Lưu trữ cho từ khóa: gai cột sống

Điều trị gai cột sống thế nào?

Tốt nhất và an toàn đối với việc điều trị gai cột sống là người bệnh sử dụng phương pháp vật lý trị liệu và phòng tránh.

Tôi bị gai cột sống đã nhiều năm. Thưa bác sĩ, gai cột sống mọc có “nhổ” được không và điều trị như thế nào?

Trả lời


Nhiều bệnh nhân thường bị ám ảnh bởi hình ảnh cái gai xương trong phim chụp, nên thường đòi mổ để gọt đi. Phương pháp tốt nhất và an toàn đối với việc điều trị những cái gai này chính là vật lý trị liệu và phòng tránh.

Vật lý trị liệu là biện pháp hữu hiệu giúp tăng cường sức khoẻ cho cơ và dây chằng, giữ cho cột sống luôn vững chắc, khi cột sống khoẻ thì người bệnh sẽ không bị đau nữa.

Phương pháp vật lý trị liệu yêu cầu phải đúng kỹ thuật dưới do các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị.

Cụ thế là giảm đau bằng điện trị liệu và siêu âm trị liệu, có thể bằng dòng điện ngược chiều, hoặc bằng những dòng xung giảm đau tần số thấp và tần số trung bình, có thể kéo giãn bằng máy...

Bên cạnh đó, có thể điều trị bằng xoa bóp và bài tập thể dục trên giường, nằm sấp, nằm ngửa cho cột sống và tư thế bò, vận động trong nước như bơi. Cần tránh những môn tập nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao…

Đối với cả hai trường hợp, gai đôi cột sống bẩm sinh và gai cột sống do thoái hóa khi đau cấp tính cần được áp nóng hai lần vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần áp nóng chừng 20 phút. Áp nóng thường bằng túi chườm, bó nến, đèn hồng ngoại. Dân gian thường làm bằng lá ngải cứu có thêm chút muối.

Phòng tránh: Luôn giữ cho lưng thẳng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu khi làm việc, tránh khom lưng, khuân vác hay nhấc vật nặng….để không gây áp lực lên cột sống. Bổ sung canxin bằng cách ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu canxi, luyện tập cho cơ thể dẻo dai, cột sống chắc khỏe.

Theo BS. Lê Vinh

Meo.vn (Theo Dep)

Tiền mãn kinh, mãn kinh: Một giai đoạn cuộc đời

Đối với một người phụ nữ, tiền mãn kinh - mãn kinh là một giai đoạn cuộc đời phải trải qua. Có người trải qua giai đoạn này một cách êm ả, nhẹ nhàng và ngắn ngủi nhưng với nhiều người thì tiền mãn kinh và mãn kinh là một giai đoạn đau khổ của cuộc đời.

Nhiều phụ nữ phải chịu những triệu chứng của tiền mãn kinh - mãn kinh “hành hạ” và nó mạnh đến mức họ ghi nhớ, đó là một giai đoạn đau khổ của cuộc đời.

Nguyên nhân của những “đau khổ” trong giai đoạn Tiền mãn kinh - Mãn kinh là gì?

Đối với một phụ nữ thì nội tiết tố Estrogen do buồng trứng tiết ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm trong giai đọan tuổi sinh sản là yếu tố quyết định cho “đặc trưng phái nữ”. Từ dáng vóc, da dẻ, tính tình, lời ăn tiếng nói, chức năng làm vợ, làm mẹ cho đến cả phong cách sống, lối sống, sinh hoạt phòng the… phần lớn đều do nội tiết tố nữ chi phối.

Từ sau 40 tuổi, buồng trứng bắt đầu giảm chức năng, hiện tượng phóng noãn không đều, và vì vậy bắt đầu mất quân bình về nội tiết tố. Estrogen bắt đầu giảm và thiếu hụt, không có progesterone. Từ đó các vấn đề rối loạn nội tiết tố kéo theo nhiều rối loạn khác sẽ xảy ra biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng mà chị em phụ nữ sẽ cảm nhận được. Các rối loạn đó là:

Rối loạn ở cơ quan sinh dục nữ:

Cơ quan sinh dục nữ là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng của sự thiếu hụt nội tiết tố nữ. Cơ ngực, lớp mô liên kết lỏng lẻo, tuyến vú mất dần làm cho ngực teo nhỏ và chảy xệ. Rối loạn kinh nguyệt là một biểu hiện của rối loạn tiền mãn kinh thường gặp nhất. Đi kèm với rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng teo, khô vùng âm hộ, âm đạo. Chị em sẽ thấy chất nhờn tiết ra rất ít hoặc không có khi “giao ban” với bạn đời, cảm giác thoả mãn hầu như không đạt hoặc không lên đỉnh được. Và sau mỗi lần giao ban như vậy, chị em sẽ thấy đau rát, uể oải. Điều đó sẽ làm cho ý muốn giao ban không còn tha thiết nữa. Có một số chị em cảm thấy sợ hãi, lo lắng và luôn tìm kế “hoãn binh”… ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình và chất lượng sống của mình trong giai đoạn còn lại của cuộc đời.

Rối loạn vận mạch:

Các chị em sẽ thấy tự nhiên cơ thể mình nóng nực, bốc hoả. Thỉnh thoảng, vã mồ hôi, nóng bừng mặt (có thể nhìn thấy mặt đỏ bừng), trống ngực đập dồn dập và hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu.

Rối loạn chuyển hoá:

Các chuyển hoá đường, đạm, muối, chuyển hoá mỡ và chất khoáng, đặc biệt là calcium. Từ đó chị em dễ bị béo phì, tăng cân, bụng hông to ra do phân bố mỡ không đồng đều… và loãng xương.

Rối loạn tâm sinh lý:

Tính tình chị em thay đổi, dễ cáu gắt, dễ giận hờn, tủi thân… và đi đến trầm cảm

Rối loạn ở hệ vận động cơ xương khớp:

Phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh - mãn kinh thường bị các chứng về vận động xương khớp, trong đó nhức khớp, đau chân là các dấu hiệu thường gặp nhất. Thoái hoá cột sống gây gai cột sống làm đau lưng, đau cổ cũng dễ xảy ra.

Rối loạn tiền đình:

Rối loạn tiền đình gây chóng mặt, đầu óc quay cuồng không thể đi lại được cũng là một triệu chứng “hành hạ” người phụ nữ ở giai đoạn này.

Tiền mãn kinh, mãn kinh rồi còn có hậu mãn kinh,... người phụ nữ còn có cả một quãng đời rất dài còn lại để sống, vì vậy, phải sống, phải khỏe và có chất lượng, không để các rối loạn này làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, lao động và hạnh phúc gia đình. Liệu pháp sử dụng nột tiết tố là một phương cách. Tuy nhiên, xu thế nay hướng đến tự nhiên, tìm các dược phẩm, dược liệu từ dược thảo, chiết xuất từ cây cỏ có trong thiên nhiên như Lepidium Meyenii... để giảm đi các tác dụng phụ của các dược phẩm nội tiết tố do bào chế hoặc tổng hợp mà ra.

TS. BS Huỳnh Thị Thu Thủy

Meo.vn (Theo Dantri)

Thoái hóa cột sống: Những điều cần biết

PGS. TS. BS Võ Văn Thành , trưởng khoa cột sống A Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, cho biết: Chúng ta cần phân biệt thoái hóa cột sống ở cổ, lưng hay thắt lưng. Ở ba vùng bệnh, tính chất khác nhau. Lưu ý là ở những vùng nào có đĩa đệm (cổ, lưng, thắt lưng) mới có vấn đề thoái hóa cột sống, còn ở vùng xương thiêng (từ dưới thắt lưng xuống - dính thành khối, không đĩa đệm), xương cụt không có thoái hóa cột sống.

* Nguyên nhân chính của bệnh từ đâu?

- Hiện nay chúng ta chưa có một thống kê chính xác để nói về tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống, tuy nhiên đây là một bệnh lý cột sống rất phổ biến, chiếm khoảng trên 60% bệnh lý chỉnh hình cột sống. Thường sau tuổi 40 trở đi, càng lớn tuổi bệnh càng xảy ra nhiều hơn, có những người thoát vị đĩa đệm ở tuổi 30-40,thoái hóa thân đốt sống ở tuổi 50-60. Nguyên nhân chính là do sự lão hóa.

Có thể có những tác động, yếu tố khác nhau khiến bệnh lý phát triển sớm hoặc muộn, như lao động nặng nhọc quá mức lúc còn trẻ, hoặc sự thiếu vận động, không huấn luyện cơ bắp (cơ bụng, cơ thắt lưng) để chịu lực, các tư thế sai của cổ, lưng, thắt lưng trong sinh hoạt hằng ngày làm phát triển nhanh tiến trình lão hóa.

Thoai hoa cot song Nhung dieu can biet

PGS. TS. BS Võ Văn Thành

* Làm việc văn phòng ngồi nhiều có dễ mắc bệnh?

- Những người lao động văn phòng nên ngồi tư thế đúng, phải có lưng ghế tựa và hơi nhô ra ngay thắt lưng, ngồi đầu gối hơi cao hơn háng một chút là tốt. Sau 45 phút đến một giờ cần làm những động tác thể dục nhẹ nhàng.

Người lái xe đường dài sau khoảng hai giờ phải nghỉ ngơi 10-15 phút để tập cơ cổ, cơ lưng thì làm việc mới lâu bền được.

Những người buôn gánh bán bưng, khuân vác phải thận trọng, không làm việc quá mức. Có những thanh niên ỷ sức khuân vác 50-70kg là không hợp lý, chưa kể tư thế không đúng, những yếu tố rủi ro làm nặng thêm tiến trình lão hóa. Làm nặng sai tư thế cũng thúc đẩy tiến trình thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm tăng lên.

Tóm lại, phải phòng ngừa bằng cách biết tư thế đúng khi làm việc nặng và làm việc thời gian dài. Tuy giữa lý thuyết và thực hiện trên thực tế có khoảng cách, nhưng chúng ta cần biết để tránh những động tác sai.

* Thưa bác sĩ, đối với học sinh làm thế nào để có được tư thế đúng với bàn ghế hiện nay?

- Phải có những kiểu mẫu bàn ghế phù hợp từng lứa tuổi khác nhau. Trẻ cao lớn mà ngồi bàn quá thấp sẽ bị vẹo cột sống, ngược lại bé thấp mà bàn quá cao, phải niểng cổ dẫn đến các tư thế cổ sai.

* Bác sĩ có thể giới thiệu một số sai lầm trong chẩn đoán?

- Nhiều người khi đi khám bệnh cầm theo phim X-quang và cho rằng bị gai cột sống nên gây đau. Đây là một sai lầm trong chẩn đoán. Những biểu hiện gai cột sống chỉ là một trong các triệu chứng nghĩ đến thoái hóa cột sống giai đoạn sớm, nhưng gai cột sống không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau trong giai đoạn này.

Vấn đề chính là phải chẩn đoán cho được có hay không có thoái hóa cột sống. Cần phải chẩn đoán rõ ràng các loại bệnh lý thoái hóa khác nhau (thoái thân đốt sống, thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa khối mấu khớp...), tầng bệnh khác nhau (cổ, lưng, thắt lưng).

* Nhiều người nghe quảng cáo và chi hàng chục triệu đồng để điều trị thoái hóa cột sống với phương pháp mới - giảm áp bằng laser. Đây có phải là phương pháp tối ưu?

- Hầu như phương pháp giảm áp bằng laser không nên áp dụng cho các bệnh lý thoái hóa cột sống. Một số ít trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ, chưa phá rách dây chằng dọc sau, có thể được áp dụng một cách thận trọng phương pháp này. Các trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng gây đau thần kinh tọa, có biểu hiện trên hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) sự xé rách dây chằng dọc sau hay khối thoát vị lọt vào ống sống thì chỉ định phẫu thuật ít xâm nhập là phù hợp nhất.

* Có khi nào bị thoái hóa cột sống mà bác sĩ chẩn đoán nhầm đau dây thần kinh tọa, uống thuốc thời gian dài không khỏi ?

- Đau thần kinh tọa chỉ là một triệu chứng của nhiều nhóm bệnh khác nhau: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống thắt lưng, viêm rễ thần kinh tọa hay do bướu chèn ép vùng thắt lưng... Vì vậy phải chẩn đoán chính xác. Nếu chẩn đoán ra nguyên nhân, cần phẫu thuật thì phải tiến hành phẫu thuật mới giải quyết vấn đề được.

Còn nếu là dạng mãn tính (bệnh lý thoái hóa khối mấu khớp, bệnh lý hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý thoái hóa thân đốt sống, lồi đĩa đệm...) mới dùng thuốc lâu dài trước khi quyết định phẫu thuật.

* Nếu đến một cơ sở y tế, bác sĩ cho chụp MRI ngay để chẩn đoán, có hợp lý không ?

- Với sự thăm khám lâm sàng cẩn thận và hình ảnh X-quang thường qui rõ (nếu được, nên chụp X-quang thường qui kỹ thuật số) đã đủ hướng đến chẩn đoán chính xác có hay không có thoái hóa cột sống để bắt đầu hướng dẫn điều trị bảo tồn trong đa số trường hợp.

Chỉ khi nào bệnh nhân có các triệu chứng biểu hiện bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý tủy cổ hay lưng mới nên chụp MRI để quyết định hướng điều trị phẫu thuật. Không nên cho chỉ định chụp ngay MRI mà không qua X-quang thường qui nếu không thấy các triệu chứng bệnh lý nặng.

* Xin cảm ơn bác sĩ.

KIM SƠN

(Theo VietBao)

Gai cột sống ở người cao tuổi

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiGai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi 'cái gai' đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.

Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Điều trị bệnh gai cột sống

Mẹ em năm nay 50 tuổi, hiện Mẹ đang có triệu chứng tê chân. Đôi khi thấy lạnh chân và có cảm giác tê chạy thành đường từ bàn chân lên tới hông, Nếu ngâm chân trong nuớc ấm thì có cảm giác đỡ hơn. Mẹ em đi khám thì bác sĩ cho biết là mẹ em bị gai cột sống nên dây thần kinh bị chèn. nhưng điều trị vẫ không thấy khá lên. Mẹ em đã bị gần 1 năm nay. Rất mong sự giúp đỡ của bác sĩ. Nếu cần phải đi khám xin bác sĩ cho em biết địa chỉ trong thành phố HCM. Xin chân thành cảm ơn! (Giang Nam)

Trả lời:

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác... Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi 'cái gai' đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.

Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

Bạn có thể đưa mẹ bạn đến khám và tư vấn, điều trị tại Chuyên Khoa Cơ Xương Khớp - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Theo vnMedia

Chữa xuất tinh sớm bằng bấm huyệt

Trong y học cổ truyền xuất tinh sớm được gọi là tảo tiết. Đây là một trong những tình trạng rối loạn xuất tinh thường gặp nhất mà có lẽ hiếm ngưòi đàn ông nào không bị mắc một lần trong đời. Nếu chỉ thi thoảng hoặc đôi ba lần thì chắc không thành chuyện, nhưng thường xuyên thì quả thật đáng buồn.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Xuất tinh sớm thường dược biểu hiện dưới 4 trạng thái:

- Mới nhìn thấy ngưới phụ nữ đẹp hoặc các hình ảnh khêu gợi đã bị xuất tinh.

- Vừa mới toan hành sự, dương âm chưa gặp nhau đã xuất tinh (người xưa gọi là chưa đi chợ đã hết tiền'.

- Vừa chạm 'của quý' vào thân thể người phụ nữ đã bị xuất tinh (dân gian gọi là vừa đến chợ đã hết tiền).

- 'Của quí' nhấp được vào 'phòng' nhưng chỉ sau vài nhịp đã xuất tinh và mềm xìu, khiến bạn tình và chính bản thân mình hết sức thất vọng.

Y học cổ truyền có khá nhiều phương pháp giúp khắc phục tình trạng này hoặc cải thiện tình hình. Ngoài các biện pháp dùng thuốc (thuốc sắc, trà thuốc, cháo thuốc, thuốc đắp, thuốc bôi,...), châm cứu, luyện tập khí công, còn có một phương pháp đơn giản dễ thực hiên và không kém phần công dụng đó là bấm huyệt.

Một số phương cách bấm huyệt sau:

Phương pháp 1: Cách này đòi hỏi phải có sự trợ giúp của bạn đời. Khi người chồng bắt đầu hành sự thì người vợ dùng hai ngón tay cái bấm mạnh vào 2 huyệt nội quan của người chồng liên tục trong 10 phút.

Huyệt này nằm trên đường kinh tâm bào ở tay, trong khe của 2 gân bàn tay lớn và gân bàn tay bé, trên nếp gấp cổ tay 2 thốn; có công dụng ích tâm, an thần, hòa vị giáng nghịch, khoan hung lý khí, trấn tĩnh chỉ thốn. Chỉ cần gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay một chút là sẽ thấy nổi rõ hai gân cơ, từ nếp gấp cổ tay đo lên 2 thốn là thấy huyệt.

Điều quan trọng của cách này là phải xác định đúng huyệt, nếu bấm sai sẽ không đạt được như ý muốn. Dấu hiệu cho thấy bấm đúnghuyệt là người chồng có cảm tức, tê tại chỗ (còn gọi là đắc khí) do vậy lực bấm của người vợ phải đủ mạnh để đạt tác dụng.

Theo các nhà nam học, xuất tinh sớm phần nhiều là do nguyên nhân tâm lí. Do vậy để thời gian giao hợp được bình thường thì phải có sự thăng bằng nhịp nhàng giữa quá trình hưng phấn và quá trình ức chế, quá hưng phấn có thể dẫn đến tảo tiết. Day bấm huyệt nội quan sẽ làm giảm bớt sự nhạy cảm không cần thiết này.

Phương pháp 2: Ngoài huyệt nội quan người ta có thể day bấm một huyệt khác cũng có tác dụng tương tự, đó là huyệt hội âm. Đây là huyệt hội của 3 mạch nhâm, xung, đốc có công dụng điều kinh cường thận, thanh lợi thấp nhiệt, được người xưa dùng nhiều trongtrong trị liệu các chứng bệnh của hệ sinh dục, hậu môn và tiết niệu, đặc biệt các chứng như di tinh, hoạt tinh, xuất tinh sớm, rối loạn kinh nguyệt.

Huyệt vị này nằm ở nút đáy chậu, nơi hội tụ của các nếp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục ngoài và hai bên tới háng, đó cũng là trung điểm của đường nối gốc của âm nang(bìu) với hậu môn. Khi hành sự, để tránh xuất tinh sớm người chồng có thể tự mình hoặc nhờ người vợ dùng ngón tay chỏ hoặc ngón giữa để bấm mạnh vào huyệt nội âm trong chừng 10 phút. Vì đây cũng là huyệt vị rất nhạy cảm nên nếu lực bấm đủ mạnh thì cũng sẽ có tác dụng làm giảm sự hưng phấn nhằm lập lại cân bằng thần kinh, từ đó kéo dài được thời gian giao hợp. Huyệt này nằm gần hậu môn cho nên bộ phận này cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi hành sự.

Phương pháp 3: Cách này được chia làm 2 giai đoạn:

- Trước khi hành sự: người chồng tự mình hoặc có thể trợ giúp từ người vợ dùng ngón cái hoặc tiến hành day bấm các huyệt khí hải, quan nguyên, khúc cốt và tam âm giao, mỗi huyệt chừng nửa phút. 3 huyệt khí hải, quan nguyên và khúc cốt nằm ở vùng bụng dưới trên đường trục giữa.

Muốn tìm các huyệt vị này chỉ cần kẻ một đường từ rốn tới điểm giữa đường trên xương mu, chia đường này thành 5 phần bằng nhau. Huyệt khúc cốt nằm ở chính giữa đường trên xương mu; huyệt khí hải nằm ở điểm nối 1,5/5 trên với 3,5/5 dưới của đoạn nối này. Cần lưu ý là khi bấm huyệt khúc cốt phải đạt được cảm giác tê buốt chạy xuống dương vật.

Tiếp đó xoa bụng dưới theo chiều kim đồng hồ chừng 3 phút và xát đường trắng vào dưới rốn trong một phút sao cho nóng lên là được. Tiếp tục day ấn hai huyệt thận du và mệnh môn, mỗi huyệt 2 phút. Huyệt thận du nằm ở 2 bên cột sống, kẻ một đường nối hai điểm cao nhất của 2 cánh chậu, đường này sẽ đi qua mỏm gai cột sống thắt lưng 4, từ đây tìm ngược lên xác định mỏm gai đốt sống 2, từ mỏm gai này đo ngang sang 2 bên 1,5 thốn là vị trí của huyệt. Huyệt mệnh môn nằm ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.

- Khi hành sự: người vợ nắm lấy bìu kéo bao tinh hoàn và tinh hoàn xuống 10 lần. Người chồng tự day bấm huyệt hội âm như phương cách thứ 2, đồng thời khi sắp xuất tinh thì co nhíu hậu môn lên và giữ như vậy càng lâu càng tốt.

BS Bạch Long/Thanh niên