Lưu trữ cho từ khóa: đường tiết niệu

Thai phụ mắc tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị nhiễm trùng

ANTĐ - Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tăng gấp 3 lần nguy cơ bị các nhiễm trùng nguy hiểm so với thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.

Dạng nhiễm trùng nguy hiểm có thể do MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin).

Nghiên cứu cho thấy tăng nguy cơ có liên quan với bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Los Angeles thì nguy cơ không xảy ra ở thai phụ không mắc bệnh tiểu đường.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Ảnh minh họa
Các kết quả này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu phân tích dữ liệu gồm hơn 3,5 triệu phụ nữ tại một bệnh viện. Họ phát hiện 5% số bà mẹ bị tiểu đường trong thời gian mang thai và 1% bị tiểu đường trước khi mang thai. Có 600 ca nhiễm MRSA ở các bà mẹ sau khi sinh. Nguồn nhiễm hay gặp nhất là qua da, đường tiết niệu, cơ quan sinh dục, nhiễm trùng vết thương và nhiễm trùng máu.

Mặc dù nghiên cứu phát hiện ra mối liên quan giữa nguy cơ nhiễm MRSA ở thai phụ mắc bệnh tiểu đường song không chứng minh mối quan hệ nhân quả.

Linh Linh
Theo MM

5 bệnh tác động xấu đến đường tiết niệu của phụ nữ

Đường tiết niệu có thể bị tác động theo chiều hướng xấu bởi một số bệnh, bao gồm cả những bệnh đặc thù ở phụ nữ như: u xơ tử cung, sa vùng chậu...

Mỗi người có thể có những điều kiện sức khỏe khác nhau và các vấn đề về tiết niệu cũng là mối quan tâm lớn của nhiều chị em. Đường tiết niệu bao gồm nhiều hệ thống và liên quan mật thiết với nhau. Các bộ phận của đường tiết niệu đều có thể bị viêm nhiễm hoặc riêng lẻ hoặc kết hợp, có thể bị nhiễm trùng cấp tính hoặc bị nhiễm trùng mạn tính kéo dài.

Ngoài ra, đường tiết niệu còn có thể bị tác động theo chiều hướng xấu bởi một số bệnh, bao gồm cả những bệnh đặc thù ở phụ nữ như: u xơ tử cung, sa vùng chậu...

Dưới đây là một số bệnh có nhiều tác động xấu đến đường tiết niệu nhất.

Dị tật bẩm sinh: Niệu quản lạc chỗ

Khuyết tật bẩm sinh là dị tật vật lý gặp phải từ lúc mới sinh. Dị tật bẩm sinh liên quan đến vấn đề tiết niệu thường gặp nhất là niệu quản lạc chỗ. Bình thường niệu quản đổ vào mặt sau bàng quang và hai lỗ niệu quản đó cùng với cổ bàng quang tạo ra vùng tam giác bàng quang. Tất cả những niệu quản tiếp khẩu lạc khỏi vùng quy định trên đều được gọi là niệu quản lạc chỗ.

Ở nam giới lạc chỗ vào niệu đạo, tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh. Ở nữ giới lạc chỗ vào vùng tiền đình, dưới cổ bàng quang, âm hộ, âm đạo, đôi khi vào cả tử cung.

Niệu quản lạc chỗ dẫn đến rò rỉ nước tiểu. Để khắc phục dị tật này chỉ có thể dùng biện pháp phẫu thuật can thiệp.

5-benh-tac-dong-xau-den-duong-tiet-nieu-cua-phu-nu

Bệnh tiểu đường

Phụ nữ bị tiểu đường cũng có thể gặp vấn đề ở bàng quang. Các vấn đề này có thể khác nhau ở từng người, có thể là: bàng quang hoạt động quá mức, hoặc thậm chí cả nhiễm trùng đường tiết niệu...

Kiểm soát bệnh tiểu đường cũng là cách giữ cho hệ thống tiết niệu của bạn khỏe mạnh. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách chú ý giữ cho lượng đường trong máu không tăng quá cao, giảm áp lực và mức cholesterol trong cơ thể...

U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính, có thể phát triển trong các thành của tử cung, thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt. U xơ tử cung thường không có triệu chứng rõ rệt ban đầu và khi phát triển to lên, chúng có thể chèn vào toàn bộ tử cung, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, gây ra chảy máu, co thắt vùng chậu, áp lực bụng, và thậm chí gây mất kiểm soát trong tiểu tiện.

Thuốc điều trị u xơ có thể bao gồm thuốc ngừa thai, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), hoặc ngắn hạn liệu pháp hormone. Phẫu thuật có thể được thực hiện khi cần thiết.

Hội chứng kích thích ruột

Phụ nữ bị hội chứng kích thích ruột (IBS) cũng nhiều khả năng gặp các khó khăn trong việc tiểu tiện và đe dọa đường tiết niệu. Những khó khăn này có thể là: buồn đi tiểu liên tục, tiểu khó, tiểu rắt hoặc tiểu không hết...

Sự căng thẳng có thể nguyên nhân gây ra táo bón và từ đó góp phần là cho bàng quang yếu đi, dẫn tới các vấn đề về tiết niệu. Hội chứng kích thích ruột có thể được xử lý thông qua chế độ ăn uống nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng...

Sa vùng chậu

Sa vùng chậu (POP) thường xảy ra khi các mô và cơ bắp hỗ trợ các cơ quan vùng chậu mất đi sức mạnh, khiến các cơ quan này (bao gồm bàng quang), chuyển từ vị trí của nó xuống dưới, qua âm đạo.

Bệnh sa vùng chậu thường có mối quan hệ mật thiết với tình trạng lão hóa, mãn kinh... hoặc phụ nữ trải qua nhiều lần mang thai và sinh nở. Sa vùng chậu có thể gây ra tình trạng mất tự chủ khi đi tiểu, rò rỉ nước tiểu khi có những áp lực đột ngột lên bàng quang như những lúc bạn ho.

Chị em bị sa vùng chậu còn tùy thuộc vào mức độ sa, mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hàng ngày... thì mới có thể chọn biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Sa vùng chậu thể nhẹ thì có thể không cần phẫu thuật, chỉ cần thay đổi lối sống, hoặc dùng thuốc để can thiệp.

(Theo TTVN)

Bệnh sỏi thận rất dễ tái phát

Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như uống thuốc để làm tan sỏi, tán qua da, phẫu thuật. Tuy nhiên, có đến 60% số bệnh nhân xuất hiện sỏi trở lại sau đó.


Nguyên nhân gây sỏi thận. Sỏi thận hình thành do lượng nước cung cấp cho cơ thể hàng ngày, hay nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.

Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức năng của cơ quan này. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo, dẫn đến suy thận.

Khi thấy đau là sỏi đã lớn. Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi lớn lên gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết.

Nhiều cách chữa nhưng hay tái phát. Bệnh sỏi thận có nhiều cách chữa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật, uống thuốc làm tan sỏi. Tuy nhiên hơn 60% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát, do đó việc ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị là rất quan trọng.

Làm gì để tránh tái phát. Để ngăn chặn sự hình thành sỏi mới, cần loại bỏ các nguyên nhân hình thành sỏi thận như uống nhiều nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.

Ngoài ra có thể uống một một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu như thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang. Từ nhiều năm nay, các thầy thuốc đã sử dụng Sirnakarang trong điều trị sỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân sử dụng đều cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt như: giảm kích thước sỏi thận, giảm các cơn đau quặn thận, giảm các biến chứng do sỏi thận gây ra.

Thuốc cốm Sirnakarang chứa cao Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế “nước chảy đá mòn”. Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và đái ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sirnakarang giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sirnakarang được bào chế dạng cốm dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. Thuốc cốm Sirnakarang được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-Who và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu dễ tái phát, do đó cần tuân thủ chế độ sinh hoạt đủ nước, giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi, đạm động vật,... Thay đổi môi trường sống cũng là một trong những phương pháp phòng tránh sỏi đường tiết niệu hiệu quả mang lại cho bệnh nhân một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thanh Vân.

ĐT tư vấn: 0436686226 - 04.66756717 Website: www.nhatha.vn

Meo.vn

Vì sao nên vệ sinh sau “yêu”?

Sau “yêu”, cả 2 thường nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, trước khi say giấc nồng, nên đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ.


Vệ sinh “cậu bé” để phòng lây nhiễm nấm âm đạo

Nấm âm đạo (nấm candida) là loại nấm vốn luôn có sẵn trong “vùng kín” của chị em và có tới 75% phụ nữ trên thế giới bị nhiễm loại nấm này.

Trong môi trường cân bằng, loại nấm này rất “hiền lành” nhưng khi gặp môi trường thuận lợi, candida sẽ lập tức “tung hoành” với những biểu hiện như đau rát khi “chuyện ấy” diễn ra và cảm giác buốt nhói khi đi tiểu.

Do nấm dễ lây lan, nêu sau khi quan hệ, nam giới cần vệ sinh “cậu bé” sạch sẽ, đặc biệt là bao qui đầu, nơi nấm candida rất dễ ẩn nấp. Nếu thường xuyên quên không vệ sinh “cậu bé”, nấm sẽ có điều kiện phát triển và viêm nhiễm cơ quan sinh dục là điều khó tránh khỏi!

Đi tiểu và vệ sinh “cô bé” để tránh viêm đường tiết niệu

Sau khi “yêu”, nữ giới nhất định phải đi giải quyết “nỗi buồn” để tránh tổn hại tới bàng quang. Nguyên nhân là do trong môi trường nóng ẩm khi quan hệ, vi khuẩn có sẵn bên trong âm đạo và vi khuẩn từ “cậu bé” truyền sang sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Mà đường niệu đạo lại là láng giềng với cơ quan sinh dục nên những vi khuẩn này dễ dàng chạy qua đây.

Nếu không có biện pháp tiêu diệt chúng, bàng quang sẽ dần dần bị tấn công và tất yếu, những triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu như liên tục có nhu cầu giải quyết “nỗi buồn”, đi tiểu buốt và gắt, thậm chí có thể kèm theo cả chút máu nữa.

Để “tống cổ” những vi khuẩn này, chỉ có một cách là phải đi tiểu sau khi quan hệ. Nước tiểu sẽ rửa trôi các vi khuẩn đang bám vào đường niệu đạo. Và sau đấy, bạn cũng cần vệ sinh “cô bé” sạch sẽ để tránh nấm âm đạo có nguy cơ phát sinh thêm.

Meo.vn (Theo Dantri)

Các bước phòng ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều khó chịu và bất tiện.

Đây cũng là chứng viêm nhiễm thường xuyên tái phát. Vậy bạn nên làm gì để phòng ngừa chứng viêm đường tiết niệu? Dưới đây là một số chỉ dẫn nho nhỏ.


1. Nước giúp làm sạch đường tiết niệu, vì vậy bí quyết phòng ngừa đầu tiên là nên uống thật nhiều nước tinh khiết mỗi ngày.

2. Đừng cố nhịn khi bạn muốn đi tiểu! Phụ nữ thường có thói quen cố gắng làm xong việc gì đó rồi mới chạy đi vệ sinh. Nếu buộc cơ thể phải nhịn tiểu như vậy, bạn đã vô tình “tiếp tay” cho một số loại vi khuẩn chỉ thực sự phát triển mạnh trong điều kiện đường tiết niệu đã đầy ứ nước tiểu.

3. Hẳn là bạn đã nghe nói tới chuyện sau khi đại tiện, bạn nên dùng giấy vệ sinh theo hướng từ trước ra sau. Cách dùng giấy như thế rất quan trọng vì nó ngăn không cho vi khuẩn từ hậu môn nhiễm ngược trở vào âm đạo hay niệu đạo.

4. Dùng vòi tắm chứ không nên dùng bồn tắm để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm nhiễm.

5. Luôn vệ sinh vùng âm đạo trước và sau “chuyện ấy” để phòng ngừa vi khuẩn tấn công vào niệu đạo, vùng âm đạo.

6. Các dung dịch vệ sinh dạng phun hay thụt rửa, nhất là những chất thụt rửa có mùi thường dễ gây kích ứng vùng niệu đạo và có thể là khởi điểm của một ca viêm đường tiết niệu. Do đó, để an toàn, bạn cần học cách nói “không” với những chất này. Làm như vậy, bạn không chỉ phòng ngừa được chứng viêm đường tiết niệu mà còn rất nhiều dạng viêm nhiễm và kích ứng khác mà những loại chất này có thể gây ra.

7. Một cách giúp phòng ngừa chứng viêm đường tiết niệu là uống bổ sung vitamin C đều đặn mỗi ngày. Vitamin C giúp làm tăng lượng axit trong nước tiểu, do đó, cũng sẽ giúp giảm số vi khuẩn có hại có thể có trong cơ quan tiết niệu.

8. Nên mặc quần chip có lớp lót bằng cotton, nếu lớp lót bằng vải cotton trắng thì càng tốt. Sợi cotton khá thoáng, không giống như các loại sợi khác gây bí mồ hôi, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.

9. Nếu là một trong số những người phụ nữ thường xuyên bị viêm đường tiết niệu thì sự thay đổi trong tư thế quan hệ cũng có thể giúp giảm số lần viêm đường tiết niệu. Việc thay đổi tư thế trong “chuyện ấy” sẽ giảm bớt sự chà xát lên niệu đạo và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Những phụ nữ hay bị viêm đường tiết niệu nên dùng thuốc kháng sinh ngay sau khi quan hệ tình dục để tránh nguy cơ bị tái phát chứng viêm đường tiết niệu.

Meo.vn (Theo Dantri)

Râu ngô giúp bà bầu tránh viêm đường tiết niệu

Những kinh nghiệm này đã được thử nghiệm với chính bản thân mình và thấy khá hiệu quả, mời các bạn tham khảo!

Được biết nguyên nhân của bệnh viêm đường tiết niệu ở bà bầu là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo (ống trong bàng quang để nước tiểu đi qua) và vào bàng quang. Một khi vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh chóng sẽ gây ra nhiễm trùng.

Đôi khi, các vi khuẩn có hại xuất phát từ khu vực hậu môn và chị em dễ dàng bị nhiễm trùng do niệu đạo của họ ngắn và mở ra gần hậu môn hơn.

Căn bệnh này tương đối phổ biến ở chị em độ tuổi 20-50 và có khoảng 50% phụ nữ đã trải qua ít nhất một lần mắc căn bệnh này. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong đời nhưng khi mang thai, phụ nữ thường nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn.

Dưới đây mình xin mách một số kinh nghiệm trong việc giúp chị em đang mang bầu xử lý bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhé. Kinh nghiệm này là lấy từ mình ra nên nếu bà bầu nào muốn thử cứ yên tâm nhé, không phải lăn tăn gì cả. Mình cũng bị viêm đường tiết niệu khi mang thai ở tháng thứ ba.

Sau khi đi kiểm tra và được tư vấn từ một bác sĩ có tiếng ở Hải Phòng. Mình đã làm theo và thực hiện theo đúng hướng dẫn của chị ấy nên đã không còn bị viêm nhiễm nữa sau khi đi khám thai ở tháng tiếp theo.


Cách 1: Bạn cần uống nhiều nước, khoảng 2-3 lít mỗi ngày, để làm tăng lượng nước tiểu giúp thải vi khuẩn ra khỏi đường niệu. Tốt nhất mỗi sáng sau khi ngủ dậy bạn hãy uống một cốc nước to nhé.

Cách 2: Thay vì uống nước bạn cũng có thể uống nước râu ngô. Nếu bạn muốn ngon miệng hơn có thể cho mía vào hấp cùng với ngô và râu ngô. Vừa uống nước râu ngô vừa ăn mía rất tốt cho bà bầu.

Cách 3: Uống nước bông mã đề với rễ cỏ tranh. Có tác dụng lợi tiểu giúp bạn đào thải các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.

Bông mã đề, rễ cỏ tranh sau khi phơi khô, rửa sạch rồi bạn cho lên bếp đun lấy nước uống trong ngày. Món này mình phải cảm ơn chồng vì hồi mình mang bầu chưa có râu ngô mà uống râu ngô héo không ngon lắm nên chồng mình phải đi tìm mãi mới mang về được cho mình đấy.

Cách 4: Uống nước rau cải.

Cách 5: Mua rau dấp cá về xay sinh tốt vừa mát mà lại tốt cho sức khỏe. Bà bầu sẽ tránh luôn được việc nóng trong cơ thể mà lại đuổi được các vi khuẩn.

Những loại nước uống này thực ra không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi nên các bạn cứ yên tâm dùng nhé. Đôi khi các bạn sẽ cảm thấy boăn khoăn vì hiện nay có nhiều thuốc Tây để đuổi bệnh nhưng theo mình khi mang thai cần hạn chế uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Lưu ý: Ngoài việc uống các loại nước bạn cũng nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn giữ vùng kín khô thoáng và thay quần chip thường xuyên. Kết hợp với việc bổ sung các vitamin C và các loại hoa quả tốt cho cơ thể bà bầu. Chẳng mấy tuần sau bạn có thể đuổi các vi khuẩn ra khỏi cơ thể rồi.

Chúc các bà bầu luôn khỏe mạnh để vượt cạn thành công!

Meo.vn (Theo Eva)

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

ỏi thận là “thủ phạm” chính gây đau đường tiết niệu và chiếm đa số các ca cấp cứu tại bệnh viện.

Bệnh phát triển ở nam giới ngoài 40 sống ở những vùng nóng bức. Ngoài ra, béo phì và nghèo dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ em.

Uống nhiều nước giúp tránh sỏi thận

Điều bí ẩn

Người ta chưa hiểu rõ về sỏi thận nhưng cho rằng có một số người dễ bị mắc bệnh này hơn những người khác, trong đó có yếu tố di truyền.

Một số bệnh cũng làm gia tăng sự hình thành sỏi thận, bao gồm các bệnh viêm đường tiết niệu tái diễn thường xuyên, bệnh thận, bệnh chuyển hóa và nhiễm toan ống thận (thận không có khả năng bài tiết axit - bệnh có yếu tố di truyền).

Những người có nguy cơ mắc sỏi thận cao gồm những người bị viêm đường ruột mãn hay phải thay thế một đoạn ruột hoặc phẫu thuật tạo hậu môn.

Tình trạng khử nước cũng là 1 yếu tố quan trọng có thể dẫn tới sỏi thận bởi vì các khoáng chất này hiện diện tự nhiên trong nước tiểu và sẽ trở nên đậm đặc khi lượng nước ít đi.

101 tinh thể tạo nên sỏi thận

Một viên sỏi thận có chứa thành phần chính là can-xi oxalate (vốn có sẵn trong nước tiểu), axit uric, xsytin hay methionine.

Khi đó là ‘tín hiệu’ bệnh thận

Quả thận làm việc như một máy lọc của cơ thể. Chúng lọc máu và đưa các chất thải từ máu vào nước tiểu. Nếu lượng nước tiểu quá ít hoặc thường xuyên bị ứ lâu thì các tinh thể rắn nhỏ sẽ kết hợp với nhau và hình thành những viên sỏi thận.

Một số viên sỏi thận nhỏ đến mức mà chúng có thể dễ dàng thoát ra ngoài qua đường tiểu tiện mà không thể nhận ra. Tuy nhiên, nếu chúng quá lớn, thì sẽ phải cần tới sự can thiệp y tế. Những viên sỏi lớn có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe thực sự bởi vì chúng sẽ gây tắc, khiến thận bị ứ nước và gây viêm thận. Nếu chúng lọt vào niệu quản sẽ gây ra các cơn đau quặn.

Các biểu hiện của sỏi thận

Các biểu hiện của sự có mặt sỏi thận rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Lúc đầu, viên sỏi có thể gây đau ở vùng bụng phía bên cạnh cơ thể, giữa xương sườn và hông, đau ở hông hay ở giữa lưng với cảm giác đau lan tỏa tới tận háng.

Đau đớn này có thể kèm theo buồn nôn hay nôn vọt, tiếp đó là đái buốt, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây bí tiểu do sỏi đã lấp kín đường đi của nước tiểu. Nếu kèm theo đó là sốt cao dần thì có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đang hiện diện và cần có sự can thiệp y học ngay lập tức.


Tiêu sỏi

Hầu hết các viên sỏi thận sẽ tự đào thải với thời gian là 6 tuần. Trong giai đoạn này, sẽ cần một đơn thuốc giảm đau, nghỉ ngơi đầy đủ và uống nhiều nước để mọi thứ được lọc thải và phòng khử nước.

Nếu viên sỏi quá lớn để có thể tự tiêu thì sẽ đòi hỏi sự can thiệp để phá vỡ viên sỏi này, giúp nó tự tiêu. Các cách thường áp dụng là dùng sóng siêu âm hay máy tán sỏi.

Nếu viên sỏi lớn đến mức không thể áp dụng hai cách trên thì sẽ phải phẫu thuật.

Phòng sỏi thận như thế nào?

Cách tốt nhất để chữa bệnh sỏi thận là phòng ngừa. Nếu bạn không có bất kỳ một tiền sử bệnh tật nào thì cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày để giảm sự hình thành của sỏi thận.

Nếu đã có sỏi thận thì cần đặc biệt tuân thủ chế độ ăn do bác sĩ đề ra (tùy vào loại sỏi thận mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ ăn phù hợp) cũng như duy trì lượng nước cho cơ thể.

Meo.vn (Theo Dantri)

Thức ăn tạo sỏi

Chính sự ăn uống mất cân bằng sẽ thúc đẩy quá trình tạo sỏi trong cơ thể. Do đó, để phòng ngừa sỏi, cần ăn uống cân bằng, điều trị ngay bệnh nhiễm trùng đường tiểu đúng phương pháp và phòng ngừa tái phát.

Sỏi “định cư” trong đường tiết niệu phần lớn do thức ăn tạo ra. Để không mang vật thể lạ trong người, cần thận trọng trong ăn uống. Với những người đã có sỏi trong cơ thể, cần chú ý ăn kiêng triệt để, nhằm hạn chế cung cấp “thức ăn” nuôi sỏi. Sỏi được tạo nên từ calci, oxalate, phosphat, axit uric.

Những người đã bị sỏi phosphat trong đường tiết niệu cần giới hạn thực phẩm có chứa calci: sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua. Các món ăn từ trứng, hột vịt lộn, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến cũng chỉ nên ăn theo kiểu… hương hoa. Cần hạn chế muối và mỡ. Song song đó, nên điều trị các bệnh gây ứ đọng calci như: bệnh tuyến giáp, loãng xương…

Nếu có sỏi oxalate trong người, cần ngưng ăn các món đậu cô ve, măng tây xào, luộc. Không ăn những món nấu với củ cải đường. Trong các món ăn với rau sống cần “gạch tên” rau diếp. Các loại củ quả không nên ăn bao gồm: nho, mận, khoai lang. Kể cả thú uống trà cũng nên… đưa vào quên lãng!

Nếu bị sỏi urat (hình thành từ acid uric), cần kiêng ăn những  thực phẩm chứa purin như: thịt bò, thịt heo, gà… Như vậy, món phở, hủ tíu “không người lái” là lựa chọn thông minh. Khi đi ăn tiệc, cần nói không với các món: cật heo, thịt bê, tôm hùm, gan, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến… Với các món nấu với cá chầy, cá đối, nên thực hiện câu: “Khôn ăn nước, dại ăn cái”.

Sự kiêng khem chỉ nặng nề với những ai đã có sỏi, nhằm ngăn chặn sự tăng kích cỡ của chúng. Những người đã tán sỏi thì ăn kiêng để ngăn sỏi tiếp tục “mọc” trong cơ thể. Những người chưa chứa sỏi trong người, nếu muốn không bị sỏi, chỉ cần uống đủ nước. Nước giúp hệ tiết niệu thông thoáng, chất thải không nằm lâu nên không có cơ hội tạo sỏi. Đàn ông do hệ tiết niệu dài và ngoắt ngoéo nên sỏi có nhiều cơ hội tìm chỗ ngụ cư hơn ở phụ nữ. Do đó, cần cảnh giác với bệnh này. Những người thích ngồi yên một chỗ, hoặc làm công việc ít vận động sẽ tạo ra nơi lưu trú lý tưởng cho sỏi.

Ngày nay, nhiều người thích sử dụng một số thuốc hoặc thực phẩm bổ sung vitamin D, calci… để cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng, sự lạm dụng luôn mang lại những tác dụng không mong muốn. Cơ thể đã đủ mà cứ “châm” thêm, sẽ tạo điều kiện cho sỏi… hiện hình! Những người thích ăn chua quá, cay quá cũng thúc đẩy quá trình tạo sỏi trong cơ thể.

Không ít người khi mỏi mệt rất thích dùng vitamin C, mà không biết rằng nếu dùng quá 4g/ngày, cơ thể sẽ tới lúc… mệt vì sỏi.


PGS-TS Vũ Lê Chuyên - PGĐ BV Bình Dân TP.HCM

Meo.vn (Theo PNO)

Nhiễm trùng tiểu có khác gì so với bệnh lậu và chlamydia?

Thưa bác sĩ,

Em 17 tuổi, bị bệnh viêm nhiễm trùng tiểu. Em muốn hỏi, thế nào là viễm nhiễm trùng tiểu? Nó có khác gì so với bệnh lậu và chlamydia? Có phải viễm nhiễm trùng tiểu lây qua đường tình dục không?

BS Chuyên khoa của AloBacsi:

Chào Minh Quang,

Viêm nhiễm đường tiểu ở nam giới thường có các nguyên nhân sỏi thận, hẹp niệu đạo, phì đại tiền liệt tuyến. Hầu hết các nhiễm trùng đều khởi phát từ loại vi khuẩn E. Coli bình thường sống trong trực tràng. Ngoài ra, còn do vi khuẩn chlamydia và mycoplasma.

Các triệu chứng khi viêm đường tiểu là tiểu nhiều lần, tiểu gắt buốt, tiểu không ra hết, cảm giác còn muốn tiểu nữa, có thể kèm sốt…

Bệnh lậu ở nam giới, lây qua đường tình dục, sau thời gian ủ bệnh khoảng từ 2 - 6 ngày sẽ có triệu chứng như: đau dọc theo niệu đạo, rát, nóng, buốt khi đi tiểu, mủ tự chảy ra ở niệu đạo, hoặc chảy lẫn với nước tiểu, mủ màu vàng đặc. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, vi khuẩn từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến và niệu đạo sau, để tiếp tục sinh sôi và phát triển, các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn lại là chảy ra vài giọt đục như mủ buổi sáng, và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya, uống rượu bia…

Nhiễm chlamydia cũng qua đường tình dục, biểu hiện với các triệu chứng không rõ ràng: hay tiểu lắt nhắt, với cảm giác hơi buốt, mỗi sáng khi thức dậy cũng thường xuất hiện dịch chất. lỏng đục nhẹ tiết ra từ dương vật, sưng hoặc đau tinh hoàn.

Để chẩn đoán chính xác, em nên đi khám nam khoa làm xét nghiệm cấy nước tiểu, tinh dịch… tìm sự hiện diện của từng loại vi khuẩn. Điều trị đặc hiệu cho nhiễm trùng đường tiết niệu chính là kháng sinh.

Thân chào!

Meo.vn (Theo alobacsi)

Khi nào chị em cần phải đi khám phụ khoa?

Một ngày, bỗng nhiên bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng khi đi tiểu lại rất khó chịu, hoặc bạn cảm thấy đau xương chậu, thậm chí khi "yêu" cũng cảm thấy đau... phải làm sao?

1. Nhiễm trùng đường tiểu - nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng. Việc thiếu nước đôi khi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: muốn đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu chỉ được một ít. Nếu bạn thấy nước tiểu của mình bị đục và có cặn, gợn, đồng thời kèm theo cảm giác đau ở xương sườn thì rất có thể đường tiết niệu của bạn đang gặp trục trặc, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp này tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ tiết niệu để được kiểm tra kĩ lưỡng hơn. Nếu đi khám phụ khoa thì bác sĩ cũng chỉ kê toa thuốc kháng sinh mà thôi.

2. Đau xương chậu và đau khi quan hệ tình dục

Nếu bạn thường bị đau vùng xương chậu, ngay dưới rốn thì nên cẩn trọng. Nếu những cơn đau ngày một nặng hơn, kéo dài hơn 6 tháng hoặc cảm thấy đau trong khi giao hợp thì hoàn toàn là những dấu hiệu cần phải khám ngay.

Nguyên nhân đơn giản của tình trạng này có lẽ do bạn có quan hệ tình dục quá thô bạo hoặc làm việc quá nhiều. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính. Các chuyên gia và bác sĩ mới là người có thể đưa ra những nguyên nhân chính xác nhất cho trường hợp đau xương chậu ở phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành xét nghiệm pap smear để chắc chắn rằng bạn có bị ung thư hay không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng. (Ảnh minh họa)

3. Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều

Một trong những vấn đề y tế mà chị em thường bỏ qua nhất là kinh nguyệt không đều. Có nhiều lý do khiến kinh nguyệt của bạn thất thường, có thể do mất cân bằng nội tiết tố, mang thai, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng và thiếu chất...

Kinh nguyệt không đều cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim ở nhiều phụ nữ cùng với nguy cơ vô sinh cao hơn. Tuy nhiên, chị em cũng không cần phải quá hoảng hốt khi thấy kinh nguyệt tự nhiên biến mất thất thường, bởi ngày nay, tình trạng này cũng xảy ra với nhiều chị em. Nhưng để biết chính xác nhất việc kinh nguyệt của mình như vậy có do bệnh tật gì không thì chị em nên đi khám phụ khoa.

Như đã đề cập ở trên, kích thích tố đóng một phần lớn gây ra bất thường này. Nếu bạn đồng thời thấy những dấu hiệu như mụn trứng cá trên mặt thì yếu tố nội tiết càng có nhiều khả năng xảy ra.

Làm thế nào để chu kì nguyệt san được đều đặn?

Nhiều phụ nữ thường xuyên tập thể thao, nhất là những chị em tập với cường độ cao thường là người hay bị lỡ chu kì kinh nguyệt nhất. Dưới đây là những lời khuyên để kì nguyệt san cứ "đến hẹn lại lên".

- Nếu bạn đang dùng biện pháp tránh thai thì tiếp tục dùng loại biện pháp đó chứ không chuyển sang biện pháp khác.

- Tự giảm căng thẳng cho mình bằng cách tham gia lớp học yoga hoặc các hoạt động vui vẻ khác ở nhà.

- Một trong những điều hiệu quả nhất mà bạn có thể làm cho chính mình là xem xét việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo. Giữ một chế độ ăn uống ít chất béo sẽ vừa có lợi cho sức khỏe của bạn, lại giữ cho kinh nguyệt đều đặn hàng tháng.

Nếu sau một thời gian thực hiện các biện pháp này mà không thấy hiệu quả thì bạn hoàn toàn có lý do chính đáng để đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

Meo.vn (Theo Eva)