Lưu trữ cho từ khóa: eczema

Không thay ga giường thường xuyên – Coi chừng mắc bệnh hen suyễn

Đó là cảnh báo của Tiến sĩ Adam Fox, chuyên gia hàng đầu của Anh về điều trị các chứng dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Theo khảo sát tiến hành trên 2.000 người của công ty bán lẻ đồ nội thất Dunelm Mill (Anh), một nửa trong số đó không có thói quen thay ga giường thường xuyên.

So với đàn ông, phụ nữ có vẻ là đối tượng ít để mắt tới vệ sinh giường chiếu. Hơn một nửa số phụ nữ được hỏi không giặt ga giường hàng tuần, 12% thay ga giường mỗi tháng một lần và 1% chưa bao giờ làm việc này.

Trong khi đó, các đấng mày râu lại tỏ ra rất chăm chỉ trong việc chăm sóc chỗ ngủ của họ. Có tới 40% nam giới tham gia khảo sát cho biết họ thay ga giường hàng tuần và 8% thậm chí còn thay ga thường xuyên hơn.

khong-thay-ga-giuong-thuong-xuyen-coi-chung-mac-benh-hen-suyen

Theo Tiến sĩ Adam Fox, ga giường bẩn có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe: “Giữ vệ sinh phòng ngủ bằng cách thay ga trải giường không chỉ đơn thuần là để làm sạch chúng. Chúng ta dành tới 1/3 cuộc đời để ngủ và khi ngủ, mỗi người đều để lại “dấu tích của mình” trên giường.

Cơ thể loại bỏ hàng triệu tế bào da mỗi ngày, chúng có thể rụng xuống trong giấc ngủ và bám vào giường. Ngoài tế bào da chết, cơ thể còn tiết ra các chất dịch nhờn, mồ hôi và dầu trong quá trình ngủ, thu hút các con bọ bụi”.

Bản thân bọ bụi khá vô hại, tuy nhiên, chúng có thể kéo theo các chất gây dị ứng mà khi được hít vào cơ thể sẽ dẫn tới bệnh hen suyễn, viêm mũi hoặc thậm chí eczema.

Để giảm các tác hại do bọ bụi, các chuyên gia khuyến cáo giặt sạch ga giường 1-2 lần mỗi tuần ở nhiệt độ 60 độ C.

(Theo TTVN)

Ngừa eczema ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ em dễ bị eczema (chàm bội nhiễm) hơn người lớn, theo các chuyên gia. Do đó, các chuyên gia thuộc Tổ chức Nemours (một tổ chức chuyên chăm lo sức khỏe mọi người ở Mỹ) đưa ra những gợi ý sau giúp kiểm soát bệnh:

1. Tắm trẻ bằng nước âm ấm với sữa tắm, xà phòng nhẹ. Tránh dùng xà phòng làm khô da hoặc có chứa hương thơm.

 
Ảnh: Shutterstock

2. Đừng lau theo cách chà xát trẻ sau khi tắm. Thay vào đó, lau nhẹ nhàng.

3. Mặc quần áo rộng, mềm, thoáng mát cho trẻ. Nên chọn quần áo làm từ cotton hơn là làm bằng một loại vải thô như len.

4. Thoa kem giữ ẩm lên da trẻ sau khi trẻ vừa tắm xong.

5. Áp một miếng gạc mát lên vùng da bị kích ứng và cắt ngắn móng tay trẻ để hạn chế trầy xước da.

6. Loại bỏ các chất gây dị ứng trong nhà.

7. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, giúp làm ẩm da.

(Theo thanhnien)

Ngứa nhiều, coi chừng!

Ngứa thực chất là một triệu chứng của một bệnh nào đó được thể hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng ngứa.


Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, hầu như không di truyền (trừ ngứa do eczema) và không lây (trừ ngứa do ghẻ).

Bản chất của ngứa là do một chất được tiết ra trong dưỡng bào dưới da gọi là histamin. Khi chất histamin được tiết ra do một sự kích thích nào đó mà chất kích thích hoàn toàn xa lạ với cơ thể, chất này sẽ kết hợp với các nút tận cùng của thần kinh (cúc tận cùng của các đầu mút một dây thần  kinh) trên những thụ thể đặc biệt.

Khi da bị viêm do một nguyên nhân nào đó hoặc dị ứng một dị nguyên lạ (kháng nguyên lạ) thì ngay lập tức dưỡng bào dưới da sẽ tiết ra chất histamin và sự kết hợp tự nhiên giữa chất histamin và cúc tận cùng của một dây thần kinh sẽ tạo nên một cảm giác ngứa. Ngứa sẽ xuất hiện ngay tại da vùng bị kích thích làm đỏ da, nổi cục (sẩn) có khi to bằng đồng xu, có khi tạo thành từng mảng lớn (mề đay).

Ngứa sẽ tạo nên phản xạ gãi, có khi gãi là một giải pháp tình thế làm giảm ngứa hoặc hết ngứa nhưng rất nhiều trường hợp càng gãi  càng ngứa (ngứa do kiến lửa đốt, ngứa trong mề đay thì càng gãi càng ngứa dữ dội...), có khi gãi làm chảy cả máu nhưng ngứa vẫn hoành hành (ngứa trong chàm nhiễm khuẩn).

Nguyên nhân của ngứa là gì?

Mặc dù ngứa là một triệu chứng nhưng người ta vẫn chia nguyên nhân gây nên ngứa thành hai loại: ngứa do nguyên nhân ngoại lai và ngứa do nguyên nhân bên trong cơ thể (người ta gọi là nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh).

- Nguyên nhân ngoại sinh tức là các nguyên nhân bên ngoài cơ thể bao gồm các tác động như côn trùng, ký sinh trùng đốt (muỗi, ve, mò, chấy, rận, kiến, ghẻ...) hoặc do hóa chất trực tiếp tác động như xà phòng, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, sữa tắm, các loại kem dưỡng da, son môi, phấn thoa mặt hoặc do bụi phấn, phấn một số loài hoa. Người ta  cũng liệt kê cả các tác nhân của một số vi sinh vật như vi khuẩn (gây nhiễm khuẩn ghẻ, nhiễm khuẩn eczema), virut herpes, thủy dậu, zona...

- Nguyên nhân nội sinh  là một số bệnh làm cho xuất hiện triệu chứng ngứa như bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng (dị ứng thời tiết, dị ứng với một số hóa chất); bệnh nấm da (nấm da, nấm kẽ, lang ben, nấm tóc, rận mu...); bệnh sùi mào gà... Một số bệnh thuộc nội tạng cũng làm xuất hiện triệu chứng ngứa như bệnh nhiễm giun sán (giun đũa), bệnh vàng da do lượng sắc tố mật trong máu tăng cao, bệnh suy thận, bệnh đái tháo đường, viêm họng, mũi...

Nguyên nhân nội tạng còn do thức ăn, nước uống không phù hợp cũng gây ngứa như một số người sau khi uống bia, rượu là ngứa ngáy khó chịu. Trong một số trường hợp vết thương ở da bắt đầu tái tạo tổ chức mới (lên da non) cũng gây ngứa. Trong trường hợp này người ta giải thích rằng do các đầu mút thần kinh bắt đầu hồi phục và bị kích thích sẽ gây ngứa.

Ngứa cũng xuất hiện tùy theo bệnh, có khi ngứa liên tục, ngứa khắp toàn thân (mề đay) nhưng có khi ngứa chỉ xuất hiện ban đêm như ngứa trong bệnh ghẻ hoặc ngứa chỉ xuất hiện tại vùng da bị kích thích như ngứa do muỗi đốt, kiến lửa đốt. Ngứa đôi khi làm cho người bệnh phát chán, gây cáu gắt, khó chịu như ngứa do eczema (chàm), mề đay, kiến lửa đốt...

Làm thế nào để không ngứa hoặc hết ngứa?

Ngứa là một triệu chứng với muôn vàn các nguyên nhân khác nhau, muốn để không có ngứa xảy ra hoặc đã bị ngứa rồi làm cho hết ngứa thì tốt nhất là tìm được nguyên nhân gây ngứa từ bên ngoài hoặc từ bên trong gây ra:

- Nếu do côn trùng đốt cần cách ly côn trùng, ví dụ do kiến, muỗi, ve, rận, chấy đốt thì ngoài các biện pháp tiêu diệt chúng theo kinh nghiệm dân gian và hóa chất thì cần có biện pháp cách ly chúng, không tiếp xúc với chúng.

- Nếu do thức ăn, nước uống như tôm cua, rượu, bia thì nên kiêng được càng kỹ càng tốt hoặc hạn chế đến mức tối đa dùng chúng.

- Đối với một số người dị ứng với quần  áo (đặc biệt là quần, áo lót) làm bằng sợi tổng hợp thì nên thay bằng loại vải bông.

- Những người mắc các bệnh mà gây ngứa như ghẻ, hắc lào, lang ben, nấm da, nấm tóc, viêm da dị ứng, hoàng đản, đái tháo đường... thì nên đi khám bệnh để được điều trị dứt điểm và có sự tư vấn tường tận của thầy thuốc cho người bệnh thì bệnh càng chóng lành và không hoặc hạn chế sự tái phát.

- Khi bị ngứa không nên gãi nhất là gãi làm xây xước da vì như vậy rất dễ nhiễm khuẩn.

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Hạn chế bệnh chàm ở trẻ

Chàm, còn gọi là eczema, thường xuất hiện ở một vùng da nào đó trên cơ thể trẻ như: mặt (đặc biệt là hai má, cằm), vùng đầu (sau tai, gáy) hoặc vùng bẹn, nách… Trẻ bị chàm thường hay quấy khóc, kém ngủ, kém bú vì khó chịu, dưới đây là những điều cần làm để hạn chế bệnh cho trẻ.

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến da của trẻ

Trước tiên, nên hạn chế tắm rửa, sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ sơ sinh dưới 10 ngày tuổi. Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ làm mất chất gây bảo vệ da của trẻ sơ sinh, gây khô da và tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho trẻ, bởi vì nước nóng là nhân tố làm da trẻ bị mất nước.

Nên sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ vào một chậu tắm riêng biệt. Điều này tránh cho trẻ phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho trẻ bằng nước ấm và đặt trẻ sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho trẻ.

Chọn chất liệu quần áo cho trẻ bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.

Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho trẻ để tránh hiện tượng dị ứng da ở trẻ; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của trẻ.

Hạn chế bệnh chàm ở trẻ, Da liễu, Sức khỏe đời sống, suc khoe, cham, thuc pham, benh nhi, tre so sinh, bao

Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm.

Hạn chế nguy cơ tái phát do thực phẩm

Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm. Một năm, trẻ có thể mắc bệnh chàm một vài lần hoặc tần suất tùy theo sự thay đổi thời tiết và thức ăn. Vì vậy, nếu trẻ bước vào tuổi ăn dặm, nên lưu ý những loại thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: sữa bò, trứng, bột mì, đậu nành, lạc, cá, tôm, cua… Riêng với sữa bò, chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Với các loại thức ăn mới, nên cho trẻ làm quen trong một vài tuần để thử phản ứng cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, nên tạm thời ngừng lại và chờ cho đến khi trẻ lớn hơn.

Nếu trẻ bị chàm, nên lưu ý để không làm xây xước vùng da bị chàm của trẻ. Nếu bị tổn thương, vùng da bị chàm dễ bị chảy máu, viêm nhiễm (lúc này gọi là chàm nhiễm trùng). Khi ấy, việc điều trị chàm nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn và có thể để lại sẹo xấu cho cơ thể trẻ.

theo 24h.com