Lưu trữ cho từ khóa: gan thận

Món ăn dưỡng gan

Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng.

Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo.

Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

Theo BS Hoàng Tuấn Linh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Món ăn công hiệu dưỡng gan

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.


Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan.

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng. Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

BS. HOÀNG TUẤN LINH

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị động kinh

Ðộng kinh (ÐK) là một bệnh mạn tính, biểu hiện bởi sự tái diễn các cơn động kinh trong nhiều năm trên cùng một cá thể, các cơn xảy ra bất kỳ, không biết trước. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong (khi xuất hiện cơn động kinh) do ngã vào lửa, nước, chấn thương sọ não hoặc dẫn đến sa sút trí tuệ và thay đổi nhân cách. Ngược lại, nếu được chẩn đoán, điều trị đúng thì có thể chữa khỏi bệnh hoặc khống chế được cơn, đưa bệnh nhân hoà nhập cộng đồng.

Mục đích của điều trị động kinh là loại bỏ cơn, đưa bệnh nhân trở về với cuộc sống đời thường.

Tất cả các thuốc kháng động kinh chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, làm giảm hoạt động ức chế của acide gamma- aminobutyrique (GABA) ở vỏ não, giảm hoạt động hưng phấn của glutamate hoặc aspartate, tác dụng trực tiếp thay đổi những dòng ion ở màng nơron, được chia làm 2 loại:


Khi dùng thuốc điều trị động kinh cần theo dõi hiệu quả và tác dụng không mong muốn của thuốc.

Thuốc kháng động kinh cổ điển

- Valproate de sodium  (depakine): Viên nén loại 200 và 500mg (depakine chrono valproate) có tác dụng trên tất cả các thể động kinh.

- Carbamazepine (tegretol): viên nén 200mg và tegretol Lp 200mg. Thuốc có tác dụng tốt đối với động kinh cục bộ.

- Phenytoine (dihydan: viên nén 100mg; dilantin tiêm tĩnh mạch): phenobarbital (gardenal viên nén 10mg, 50mg, 100mg; alepsal; ortenal).

-  Benzodiazepam (seduxen 10mg; valium 10mg): Thuốc có tác dụng đối với một vài thể động kinh, chỉ được sử dụng trong giai đoạn cấp (trạng thái động kinh, sốt cao co giật ở trẻ em, hội chứng Lennox-Gastaut... ), sau chuyển sang thuốc kháng động kinh khác tùy thuộc từng loại cơn. Thuốc có thể gây ngừng thở do ức chế trung tâm hô hấp.

- Ethosuximide (zarontin viên nén 250mg; siro 250mg/ 5ml): ethosuximide có tác dụng tốt trên các cơn vắng ý thức điển hình nhưng ít tác dụng đối với những thể khác của ĐK.

Tác dụng ngoại ý của các thuốc kháng ĐK cổ điển

Rối loạn sự thức tỉnh và tổn thương chức năng nhận thức là những tác dụng ngoại ý hay gặp nhất (trừ valproate và carbamazepine); Tất cả các thuốc đã kể trên đều là những chất cảm ứng men (có thể gây khử hoạt tính của thuốc tránh thai) trừ valproate, ethosuximide và benzodiazepine;

Tất cả các thuốc kháng ĐK có thể gây ra các tác động riêng trên từng cá thể như: bệnh da nhiễm độc, viêm gan, thiểu sản tuỷ (tác dụng đặc ứng) không báo trước, không liên quan đến liều, hiếm gặp nhưng thường nặng.

Một số thuốc kháng động kinh thế hệ mới

- Gabapentin (neurontin 100mg; 300mg; 400mg): Thuốc có tác dụng tốt với cơn động kinh cục bộ; không có tác dụng trên cơn toàn thể, cơn vắng ý thức, cơn giật cơ.

- Lamotrigine (viên nén 25mg; 50mg; 100mg; 200mg): Thuốc có tác dụng tốt đối với thể ĐK cục bộ.

- Oxacarbamazepine (trileptal: viên nén 300mg). Thuốc có tác dụng kháng động kinh tương tự như carbamazepine nhưng ít tác dụng phụ hơn.

- Levetiracetam (viên nén 250 ; 500 ; 1.000mg).

Ưu điểm của thuốc kháng động kinh thế hệ mới: Cơ chế tác dụng đa dạng; Dược lực học tốt hơn và ít tương tác thuốc; An toàn và dung nạp tốt; Không có tác dụng phụ nghiêm trọng trên gan và huyết học; Ít hoặc không gây suy giảm nhận thức.

Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng động kinh

Chỉ sử dụng thuốc kháng động kinh khi đã chẩn đoán chắc chắn là ĐK; Chọn thuốc phù hợp cho từng loại cơn (ví dụ ĐK toàn thể cơn lớn có thể chọn phenobarbital, phenitoine hoặc valproat de sodium; ĐK cục bộ chọn carbamazepine); Liều lượng thuốc theo thể trạng của bệnh nhân và theo thể lâm sàng của ĐK; Dùng 1 loại thuốc tăng dần tới liều điều trị (nếu không có hiệu quả sẽ thay dần sang loại thứ 2, không dừng hay thay đổi thuốc đột ngột), khi thất bại đơn trị liệu mới sử dụng đa trị;

Thuốc phải được uống hàng ngày, số lần uống phụ thuộc vào thời gian bán huỷ của thuốc, dùng đủ liều và đủ thời gian; Theo dõi hiệu quả và tác dụng không mong muốn của thuốc; Không kết hợp 2 loại thuốc trong cùng một nhóm (phenobarbital và primidon); Có kế hoạch định kỳ kiểm tra công thức máu, chức năng gan thận và khám lâm sàng; Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, làm việc và sinh hoạt hợp lý; Mỗi bệnh nhân cần phải có một quyển sổ ghi chép diễn biến bệnh và diễn biến liên quan đến điều trị.

Cán bộ y tế cần phổ biến kiến thức về động kinh giúp người nhà bệnh nhân và bệnh nhân nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi và điều trị, đưa bệnh nhân trở về với cuộc sống đời thường.

BS. Khúc Thị Nhẹn

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Sữa ong chúa: không phải ai cũng dùng được

Trong một tổ ong, trung bình có 10.000 – 15.000 chú ong thợ và chỉ một nàng ong chúa. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ và giữ mát cho tổ ong, các chú ong thợ còn có chức năng tiết ra một loại dịch đặc biệt làm thức ăn cho nàng ong chúa, loại dịch thể đó được gọi là sữa ong chúa.

Giàu dinh dưỡng...

Sữa có màu trắng hơi vàng, vị ngọt chua, mùi đặc biệt, chứa hơn 20 loại đạm giúp phục hồi và tái tạo tế bào nhất là các tế bào thần kinh, nhiều vitamin và các men giúp hoạt động của bộ máy tiêu hoá được tốt hơn, cùng một số khoáng tố vi lượng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm thuốc bổ cao cấp được dùng cho người già yếu, suy kiệt, trẻ em suy dinh dưỡng, người mới khỏi bệnh, thiếu máu, sản phụ sau sinh hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, đang hoá trị liệu pháp, suy yếu sinh lý. Sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hoá tế bào, giúp tế bào trẻ lâu và hấp thu đầy đủ dưỡng khí, năng lượng. Sữa ong chúa còn tăng cường trí nhớ, phòng bệnh Alzheimer, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào nhất là các tế bào gan, giúp phục hồi mô gan, tăng cường thải độc, làm hạ lượng cholesterol và các chất mỡ có hại trong máu, phòng chống vữa xơ mạch máu. Sữa ong chúa được đánh giá cao trong việc bảo vệ và giúp cho các mạch máu gia tăng độ đàn hồi, chống huyết khối và làm loãng máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Gần đây các nhà khoa học còn chứng minh sữa ong chúa chứa insulin giúp ổn định lượng đường trong máu nên có thể dùng cho người tiểu đường.

... nhưng cẩn thận khi dùng

Để dễ dung nạp, nên dùng chung sữa ong chúa và mật ong, mỗi ngày 30 – 60mg, trẻ em 1/2 liều, trong trường hợp theo chỉ định phải dùng liên tục hai, ba tuần thì nên nghỉ một tuần vì sữa ong chúa có hiện tượng tích luỹ. Có thể dùng chung với các thuốc khác, chỉ cách khoảng 1 giờ trước khi uống thuốc. Tuyệt đối không uống chung với bia, rượu, cà phê, khi cơ thể đang sốt vì nó làm gia tăng sự hấp thu các chất độc vào máu và làm gan thận mệt mỏi hơn. Sữa ong chúa có tác dụng hạ huyết áp nên người huyết áp thấp không nên dùng.

DS Lê Kim Phụng
Giảng viên khoa y học cổ truyền, đại học Y dược TP.HCM

Meo.vn (Theo SGTT)

Tóc bạc và rụng nhiều nên điều trị như thế nào?

Em 21 tuổi nhưng tóc đã bạc rất nhiều. Xin bác sĩ cho em biết nguyên nhân vì sao?

Em có dùng qua hà thủ ô nhưng không khỏi. (Minh Tân - Q.5, TPHCM)

http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2011/06/19/50dse-co-thuoc-chong-bac-va-rung-toc.jpg
Ảnh minh họa

Có nhiều nguyên nhân gây tóc bạc sớm, BS đã trả lời trong những câu hỏi lần trước, em tham khảo nhé.

Về điều trị, hiện nay chưa có thuốc hữu hiệu để điều trị chứng tóc bạc sớm. Tuy nhiên, em có thể áp dụng cách chữa theo y học cổ truyền bằng hà thủ ô. Không rõ vừa qua em dùng hà thủ ô theo cách nào? Em cần lưu ý cách thực hiện bài thuốc:

Hà thủ ô nên dùng là loại hà thủ ô đỏ: ngâm với nước vo gạo, khi vỏ mềm thì bào bỏ vỏ. Xắt mỏng hà thủ ô và xếp vào xửng, một lớp đậu đen, một lớp hà thủ ô. Hấp đến khi đậu đen chín thì lấy hà thủ ô đem phơi khô. Ngày hôm sau lại dùng đậu đen mới hấp tiếp, lặp lại trong 9 lần, sau đó lấy hà thủ ô ra sao vàng và dùng như uống trà.

Em cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm sinh tố nhóm B kèm B5 và vitamin H, ngủ nghỉ hợp lý, tránh căng thẳng lo âu hay làm việc quá sức, tập thể dục hay thể thao mỗi ngày đều đặn, uống nhiều nước và nên đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ.

BS Chuyên khoa

Em chào bác sĩ,

Cách đây 4 ngày em đi chích ngừa ung thư cổ tử cung nhưng khi về nhà em bị nổi mề đay khắp người mấy ngày liền. Ngoài ra, em còn bị xót ruột trước và cả sau khi ăn. BS cho em hỏi đó có phải là tác dụng phụ của vắc xin hay không ạ? Và bao lâu thì mới hết hiện tượng này ạ? Em cảm ơn BS! (Yen - forever)

Chào Yen! Sau chích ngừa về nhà em bị nổi mề đay khắp người nhiều khả năng do dị ứng với vắc xin. Tuy nhiên, cũng có thể trùng hợp với nguyên nhân khác như dị ứng thức ăn em ăn trong ngày tiêm ngừa.

Khi tác nhân gây dị ứng thải loại khỏi cơ thể thì sẽ hết hiện tượng mề đay. Em có thể uống thuốc chống dị ứng (Chlopheniramin 4mg, Loratadin 10mg), thuốc có chứa corticoid, thuốc hỗ trợ gan thận để tăng cường đào thải chất gây dị ứng, và uống nhiều nước.

Nếu do dị ứng thức ăn, em không ăn thức ăn nghi ngờ gây dị ứng. Nếu do vắc xin thì em cần báo cho nhân viên y tế biết trong những lần tiêm sau.

BS Chuyên khoa

Cháu 26 tuổi. Trước đây cháu đã có thai nhưng phải hút vì chưa đủ điều kiện. Sau đó khoảng 6 tháng liền cháu đều dùng thuốc tránh thai khẩn cấp mỗi tháng 1 viên do chồng cháu công tác xa. Những năm sau cháu dùng tránh thai hàng ngày.

Kinh nguyệt của cháu đều 28 ngày. Cháu đi siêu âm trứng và tử cung bình thường. Giờ cháu không tránh thai 9 tháng rồi nhưng vợ chồng cháu vẫn chưa có tin vui. Như vậy cháu đã cần đi chụp tử cung, vòi trứng chưa bác sĩ? Ở HN chụp ở đâu là tốt nhất ạ? (Vu Thu - Hà Nội)

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng ức chế sự rụng trứng. Trong thuốc chứa hàm lượng nội tiết tố cao, việc dùng nhiều hơn mức độ cho phép, làm tăng nồng độ nội tiết tố trong máu, dẫn đến các rối loạn về rụng trứng, kinh nguyệt, khả năng thụ thai…

Bạn đã thuốc ngừa thai khẩn mỗi tháng 1 viên trong 6 tháng liên tục, sau đó chuyển qua thuốc ngừa thai hàng ngày. Kinh nguyệt vẫn đều, không bị rối loạn là điều đáng mừng.

Vợ chồng bạn không dùng biện pháp tránh thai 9 tháng chưa có thai thì cũng không quá lo ngại, vì chưa được 1 năm nên chưa gọi là hiếm muộn. Do đó, hiện giờ bạn chưa cần chụp tử cung, vòi trứng.

Bạn không nên lo lắng quá sẽ ảnh hưởng tâm lý, cần ngủ đủ giấc, ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng, tiêm ngừa đầy đủ để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh. Chúc bạn sớm có tin vui.

BS Chuyên khoa

Cho em hỏi táo đỏ có thể ngâm rượu uống không BS, thay vì ăn mỗi ngày? (Nhật Quang - Tây Ninh)

Nhật Quang muốn hỏi táo đỏ là táo đỏ khô (táo tàu) hay táo tươi có vỏ màu đỏ? Có lẽ em muốn nói táo đỏ khô? táo đỏ này cũng thường được người ta ngâm rượu uống.

Rượu táo đỏ có tác dụng hoàn lực cho cơ thể một cách nhanh chóng, trị bệnh đau đầu, mệt mỏi, kém ăn mất ngủ, tăng cường sinh lực cho cơ thể, làm sảng khoái tinh thần và cân bằng sinh lý, làm dịu thần kinh, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, ngoài ra còn đề phòng bệnh lão hóa và kéo dài tuổi thọ cho con người.

Tuy nhiên, chỉ nên uống mỗi ngày nửa ly uống rượu nhỏ thôi bạn nhé.

Meo.vn (Theo alobacsi)

Đậu đen trị chứng bế kinh, động thai

Nói đến đậu đen, không ai là không biết, nhất là vị chè đỗ đen quen thuộc trong những ngày hè nóng bức vừa ngon bùi vừa thanh nhiệt giải khát. Đậu đen còn có nhiều tác dụng chữa bệnh mà mọi người có thể chưa biết.

Bổ thận

Đậu đen giàu protein, chất béo, đường, vì nó vào thận nên có thể phát huy được tác dụng bổ thận, trị bệnh về thận.
d
Nếu thận hư, tiêu khát, uống nhiều nước, hoặc gan thận bất túc, hoa mắt chóng mặt, có thể dùng 250g đậu đen (rang qua), 15g bột thiên hoa, cho nước vừa đủ đun cho đến khi đậu nhừ thì ăn đậu uống nước, chia 3 lần uống, ăn hết có thể bổ âm nhuận thận táo.
Nếu toàn thân bị phù, đặc biệt là phù nhiều ở chân, dùng 250g đậu đen, đổ vào 1.500ml nước. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1/2 lượng nước thì cho thêm 1.000ml nước đun còn một nửa, múc ra ăn đậu uống nước, chia làm 3 lần ăn hết, sẽ có tác dụng bổ thận hành thủy.
Nếu thận âm bất túc (không đủ), tâm hoả buồn phiền, không yên, tim đập nhanh, ngủ kém, hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lưng gối tê mỏi, có thể dùng 30g đậu đen, 30g tiểu mạch lép, cho vào nồi đun lên. Chắt lấy nước uống thay chè. Trong bài thuốc này, đậu đen bổ thận, tiểu mạch lép bổ dưỡng tim, dùng bài này có tác dụng hỗ trợ phòng trị bệnh tâm thận bất giao.
Phòng trị bệnh phụ nữ

- Trị chứng hành kinh không đều: Đậu đen rang lên, nghiền nhỏ, mỗi lần lấy 30g, cho thêm 12g tô mộc, cho nước vào ninh, lấy nước pha ít đường đỏ để uống.
- Trị chứng bế kinh: Đậu đen 30g, hồng hoa 6g, đường đỏ vừa đủ. Đem đậu đen rửa sạch, hồng hoa lấy vải gạc bọc lại, cho hai thứ vào nồi, đổ nước đun đến khi đậu dừ, vứt bỏ hồng hoa rồi cho đường đỏ vào, ăn đậu uống nước.
Có thể lấy 30g cây ích mẫu, cho nước vào đun rồi chắt lấy nước, cho thêm 60g đậu đen vào đun cho đến khi đậu nhừ, cho thêm ít đường đỏ vào, trước khi bị hành kinh 1 tuần thì ăn, mỗi ngày 1 lần, ăn liền trong 7 ngày.
- Trị chứng động thai, đau bụng: Đậu đen 90g, rượu vang 60g, đường trắng vừa đủ. Đem đậu đen rửa sạch cho vào nồi, đổ rượu và lượng nước vừa đủ đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa cho đậu nhừ, múc ra cho đường vào ăn.
TheBee

Gan, thận tổn thương nếu uống nhiều trà xanh

Trà xanh rất tốt cho sức khỏe nếu như sử dụng ở mức độ vừa phải. Các polyphenol có trong trà xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim nhưng chúng lại có thể có hại cho gan và thận nếu chúng ta uống với một lượng lớn.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Trưởng nhóm nghiên cứu Chung Yang, ĐH bang New Jersey cho biết: 'Chúng ta cũng không nên quá lo ngại về điều này bởi uống 10 tách trà nhỏ mỗi ngày hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe. Việc gây hại cho gan thận chỉ xảy ra đối với những người sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ trà xanh có chứa chất polyphenol nhiều gấp 50 lần so với một cốc trà bình thường'.

Kết luận trên được đưa ra sau khi các nhà khoa học tiến hành các thí nghiệm về độc tính của polyphenol trên loài chuột và chó. Những động vật này đã chết do bị nhiễm độc gan sau khi uống một lượng lớn chất polyphenol. Ông cũng đưa ra những trường hợp nhiễm độc gan ở người sau khi sử dụng quá liều các sản phẩm có nguồn gốc từ trà xanh. Các triệu chứng của họ chỉ biến mất khi ngừng sử dụng thuốc và xuất hiện trở lại khi tái sử dụng lại.

Điều này cho thấy rằng thay vì uống các sản phẩm có nguồn gốc từ trà bạn nên sử dụng trà xanh mỗi ngày vừa có lợi cho sức khỏe lại rẻ tiền.

Trần Thu Hà (Theo Dantri)

Chữa đau lưng khi hành kinh bằng y học cổ truyền

Than quả sơn ta, đường đỏ mỗi thứ 30 g, hạt hướng dương (bóc vỏ) 1,5 g, nấu lấy 2 bát con nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc này sẽ giúp bạn giảm phần nào sự khó chịu mà cơn đau lưng do huyết ứ trở lạc gây ra trong những ngày hành kinh.

Sau đây là một số bài thuốc khác:

- Đương quy, cao da lừa (a giao), bạch chỉ, tục đoạn, xuyên khung, ngô thù du, bồ hoàng mỗi thứ 9 g; gừng khô, bạch truật mỗi thứ 6 g; phụ tử, thục địa mỗi thứ 12 g. Tất cả sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng cho những người đau thắt lưng khi hành kinh do huyết hư, không thịnh vượng.

- Đào nhân, hồng hoa, xuyên khung, đương quy, uy linh tiên, nga truật, diên hồ sách, hương phụ, mộc hương mỗi thứ 9 g, sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng cho những người đau thắt lưng khi hành kinh do huyết ứ trở lạc.

- Sơn thù du, sơn dược, phá cố chỉ, đỗ trọng mỗi thứ 12 g; đương quy, ngũ vị tử, độc hoạt mỗi thứ 6 g; hồ đào, nhân hạt táo mỗi thứ 9 g, tất cả sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng cho những người đau thắt lưng khi hành kinh do gan thận hư tổn.

BS Nông Thúy Ngọc, Nông Nghiệp Việt Nam

Để tóc không bạc sớm…

 

Những nghiên cứu khoa học các năm gần đây đã chỉ ra các nguyên tố vi lượng và màu sắc của tóc có quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, việc chú ý dinh dưỡng hằng ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng này.

Vừng đen và hà thủ ô được cho là giúp chống bạc tóc sớm

Bạc tóc sớm vì thiếu vi chất

Thực tế đã chứng minh việc thiếu hụt protein và chế độ ăn dinh dưõng không cân bằng trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân dễ khiến tóc bạc sớm. Việc thiếu hụt các nguyên tố vi lượng như đồng, sắt…cũng khiến tóc nhanh bạc.

Những thực phẩm giàu chất sắt như gan động vật, trứng, mộc nhĩ, rong biển, đậu tương, vừng… Các thực phẩm giàu hàm lượng đồng như gan, thận động vật, đầu tôm, các loại quả cứng, các loại đậu khô… sẽ giúp bổ sung các vi chất cơ thể đang thiếu.

Một nghiên cứu y học cũng chỉ ra, chế độ ăn thiếu hụt các vitamin nhóm B như B1, B6, B2…trong thời gian dài cũng là nguyên nhân quan trọng khiến tóc dễ bạc sớm. Nên tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B phong phú như ngũ cốc, các loại đậu, các loại quả khô, tim, gan, thận động vật, sữa, trứng, và và các loại rau có lá…cho bữa ăn hàng ngày

Thực phẩm màu sẫm “có lợi” cho tóc

Theo quan niệm Đông y, tóc bạc sớm do gan thận và khí huyết có vấn đề, chủ trương ăn nhiều thức dưỡng huyết bổ thận để làm đen tóc, nhuận tóc:

- Các thực phẩm chính như đậu đen, vừng đen, hồ đào, gạo cẩm, đậu đỏ, đậu cove…

- Các loại rau như: rau chân vịt, cà rốt, cải bắp tím, nấm hương, mộc nhĩ đen…

- Các loại động vật như: bò, dê, gan lợn, hải sâm…

- Các loại hoa quả như: nho đen, dâu ta, hồng, táo tàu, táo tây…

Thông thường những thực phẩm có màu sẫm (xanh lá cây, đỏ, vàng, tím) đều hàm chứa các chất thực vật dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời sẽ tạo thành các sắc tố có thể bổ sung các sắc tố cho cơ thể, có lợi cho việc giữ màu “xanh” cho mái tóc.

Bài thuốc dân gian trị tóc bạc sớm

1. Bột vừng đen, bột hà thủ ô mỗi loại 150g. Đun hỗn hợp bột với lượng đường thích hợp thành nước cốt, mỗi tối hòa một bát uống, sau nửa năm có thể khiến tóc bạc thành đen.

2. Vừng đen 10g, hà thủ ô, hồ đào mỗi loại 3g. Cho 3 vị thuốc và chảo gang đảo nóng rồi nuốt. Mỗi ngày uống 1 lượng như trên, liên tục trong 3 tháng.

Dùng đồ bổ, có thật sự bổ

Dùng đồ bổ, có thật sự bổ?

Một số người có thói quen tự mua đồ bổ để tẩm bổ cho mình và người thân bất chấp giá tiền cao và mất nhiều công sức. Đồ bổ cũng là thuốc, cần có kiến thức trước khi dùng nếu không sẽ lợi bất cập hại.

Dùng đồ bổ, có thật sự bổ? Viết bình luậnLưu bài này

Đồ bổ là thuật ngữ phổ biến dùng để chỉ các loại thực phẩm thuộc nhóm bổ dưỡng, quý hiếm như yến sào, vi cá, nhung hươu… ngày xưa chỉ dành cho vua chúa, nhưng nay không chỉ giới thượng lưu mà bất cứ ai có tiền đều có thề sử dụng. Các món này, mặc dù hiện vẫn còn đắt tiền và hiếm có, nhưng do công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm đã phát triển khá cao, phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm tràn ngập trên internet… việc tìm mua và sử dụng chúng trong người dân đã phổ biến hơn.

Đó là chưa kể việc sản xuất hàng gian, hàng giả không đúng chất lượng cũng góp phần làm hạ giá thành và làm cho thực phẩm này có vẻ thông dụng hơn. Với yến sào ngân nhĩ chẳng hạn, hiện chúng ta có thể dễ tìm thấy ở các nhà hàng, khách sạn lớn, đã có công ty sản xuất và phân phối yến sào với nhiều chi nhánh, đại lý trong cả nước, giá cả thay đổi tùy loại từ cao đến… rất cao (vài trăm ngàn cho đến vài triệu đồng cho 100gr yến).

Nhung hươu, nai

Nhung hươu, nai là sừng của hươu đực hay nai đực. Hằng năm, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu.

Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn). Huyết nhung và nhung yên ngựa là quý nhất. Nhung cắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rữa. Thành phần hóa học của nhung hươu nai gồm: can-xi carbonate, can-xi phosphas, chất keo, protid, kích tố (testosteron, pentocrin...), acid amin (hơn 17 loại). Theo tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày - ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid... Liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết. Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ... bồi bổ cho trẻ em chậm lớn, còi xương… Từ lâu, các lương y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp…

Vi cá

Vi cá mập có thể được tìm thấy tại các tiệm thuốc đông y ở dạng vi cá khô với giá khoảng 80-120 USD/hộp, dùng nấu súp hoặc tiềm được gọi tên là cực phẩm phân gian do đắt tiền. Trong sụn vi cá mập giàu glucosamine và chondroitin, có tác dụng kích thích tế bào sụn sản xuất proteoglycans và collagen; ức chế các men phá hủy sụn; cung cấp dinh dưỡng, giúp tạo dịch khớp và tái tạo sụn khớp...

Chondroitin được ghi nhận có chứa chất 'ức chế quá trình tạo mạch máu mới' (angiogenesis) của khối u ung thư, ngăn các tế bào ung thư không sinh sản và tăng trưởng nên có giả thuyết dùng hợp chất này trong phòng ngừa ung thư. Chất chondroitin trong sụn cá mập cũng giúp bảo vệ xương khớp (trong cơ thể người, chondroitin có trong sụn khớp). Chất chondroitin góp phần nuôi dưỡng các tế bào của giác mạc mắt, tái tạo lớp giác mạc giúp mắt không bị khô do chondroitin cũng có trong giác mạc mắt con người. Do đó, chất chondroitin từ sụn vi cá mập được tách chiết và dùng rộng rãi là một thành phần trong các loại thuốc điều trị mắt.

Yến sào

Thành phần yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như aspartic acid, serine, tyrosine, Phenylalanine, valine, arginine, leucine... Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Giàu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ai nên hạn chế dùng đồ bổ?

* Nhung hươu, nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được dùng là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm…

* Có một số người tuổi cao, thấy sức yếu, muốn 'bổ' mau đã mua và sử dụng yến sào mỗi ngày và liên tục mấy ngày liền, hậu quả là cơ thể không thể tiêu hóa nổi, khó chịu, bụng đầy chướng và mấy ngày liền không thể ăn cơm. Đó là do lượng đạm khá cao trong yến. Người lớn tuổi gan thận yếu, người có bệnh gan, bệnh thận, đái tháo đường… cần chú ý không ăn quá nhiều đạm. Đối với người khỏe mạnh hoặc trẻ em có thể thỉnh thoảng dùng yến sào như một thực phẩm cung cấp chất đạm. Không nên ăn một lúc nhiều hơn 100gr yến và cũng không cần ăn thường xuyên mà nên thay đổi với các thức ăn giàu đạm khác như thịt, cá, trứng, sữa, đậu hũ…

* Khi ăn một thực phẩm lạ, hãy 'lắng nghe cơ thể của mình' để đoán biết sự thích hợp của thực phẩm ra sao. Dinh dưỡng hợp lý là ăn gì cũng chừng mực, vừa đủ.

BS. Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM

(theo thanhnien)