PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ BẰNG LASER EXCIMERCận thị là tật khúc xạ mà người bị nhìn vật sẽ rõ hơn khi để gần mắt, nếu nhìn xa sẽ bị mờ. Thị lực nhìn gần có thể vẫn rõ, nhưng thị lực nhìn xa thì mờ. Cận thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới, hiện nay học sinh và sinh viên bị cận thị ngày càng tăng. Cân thị nặng dẫn đến thoái hoá hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao bong võng mạc, lác, glôcôm… Cận thị ở các nước phát triển như ở Mỹ chiếm 30% trong dân số. ở nước ta theo thống kê tại các trường trung học tại các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh chiếm từ 18% đến 28%.
I. CẬN THỊ
Mở đầu
Cận thị là tật khúc xạ mà người bị nhìn vật sẽ rõ hơn khi để gần mắt, nếu nhìn xa sẽ bị mờ. Thị lực nhìn gần có thể vẫn rõ, nhưng thị lực nhìn xa thì mờ.
Cận thị là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực trên thế giới, hiện nay học sinh và sinh viên bị cận thị ngày càng tăng. Cân thị nặng dẫn đến thoái hoá hắc võng mạc trung tâm gây giảm thị lực và có nguy cơ cao bong võng mạc, lác, glôcôm…
Cận thị ở các nước phát triển như ở Mỹ chiếm 30% trong dân số. ở nước ta theo thống kê tại các trường trung học tại các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh chiếm từ 18% đến 28%.
Để hiểu về cận thị cần thiết phải hiểu về thành phần và cấu trúc của mắt tham gia vào hệ thống quang học gồm có: Giác mạc, thuỷ tinh thể, võng mạc
- Giác mạc là phần trắng trong suốt có hình nón phủ ở phía trước mắt, nằm trước mống mắt (xung quanh là mầu trắng đục của củng mạc).
- Thuỷ tinh thể mầu trắng trong suốt hình thấu kính có 2 mặt lồi nằm sau mống mắt.
- Võng mạc là một màng mỏng nằm phía sau nhãn cầu, có những tế bào nhận cảm ánh sáng chuyển ánh sáng vào mắt thành những xung điện chuyền theo dây thần kinh thị giác lên não, tại đó phân tích và giải mã hình ảnh.
- Người có thị lực bình thường, khi ánh sáng vào mắt do chức năng của giác mạc và thuỷ tinh thể làm ánh sáng chuyển hướng hội tụ đúng vào võng mạc (quá trình đó gọi là khúc xạ) nhờ vậy nhìn rõ được hình ảnh.
- Mắt cận thị, công xuất hội tụ của giác mạc và thuỷ tinh thể quá lớn, hoặc trục nhãn cầu quá dài, vì vậy ánh sáng hội tụ phía trước võng mạc, đó là tật khúc xạ cận thị
Phân loại
Có 3 loại cận thị:
- Cận thị sinh lý: Hay gặp nhất, thường bắt đầu ở lứa tuổi 5 – 10 tuổi, tăng dần độ cận cho đến khi nhãn cầu ngừng phát triển. Có thể do công xuất khúc xạ của giác mạc, thuỷ tinh thể hay trục nhãn cầu quá dài.
- Cận thị bệnh lý: ít gặp nhất trong 3 loại cận thị. Bắt đầu giống như cận thị sinh lý, nhưng không ổn định, độ tiến triển của cận thị nhanh, theo độ phát triển bất bình thường của trục nhãn cầu, thường dẫn đến thoái hoá võng mạc.
- Cận thị mắc phải: Thường gặp sau tuổi thiếu niên, có thể liên quan đến các bệnh như đái tháo đường, đục thuỷ tinh thể, hoặc dùng một số loại thuốc làm tăng công suất hội tụ của thuỷ tinh thể
Mức độ cận thị:
- Cận thị nhẹ: < - 3D
- Cận thị vừa: - 3D đến - 6D
- Cận thị nặng: > - 6D
Nguyên nhân và triệu chứng
Cận thị có thể do nguyên nhân quá dài của trục nhãn cầu, hoặc do khúc xạ của giác mạc, thuỷ tinh thể quá cao. Nói chính xác là do sự liên quan không tương xứng của giác mạc, thuỷ tinh thể và chiều dài của trục nhãn cầu.
Cận thị có thể do:
- Di truyền: Trục nhãn cầu dài, mắt to hơn bình thường…
- Do điều kiện làm việc thiếu ánh sáng, nhìn gần, căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, không được nghỉ thích hợp
Triệu chứng của cận thị: Nhìn xa mờ, để sách quá gần khi đọc, mắt hay mỏi nhức khó chịu, mắt lác
Chẩn đoán
- Thường phát hiện các cháu bị cận thị ở độ tuổi bậc tiểu học, nhìn bảng khó, hoặc không tập trung trong lớp học. Giáo viên nên thông báo cho bố mẹ các cháu biết để có thể đưa cháu đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa mắt khám và điều trị.
- Lác
- Nhức mỏi mắt
Nếu cháu chỉ bị tật khúc xạ, không có bệnh khác ở mắt, sau khi chỉnh kính tối đa thị lực của cháu là 10/10
Điều trị
Những bệnh nhân bị cận thị có thể điều trị bằng các phương pháp sau:
Đeo kính: Đựoc sử dụng chủ yếu để điều trị cận thị, số kính phù hợp với độ cận thị. Kính phân kỳ sẽlàm ánh sáng đi xa hơn và hội tụ trên võng mạc, hình ảnh sẽ nhìn rõ hơn. Bệnh nhân đựoc đeo kính đúng và thích hợp độ cận thị sẽ tiến triển chậm hơn.
Ngoài ra những bệnh nhân bị cận thị có thể hay gặp một số biến chứng như: Thoái hoá dịch kính võng mạc, xuất huyết võng mạc, bong võng mạc. Khi có những biểu hiện bất thường ở mắt cần đến khám ngay tại cơ sở y tế có bác sĩ nhãn khoa
Sử dụng kính tiếp xúc: Kính tiếp xúc mỏng hình tròn đựoc đặt vào phía trước nhãn cầu. Có 2 loại kính tiếp xúc: Kính tiếp xúc cứng và kinh tiếp xúc mềm. Tuy nhiên đeo kính tiếp xúc có thể bị biến chứng như: viêm kết mạc dị ưng, hoặc viêm giác mạc…
Phẫu thuật:
Đối với những bệnh nhân không muốn đeo kính hoặc sử dụng kính tiếp xúc có thể phẫu thuật. Tại Bệnh Viện Mắt trung ưong có hai phương phẫu thuật điều trị cận thị bằng Laser Excimer
II. PHẪU THUẬT CẬN THỊ BẰNG LASER EXCIER
Lời giới thiệu
Những người bị các tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị, loạn thị có thể đeo kính, dùng kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy không thoải mái khi bị phụ thuộc vào kính hoặc kính tiếp xúc, do nghề nghiệp không đeo được kính, nhất là khi lao động, chơi thể thao, bơi lội, học tập căng thẳng vào mùa hè ra mồ hôi nhiều, đi ra ngoài lúc trời mưa…Nhiều người mong muốn thoát khỏi đôi kính vốn là vật bất ly thân để tăng thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt.
Từ năm 1986 Laser Excimer được đưa vào dùng để điều trị những bệnh nhân có tật khúc xạ. Từ đó các thế hệ máy Laser Excimer cũng như các kỹ thuật mổ được hoàn thiện và phát triển.
Máy Laser Excimer được lắp đặt tại Viện Mắt TW là thế hệ mới nhất của Mỹ, mỗi lần quét Laser Excimer chỉ lấy đi 0,25 mm (Micro met) bằng 1/40 chiều dầy của một tế bào (10 mm). Do vậy diện cắt trên bề mặt giác mạc có độ chính xác và án toàn rất cao, thị lực sau phẫu thuật phục hồi nhanh, kết quả ổn định lâu dài.
Hiện nay có 2 phương pháp mổ cận thị, loạn thị, viễn thị bằng Laser Excimer
- PRK (Photo Refractive Keratectomy)
- LASIK (Laser In Situ Keratomileusis)
Các phương pháp này có ưu điểm: Chính xác, an toàn, kết quả sau mổ ổn định, và có thể điều trị được những bệnh nhân bị cận thị nặng.
Khi phẫu thuật chỉ càn tra thuốc tê tại chỗ. Thời gian phẫu thuật từ 7 – 10 phút, thời gian Laser Excimer tác động trên giác mạc khoảng 20 – 40 giay. Sau mổ, bệnh nhân chỉ ở lại Viện 1-2 giờ, không cần nằm viện.
Bệnh nhân không cảm thấy đau trong và sau khi phẫu thuật.
Phương pháp PRK (photo refractive keratectomy)
Phẫu thuật viên gạt bỏ lớp biểu mô giác mạc vùng trung tâm, sau đó dùng Laser Excimer tạo ra bề mặt cắt phẳng rất chính xác. Tuỳ theo độ cận thị máy Laser sẽ cắt ở mức độ khác nhau. Phương pháp này áp dụng an toàn và hiệu quả cho cận thị dưới 2D.
Phương pháp lasik (laser in situ keratomileusis)
Là phương pháp tối ưu hiện nay, đặc biệt điều trị cận thị nặng. Thị lực phục hồi sau mổ nhanh, vì vậy ở Mỹ 95% bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp này.
Phẫu thuật viên sử dụng máy để tạo một lớp vạt giác mạc hình tròn ở vùng trung tâm giác mạc, dày khoảng 130 mm đến 160 mm.
Sau đó dùng Laser Excimertác động lên lớp nhu mô giác mạcphía dưới vạt, làm cho mối liên kết giữ các phân tử bị phá vỡ một cachs nhẹ nhàng, tạo hình lại độ cong của lớp nhu mô giác mạc với mức độ phù hợp với các tật khúc xạ giác mạc khác nhau. Thời gian Laser tác động kéo dài khoảng 30 giây.
Bề mặt giác mạc được rửa sạch, vạt giác mạc sẽ đặt lại đúng vị trí ban đầu. Hai mắt có thể điều trị trong cùng một lần mổ. Sau mổ bệnh nhân cần tra thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, và đnhiều khám theo hẹn của bác sỹ.
Chỉ định phẫu thuật
1. Laser Excimer có thể điều trị cho bệnh nhân:
· Cận thị: -1D đến – 20D
· Viễn thị: +1 đến +10D
· Loạn thị: 1D đến 7 D
2. Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên
3. Tật khúc xạ ổn định (ít nhất trong 6 tháng gần đây không tăng số kính)
4. Bệnh nhân tự nguyện mổ Laser Excimer do muốn giảm số kính, không muốn đeo kính, hoặc lí do khác.
Chống chỉ định
1. Đang có các bệnh cấp hoặc mnhững tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glôcôm, giác mạc hình nón…
2. Có các bệnh lí toàn thân như: Đái tháo đường, bệnh ác tính…
3. Đang có thai hoặc trong thời kì cho con bú.
4. Bệnh nhân không chấp nhận rủi ro có thể có trong phẫu thuật, hoặc có thể còn phải đeo kính sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật
- Không được dụi tay vào mắt, không được tự vén mi
- Tra thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ
- Đến khám lại theo hẹn:
· Đối với phẫu thuật LASIK: Liên tục 2 ngày sau mổ
· Đối với phẫu thuật PRK: 3 đến 5 ngày.
· Sau đó cả 2 phẫu thuật LASIK và PRK đến khám lại 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
- Khám lại ngay nếu thấy mắt có biểu hiện bất thường.
http://www.vnnio.org/gioi_thieu_ky_thuat_moi/200501044277417342