Lưu trữ cho từ khóa: đứt mạch máu

Cảnh báo cho người cao huyết áp

Khoảng 20 – 30% chúng ta bị bệnh cao huyết áp mà phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng.

 


Ảnh minh họa.

 

Đừng chủ quan

BS. Đỗ Hữu Nghị , Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: CHA là một bệnh mãn tính không lây nên chúng ta thường ít chú trọng để phòng ngừa và chữa trị. Thực tế, CHA rất nguy hiểm, nó có thể gây rối loạn nhịp tim, suy tim ,nhồi máu gây rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử hoặc gây đột quỵ; xuất huyết não, hôn mê, liệt nửa người;nhẹ hơn thì nước tiểu có đạm, suy thận, xơ vữa động mạch, thị giác mờ…

Vì là bệnh mãn tính nên khi đã mắc CHA, người bệnh hãy xác định chung sống với bệnh. Cách tốt nhất là: vì bệnh nhân cần kiểm soát được huyết áp của mình. Khi có những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…cần đến các cơ sở y tê gần nhất để được các bác sỹ thăm khám, kiểm tra và nếu được chỉ định dùng thuốc thì phải uống thuốc thường xuyên, đúng và đủ liều theo hướng dẫn.

Bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị, không được tự ý ngừng thuốc; nên ăn nhạt, giảm lượng muối xuống dưới 6g/ngày; người bị thừa cân nên ăn nhiều các món luộc, hấp, rau, trái cây; hạn chế các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá…; tham gia các hoạt động thể dục thể thao và có lối sinh hoạt lành mạnh, tránh để bị stress.

Bạn nên biết

Người cao huyết áp nên nói không với những tư thế:

Ngoái đầu một cách đột ngột: vì các mạch máu ở cổ bị chèn ép, động mạch vốn đã hẹp bị chèn ép lại càng hẹp cộng thêm thần kinh giao cảm bị kích thích làm mạch máu cao, máu lưu thông chậm làm não thiếu máu cục bộ, thiếu oxy nên bị choáng, chóng mặt…

Quá ngửa cổ về phía sau

Do gần mạch máu nơi cổ có nhiều đốt xương, bình thường giữa đốt có chất nhờn bôi trơn nhưng về già chất bôi trơn kém đi, các đốt xương trở nên sắc cạnh. Khi ngửa cổ ra phía sau vượt quá giới hạn, phần xương sắc cạnh sẽ hạn chế lượng máu đưa lên não gây ra thiếu máu não làm ngất xỉu.

Đột ngột cúi xuống

Khi đó máu sẽ đột ngột dồn lên đầu khiến các mạch máu chịu tải trọng lớn đột ngột sẽ dễ vỡ dẫn đến hiện tượng đứt mạch máu não.

Meo.vn (Theo Khoemoingay.vn)

Viêm tủy răng

Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời, những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tuỷ răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây bệnh.

Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, có ở cả thân răng và chân răng, tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng. Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Chúng có thể bị viêm do vi khuẩn, hóa chất và nhiều yếu tố khác.

Nguyên nhân gây viêm tủy

Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời, những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tuỷ răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây bệnh. Bệnh tủy răng còn do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.

Tác nhân gây viêm tuỷ răng thường gặp nhất là vi khuẩn. Chúng tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và cuống răng… Ngoài ra, hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân…), sang chấn, thay đổi áp suất môi trường… cũng có thể gây viêm

Các giai đoạn tổn thương:

- Viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm): Nguyên nhân thường do bị sâu răng để kéo dài không điều trị. Người bệnh tự nhiên thấy xuất hiện cơn đau thoáng qua. Ban đêm, họ dễ cảm nhận thấy cơn đau hơn, dễ nhầm với cảm giác ê buốt của sâu răng. Các kích thích (đụng chạm, nóng, lạnh) có thể làm xuất hiện cơn đau hoặc gia tăng cường độ đau. Giai đoạn này tồn tại không lâu, nếu  được điều trị kịp thời tuỷ răng sẽ phục hồi.

- Viêm tủy răng cấp: Người bệnh tự nhiên xuất hiện từng cơn đau dữ dội, đau đến chảy nước mắt khi thức ăn lọt vào lỗ sâu hay uống nước lạnh; đau lan ra các răng kế cận. Hết cơn, người bệnh lại bình thường. Nếu có mủ, người bệnh đau dữ dội hơn, đau giật như mạch đập, như gõ trống trong tai, răng đau có cảm giác lung lay nhẹ và trồi cao hơn các răng khác.

- Viêm tủy mạn tính: Người bệnh thường đau tự nhiên từng cơn âm ỉ, liên tục hàng giờ, khoảng cách giữa các cơn đau rất ngắn, đau nhiều hơn về đêm. Các kích thích cơ học làm gia tăng cơn đau.

Tủy răng bị viêm không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử. Trường hợp này thường bệnh nhân không thấy đau.

Hậu quả của viêm tủy răng

Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng,  và có thể sẽ phát sinh các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch rất nguy hại cho sức khoẻ.

Khi răng có các triệu chứng như: lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn kèm theo các dấu hiệu đau nhức từng cơn tự nhiên (đau tăng dần về đêm), răng bị đổi màu bất thường… phải đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị vì có thể tủy răng của bạn đã bị viêm hoặc hoại tử.

Về điều trị, khi chữa viêm tủy răng phải đến  các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được thầy thuốc khám và điều trị, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Theo SK$ĐS

Người mắc bệnh cao huyết áp cần biết

Mùa đông là mùa dễ gây ra “trở ngại” cho người mắc bệnh cao huyết áp và cũng là mùa khó khống chế huyết áp nhất.

Nhiệt độ thấp – Thủ phạm gây cao huyết áp

Thời tiết lạnh, huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Do mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên.

Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo… sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Thêm vào đó là sự tồn tại của các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… tất yếu sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế. Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.

Thế nào là huyết áp bất thường?

Huyết áp của chúng ta thường có hai thời khắc “cao điểm”, đó là khoảng 9 giờ sáng và 6 giờ chiều. Huyết áp tăng cao hay xuống thấp là tuỳ theo sự thay đổi của tinh thần và cơ thể, thông thường trong khi ngủ khoảng 3 – 4 giờ đêm là thấp nhất, sáng sớm dần dần tăng cao, đến 9 giờ sáng là ở đỉnh cao nhất. Buổi chiều xuống khá thấp, đến 6 giờ chiếu lại trở lại cao điểm và trước khi ngủ lại về “đáy”.

Nếu sự thay đổi huyết áp của một ngưòi không phù hợp với quy luật này, điều đó đã nói rõ huyết áp của người đó đã không khống chế được, cần phải điều chỉnh uống thuốc. Vì thế, trước khi đi khám bác sỹ, nên ở nhà tự đo huyết áp của mình trước 1 tuần. Mỗi ngày kiểm tra 4 lần vào các thời điểm: sau khi thức dậy, 9 giờ sáng, 6 giờ chiều và 9 giờ tối.

Ngoài ra cần chú ý: nếu vừa vận động thì nên nghỉ 10 phút, sau đó mới kiểm tra huyết áp để có kết quả chuẩn xác.

5 nguyên tắc sống không thể bỏ qua

Ngoài yếu tố khí hậu, các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy hại cho người mắc bệnh cao huyết áp. Theo các chuyên gia, người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý các nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày sau:

1. Chú ý phòng lạnh giữ ấm, tránh gió lạnh.

2. Nghiêm khắc hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, không hút thuốc, hạn chế uống rượu, và nên giữ cho đại tiện được thông suốt.

3. Kiên trì tập luyện thể thao, nâng cao khả năng chống lạnh, cố gắng hết sức để tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công…

4. Khống chế tâm trạng, tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận và lo lắng cực độ đều có thể gây ra đứt mạch máu não. Cần duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, không đuợc quá vui vẻ, quá tức giận, lo lắng, buồn phiền, bi thương, sợ hãi.

5. Kiên trì uống thuốc, duy trì huyết áp ổn định. Người bị bệnh cao huyết áp uống thuốc giảm huyết áp không nên tuỳ tiện dừng uống bởi sẽ dễ tăng huyết áp đột biến sau 40 giờ ngừng uống thuốc.

Theo dantri.com

Bệnh cao huyết áp

Mùa đông là mùa dễ gây ra 'trở ngại' cho người mắc bệnh cao huyết áp và cũng là mùa khó khống chế huyết áp nhất.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Nhiệt độ thấp - Thủ phạm gây cao huyết áp

Thời tiết lạnh, huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Do mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo... sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Thêm vào đó là sự tồn tại của các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng, căng thẳng, tức giận… tất yếu sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.

Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.

Thế nào là huyết áp bất thường?

Huyết áp của chúng ta thường có hai thời khắc 'cao điểm', đó là khoảng 9 giờ sáng và 6 giờ chiều.

Huyết áp tăng cao hay xuống thấp là tuỳ theo sự thay đổi của tinh thần và cơ thể, thông thường trong khi ngủ khoảng 3 - 4 giờ đêm là thấp nhất, sáng sớm dần dần tăng cao, đến 9 giờ sáng là ở đỉnh cao nhất. Buổi chiều xuống khá thấp, đến 6 giờ chiếu lại trở lại cao điểm và trước khi ngủ lại về 'đáy'.

Nếu sự thay đổi huyết áp của một ngưòi không phù hợp với quy luật này, điều đó đã nói rõ huyết áp của người đó đã không khống chế được, cần phải điều chỉnh uống thuốc.

Vì thế, trước khi đi khám bác sỹ, nên ở nhà tự đo huyết áp của mình trước 1 tuần. Mỗi ngày kiểm tra 4 lần vào các thời điểm: sau khi thức dậy, 9 giờ sáng, 6 giờ chiều và 9 giờ tối. Ngoài ra cần chú ý: nếu vừa vận động thì nên nghỉ 10 phút,  sau đó mới kiểm tra huyết áp để có kết quả chuẩn xác.

5 nguyên tắc sống không thể bỏ qua

Ngoài yếu tố khí hậu, các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy hại cho người mắc bệnh cao huyết áp. Theo các chuyên gia, người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý các nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày sau:

1. Chú ý phòng lạnh giữ ấm, tránh gió lạnh.

2. Nghiêm khắc hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn quá 6g. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, không hút thuốc, hạn chế uống rượu, và nên giữ cho đại tiện được thông suốt.

3. Kiên trì tập luyện thể thao, nâng cao khả năng chống lạnh, cố gắng hết sức để tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công...

4. Khống chế tâm trạng, tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận và lo lắng cực độ đều có thể gây ra đứt mạch máu não. Cần duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, không đuợc quá vui vẻ, quá tức giận, lo lắng, buồn phiền, bi thương, sợ hãi.

5. Kiên trì uống thuốc, duy trì huyết áp ổn định. Người bị bệnh cao huyết áp uống thuốc giảm huyết áp không nên tuỳ tiện dừng uống bởi sẽ dễ tăng huyết áp đột biến sau 40 giờ ngừng uống thuốc.

(DanTri)