Lưu trữ cho từ khóa: gây ngủ

Dùng paracetamol và codein kéo dài có hại gì không?

Tôi 83 tuổi, bị ho viêm họng kéo dài, đã uống nhiều loại thuốc mà không khỏi. Gần đây, tôi uống efferalgan codein 1 viên buổi tối thì thấy đỡ nhiều. Tuy nhiên vừa rồi có đọc bài báo của một dược sĩ viết là paracetamol có thể gây hoại tử tế bào gan, nên tôi rất lo ngại! Xin hỏi với liều lượng này đã gây hoại tử gan chưa, tôi có nên uống tiếp không? Nếu không uống được thì nên uống thuốc gì? - Hoàng Trí Thành (Quận Lê Chân - Hải Phòng)

Efferalgan codein bao gồm 2 dược chất: paracetamol (500mg/viên) và codein phosphat (15mg) được chỉ định dùng trong các triệu chứng đau ở người lớn, tùy theo mức độ đau ngày uống 1 - 3 lần, mỗi lần 1 viên, cách nhau ít nhất 4 giờ. Thuốc không có chỉ định điều trị ho. Khi dùng cần lưu ý:

Không dùng efferalgan codein lâu dài vì dễ dẫn đến nghiện thuốc. Thuốc gây buồn ngủ, khi đang dùng thuốc không được uống bia, rượu và không dùng cho người có bệnh gan.

Paracetamol là thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau và tương đối an toàn, được dùng khá rộng rãi. Nhưng nếu dùng với liều lượng cao hoặc dùng dài ngày có thể gây ảnh hưởng xấu tới gan, hoại tử tế bào gan. Bởi vậy, thuốc có chống chỉ định với người bệnh suy gan.

Nếu ông không có bệnh gan, không nghiện rượu, khi đang dùng thuốc không uống rượu và không dùng thuốc lâu dài, thì với liều lượng efferalgan codein (1 viên/ngày) như ông đã dùng là không đáng ngại lắm.

Tuy nhiên, efferalgan codein không phải là thuốc dùng điều trị ho. Sở dĩ ông uống thuốc thấy giảm ho và ngủ được là do tác dụng của codein, còn paracetamol trong trường hợp này là thừa. Nếu dùng thừa và dùng lâu dài thì paracetamol gây hoại tử tế bào gan là điều có thể xảy ra.

Nếu ông thấy codein có tác dụng tốt đối với mình (đêm ngủ được, không ho) thì nên chọn loại thuốc khác chỉ có codein có tác dụng gây ngủ làm dịu ho, mà không có paracetamol như: codeisan, codicept, colinstuc, tricodein, quintopan… Tuy nhiên, dùng thuốc giảm ho chỉ là chữa triệu chứng và nó còn có chống chỉ định (với codein không được dùng trong trường hợp ho của người bị hen suyễn, người suy hô hấp, trẻ em dưới 15 tuổi). Tốt nhất, ông nên đi khám tìm nguyên nhân gây ho để trị tận gốc, dùng thuốc cho đúng bệnh. Chúc ông khỏe mạnh!

BS. Vũ Hướng Văn

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Cách sơ cứu một số trường hợp ngộ độc thường gặp

Khi gặp những trường hợp bị ngộ độc sắn, ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc thuốc paracetamol dùng để hạ sốt giảm đau, ngộ độc thuốc an thần gây ngủ, ngộ độc khí CO (carbon monoxide)... những người xung quanh có thể làm gì để giúp nạn nhân thoát khỏi nguy kịch?

Ngộ độc sắn

Biểu hiện: nôn nao, nôn ra nhiều sắn đã ăn; nạn nhân bị đầy bụng, sôi bụng, đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như choáng váng đầu, chóng mặt, vật vã, run, co giật, bất tỉnh, da và niêm mạc xanh tím, khó thở...

Ngộ độc sắn thường xảy ra đối với trẻ em.

Khi phát hiện được trẻ em có triệu chứng ngộ độc do nguyên nhân ăn sắn thì việc cần làm đầu tiên là gây nôn nếu trẻ còn tỉnh táo và mới ăn sắn trong vòng dưới 1 giờ. Sau đó cho trẻ uống nước đường và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nhất hoặc gọi điện thoại đến các trung tâm chống độc để xin ý kiến tư vấn.

Ngộ độc thuốc trừ sâu

Ngộ độc thuốc trừ sâu thường xảy ra trong các hoàn cảnh do ăn rau, quả mới phun thuốc trừ sâu; do uống nhầm thuốc trừ sâu đựng trong những chai lọ thường dùng để chứa đồ ăn, thức uống. Ngoài ra cũng hay gặp do nạn nhân đứng cuối ngọn gió khi đang phun thuốc trừ sâu...

Biểu hiện: các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, chảy nhiều nước bọt, da lạnh, mạch đập chậm, con ngươi hay đồng tử của mắt co lại. Trường hợp bị ngộ độc nặng có thể bị giật các thớ cơ, co giật, bất tỉnh...

Sơ cứu ban đầu được thực hiện bằng cách gây nôn nếu nạn nhân vừa mới uống nhầm hoặc ăn nhầm phải thuốc trừ sâu, thay quần áo đã bị nhiễm thuốc trừ sâu, đồng thời phải tắm rửa, gội đầu trước khi mặc quần áo khác. Cho nạn nhân nằm nghiêng, kê đầu cao để hạn chế bị sặc chất nôn có thể trào ngược vào phổi. Không được cho nạn nhân uống sữa và tìm mọi phương tiện đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất và thuận lợi nhất.

Ngộ độc thuốc paracetamol


 

Ngộ độc thuốc paracetamol thường gặp trong các hoàn cảnh như uống nhầm thuốc, trường hợp này cũng hay gặp ở trẻ em bị cảm sốt phải dùng thuốc điều trị nhưng người lớn cho trẻ dùng liều quá cao. Tình trạng ngộ độc thuốc paracetamol xảy ra khi dùng liều quá cao trên 100 mg/kg trọng lượng cơ thể. Cần lưu ý rằng, có nhiều loại thuốc chữa cảm cúm có chứa hoạt chất paracetamol nên cần thận trọng.

Biểu hiện: trẻ chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, sau đó xuất hiện mắt vàng, da vàng; triệu chứng này thường xuất hiện sau nhiều giờ. Trên thực tế, cần phải nghĩ ngay tình trạng ngộ độc khi phát hiện thấy trẻ đã uống quá liều thuốc paracetamol mà không cần chờ đợi đến khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc. Cần phải thực hiện ngay các biện pháp sơ cứu.

Sơ cứu ban đầu được thực hiện bằng cách gây nôn nếu trẻ vừa mới uống thuốc. Nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất, thuận lợi nhất hoặc gọi điện thoại đến các trung tâm chống độc để xin ý kiến tư vấn.

Ngộ độc thuốc an thần gây ngủ

Ngộ độc thuốc an thần gây ngủ xảy ra trong các hoàn cảnh do nạn nhân vô tình hoặc cố ý uống thuốc, cũng có thể xảy ra do người lớn thiếu thận trọng để thuốc trong tầm tay với của trẻ em.

Biểu hiện: lờ đờ buồn ngủ hoặc bất tỉnh và nằm yên như ngủ, thở chậm, yếu. Trong trường hợp bị ngộ độc nặng có thể ngủ sâu, thở rất yếu hoặc không còn thở, có dấu hiệu trụy tim mạch.

Sơ cứu ban đầu được thực hiện bằng biện pháp gây nôn nếu nạn nhan còn tỉnh táo và vừa mới uống thuốc. Đồng thời đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất và thuận lợi nhất.

Ngộ độc khí CO (carbon monoxyde)

Ngộ độc khí CO (carbon monoxide) thường xảy ra trong hoàn cảnh đốt lò than hoặc chạy máy nổ phát điện trong phòng kín.

Biểu hiện: nhức đầu, ù tai, hoa mắt; buồn nôn, nôn; khó thở, có tình trạng lẫn lộn, giãy dụa, bất tỉnh, da đỏ hồng...

Cách sơ cứu ban đầu là đưa nạn nhân ra khỏi phòng kín, đến chỗ thoáng khí. Đặt nạn nhân ở tư thế đầu cao và chuyển ngay nạn nhân vào bệnh viện hoặc gọi xe cấp cứu đến hỗ trợ và di chuyển nạn nhân.  

Cách phòng tránh ngộ độc khí CO là không dùng lò than, đặt máy nổ phát điện ở trong phòng kín, những nơi ít được thông khí hoặc nơi đầu gió. Không đóng kín các cửa phòng khi đốt lò than hoặc dùng máy nổ phát điện đặt ở trong nhà.

TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh

Meo.vn (Theo Dantri)

Bệnh liken phẳng, dùng thuốc gì?

Liken phẳng là một bệnh da lành tính, mạn tính, hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Bệnh có biểu hiện dễ nhận thấy: có những nốt sần dẹt, thường là màu tím (có khi hồng, nâu) hình đa giác, có giới hạn rõ, bề mặt sần thường nhẵn bóng, có khi hơi trũng và có vảy dính. Thương tổn thường có ở mọi vị trí nhưng hay gặp là mặt trước cổ tay, cẳng tay, mặt trước cẳng chân, vùng thắt lưng, không mấy khi thấy ở lòng bàn chân, bàn tay. Cũng có một số người bị liken phẳng nhưng thương tổn lại ở niêm mạc nhiều khi thương tổn ở miệng mà không có các thương tổn trên da...

Các loại thuốc bôi:

Với liken phẳng có tổn thương trên da thường dùng các thuốc sau:

Acid salicylic: Thuốc mỡ có 3-5 hay 10% acid salicylic trong vaselin. Acid salicylic là một chất làm tiêu hủy chất keratin mạnh (keratolytic) sẽ làm tiêu lớp thượng bì có tăng sừng dày, lớp hạt và tăng gai, đồng thời làm cho da mỏng đi. Khi bôi lên da sẽ thấy các tổn thương bong ra từng mảng. Nên bôi mỗi ngày 2 - 3 lần.

Áp tuyết nitơ lỏng hay carbonic lỏng: Những chất này được để ở nhiệt độ nhất định sẽ hóa lỏng. Dùng que bông tẩm các chất lỏng này rồi bôi lên da. Các chất lỏng này sẽ làm cho da mỏng đi, đỡ thương tổn. Khi liken phẳng thể khu trú dai dẳng thì cho dùng loại nitơ hay carbonic lỏng. Thật ra, các chất này không phải là đắt, khó kiếm nhưng vì cần phải dùng nhiệt độ khá thấp để hóa lỏng nên chỉ các tuyến Trung ương mới có. Vì vậy phải tới các bệnh viện để điều trị.

Bôi kem chứa corticoid: Thường dùng là kem clobap propionat 0,05%. Kem này sẽ có tác dụng chống dị ứng nên chống được ngứa. Cần lưu ý, tuy dùng ngoài nên phần lớn người bệnh đều dung nạp tốt, song kem cũng có một số độc tính do bản chất corticoid.

Vì thế, không nên dùng thuốc liên tục dài ngày. Khi bôi không được băng kín vì băng kín dễ bị nhiễm độc hơn (nhất là khi bôi cho trẻ, rồi quấn tã lót chật). Không bôi lên chỗ tổn thương đã bị trầy xước. Không làm dây lên mắt (do bôi thuốc xong, để tay còn thuốc đụng vào mắt). Khi đã giảm nhiều hay hết ngứa thì nên ngừng thuốc.

Các loại thuốc uống:

 

Kháng histamin: Dùng để chống ngứa. Nhưng vì ngứa cả ngày nên dùng loại kháng histamin thế hệ mới (ít hay hầu như không gây ngủ) sẽ có lợi cho người bệnh. Hay dùng là fexofenatidin cũng có thể dùng loratidin, cetiridin...

Thuốc ngủ: Có thể dùng thuốc ngủ (gardenal) hay thuốc an thần, gây ngủ (diazepam) với liều thích hợp, nếu  vì ngứa mà không ngủ được, nhưng không được dùng kéo dài.

Ngoài ra, do có quan niệm nấm gây dị ứng, sinh ra liken phẳng nên một số thuốc chống nấm kết hợp với chống ngứa (như mỡ ketoconazol + corticoid) cũng được giới thiệu là  thuốc dùng cho bệnh liken phẳng.

DS. Bùi Văn Uy

Meo.vn (Theo SKĐS)

Ăn gì để ngủ ngon?

Ngủ là thời gian để các tế bào của cơ thể, kể cả tế bào não, được phục hồi. Đó là lý do tại sao thiếu ngủ sẽ làm bạn mệt mỏi, choáng váng, mất tập trung... Sau đây là một số loại thực phẩm giúp bạn ngủ ngon hơn.

Hạnh nhân

Những loại hạt không ướp muối, đặc biệt là hạnh nhân, được xem là một loại “thực phẩm tăng lực” quan trọng giúp bạn ngủ ngon hơn. Hàm lượng chất magnesium trong hạt giúp bạn ngủ thẳng giấc và thúc đẩy việc thư giãn cơ. Bên cạnh đó, hàm lượng protein trong hạt cũng giúp ổn định mức đường huyết trong khi ngủ. Nên ăn 2-3 hạt hạnh nhân khoảng 1 giờ trước khi lên giường.

Sản phẩm sữa

Phô-mai, sữa và sữa chua được xem là những nguồn cung cấp chất tryptophan có khả năng gây ngủ tự nhiên. Bạn thậm chí có thể dùng những loại thực phẩm này để an định thần kinh trước khi ngủ do hàm lượng calcium trong chúng có tác dụng giảm stress và ổn định các sợi thần kinh.


Hạnh nhân, trứng luộc, mật ong... giúp ngủ ngon hơn - Ảnh: Hạ Huy - Minh Khôi

Trứng luộc

Nếu khó ngủ, bạn có thể ngồi dậy và “chén” một quả trứng luộc. Với hàm lượng protein cao, trứng giúp bạn cải thiện giấc ngủ và duy trì vóc dáng, nghĩa là nó cung cấp cho bạn một sự bảo vệ toàn diện. Tuy nhiên, nếu bạn có mức cholesterol cao chỉ nên ăn lòng trắng trứng.

Ngũ cốc

Các cuộc nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh ngũ cốc nguyên hạt ít đường có thể giúp con người ngủ ngon hơn. Ngũ cốc được bổ sung thêm sữa chua có thể giúp kích hoạt chất serotonin trong não, vốn có khả năng chi phối tâm trạng và giấc ngủ. Khi mức serotonin trong cơ thể tăng cao, chúng làm cho con người cảm thấy buồn ngủ.

Bắp rang không béo

Loại bắp rang này chứa một hàm lượng carbohydrate đủ để hỗ trợ việc đưa chất tryptophan vào não. Tryptophan được dùng để sản xuất chất có tác dụng kích thích giấc ngủ là serotonin. Vì thế, bạn có thể ăn một ít bắp rang trước giờ đi ngủ để có giấc ngủ ngon, đương nhiên đó phải là loại bắp rang không chứa chất béo.

Mật ong

Hãy thêm chút mật ong vào bát ngũ cốc mà bạn dùng lúc đêm khuya hoặc nhỏ vài giọt vào ly nước uống trước khi ngủ. Mật ong có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Những đặc tính kích thích giấc ngủ của mật ong khiến loại thực phẩm này trở thành một liệu pháp hữu dụng cho người bị mất ngủ.

Meo.vn (Theo TNO)

Nghe tiếng ngáy ngủ, đoán bệnh bé

Các mẹ chú ý nhé: Ngáy khi ngủ có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho bé.

Điều dễ thấy nhất là ngủ ngáy có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Khi ngủ ngáy, bé sẽ không lấy đủ không khí. Do đó, việc thở của bé cũng trở nên khó khăn hơn. Bé thường thức giấc giữa đêm, ngủ không say và sâu giấc, sáng dậy sẽ có cảm giác mệt mỏi. Thông thường, những bé nào nghịch ban ngày nhiều, hoặc bị mệt, đêm bé ngủ sẽ ngáy rất to.

Chứng ngủ ngáy kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu ôxy khi ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí não (do não thiếu dưỡng khí).

Một số nguyên nhân gây ngủ ngáy ở trẻ

1. Ngủ ngáy do cảm lạnh

Một số phụ huynh phát hiện ra tiếng ngáy ngủ lần đầu khi bé bị cảm lạnh, kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi. Nó cũng phản ánh sự bất ổn trong cơ thể con người ở nhiều độ tuổi khác nhau (đặc biệt là những người chưa bao giờ ngủ ngáy).

Nghe tiếng ngáy ngủ, đoán bệnh bé, Làm mẹ, be ngay ngu, be ngu ngay, con ngu ngay, tre ngu ngay, ngay ngu, ngu ngay, lam me, tre mac benh vi ngu ngay

Khi ngủ ngáy, bé sẽ không lấy đủ không khí. Do đó, việc thở của bé cũng trở nên khó khăn hơn. (Ảnh minh họa).

2. Ngủ ngáy do viêm amidan

Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của bé (do não thiếu oxy). Do phải há miệng để thở nên bé có dấu hiệu như da xanh, môi trề ra bên ngoài, chóp mũi nhỏ…

3. Ngủ ngáy có liên quan đến sự ngưng thở

Nếu bạn thấy bé đột nhiên ngừng thở trong vài giây thì có thể bé mắc phải chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tuy nhiên, không phải bé nào bị ngủ ngáy cũng mắc phải chứng ngưng thở.

4. Tư thế ngủ kỳ lạ

Một lý do khác là do tư thế ngủ kỳ lạ. Ví như, một vài trẻ em trong giấc ngủ ban đêm thì thường bị hẹp luồng không khí sẽ ngủ với tư thế lưng nằm trên gối làm cho đầu của chúng lộn ngược xuống dưới, hay cổ của chúng sẽ bị kéo căng ra giống như là người làm xiếc diễn trò nuốt một cây kiếm vậy. Có lẽ những tư thế ngủ này làm cho lưỡi dốc xuống ra đằng sau cổ họng, khi đó sẽ xuất hiện những tiếng ngáy khi trẻ ngủ.

- Các nguyên nhân khác khiến bé bị ngủ ngáy là do bé bị ngạt mũi, bé có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, bé bị dị ứng, bé ngủ với tư thế gây chèn ép lên vùng cổ họng…

- Nhóm bé thừa cân dễ bị ngáy khi ngủ hơn nhóm bé có trọng lượng trung bình. Bé sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá cũng dễ mắc chứng ngủ ngáy.

Nghe tiếng ngáy ngủ, đoán bệnh bé, Làm mẹ, be ngay ngu, be ngu ngay, con ngu ngay, tre ngu ngay, ngay ngu, ngu ngay, lam me, tre mac benh vi ngu ngay

Nếu thấy bé thường xuyên thở bằng miệng, bạn nên đưa bé đi khám. (Ảnh minh họa).

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

- Bé thường xuyên phải thở bằng miệng.

- Khoảng ngưng giữa hai nhịp thở kéo dài vài giây.

- Bị gián đoạn giấc ngủ vì ngáy, ngủ không ngon giấc.

- Bé phải gồng mình để thở, giống như chuẩn bị hắt hơi.

Phòng “bệnh” ngủ ngáy cho bé

- Để hạn chế việc ngủ ngáy, mẹ nên cho bé nằm nghiêng gối đầu cao.

- Mùa đông, mẹ hãy giữ ấm phần cổ, phần ngực cho bé khi ngủ, tránh cho bé mắc các bệnh về đường hô hấp.

- Không nên để bé đùa nghịch nhiều quá mức vào ban ngày, hoặc xem phim, ảnh, sách báo kinh dị, hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ. Điều này sẽ làm giấc ngủ của bé mệt mỏi, dễ dẫn tới tình trạng bé ngủ ngáy.

- Bố mẹ cũng nên để cho bé ngủ ở nơi rộng rãi, thoáng khi để giúp bé ngủ ngon hơn.

Meo.vn (Theo eva)

Thuốc xâm hại tình dục – Sự thật cần biết

Phim ảnh và báo chí từng cảnh báo về những loại thuốc mà kẻ xấu lợi dụng dùng để đưa nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và cả khi tỉnh lại cũng không nhớ được những gì đa xảy ra với mình. Nhiều người còn nghi ngờ liệu điều đó có phải là sự thật và những loại thuốc đó đa từng được sử dụng ở nước ta?

Không còn nghi ngờ gì nữa vì ở nước ta công an đã bắt được nhiều loại thuốc như ecstasy, thuốc lắc… Từ tháng 10/1996, Quốc hội Mỹ đã thông qua điều luật về phòng ngừa và trừng phạt với những kẻ sử dụng thuốc xâm hại tình dục (còn gọi là thuốc để cưỡng dâm).

Đó là những thuốc gì?

Rohypnol (fl unitrazepam) là thuốc an thần mạnh, làm tê liệt hệ thần kinh trung ương, nếu bị lạm dụng thì nạn nhân mất khả năng chống cự về thể chất hay tình dục. Thuốc đã được rất nhiều người biết đến, mặc dù có tác dụng y học nhưng lại có thể bị lạm dụng để thực hiện các vụ xâm hại tình dục, chủ yếu là cưỡng dâm. Tác dụng phụ của rohypnol là tụt huyết áp, giảm trí nhớ, uể oải, buồn ngủ, rối loạn thị lực, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa và bí đái. Rohypnol là thuốc gây nghiện, gây ra sự phụ thuộc về thể chất và tâm lý, nếu thiếu thuốc có thể gây co giật.

Trên thị trường đen, thuốc có nhiều tên khác nhau như roofi es, roche, la rocha, mexican valium, viên quên, viên xóa bỏ trí nhớ…

Ở Mỹ, thuốc không được phép sản xuất hay lưu hành nhưng lại được hãng thuốc Hoffman-La Roche chế tạo và bán công khai theo đơn của thầy thuốc ở châu Âu và Mỹ La-tinh, dùng ngắn hạn để điều trị chứng mất ngủ, làm thuốc an thần gây ngủ và tiền mê. Vì thế, thuốc thường được đưa lậu vào Mỹ.

Ngoài rohypnol, thuốc GHB (gamma-hydroxybutrate), còn gọi là ecstasy lỏng hay nhiều tên gọi khác của giới đường phố (soap, scoop…) làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Cho đến năm 1992 vẫn còn được bán không cần đơn, đối tượng hay dùng là những người tập thể hình vì cho rằng thuốc có tác dụng giảm mỡ nhưng lại phát triển cơ bắp. GHB thuộc nhóm thuốc hàng đầu được dùng trong các vụ tấn công tình dục hay cưỡng dâm. Thuốc hơi có vị mặn nhưng không màu, không mùi nên thường dễ được bỏ vào đồ uống có hương vị hay rượu.

Rohypnol và GHB đã có từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, để hỗ trợ cho hành vi tấn công hay nhằm cưỡng bức bạn tình nữ trong các cuộc hẹn hò, tác dụng chủ yếu là làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Thuốc hay được dùng tại các tụ điểm vui chơi dành cho giới trẻ.

Progesterex được xem là loại thuốc mới, được cảnh báo là hay dùng ở các trại hè của thanh thiếu niên, làm cho nạn nhân mất khả năng sinh sản (thuốc dùng cho động vật để có tác dụng này). Thuốc này cũng hay được dùng phối hợp với rohypnol để cho vào đồ uống, nạn nhân không còn nhớ gì đã xảy ra, lại không gây mang thai do đó không thể tìm ra thủ phạm. Clonazepam có ở thị trường Mỹ với tên biệt dược là klonopin và alphazolam có tên biệt dược là xanax là hai thuốc tương tự để thay thế rohypnol. Còn ở Mexico có biệt dược rivotril.
Cấu trúc hóa học của rohypnol.

Điều gì xảy ra khi dùng rohypnol?

Rohypnol có tác dụng sinh lý tương tự như valium (diazepam) nhưng mạnh hơn khoảng 10 lần. Khi bị nhiễm độc thuốc thường kèm với giảm khả năng suy xét và vận động. Thuốc không màu, không vị cho nên không dễ nhận biết. Khoảng 10 phút sau khi uống phải thuốc, người phụ nữ có thể cảm thấy chóng mặt, mất ý thức về định hướng, đồng thời cảm thấy quá nóng hay quá lạnh và/ hoặc buồn nôn. Cũng có thể cảm thấy khó nói và khó đi lại, sau đó bất tỉnh. Ảnh hưởng đỉnh điểm của thuốc xảy ra trong vòng 2 giờ nhưng tác dụng có thể kéo dài đến 8 giờ. Nạn nhân không nhớ nổi những gì đã xảy ra khi vẫn còn tác dụng của thuốc. Thuốc được sử dụng với rượu càng nguy hiểm, trí nhớ và khả năng phán xét còn bị ảnh hưởng nhiều hơn là chỉ dùng một thứ. Người ta thường nhận thấy những người bị nhiễm cả rượu và thuốc thì “trí nhớ bị xóa sạch” kéo dài từ 8 – 24 giờ. Viên rohypnol màu trắng, một mặt có chữ Roche, dễ tan trong đồ uống và không thể phát hiện được cho nên kẻ xấu dễ lợi dụng để làm cho những phụ nữ bất cẩn sa bẫy. Cách dùng thuốc thường gặp nhất ở giới trẻ là dùng rượu rồi kết hợp với bia để tăng thêm hiệu quả.

Làm thế nào để tránh bị đầu độc?

Không bao giờ nên nhận đồ uống của người mới quen biết hay xa lạ. Nếu nhận đồ uống, phải tin chắc từ chai chưa mở và tự mình mở. Nếu đã nhận, không được rời mắt khỏi cốc nước, nhất là bỏ đi vệ sinh. Các bậc cha mẹ và các em gái vị thành niên nên biết sự hiện diện của các loại thuốc này trên thị trường để có biện pháp bảo vệ (không đi một mình đến nơi vui chơi, kiểm soát các mối quan hệ của con cái…).

suckhoe-doisong

Thuốc xâm hại tình dục – Sự thật cần biết

Phim ảnh và báo chí từng cảnh báo về những loại thuốc mà kẻ xấu lợi dụng dùng để đưa nạn nhân rơi vào trạng thái vô thức và cả khi tỉnh lại cũng không nhớ được những gì đa xảy ra với mình. Nhiều người còn nghi ngờ liệu điều đó có phải là sự thật và những loại thuốc đó đa từng được sử dụng ở nước ta?

Không còn nghi ngờ gì nữa vì ở nước ta công an đã bắt được nhiều loại thuốc như ecstasy, thuốc lắc… Từ tháng 10/1996, Quốc hội Mỹ đã thông qua điều luật về phòng ngừa và trừng phạt với những kẻ sử dụng thuốc xâm hại tình dục (còn gọi là thuốc để cưỡng dâm).

Đó là những thuốc gì?

Rohypnol (fl unitrazepam) là thuốc an thần mạnh, làm tê liệt hệ thần kinh trung ương, nếu bị lạm dụng thì nạn nhân mất khả năng chống cự về thể chất hay tình dục. Thuốc đã được rất nhiều người biết đến, mặc dù có tác dụng y học nhưng lại có thể bị lạm dụng để thực hiện các vụ xâm hại tình dục, chủ yếu là cưỡng dâm. Tác dụng phụ của rohypnol là tụt huyết áp, giảm trí nhớ, uể oải, buồn ngủ, rối loạn thị lực, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa và bí đái. Rohypnol là thuốc gây nghiện, gây ra sự phụ thuộc về thể chất và tâm lý, nếu thiếu thuốc có thể gây co giật.

Trên thị trường đen, thuốc có nhiều tên khác nhau như roofi es, roche, la rocha, mexican valium, viên quên, viên xóa bỏ trí nhớ...

Ở Mỹ, thuốc không được phép sản xuất hay lưu hành nhưng lại được hãng thuốc Hoffman-La Roche chế tạo và bán công khai theo đơn của thầy thuốc ở châu Âu và Mỹ La-tinh, dùng ngắn hạn để điều trị chứng mất ngủ, làm thuốc an thần gây ngủ và tiền mê. Vì thế, thuốc thường được đưa lậu vào Mỹ.

Ngoài rohypnol, thuốc GHB (gamma-hydroxybutrate), còn gọi là ecstasy lỏng hay nhiều tên gọi khác của giới đường phố (soap, scoop…) làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Cho đến năm 1992 vẫn còn được bán không cần đơn, đối tượng hay dùng là những người tập thể hình vì cho rằng thuốc có tác dụng giảm mỡ nhưng lại phát triển cơ bắp. GHB thuộc nhóm thuốc hàng đầu được dùng trong các vụ tấn công tình dục hay cưỡng dâm. Thuốc hơi có vị mặn nhưng không màu, không mùi nên thường dễ được bỏ vào đồ uống có hương vị hay rượu.

Rohypnol và GHB đã có từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, để hỗ trợ cho hành vi tấn công hay nhằm cưỡng bức bạn tình nữ trong các cuộc hẹn hò, tác dụng chủ yếu là làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Thuốc hay được dùng tại các tụ điểm vui chơi dành cho giới trẻ.

Progesterex được xem là loại thuốc mới, được cảnh báo là hay dùng ở các trại hè của thanh thiếu niên, làm cho nạn nhân mất khả năng sinh sản (thuốc dùng cho động vật để có tác dụng này). Thuốc này cũng hay được dùng phối hợp với rohypnol để cho vào đồ uống, nạn nhân không còn nhớ gì đã xảy ra, lại không gây mang thai do đó không thể tìm ra thủ phạm. Clonazepam có ở thị trường Mỹ với tên biệt dược là klonopin và alphazolam có tên biệt dược là xanax là hai thuốc tương tự để thay thế rohypnol. Còn ở Mexico có biệt dược rivotril.
Cấu trúc hóa học của rohypnol.

Điều gì xảy ra khi dùng

rohypnol?

Rohypnol có tác dụng sinh lý tương tự như valium (diazepam) nhưng mạnh hơn khoảng 10 lần. Khi bị nhiễm độc thuốc thường kèm với giảm khả năng suy xét và vận động. Thuốc không màu, không vị cho nên không dễ nhận biết. Khoảng 10 phút sau khi uống phải thuốc, người phụ nữ có thể cảm thấy chóng mặt, mất ý thức về định hướng, đồng thời cảm thấy quá nóng hay quá lạnh và/ hoặc buồn nôn. Cũng có thể cảm thấy khó nói và khó đi lại, sau đó bất tỉnh. Ảnh hưởng đỉnh điểm của thuốc xảy ra trong vòng 2 giờ nhưng tác dụng có thể kéo dài đến 8 giờ. Nạn nhân không nhớ nổi những gì đã xảy ra khi vẫn còn tác dụng của thuốc. Thuốc được sử dụng với rượu càng nguy hiểm, trí nhớ và khả năng phán xét còn bị ảnh hưởng nhiều hơn là chỉ dùng một thứ. Người ta thường nhận thấy những người bị nhiễm cả rượu và thuốc thì “trí nhớ bị xóa sạch” kéo dài từ 8 - 24 giờ. Viên rohypnol màu trắng, một mặt có chữ Roche, dễ tan trong đồ uống và không thể phát hiện được cho nên kẻ xấu dễ lợi dụng để làm cho những phụ nữ bất cẩn sa bẫy. Cách dùng thuốc thường gặp nhất ở giới trẻ là dùng rượu rồi kết hợp với bia để tăng thêm hiệu quả.

Làm thế nào để tránh bị đầu độc?

Không bao giờ nên nhận đồ uống của người mới quen biết hay xa lạ. Nếu nhận đồ uống, phải tin chắc từ chai chưa mở và tự mình mở. Nếu đã nhận, không được rời mắt khỏi cốc nước, nhất là bỏ đi vệ sinh. Các bậc cha mẹ và các em gái vị thành niên nên biết sự hiện diện của các loại thuốc này trên thị trường để có biện pháp bảo vệ (không đi một mình đến nơi vui chơi, kiểm soát các mối quan hệ của con cái…).

BS. XUÂN ANH

(suckhoe-doisong)

Dùng thuốc ngủ cho trẻ dễ dẫn tới nguy cơ tai biến

Việc lạm dụng thuốc ngủ cho trẻ sẽ gây lệ thuộc thuốc và làm chứng rối loạn giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn. Đó là chưa kể việc dùng thuốc không đúng có thể gây các tai biến nguy hiểm đến tính mạng.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Vinh, phụ trách chuyên khoa thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, thuốc gây ngủ có nhiều loại. Loại thứ nhất là thuốc dùng vào mục đích điều trị bệnh có tác dụng phụ gây ngủ. Thứ hai là thuốc thật sự để điều trị mất ngủ. Thứ ba là thuốc tâm thần, thần kinh dùng để điều trị bệnh nhân tâm thần (bắt buộc phải cho ngủ thì mới hết bệnh). Trẻ em chỉ có thể dùng nhóm đầu tiên để ngủ nhiều hơn, bớt hoạt động, dễ lên cân và đỡ quấy khóc.

Việc dùng thuốc 2 nhóm sau rất nguy hiểm. Chúng là các loại thuốc hướng thần, gây nghiện được ngành y tế quản lý rất chặt chẽ và khi mua bắt buộc phải có đơn.

Loại thuốc dùng vào mục đích điều trị nhưng có tác dụng phụ gây ngủ thường dùng thuộc nhóm antihistamine. Thông thường những thuốc này dùng để điều trị những bệnh liên quan đến dị ứng như nổi mề đay, ngứa, sổ mũi, ho khan theo thời tiết. Một số thuốc thường được dùng cho trẻ là Théralène, Chlorpheniram, Peritol… (thường là dạng xirô).

Ngoài ra, còn có các thuốc điều trị bệnh tâm thần, thần kinh mà gây ngủ như thuốc chống động kinh (Gardenal), thuốc chống loạn thần như Aminazin, thuốc an thần như Seduxen (thuốc này mục đích điều trị là để cho êm dịu, đỡ căng thẳng thần kinh nhưng vì giúp ngủ ngon nên bị lạm dụng làm thuốc ngủ), thuốc điều trị mất ngủ như Meprobamate…

Bác sĩ khuyên không dùng thuốc ngủ cho trẻ khi không có bệnh, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng sẽ gây nhờn thuốc (mất hiệu quả điều trị) hoặc lệ thuộc thuốc (không dùng thì không ngủ được). Mặt khác, việc tùy tiện dùng thuốc ngủ sẽ khiến trẻ ngủ ngày nhiều, đêm không ngủ nữa, và chứng rối loạn giấc ngủ càng nặng thêm.

Do đó, cần đặc biệt lưu ý không dùng thuốc cho trẻ khi không có bệnh. Và chỉ khi có chỉ định điều trị của bác sĩ thì mới được dùng thuốc cho trẻ, ngay cả thuốc bổ cũng vậy.

Nguyên nhân có thẻ gây mất ngủ ở trẻ

Khi ngủ bị giật mình chắc chắn là do tâm thần bất định, ban ngày nhiều người nói to, cười đùa… Trong khi ngủ não của tất cả mọi người đều xử lý, sắp xếp lại các thông tin nhận được ban ngày nên lúc đó nhiều thông tin không xử lý được sẽ làm não cần nhiều thời gian và năng lượng hơn, cơ thể bé không đủ sẽ dẫn đến bất an.

Ngoài ra, một số cơ quan khác phải hoạt động mạnh trong thời gian này sẽ chiếm hệ tuần hoàn của bé khiến não cũng không hoạt động đầy đủ. Đây là lý do giải thích tại sao không nên cho ăn no trước khi đi ngủ (kể cả người lớn). Ngoài ra, đó là chưa nói đến các lý do tạo ra bởi môi trường ngủ như âm thanh, ánh sáng, thời gian, khói thuốc lá…

Cách khắc phục tình trạng mất ngủ của trẻ

Khi nhà có em bé thì các thành viên trong môi trường chung sống phải hết sức giữ gìn, không nói to, nô đùa. Người trực tiếp chăm nuôi bé (có thể không phải chỉ có mẹ) luôn phải tự nghiêm khắc với mình, tuân thủ các quy tắc dinh dưỡng vì đứa bé (ăn uống đúng giờ, đủ chất, kiêng cữ cẩn thận) hạn chế tuyệt đối các tác nhân kích thích (bố không được hút thuốc lá trong phòng, mẹ không “làm vài ly” trước khi cho con bú)…

Phụ huynh nên lưu ý, không cho bé ăn quá no các thức ăn chính trước khi đi ngủ. Trước khi ngủ nên lau người cho bé thật sạch sẽ bằng nước ấm (kích thích tuần hoàn bằng nhiệt độ, sự thoải mái và các động tác tương tự massage…) nhưng tuyệt đối không tắm.

Đối với phòng ngủ của bé, tuyệt đối yên tĩnh và hạn chế ánh sáng. Nếu dùng các thiết bị điều chỉnh điều kiện không khí (quạt, máy lạnh…) thì luôn phải đảm bảo các yếu tố cần cho sức khỏe (độ ẩm, độ điện âm, mức lưu thông không khí…). Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh không nên dùng bất cứ loại thuốc nào và đặc biệt là các thuốc an thần nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Theo VnMedia

Ngủ ngáy – nguyên nhân và cách điều trị

Một trong những nguyên nhân gây ngủ ngáy là chứng béo phì, các lớp mỡ dày cộm ở cuống họng đã làm thay đổi cấu trúc họng, gây cản trở không khí lưu thông. Nam giới và phụ nữ tuổi mãn kinh thường hay ngáy nhất.

Khi ngủ, phần mềm của hàm ếch và lưỡi nhỏ sẽ chùng xuống và rung lên mỗi lần không khí chạy qua, gây nên tiếng ngáy.

Một số nguyên nhân dẫn đến ngáy khi ngủ:

- Hút thuốc lá làm cho niêm mạc ở cuống họng sưng lên, gây nghẹt và hẹp đường thông khí.

- Bệnh viêm xoang và nghẹt mũi mãn tính khiến người bệnh phải thở bằng miệng.

- Uống rượu và dùng thuốc ngủ nhiều.

- Khi béo mập, các lớp mỡ dày cộm lên cuống họng làm thay đổi cấu trúc, thu hẹp và cản trở không khí. Ở người béo, cổ bạnh hoặc giáp trạng bị viêm sưng cũng dễ bị ngủ ngáy.

- Trong gia đình có nhiều người ngáy khi ngủ.

Người ngáy thường bị ngưng thở một thời gian khá lâu, do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên bần thần, mệt mỏi. Nghiêm trọng hơn là sóng điện não bị xáo trộn, làm người bệnh giảm trí nhớ, năng suất làm việc, mệt mỏi, khó tập trung và ngủ gật ban ngày...

Cách chữa trị:

- Giảm cân nếu là người béo phì.

- Tập thể dục thường xuyên, vừa để giảm cân nặng vừa tăng oxy cho não.

- Tránh uống rượu 4 tiếng trước khi ngủ

- Không nên dùng thuốc an thần hoặc bất cứ loại thuốc nào làm cho các cơ bắp trong cuống họng chùng xuống.

- Tránh ăn nhiều vào bữa tối.

- Cần chữa dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng.

- Khi ngủ, nằm ngủ nghiêng và giữ cho đầu cao để dễ thở hơn.

- Nếu xuất hiện các biến chứng ở tim và phổi, người bệnh cần được đeo máy bơm không khí cao áp, đưa không khí vào mũi và phổi, giúp thở được bình thường.

- Có thể dùng một dụng cụ nha khoa làm cho hàm ếch không chùng xuống và lưỡi nhỏ không bít khí quản.

- Nếu bệnh quá nặng, cần phẫu thuật bằng laser, đốt các phần mềm cuống họng. Thủ thuật này rất nhanh mà không cần gây mê, chỉ điều trị khoảng 3-5 lần là có hiệu quả

Bác sĩ Văn Tân, Sức Khỏe & Đời Sống

Chú ý tác dụng phụ của cinarizin trong điều trị rối loạn tiền đình

Cinarizin là một thuốc kháng histamin và là một trong những thuốc quen thuộc dùng trong điều trị rối loạn tiền đình (với các biểu hiện như chóng mặt, ù tai, buồn nôn...). Ngoài ra, thuốc còn được dùng để phòng say tàu xe. Khi dùng thuốc này người bệnh cần chú ý với những tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra. Do có tác dụng chống tiết acetylcholin nên thuốc có thể gây khô miệng và an thần gây ngủ gà, đặc biệt lúc khởi đầu điều trị. Vì vậy, khi dùng cần phải tránh những công việc có yêu cầu tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao... Bên cạnh đó, thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, tăng cân, ra mồ hôi và các phản ứng dị ứng. Cũng như các thuốc kháng histamin khác, cinarizin có thể gây đau vùng thượng vị. Vì vậy, nên uống thuốc sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày. Phải tránh dùng thuốc này dài ngày ở người cao tuổi, vì có thể gây tăng hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp, đôi khi kết hợp với cảm giác trầm cảm trong điều trị kéo dài. Có thể phòng tình trạng ngủ gà và rối loạn tiêu hóa (thường có tính chất tạm thời) bằng cách tăng dần liều tới mức tối ưu. Phải ngừng thuốc khi bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp khi điều trị dài ngày cho người cao tuổi. Không được dùng thuốc này đồng thời với rượu và thuốc chống trầm cảm ba vòng vì có thể làm tăng tác dụng an thần  của mỗi thuốc nêu trên hoặc của cinarizin.        

DS. Hoàng Thu Thủy

(suckhoe-doisong)