Lưu trữ cho từ khóa: đường thở

Sơ cứu trẻ nhỏ bị dị vật đường thở

Khi trẻ bị hóc, sặc, sơ cứu đúng cách sẽ giúp hạn chế, giảm thiểu được những biến chứng không đáng có.

Vỗ lưng là phương pháp thường được áp dụng khi trẻ hóc dị vật

Khi trẻ nhỏ bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.

Nếu bị tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, trẻ nhỏ thường có triệu chứng ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường.

Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, trẻ nhỏ không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của trẻ đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.

Đối với trẻ nhỏ từ 1 - 8 tuổi, thường áp dụng phương pháp sơ cấp cứu vỗ lưng và ép bụng để dị vật được tống xuất ra ngoài. Nếu thực hiện không có kết quả phải chuyển ngay trẻ nhỏ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Phương pháp vỗ lưng được thực hiện bằng 2 cách:

- Cách thứ nhất: người sơ cứu ngồi, đặt trẻ nằm vắt ngang qua đùi người sơ cứu ở tư thế cổ ngửa, đầu thấp hơn ngực. Vỗ vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai của trẻ, đồng thời kiểm tra dị vật  đường thở có được tống xuất ra ngoài không.

- Cách thứ hai: người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai và kiểm tra dị vật đã được tống xuất ra ngoài chưa. Sau khi thực hiện phương pháp vỗ lưng, nếu dị vật chưa ra, có thể dùng phương pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich.

Phương pháp ép bụng hay phương pháp Heimlich được thực hiện bằng cách cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi xương ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần từ trước ra sau, từ dưới lên trên.
Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai phương pháp vỗ lưng và ép bụng nêu trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.

Nếu dị vật đường thở vẫn chưa được tống xuất ra ngoài và trẻ nhỏ có dấu hiệu bất tỉnh thì phải xử trí như các trường hợp trẻ bị bất tỉnh, đồng thời tìm mọi cách đưa trẻ nhỏ đến ngay bệnh viện càng sớm càng tốt. Nên nhớ rằng dị vật đường thở nếu không được lấy ra kịp thời sẽ làm cho trẻ nhỏ bị ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong.

Theo TTƯT-BS. Nguyễn Võ Hinh

Meo.vn (Theo Dantri)

8 loại thực phẩm gây nguy hiểm cho trẻ

Một trong 8 món ăn được kể tên sau có thể các bà mẹ vẫn thường xuyên cho con ăn. Trên thực tế, chúng lại gây hại cho sức khỏe của trẻ.

1. Mật ong: Mật ong có chứa Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn đường ruột. Dạ dày của người lớn có thể ngăn ngừa sự phát triển của các bào tử, nhưng với trẻ nhỏ, các bào tử có thể phát triển và sản sinh ra chất độc, gây đe dọa tính mạng, vì vậy không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong.

2. Bơ đậu phộng: Chất dính trong bơ đậu phộng và các loại bơ khác có thể dính vào cổ, gây khó nuốt, nhiều khi còn gây nghẹt thở cho trẻ nhỏ.

3. Sữa bò: Rất nhiều bà mẹ cho rằng sữa bò tốt cho trẻ nhỏ vì thành phần của nó khá giống sữa mẹ, và có thể dùng song song với sữa hộp. Tuy nhiên, trẻ nhỏ có thể không thể tiêu hóa được protein trong sữa bò, không thể hấp thụ được các dưỡng chất cần thiết.

4. Củ dền: Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền cho trẻ uống vì nghĩ rằng nước củ dền bổ máu. Ðiều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4 - 5 tháng tuổi, vì có thể gây ngộ độc. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.

Củ dền là loại rau củ chứa rất nhiều nitrat, nitrit. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có một số đặc điểm sinh lý khác với trẻ lớn hơn và người lớn, trong đó sự chuyển hóa các chất, đặc biệt là chất độc, chưa hoàn chỉnh. Nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa với nước pha củ dền trẻ sẽ uống phải một lượng lớn nitrat, nitrit. Riêng nitrat cũng sẽ bị các vi khuẩn ở đường tiêu hóa chuyển hóa thành nitrit cộng với nitrit có sẵn phân tán khắp trong máu của trẻ.

Nitrit có tác dụng ôxy hóa hemoglobin chứa trong hồng cầu (hemoglobin hay huyết sắc tố là chất làm cho hồng cầu có màu đỏ), biến hemoglobin thành methemoglobin. Do methemoglobin không thể làm nhiệm vụ cố định và chuyên chở ôxy hay thán khí giống như hemoglobin, nên trẻ bị ngộ độc nitrit mặc dù vẫn có đủ không khí để hít thở bình thường nhưng sẽ khó thở, tím tái, suy hô hấp.

5. Thạch hoa quả: Những viên thạch đẹp mắt này có thành phần chủ yếu là chất làm đông, phẩm màu, hương liệu, chất tạo ngọt, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.


Ngoài ra, khi ăn thạch phải thật cẩn trọng vì chúng rất dễ chui tọt vào cổ họng làm nghẹn, tắc đường thở của trẻ. Trẻ nhỏ tuyệt đối không nên ăn loại quà này.

6. Kẹo cao su

Trong kẹo cao su có chứa nhiều sorbitol, một loại hóa chất làm ngọt không tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều chất sorbitol có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ruột.

Nếu nuốt phải kẹo cao su, kẹo dễ bị rơi vào thực quản sẽ rất nguy hiểm.

7. Bắp rang

Trong bắp rang có lượng chì lớn, có thể gây hại cho thần kinh, hệ tiêu hóa và khả năng tạo máu. Thực tế, bản thân lượng chì trong hạt ngô không cao, nhưng khi được rang nở thành bỏng thì hàm lượng chì lại lớn. Nguyên nhân là do lớp chì hoặc hợp kim chì của máy nổ bỏng khi bị đốt nóng tạo ra lớp khói hoặc khí hơi có chứa chì. Khi hạt ngô bị áp lực nóng để nổ thành bỏng, chúng đồng thời hấp thu lượng chì, khiến hàm lượng chì tăng cao.

8. Hạt hướng dương

Trong hạt hướng dương có chứa nhiều axit béo không no, trẻ ăn nhiều quá sẽ ảnh hưởng sự phát triển tế bào của gan.

Cần chú ý những mối nguy hiểm khi cho con ăn:

Cắt miếng lớn: Chỉ nên cắt miếng thức ăn nhỏ khoảng bằng hạt đậu là an toàn nhất trẻ sẽ không bị nghẹn ở cổ và không gặp khó khăn khi nhai. Các loại rau cứng như cà rốt, cần tây, đậu nên được cắt nhỏ, hoặc nấu chín và cắt nhỏ. Các loại hoa quả khác như nho, cà chua, đào, dưa nên được cắt gọt cẩn thận trước khi ăn. Thịt, cá, tôm thì nên được xé miếng nhỏ khi cho trẻ ăn.

Những thức ăn quá cứng: Bỏng, kẹo cứng, trái cây sấy khô, các loại hạt tuyệt đối không được cho trẻ nhỏ ăn bởi nguy cơ bị nghẹn là rất lớn.

Thức ăn quá mềm: Thức ăn mềm là rất tốt nhưng thức ăn quá mềm, dẻo, dính lại khiến thức ăn dính lại ở cổ họng trẻ, gây nghẹn, tắc thở. Vì vậy cha mẹ cần tránh cho con nhỏ ăn kẹo dẻo, các thức ăn dẻo.

Meo.vn (Theo Dinhduong)

Thuốc hen suyễn có thể gây sốc cho trẻ

Loại thuốc để làm giảm triệu chứng ngáy và thở khò khè ở những người bị hen suyễn có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh nhi phải nhập viện – đó là cảnh báo mới đây của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, đó có thể là do chất beta  hoặc LABA – chất dẫn xuất có trong thuốc chữa hen suyễn kết hợp với corticosteroid – thành phần chính của loại thuốc dùng để xịt mỗi khi khó thở. Những cảnh báo này cũng đã được khuyến cáo cho trẻ em và thanh - thiếu niên khi sử dụng corticosteroid dạng hít.  Nhưng  một số trẻ em và người lớn bị hen suyễn có quy định dùng LABA để thư dãn các cơ xung quanh đường thở và ngăn ngừa các triệu chứng như thở khò khè. Nhưng cũng có bằng chứng cho thấy sử dụng lâu dài của các loại thuốc có thể làm tăng nhẹ nguy cơ của các triệu chứng nghiêm trọng bất ngờ.

Báo cáo của FDA kết hợp dữ liệu an toàn từ hơn 100 nghiên cứu, trong đó có khoảng 600.000 người bị bệnh hen suyễn. Các thử nghiệm ban đầu đã được thực hiện với các Cty dược có dùng LABA để sản xuất thuốc chữa bệnh, trong đó có thuốc foradil của  Merck và  serevent của GlaxoSmithKline.

So với các bệnh nhân không dùng thuốc có chứa LABA  thì những người dùng LABA có nguy cơ cao hơn 27% phải cấp cứu, đặt nội khí quản và trong số ít trường hợp có thể tử vong. Đối với trẻ từ 4 – 11 tuổi thì nguy cơ này còn cao hơn, tới 67%. Theo cơ quan cảnh báo và kiểm soát nguy cơ bệnh tật ở Mỹ, hằng năm con số bệnh nhi bị hen suyễn tăng trung bình là  7 triệu trẻ (khoảng 9%). Do vậy, các nhà khoa học khuyến cáo phải hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ, tốt nhất là phải có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Meo.vn (Theo Laodong)

Ngạt mũi thường xuyên

Năm nay tôi 40 tuổi, mỗi khi thời tiết thay đổi là tôi hay bị ngạt mũi, chảy nước mũi, khó thở... Xin quý báo cho biết nguyên nhân và cách khắc phục. - Trần Thị Huyền  (Lào Cai)

Trả lời:


Bình thường, chúng ta thở đường mũi đều đặn, không có tiếng kêu và miệng ngậm lại; khi bịt một bên mũi, ta vẫn thở được dễ dàng. Khi ngạt mũi, ta thở khó khăn và có tiếng kêu; nếu bịt một bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Người bị ngạt mũi ban đêm hay ngáy và sáng dậy họng bị khô, có cảm giác vướng họng. Ngạt mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là thời tiết chuyển mùa, những người có cơ địa dị ứng với thời tiết thường dễ ngạt mũi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngạt mũi như: Viêm nhiễm: viêm mũi họng, viêm mũi xoang, viêm mũi thời tiết...; Dị tật bẩm sinh;  Khối u có thể là u lành tính hoặc ác tính;  Rối loạn cảm giác ở mũi như đường thở thông nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại mũi…

Để hạn chế chứng ngạt mũi,  phải giữ ấm chân và cổ, luôn mang dự phòng áo ấm vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, lúc nóng lúc lạnh. Khi có triệu chứng ngạt mũi, nên dùng nước muối sinh lý nhỏ để làm sạch đường thở. Với những trường hợp bị thường xuyên, nên đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Vũ Thị Thu

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Nguy cơ đột tử khi trẻ bị gập cổ

Các bà mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc có thể dẫn đến các nguyên nhân đột tử cho trẻ như nằm gối quá mềm, nằm gập cổ hoặc bế gập.

 

Ảnh: minh họa - Internet

Điều này khiến trẻ không thể thở, tim ngừng đập. Những tư vấn dưới đây về tư thế nằm gối của các chuyên gia sẽ giúp bạn tránh được các hiểm họa cho trẻ.

Cổ gập dễ gây nghẹn thở

Theo BS Lê Tố Như, phó trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TƯ, tình trạng trẻ đột tử hoặc cơ thể tím tái do nằm, bế không đúng cách không phải là nhiều nhưng cũng không hiếm. Hầu hết các trường hợp đều xảy ra do các bà mẹ không có kinh nghiệm chăm sóc con. Ví dụ, các mẹ dùng gối mềm hoặc cho bé nằm gập cổ xuống quá mức khiến đường thở bị ngắt. Lúc này, trẻ sẽ không thở được dẫn đến tim ngừng đập và tử vong. Ngoài ra, khi bế bé không thẳng cũng có thể diễn ra tình trạng tương tự. "Nhiều bà mẹ cho bé nằm gập cổ khiến trẻ không thở được, mặt mày tím tái. Khi bác sĩ phát hiện ra mới cấp cứu may mắn qua khỏi", BS Tố Như cho hay. ThS.BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa nhi, Học viện Quân y 103 phân tích, các bé khi cổ chưa nhấc được đồng nghĩa xương cổ, sụn còn mềm nên khi gối không hợp lý làm cổ bé bị gập lại. Tư thế nằm gấp như vậy sẽ gây chẹn vùng hầu họng khiến bé dễ bị sặc. Nắp thanh môn có thể ví như một cái lẫy nhỏ trong cổ họng. Khi ta hít thở nắp thanh môn sẽ mở ra cho không khí đi vào khí quản. Lúc này, nắp thanh môn sẽ đậy sang đường thực quản. Ngược lại, khi ta ăn, nuốt thức ăn, nắp thanh môn lại mở thực quản và đậy sang khí quản để thức ăn không lọt vào đường thở. Nếu tư thế nằm của bé bị gập lại ở cổ, cản trở hoạt động của nắp thanh môn sẽ có nguy cơ dẫn đến việc trẻ bị sặc, thiếu oxy để thở.

Tư thế nằm gối an toàn

ThS.BS Trương Ngọc Dương nhấn mạnh thêm, để trẻ xảy ra các nguy cơ trên, chiếc gối nằm cũng là một trong các nguyên nhân. Bởi gối dễ ảnh hưởng đến trạng thái tư thế nằm của trẻ. Các bà mẹ cần chú ý lựa chọn gối cho trẻ: Không nên quá cao, quá mềm đến mức khi đặt trẻ nằm lên gối lún hẳn xuống. Nên chọn gối nhỏ và dài, có độ cứng vừa phải, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai. Cách đặt gối như vậy sẽ cho trẻ tư thế nằm dễ chịu nhất, cổ hơi ưỡn, ngửa ra sau 10 - 15 độ. Tư thế này cũng tương tự như lúc ta bế bé trên tay, vùng cổ gáy của bé được nâng đỡ trên cánh tay hoặc vùng lõm ở khuỷu tay sẽ giúp bé thoải mái và an toàn nhất. Ngoài ra, không nên dùng quá nhiều chăn gối, hay các tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếu bé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơ gây cho bé khó thở. Việc đặt vào giường bé những món đồ chơi, gối và chăn có thể sẽ là chướng ngại vật khiến cho hoạt động hô hấp của bé gặp khó khăn. Vì thế, các mẹ chỉ nên đặt những vật dụng thực sự cần thiết trong giường bé, còn không hãy để giường của bé thật thoáng đãng, ít đồ dùng. "Có thể phát hiện trẻ khó thở bằng biểu hiện trên bề mặt như mặt bé tím tái, chân tay quờ quạng... Lúc này cần cấp cứu trẻ bằng nhiều biện pháp như cho trẻ nằm thẳng, để đường thở thẳng hoặc hơi ngẩng lên. Búng vào gan bàn chân hoặc xoa vào lưng để trẻ dễ thở. Đồng thời cần dùng dụng cụ bóng bóp để kích thích trẻ thở trở lại", BS Tố Như hướng dẫn.

Meo.vn (Theo Bee)

Trẻ sơ sinh bị mềm sụn thanh quản

Đây là một khiếm khuyết bẩm sinh nhưng triệu chứng xuất hiện thường là khi trẻ 4 – 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, cũng có trẻ bị sớm hơn hoặc muộn hơn.

Con mình được gần 3 tuần tuổi, theo chẩn đoán của các bác sĩ bệnh viện Nhi thì con mình bị mềm sụn thanh quản. Cháu thở rít, thở khò khè nhưng không khó thở, ngủ yên và môi hồng. Mặc dù theo thông tin mình được biết thì căn bệnh này sẽ tự khỏi khi trẻ lớn dần, nhưng mình vẫn rất lo.

Mềm sụn thanh quản là khiếm khuyết bẩm sinh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Hiểu một cách đơn giản thì cấu trúc sụn thanh quản ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên các mô sụn bị ép và sa vào đường thở dẫn đến hiện tượng bé thở có tiếng rít, khò khè.


Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú, sặc sữa… thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời.(Ảnh minh họa).

Đây là một khiếm khuyết bẩm sinh nhưng triệu chứng xuất hiện thường là khi trẻ 4 – 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, cũng có trẻ bị sớm hơn hoặc muộn hơn.

Có trên 99% sẽ dần dần tự khỏi mà không cần điều trị, đa số sẽ hết khò khè khi được 2 tuổi. Tiếng khò khè sẽ tăng trong 6 tháng đầu sau sinh vì lượng khí trẻ hít thở sẽ tăng theo tuổi. Sau tuổi đó tiếng khò khè không tăng nữa và giảm dần rồi biến mất.

Trẻ sẽ được khuyến cáo phẫu thuật nếu điều này khiến trẻ khó bú, kém tăng cân và phát triển.

Sau đây là một số lưu ý khi con bạn bị mềm sụn thanh quản:

•    Luôn giữ phòng ngủ của trẻ thoáng khí và sạch sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.

•    Không nên cho trẻ nằm ngửa vì dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở khiến trẻ thở khò khè hơn. Với trẻ nhũ nhi, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng, còn với trẻ lớn hơn thì bé sẽ tự nằm theo tư thế mà bé cảm thấy dễ thở nhất.

•    Một số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ rất khó bú. Vì thế mẹ cần phải tỉnh táo khi cho con bú để điều chỉnh lượng sữa vừa phải với sức bú của trẻ.

•    Trẻ bị mềm sụn thanh quản hay thở bằng miệng khi ngủ nên bạn phải bôi kem dưỡng da vùng môi để tránh hiện tượng khô, nứt nẻ. Trước khi đi ngủ bạn luôn phải làm vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý để trẻ hạn chế thở bằng miệng.

•    Hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì trẻ bị mềm sụn thanh quản càng thở khò khè hơn khi mắc thêm các bệnh này.

•    Luôn khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú, sặc sữa… thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Meo.vn (Theo Eva)

Trẻ có thể chết oan vì cười khi ăn

Đã có không ít cái chết thương tâm của trẻ vì sặc khi ăn. Một nguyên nhân dẫn đến tai nạn đau lòng này là người lớn để trẻ vừa ăn vừa đùa nghịch.

Bác sĩ Phó Đức Nhuận, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, cho biết sặc sữa rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh. Không ít trường hợp trẻ đã 3 - 4 tháng tuổi, bắt đầu biết tiếp xúc với những người xung quanh nhưng tai nạn sặc sữa vẫn còn xảy ra.

Trẻ suýt chết vì bị chọc cười

Đến tận bây giờ, chị H. ở phố Cát Linh, Hà Nội vẫn chưa hết khiếp sợ khi nhắc lại chuyện bé T., con trai chị, bị cấp cứu vì sặc sữa khi 9 tháng tuổi. Do bé rất lười ăn, lại thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng nên hằng ngày vào mỗi bữa ăn hoặc khi cho bé bú sữa, người nhà lại thay nhau đùa với bé để bé cười cho nhanh… nuốt thức ăn. Hôm đó, khi thấy bé cười, chị liền dốc bình sữa vào miệng cho con. Sau một tràng ho sặc sụa, bé T., tím ngắt người, khóc không thành tiếng nên vội vàng đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ cho biết chỉ chậm chút nữa, có thể con chị đã tử vong do sặc sữa.

Trẻ có thể chết oan vì cười khi ăn, Làm mẹ, tre chet oan vi choc cuoi khi an, choc cuoi khi an, tre chet oan, con chet oan, be chet con, tai nan cho tre, lam me, nuoi day con, bao phu nu
Trong khi trẻ ăn tuyệt đối không nên trêu đùa với trẻ (google image)

Theo bác sĩ Nhuận, có rất nhiều nguyên nhân gây sặc sữa ở trẻ như: các bà mẹ vừa cho con bú vừa nói chuyện với trẻ, trẻ mải hóng chuyện có thể ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, hoặc người lớn chọc để trẻ cười, gây sặc. Một số gia đình mua phải núm vú cao su có lỗ thông quá rộng, sữa chảy nhiều, chảy mạnh khiến trẻ không nuốt kịp. Cũng có một số trẻ không chịu bú bình, các bà mẹ dùng thìa hoặc chén đổ sữa vào miệng để ép uống khiến trẻ không nuốt kịp. Đặc biệt, có một số thói quen gây nguy hiểm như bịt mũi trẻ bắt nuốt, trẻ khóc vẫn đút thức ăn, trẻ vừa ăn vừa ngủ hay các bà mẹ vừa ngủ vừa cho con bú… khiến trẻ không nuốt được, khi thở mạnh có thể hít sữa lên mũi, gây tắc đường hô hấp.

Các cách sơ cứu

Bác sĩ Nhuận khuyên, để hạn chế tình trạng trẻ bị sặc khi cho bú, cho ăn, cần chú ý: Khi cho bú, trẻ thường bị sặc ngay từ những dòng sữa đầu tiên, dù là bú mẹ hay bú bình cũng vậy vì lúc này dòng sữa đổ vào miệng bé ào ạt và đột ngột; nhất là khi cháu bé đang đói. Do đó, bà mẹ phải giữ bầu vú (hoặc không được đục lỗ đầu vú cao su to quá) để hạn chế tốc độ dòng sữa không cho chảy quá nhanh.

Khi cho bé uống sữa, ăn cháo hoặc ăn bột cũng phải cho ăn, uống từ từ. Chờ trẻ nuốt xong miếng trước rồi mới cho ăn tiếp miếng sau.

Trong lúc trẻ đang bú hoặc đang ngậm thức ăn trong miệng, không nói chuyện hoặc làm cho trẻ cười. Nếu trẻ đang khóc thì phải dỗ nín rồi mới cho ăn hay bú. Đặc biệt, khi trẻ đang nức nở là lúc có những nhịp hít vào mạnh sau cơn khóc, phải chờ cho qua rồi mới cho ăn hay bú.

Không được bịt mũi hoặc miệng trẻ để buộc bé phải nuốt thức ăn khi trẻ ngậm trong miệng.

Nếu không may trẻ đang bú hay ăn bị sặc, cần phải ngừng ngay việc cho ăn, cho bú. Nếu trẻ đang được mẹ bế bú thì lật nghiêng đầu trẻ sang một bên hoặc lật sấp trẻ xuống. Nếu trẻ đang ngồi hoặc đứng thì giúp trẻ ngả đầu và thân mình ra phía trước để chất gây sặc có thể thoát ra ngoài, không chạy vào đường thở. Trường hợp trẻ ho rũ rượi, mặt đỏ tía hay tím tái thì bà mẹ lập tức ngậm miệng mình vào mũi con, một bàn tay bịt miệng trẻ lại (trường hợp con còn quá nhỏ thì ngậm miệng cả vào mồm và mũi bé) mút thật mạnh để thức ăn trong đường thở của bé được hút vào miệng mình rồi nhổ ra ngoài. Có thể làm như thế vài lượt rồi cho trẻ đi cấp cứu kịp thời.

Meo.vn (Theo Báo Đất Việt)

Viêm phổi kéo dài vì nuốt bóng đèn

Theo tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1, Bé P. T. A., 20 tháng tuổi, nhà ở Mỏ Cày, Bến Tre do nuốt bóng đèn gây viêm phổi nặng kéo dài, có nhiều mục đục ở cuống phổi bên trái...

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa cho biết, cháu A. nhập viện bệnh viện Nhi Đồng 1 vì ho đã 30 ngày Bé ho và sổ mũi liên tục, thở khò khè khi ngủ.


Gia đình cháu A. cho biết, cháu bị ho nhiều gia đình cho cháu uống thuốc có giảm nhưng sau đó lại bị tái lại. Cứ hết thuốc gia đình lại cho cháu đi khám và mua thuốc, rồi nhập vịện tiêm thuốc tại địa phương nhưng không khỏi nên đã đưa đến bệnh viện Nhi đồng 1. Tại bệnh viện, các bác sĩ thấy cháu có những dấu hiệu nghi viêm phổi và cho chụp phim X quang phổi.

Kết quả là tình trạng phổi bị viêm ở cả 2 bên, bên phổi trái còn bị xẹp một phần. Chụp phim kiểm tra lại giúp xác định được có hình ảnh vật kim khí trong lồng ngực bên trái.

Nội soi đường thở thì thấy có nhiều mủ đục ở cuống phổi bên trái. Ở giữa ổ mủ gắp ra được một bóng đèn điện nhỏ, lọai đèn trang trí làm đẹp nhà cửa.

Khi phát hiện có kim khi trong phổi, mẹ cháu A. mới nhớ lại đã để cháu nhặt chơi bóng đèn trong lúc cả nhà đang chuẩn bị ngày Lễ vừa qua. Sau khi cháu ngậm nuốt phải không thấy có biểu hiện gì lạ nên không đưa đi khám bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa cảnh báo, để đề phòng tai nạn nuốt dị vật ở trẻ em nhỏ, các bậc phụ huynh phải luôn để mắt đến bé trong lúc chơi, nhất là trong lúc dọn dẹp, trang hòang nhà cửa. Không cho trẻ chơi bất kỳ vật nhỏ nào không để trẻ nuốt phải khi vô tình đưa vào miệng ngậm mút. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ nuốt vật lạ vào miệng phải đưa đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Meo.vn (Theo Vnmedia)

Chống hắt hơi bằng gừng tươi

Có một loại “thần dược” sau khi dùng 2 phút là cắt cơn hắt hơi dữ dội, cho phép người bệnh lại tiếp tục bữa ăn như thường. Đó là miếng gừng tươi đã cạo sạch vỏ.

Những người có bệnh viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thời tiết, thường bị hắt hơi rất dữ dội (cả 4 mùa) khi bị lạnh đột ngột. Hắt hơi nguy hiểm nhất là khi ăn, vì thức ăn có thể chui vào đường thở gây sặc. Trong bữa tiệc, hắt hơi có thể làm phiền người khác do thức ăn bắn ra dính vào quần áo của họ.

Nếu dùng các loại tân dược chống dị ứng, loại tác dụng nhanh nhất là cetirizin, sau khi uống thuốc 30 phút mới có tác dụng (loratadin 90 phút, fexofenadin 120 phút, chlopheniramin maleat 150 phút mới có tác dụng).

Chống hắt hơi bằng gừng tươi

Gừng tươi.Trong trường hợp này, cho người bệnh “nhai ngấu nghiến” 1 miếng gừng tươi (khoảng 3 - 5g) rồi nuốt. Các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi. Sau đó người bệnh đi rửa tay, rửa miệng, rồi tiếp tục bữa ăn. (Gừng tươi là thức ăn quen thuộc nên không ảnh hưởng đến mùi vị các món ăn như các loại tân dược chống dị ứng).

Ưu điểm của miếng gừng tươi: tác dụng cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần so với cetirizin, 60 lần so với fexofenadin); an toàn cho người bệnh, do không có tác dụng phụ (khô miệng, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng kể trên; giá lại cực rẻ (200 lần so với cetirizin, 900 lần so với fexofenadin).

Nhược điểm của gừng tươi: một số người chưa quen dùng vì sợ cay, những người này phải “dũng cảm lắm” mới dám nhai ngấu nghiến miếng gừng.

Để phòng thân, người có chứng “dị ứng thời tiết” khi ra khỏi nhà nên đem theo mấy lát gừng vàng đã cạo sạch vỏ để sử dụng khi cần.

Meo.vn (Theo SKĐS)

DS. Trần Xuân Thuyết (Sức khoẻ & Đời sống)

Gió lạnh đầu mùa, bệnh trẻ dễ mắc?

Tiết trời thay đổi, cũng là lúc một số bệnh được phen 'phát tác' và 'hoành hành' ở trẻ em.

1. Viêm mũi họng

Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa.

Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là trẻ sốt cao, có khi 39 – 40°C, ho húng hắng hoặc ho từng cơn như co thắt kèm theo đó là tắc, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên làm trẻ phải há miệng để thở, tiếng thở khò khè. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kích động, bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi. Một số trẻ còn bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật. Quan sát họng khi trẻ há miệng thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mủ hoặc giả mạc.

Gió lạnh đầu mùa, bệnh trẻ dễ mắc?, Làm mẹ, benh thuong gap o tre, benh thuong gap mua lanh, benh mua lanh tre de mac, benh tre em, benh tre nho, tre bi hen suyen, tre bi viem tieu phe quan, tre bi viem mui hong

Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa. (Ảnh minh họa).

Mỗi đợt bệnh như vậy kéo dài khoảng 2-4 ngày sau đó các triệu chứng giảm dần, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng dễ tái phát, và khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, mất nước do sốt cao, viêm xoang có thể dẫn đến viêm màng não rất nguy hiểm.

2. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là căn bệnh hàng đầu ở trẻ nhỏ, là bệnh viêm nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ dướdi 24 tháng tuổi, hay gặp nhất là 3-6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.

Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì trẻ ho ngày càng nhiều, xuất hiện khó thở, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở.

Tất cả các trường hợp VTPQ ở trẻ, nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm tiểu phế quản lan tỏa, viêm phổi (do bị bội nhiễm), xẹp phổi…

Do vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

3. Bệnh suyễn (hen phế quản)

Hen suyễn là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Hen suyễn ảnh hưởng tới ống dẫn không khí từ bên ngoài vào trong cơ thể tới phổi thông qua hoạt động hít thở của con người. Bệnh thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.

Gió lạnh đầu mùa, bệnh trẻ dễ mắc?, Làm mẹ, benh thuong gap o tre, benh thuong gap mua lanh, benh mua lanh tre de mac, benh tre em, benh tre nho, tre bi hen suyen, tre bi viem tieu phe quan, tre bi viem mui hong

Hen suyễn thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... (Ảnh minh họa).

Mùa lạnh sắp về, và đây là khoảng thời gian giao mùa, thường gây nhiều khó chịu cho bé bị hen suyễn. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng mọi trường hợp khi bệnh hen của bé biến đổi bất thường.

Biện pháp phòng bệnh mùa lạnh

- Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm.

- Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng.

- Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi.

- Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.

- Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.

- Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.

Meo.vn (Theo eva)