, từ đó chứng trầm cảm dễ phát triển ở tuổi dậy thì. Với những người trưởng thành muộn thì tâm lý ít bị ảnh hưởng hơn”.

Thông thường, các bé gái sẽ bắt đầu kỳ nguyệt san đầu tiên của mình vào lúc 12 tuổi hoặc 12 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, những bé gái bắt đầu dậy thì sớm (trước 11 tuổi rưỡi) có biểu hiện trầm cảm ở mức cao nhất. Còn có kinh nguyệt sau 13 tuổi rưỡi thì có ít biểu hiện nhất.

Sự biến chuyển tâm sinh lý khi dậy thì là một giai đoạn quan trọng, gắn liền với nhiều thay đổi sinh học và nhận thức xã hội. Giai đoạn này có thể bao gồm các cuộc xung đột với bố mẹ tăng lên, xuất hiện tình cảm với người khác phái, thay đổi về vóc dáng và hooc-môn trong cơ thể.

Những thay đổi này có thể tác động tiêu cực đối với những cô bé trưởng thành sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Nghiên cứu này cho thấy cần phải có một chương trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ phòng ngừa những thay đổi bất lợi và có thể can thiệp sớm.

Tranh cãi về trẻ sơ sinh có ngực to như người lớn

Từ tháng 7/2010, Trung Quốc phát hiện hàng loạt vụ việc các em bé phát triển ngực như người trưởng thành. Vậy nguyên nhân thực sự nằm ở đâu?

Những trường hợp em bé ngực to được tìm thấy ở các tỉnh trên khắp Trung Quốc như Vũ Hán, Quảng Đông, Sơn Đông, An Huy, Giang Tây và cả Bắc Kinh. Theo báo cáo của trường hợp đầu tiên vào tháng 7, sữa bột có chứa hormone giới tính cao có thể là nguyên nhân của tình trạng này. Tuy nhiên, Bộ Y tế Trung Quốc đã phủ nhận giả thiết này.

15 tháng tuổi ngực như thiếu nữ

Sự việc bắt đầu từ tháng 7 khi Bệnh viện Nhi đồng ở thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tiếp nhận bốn trường hợp bé gái 4 - 15 tháng tuổi mang các triệu chứng của một bé gái ở độ tuổi dậy thì.

Đặng Tiểu Uyên, một trong bốn bà mẹ có con mắc bệnh cho biết, trong tháng 6 vừa qua đột nhiên cô nhận thấy ở cô con gái nhỏ có những dấu hiệu dậy thì sớm như phát triển cục cứng ở ngực, da và các triệu chứng của viêm âm đạo cũng xuất hiện.

Giáo sư Yao Hui thuộc Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán cho biết: "Uớc tính hàng năm cũng có đến hàng trăm trường hợp các bé gái dậy thì sớm mỗi năm nhưng không có ai xuất hiện ở độ tuổi này".

Bé trai cũng phát triển ngực. Ảnh: China Daily

"Lúc đầu tôi nghĩ không có vấn đề gì to tát lắm và đó chỉ là những dấu hiệu bình thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sẽ biến mất, nhưng một tháng sau mọi thứ vẫn không ngừng lại", cô Uyên cho biết.

Thấy không bình thường, Tiểu Uyên liền đưa con gái tới Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán khám và được giáo sư Jiang Zexi kết luận những triệu chứng trên ở các em bé có thể là do hormone dậy thì gây ra. "Tôi đã không yên tâm với kết quả khám lâm sàng và tiếp tục đưa con gái tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Hồ Bắc tiến hành làm các xét nghiệm có liên quan và các bác sĩ ở đây đều kết luận con gái tôi đã dậy thì sớm", cô nói.

Theo báo cáo của khoa Nội tiết thuộc Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán, trong những năm gần đây số lượng các bé gái dậy thì sớm gia tăng khá nhiều, nhưng những trường hợp dậy thì trong khoảng hai tuổi là khá hiếm và mới đây có ghi nhận bốn trường hợp. Trong cơ thể của những em bé này được tìm thấy có chứa lượng hormone giới tính cao hơn cả ở một phụ nữ trưởng thành. Và đó chính là nguyên nhân khiến những em bé sơ sinh lại có biểu hiện của một thiếu nữ đang tuổi dậy thì.

Một em bé phát triển ngực sớm so với em bé bình thường. Ảnh: China Daily

Dậy thì sớm là... bình thường

Trái với suy đoán của nhiều bậc phụ huynh, nguyên nhân khiến nhiều trẻ em có dấu hiệu dậy thì khi còn “ẵm ngửa” không phải do sữa bột gây ra. Gần đây, các nhà khoa học đã tiết lộ thực chất trẻ sơ sinh thường trải qua giai đoạn “tiểu dậy thì”, diễn ra ở bé trai 6 tháng tuổi và bé gái hai tuổi. Hiện tượng đó là sự “dâng trào” hormone kích dục và testosterone ở giai đoạn đầu thời thơ ấu. Một số chuyên gia coi đây là giai đoạn phát triển bình thường và cho rằng cơ thể của những em bé này có thể trở lại bình thường trong vòng hai năm.

Tuy nhiên, những kiến thức y học về “tiểu dậy thì” vẫn còn nhiều giới hạn nên mới đây Bộ Y tế Trung Quốc đã phát hành chỉ dẫn y khoa về việc chẩn đoán và điều trị hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ. Theo sách hướng dẫn, hiện tượng “tiểu dậy thì” được định nghĩa là bất kỳ bé gái nào dưới 8 tuổi và bé trai dưới 9 tuổi, có những dấu hiệu tính dục cấp hai, như bầu ngực lớn, có kinh nguyệt hoặc bộ phận dinh dục phát triển. Những dấu hiệu tương tự của hiện tượng này còn có lông mu phát triển, xương to và các vấn đề về hành vi. Hiện tượng này ảnh hưởng tới 1 trong số 5.000 – 10.000 trẻ em.

Trên thế giới, ngày càng có nhiều trẻ em dậy thì sớm, đặc biệt là các bé gái. Một nghiên cứu của ĐH Bắc Carolina cho thấy, ngày càng nhiều bé gái ở Mỹ trải qua giai đoạn dậy thì sớm trong độ tuổi từ 7 đến 10 mà không rõ nguyên nhân. Trong số 1.200 bé gái tham gia nghiên cứu trên, hơn 10% phát triển ngực sớm, gấp đôi số liệu từ một nghiên cứu tương tự năm 1997. Các chuyên gia kết luận, con số trẻ em dậy thì sớm ngày càng gia tăng là do tác động của các yếu tố môi trường như việc con người ngày càng hấp thụ nhiều loại hóa chất hơn trước kia.

Tạo hình lại ‘vòng 1’ quá ‘khủng’

Ngực lép (thiểu sản tuyến vú) là nỗi mặc cảm của nhiều chị em, tuy nhiên có thể giải quyết dễ dàng vấn đề này bằng phẫu thuật nâng ngực, đem lại kết quả thẩm mỹ cao mà sẹo để lại kín đáo. Ngược lại, vấn đề ngực quá khổ (phì đại tuyến vú) ít được quan tâm. Trong khi đó, ngực quá to ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ, sức khỏe và gây vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.

Nỗi lo từ bộ ngực quá lớn

Vú lý tưởng của phụ nữ nằm trong khoảng từ 200 - 350cm3. Vú có thể tích trên 400cm3 có thể coi là phì đại tuyến vú. Thuật ngữ 'vú khổng lồ' dành cho các trường hợp vú có thể tích trên 1.500cm3. Vú phì đại có thể xuất hiện ở giai đoạn dậy thì, thời kỳ cho con bú hay ở giai đoạn tiền mãn kinh. Vú phì đại luôn kết hợp với tình trạng sa trễ do tác dụng của trọng lực. Vú quá to, cơ thể phải gánh sức nặng của vú dẫn tới hiện tượng đau lưng, thoái hóa cột sống, bệnh nhân có xu hướng tìm tư thế khom mình để che ngực quá khổ, lâu dần dẫn đến gù. Bệnh nhân không thể tham gia các hoạt động thể thao, mặc cảm với thân hình làm giảm khả năng giao tiếp, hòa nhập xã hội. Bệnh nhân trẻ tìm đến điều trị thường vì lý do thẩm mỹ, còn người có tuổi mong được điều trị vì lý do ảnh hưởng sức khỏe.

Phẫu thuật tạo hình phải được tiến hành ở những cơ sở y tế chuyên ngành.

Vì sao tuyến vú phì đại?

 

Cho đến nay chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân nhưng người ta thấy rằng yếu tố di truyền, hormon và béo phì có thể có vai trò trong bệnh lý phì đại tuyến vú. Phì đại tuyến vú thường gắn liền với mỗi giai đoạn đặc biệt của người phụ nữ. Ở giai đoạn dậy thì và cho con bú, tuyến vú phát triển mạnh dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ và prolactin. Giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều bệnh nhân tăng cân thái quá hoặc sử dụng các nội tiết tố nhằm kéo dài tuổi thanh xuân, đây cũng là nguyên nhân được ghi nhận gây phì đại tuyến vú. Bệnh không chỉ ở người béo mà có thể xảy ra cả trên người gầy hay người có cân nặng bình thường.

Phẫu thuật tạo hình lại 'vòng 1' quá khủng.

Trả lại sự cân đối của 'vòng 1' bằng phẫu thuật tạo hình

 

Nếu tình trạng phì đại vú gây khó khăn trong hoạt động hằng ngày của bệnh nhân thì nên phẫu thuật thu nhỏ vú. Đây là một phẫu thuật lớn, được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Sẹo để lại sau phẫu thuật chỉ có thể mờ đi sau ít nhất 1 năm. Do vậy bệnh nhân cần phải tư vấn bác sĩ kỹ càng về tiên lượng kết quả, sẹo sau phẫu thuật cũng như các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân làm các xét nghiệm cơ bản như mọi phẫu thuật cần gây mê và đặc biệt phải làm xét nghiệm tầm soát ung thư vú (chụp nhũ ảnh và siêu âm vú). Phì đại vú luôn đi kèm sa trễ vú. Trong quá trình phẫu thuật, phẫu thuật viên phải đưa phức hợp quầng núm vú lên cao ở vị trí lý tưởng. Quầng núm vú lý tưởng khi nằm cách hõm xương ức 17 - 18cm, cách đường giữa 9 - 9,5cm. Phần da và tuyến vú thừa được cắt bỏ. Sẹo sau phẫu thuật khá nhiều: xung quanh quầng vú, đường thẳng dọc từ điểm giữa nửa dưới quầng vú đến nếp lằn vú và sẹo nằm trong nếp lằn vú. Các sẹo nói trên khá lộ liễu trong vài tháng đầu sau mổ và chỉ mờ hơn sau phẫu thuật ít nhất 1 năm. Để giảm bớt nguy cơ sẹo xấu, sau phẫu thuật bệnh nhân dùng các thuốc chống sẹo và miếng dán chống sẹo.

Tất cả những bệnh nhân phì đại tuyến vú gây ảnh hưởng đến chức năng đều có thể phẫu thuật tạo hình thu gọn ngực. Tuy nhiên cần lưu ý, sau khi thu gọn vú có thể giảm khả năng tạo sữa của vú đối với những người còn phải sinh đẻ.

Phẫu thuật thu gọn vú là phẫu thuật khá phức tạp, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có kiến thức và tay nghề tốt về chuyên ngành tạo hình - thẩm mĩ. Bệnh nhân mắc chứng phì đại vú có nhu cầu phẫu thuật nên lựa chọn các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật tạo hình.

ThS. Trần Thị Nga (Đại học Y Dược  TP. Hồ Chí Minh)

(Theo SKDS)