Lưu trữ cho từ khóa: đường phèn

Bài thuốc dân gian chữa bệnh từ đường phèn

Đường phèn có công dụng vô cùng bất ngờ đối với sức khỏe, nó có thể giúp trị ho, tốt cho tim mạch, hạ huyết áp, hỗ trợ chữa lao phổi… Bạn hãy biết để áp dụng nhé!

Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hoà vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Dùng làm gia vị, khai vị trợ tiêu hoá. Đường phèn giúp món ăn có vị thanh thơm ngon hơn; giúp cho các món chè ngọt mát hơn. Một số món ăn dùng đường phèn làm gia vị tạo nên một hương vị đặc biệt.

bai-thuoc-dan-gian-chua-benh-tu-duong-phen

Trong dân gian, đường phèn thường được biết nhiều đến việc dùng làm bài thuốc trị ho. Có một số cách dùng đường phèn phối hợp với các thực phẩm khác để chữa bệnh rất hiệu quả.

Kích thích tiêu hóa

Quả bầu gọt bỏ vỏ, rửa sạch, dùng khoảng 50 gr cùng một ít đường phèn cho vào nồi với 3 chén nước (750 ml) nấu còn lại 1 chén, gạn bỏ bã, lấy nước dùng, có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

Trị ho do thời tiết

20 gr vỏ quít, 100 gr đường phèn đem nấu với 1,5 lít nước, nấu cho vỏ quít thật chín. Dùng cả nước và cái để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra.

Bạn có thể lấy một ít đường phèn cùng một ít gừng tươi (gọt bỏ vỏ, cắt nhuyễn) cho vào chén, đem hãm với nước sôi để uống trị cảm ho do thời tiết.

Hay 10 trái táo, 5 lát gừng tươi đem nấu chung với một ít đường phèn cho trường hợp cảm ho, viêm đường hô hấp do thời tiết.

Bổ khí huyết, tốt cho tim

30 gr đường phèn, 50 gr hạt sen, 10 gr nhân sâm, 100 gr gạo nếp loại ngon. Chế biến: hạt sen bỏ tim, rồi cùng các nguyên liệu trên cho vào nồi đem nấu cháo. Khi cháo gần chín thì cho đường phèn vào, khuấy đều. Món ăn này rất tốt cho tim, có công dụng bổ khí huyết.

Hạ huyết áp

Lấy một ít đường phèn cùng 50 gr hoa cúc khô (rửa sạch). Cho hoa cúc vào nồi cùng lượng nước vừa dùng nấu đến sôi, nấu thêm 10 phút, để nguội, sau đó gạn lấy nước, rồi cho nước đường phèn vào khuấy đều. Dùng nước này có công dụng hạ huyết áp.

Hoặc 1 kg rau cần tươi, một lượng đường phèn vừa đủ. Chế biến: rửa sạch rau cần, giã nhỏ, vắt lấy nước. Đường phèn cho vào nước nấu cho tan ra rồi hòa đều với nước rau cần để dùng. Cách dùng này cũng có công dụng hạ huyết áp, thanh nhiệt.

Hỗ trợ điều trị viêm, xơ gan

Những người bị viêm gan, xơ gan có thể dùng 20 gr đường phèn, 30 gr hồng táo, 20 gr đậu phộng đem nấu nước uống trong ngày. Dùng một tháng nếu giảm bệnh thì nghỉ một tháng rồi sau đó dùng tiếp một tháng nữa.

Chữa lao phổi

Ngày xưa, dân gian dùng hoa kim phượng (có người còn gọi là bông điệp) thường được trồng ở sân nhà, đem chưng cách thủy với đường phèn, rồi để ngoài trời lấy qua sương đêm, độ 3 – 4 giờ sáng uống sẽ có công dụng trị ho lâu ngày, trị viêm họng, dùng cho người lao phổi.

Trị sốt nóng

Bí đao 100-200g, gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, đường phèn liều lượng thích  hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè..

Theo Phunutoday.vn

Sử dụng đường phèn và đường thốt nốt thế nào?

Đường phèn là loại đường được làm ra từ nhiều nguồn nguyên liệu, còn đường thốt nốt được làm ra từ buồng thốt nốt (nước từ buồng thốt nốt được cô lại giống như cô mật mía, đến một độ nào đó thì thành đường).

Xin cho biết cách sử dụng có hiệu quả đường phèn và đường thốt nốt? Người tiểu đường có sử dụng được 2 loại đường này không?Trần Hữu Viễn (số 15, ngách 41/66 phố Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội).

su-dung-duong-phen-va-duong-thot-not-the-nao

Đường thốt nốt

PGS.TS Nguyễn Đình Toán

, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị trả lời:

Mía, hoa quả, củ cải đường, buồng thốt nốt… đều là những nguồn nguyên liệu để chế tạo ra đường. Đường phèn là loại đường được làm ra từ nhiều nguồn nguyên liệu, còn đường thốt nốt được làm ra từ buồng thốt nốt (nước từ buồng thốt nốt được cô lại giống như cô mật mía, đến một độ nào đó thì thành đường).

So với đường phèn, đường thốt nốt có độ ngọt kém hơn nhưng lại thơm hơn; sản lượng đường thốt nốt cũng ít hơn nên có lẽ cũng quý hơn. Người tiểu đường sử dụng được cả hai loại trên nhưng không được dùng nhiều. Việc sử dụng thì tùy theo mục đích như pha nước uống, nấu chè, sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm…

Theo Kienthuc.net.vn

Cách làm nước ép bí đao uống giảm cân

Bí đao (còn gọi là bí xanh) chứa nhiều dinh dưỡng như protit, đường, chất xơ, caroteen, vitamin PP, B1, B2, C, các chất canxi, sắt..; nhưng không có lipid. Lượng natri thấp đồng thời có thêm axit không những có thể tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể mà còn ức chế sự chuyển hóa đường thành mỡ, chống lại sự tích mỡ trong cơ thể. Uống nước bí rất ít năng lượng, nên vẫn có thể ăn thêm các thức ăn khác để cung cấp đủ dinh dưỡng. Chính vì thế, uống nước ép bí đao hằng ngày sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Cách làm nước ép bí đao cho cô nàng muốn giảm cân1
Bí đao có nhiều công dụng, trong đó có giảm cân.

Nguyên liệu:

- 300g bí đao

- 1 thìa cà phê muối

- 4 thìa đường

Cách làm:

Cách làm nước ép bí đao cho cô nàng muốn giảm cân2
Nước ép bí đao giúp bạn giảm cân.

- Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước.

- Hòa thêm chút muối và đường rồi khuấy đều cho hai thứ nguyên liệu này tan hết.

- Có thể chia ra uống vài lần trong ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Có thể thay đường trắng bằng đường phèn để có vị thanh mát hơn.

Công thức nước ép bí đao và dứa như sau:

Nguyên liệu:

- 1 quả bí xanh.

- 1-3 quả dứa.

- Vài viên đá đập vụn.

Cách làm:

- Bí xanh bỏ vỏ, cắt ruột thành từng miếng tùy ý. 

- Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ thành từng miếng tùy ý. 

- Cho bí xanh, dứa vào máy ép (hoặc có thể dùng máy xay sinh tố). Đổ nước ép ra cốc, cho thêm đá vào để được một ly nước ép hoa quả thơm ngon. 

Dứa cũng có tác dụng giảm cân vì dứa cũng như các loại quả khác là đu đủ, kiwi, trong thành phần có chứa Bromelin. Loại enzim này giúp thủy phân protein thành các axit amin, có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa, và phân giải lượng calories thừa trong cơ thể.

Theo Webphunu

Sườn kho đường phèn ngon đậm đà

Sườn kho thì hẳn đã quen thuộc rồi, công thức sườn kho với đường phèn sẽ còn hấp dẫn hơn nữa đó!

Chuẩn bị những nguyên liệu sau:

- 500g sườn
- Hành, gừng, tỏi
- Xì dầu
- Đường phèn
- Giấm gạo
- Một ít muối

suon-kho-duong-phen-ngon-dam-da

Cách làm:

Bước 1:

- Rửa sạch sườn nhiều lần với nước rồi chần sơ qua nước sôi.

- Rửa sạch hành, tỏi và gừng rồi cắt nhỏ.

Bước 2:

- Chuẩn bị một chảo nóng với ít dầu, bạn cho sườn vào rán đến khi hơi cháy xém.

Bước 3:

- Sau đó, thêm gừng, hành, tỏi vào xào cùng.

Bước 4:

- Khi thấy mùi thơm của hành, tỏi bốc lên thì bạn cho xì dầu, giấm gạo và đường phèn vào.

Bước 5:

- Đảo đều sườn trên bếp khoảng 2′.

Bước 6:

- Thêm nước vào đến xâm xấp thịt.

Bước 7:

- Khi nước sôi, bạn vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi nước trong nồi hơi sánh lại là được.

Bước 8:

- Đến khi nước thịt vừa sánh lại, bạn tắt bếp rồi cho thịt ra đĩa, trang trí với một ít rau ngò lên trên.

(Theo Kenh14)

Thực phẩm giúp tóc khỏe bóng mượt

Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần thừa của huyết (phát vi huyết dư). Những người đầy đủ huyết dịch, tóc sẽ khỏe, đen mượt, không bị gãy, rụng hoặc bạc sớm. Trái lại, khi bị huyết hư (thiếu máu), sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khỏe mạnh của đầu tóc.

Bình thường, người trẻ tuổi khí huyết đầy đủ sẽ có mái tóc xanh tốt, mềm mại. Khi đến tuổi già, hoạt động của tạng can và thận suy yếu, đầu tóc trở nên bạc trắng, dễ rụng. Nếu tuổi chưa cao mà tóc rụng nhiều và bạc sớm, cần phải bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, để nuôi tóc khỏe trở lại.

Để có huyết dịch, cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng. Cần lưu ý sử dụng các thực phẩm giàu chất đạm, dễ tiêu hóa, dùng dầu thực vật, ngũ cốc, các loại đậu hạt, rau, củ, quả, hoa để bồi dưỡng cơ thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B9, B12), nhiều sắt, kẽm, selenium… rất cần cho việc thúc đẩy quá trình mọc tóc, làm giảm tình trạng tóc gãy, tóc rụng và bạc tóc sớm.

Những món ăn có ích cho tóc đều được chế biến từ những thực phẩm (hoặc hương liệu) có tác dụng bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, bổ huyết, như nấm đông cô (nấm hương), nấm mèo (mộc nhĩ đen), đại táo, mè đen, gạo lứt, đậu đen, tóc tiên, cải bó xôi, súp lơ xanh, rau cần, bí đỏ, giá đậu, cà rốt, cà chua, xà lách xoong, rau dền đỏ, hành tây, trái bơ, kiwi, dâu tây, dưa hấu, đu đủ chín, mít, long nhãn, vải, sữa tươi... Ngoài ra còn có hải sâm, cá rô, cá trê, cá lóc, cá trắm,  lươn, cá chạch, rùa, ba ba, thịt bò, thịt gà, trứng gà, trứng cút, lộc nhung, yến sào, hà thủ ô, câu kỷ tử, khoai mài, đương qui, hồ đào nhục (quả óc chó), tang thầm (quả dâu tằm)…

Vài món ăn có lợi cho sức khỏe của tóc

- Canh thịt heo, mè đen

Nguyên liệu: Thịt nạc lợn 250g, mè đen 60g, bạch phục linh 40g, cúc hoa 10g.

Cách làm: Thịt làm sạch, ướp gia vị. Cúc hoa rửa sạch, để ráo. Nấu mè đen + phục linh khoảng 30 phút, cho cúc hoa và thịt vào. Nấu tiếp cho chín, nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm.

Mè đencó thể chế biến thành các món ăn tốt cho tóc.
Mè đen có thể chế biến thành các món ăn tốt cho tóc. Ảnh: twoday

- Chè mè đen, khoai mài

Nguyên liệu: Mè đen 30g, khoai mài (hoài sơn) 30g, đường phèn 15g.

Cách làm: Mè đen rang thơm, xay thành bột, khoai mài rang khô, tán thành bột, trộn hai thứ bột vào nhau.

Nấu bột với 500ml nước, dùng lửa lớn nấu sôi, nêm tí đường phèn, khuấy đều, nấu thêm chừng 5 phút là được.

Cách dùng: Một ngày ăn một lần.

- Thịt gà chưng rau bó xôi

Nguyên liệu: Thịt gà 100-150g, rau bó xôi 80-120g, gia vị các loại.

Cách làm: Thịt gà rửa sạch, cắt miếng nhỏ, nêm gia vị vừa ăn. Đem chưng cách thủy. Rau bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ.

Khi thịt gà chín mềm, cho rau bó xôi vào, chưng tiếp 20-30 phút. Dùng ăn khi đói bụng.

- Cá trê hầm đậu đen

Nguyên liệu: Cá trê 250g, đậu đen 150g, gia vị các loại.

Cách làm: Cá trê làm sạch. Nấu đậu đen với lượng nước vừa đủ, sôi liu riu khoảng 1 giờ cho chín mềm. Cho cá trê vào nấu tiếp 20 phút. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.

- Cháo hà thủ ô

Nguyên liệu: Hà thủ ô 25g, đại táo 4 trái, gạo tẻ 100g.

Cách làm: Nấu hà thủ ô rửa sạch, ngâm mềm, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, lọc lấy nước. Dùng nước sắc này để nấu với gạo tẻ + đại táo thành cháo nhừ. Thêm ít đường phèn, đánh tan. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

- Cháo gạo lứt, hà thủ ô, táo đỏ

Nguyên liệu: Gạo lứt 80g, hà thủ ô 25g, táo đỏ 5 trái.

Cách làm: Hà thủ ô rửa sạch, rang khô, tán thành bột. Táo đỏ rửa sạch bỏ hột. Cho ba thứ vào nồi nấu thành cháo. Lúc đầu nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 40 phút là được.

Cách dùng: Ăn mỗi ngày một lần.

- Bắp bò hầm hà thủ ô

Nguyên liệu: Bắp bò 200g, hà thủ ô 30g, mè đen 30g, đại táo 6 quả, gừng sống 2 lát.

Cách làm: Nấu ½ lít nước trong nồi đất cho thật sôi, cho bắp bò + hà thủ ô + đại táo + gừng vào hầm cho chín nhừ (khoảng 2 giờ).

Cho mè đen (rang chín, giã mịn) vào, nầu thêm 15-20 phút, vớt bắp bò ra, xắt lát mỏng, cho vào tô, múc nước hầm tưới lên bắp bò. Dùng ăn nóng trong bữa cơm.

Người bị tiêu chảy không nên dùng món này.

- Trứng cút nấu long nhãn

Nguyên liệu: Trứng chim cút 6-8 cái, long nhãn nhục 15g tươi hoặc 8g khô.

Cách làm: Cho 2 thứ vào nồi với 300ml nước, nấu sôi khoảng 10 phút, dùng ăn vào lúc đói bụng.

- Cần tây xào câu kỷ

Nguyên liệu: Rau cần tây 100g, câu kỷ 12g, thịt lợn nạc 150g, nấm hương 30g, gừng 3g, hành 10g, nước tương (xì dầu) một ít, tỏi 10g, dầu lượng thích hợp.

Cách làm: Rau cần rửa sạch, cắt khúc, đậu hủ cắt miếng; câu kỷ rửa sạch; thịt cắt miếng, nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ rễ, cắt nhỏ; gừng cắt lát; hành cắt khúc; tỏi cắt lát.

Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, rồi cho tất cả các thứ vào xào chín là được.

Cách dùng: Mỗi ngày ăn một lần, dùng vào lúc bụng đói.

- Củ sen, đậu đỏ hầm thăn bò

Nguyên liệu: Củ sen 600g, đậu đỏ 150g, vỏ quýt 1 miếng 6 x 6cm, thịt thăn bò 300g, muối bột.

Cách làm: Củ sen rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xắt từng miếng dày 2cm, dùng sống dao chần nhẹ, để ráo. Thăn bò rửa sạch, để ráo. Đậu đỏ, vỏ quýt rửa sạch, để sẵn.

Cho vào nồi đất ½ lít nước. Nấu nước thật sôi, cho củ sen, đậu đỏ, vỏ quýt, thăn bò vào. Nấu sôi lại rồi để lửa nhỏ đủ cho nước trong nồi sôi nhẹ là được. Đậy kín nắp nồi, hầm các thứ khoảng 3 giờ thì nêm ít muối vừa miệng, khi thịt chín mềm thì nhấc xuống. Múc ra tô, dùng ăn nóng trong bữa cơm..                         

Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM

Táo Tàu áo đường phèn

Chỉ cần chưa đầy 5 phút bạn đã có thể chế biến ra món ăn vặt thú vị, vừa có thể mang theo đến văn phòng, vừa có thể nhâm nhi với gia đình.

Nguyên liệu:

500g táo tàu - bạn có thể chọn loại táo bình thường hay táo đỏ tùy thích

100g đường phèn

tao-tau

Cách làm:

Đặt nồi lên bếp với một ít nước, rồi cho đường phèn vào nấu đến khi đường tan chảy hết, nước đường hơi sánh lại. Lượng nước xâm xấp đường khi mới cho đường vào là được bạn nhé!

Rưới nước đường lên táo đã được rửa sạch.

Hấp trong khoảng 30 phút là bạn có thể tắt bếp, cho ra rổ để nguội và ráo là dùng được.

Không ít gia đình có món táo tàu trong khay mứt tết của gia đình vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Năm nay bạn có thể thử món táo tàu áo đường phèn này thay thế cho món táo tàu thông thường nhé! Sau khi hấp táo mềm hơn, thơm hơn và ngon hơn rất nhiều đấy!

(Theo Afamily)

Món ăn dưỡng gan

Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.

Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng.

Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo.

Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng.

Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

Theo BS Hoàng Tuấn Linh

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Món ăn công hiệu dưỡng gan

Gan có nhiều chức năng quan trọng nhưng chủ yếu là hỗ trợ quá trình trao đổi chất và chống độc trước khi đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, tính tình dễ trở nên cáu gắt, nóng nảy hay đau tức ngực, và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Để khắc phục tình trạng trên, xin giới thiệu một số món cháo dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian có thể giúp tự điều chỉnh trong cơ thể.

Cháo rau cần: Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có tác dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.


Rau cần nấu cháo - Món ăn dưỡng gan.

Cháo rau chân vịt:

Rau chân vịt 250g, gạo tẻ 250g, lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào ninh thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng. Món cháo này có tác dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, tiểu đường.

Cháo hoa cúc: Hoa cúc 15g, gạo tẻ 100g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, hạ nhiệt gan, giảm huyết áp, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp…

Cháo hoa hồng: Hoa hồng trắng 5g, gạo tẻ 80g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2-3 phút. Mỗi bữa ăn 1 bát, liên tục 3-5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, dưỡng gan, kích thích tạo cảm giác muốn ăn.

Cháo dâu tằm: Dâu tằm tươi 60g, gạo tẻ 60g, lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.

Cháo quyết minh tử: Quyết minh tử 10g, gạo 60g, đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này giúp thanh gan, sáng mắt, thông tiện, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, hay táo bón…

BS. HOÀNG TUẤN LINH

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Canh hến linh chi trị hen phế quản

Theo Đông y, linh chi có vị ngọt, tính ôn, với công năng làm ích tinh khí, mạnh gân cốt, công dụng làm thuốc bồi bổ cơ thể, đặc biệt sử dụng cho những người hay bị đánh trống ngực, mất ngủ, mệt mỏi, viêm phế quản mạn, hen suyễn, tiêu hóa kém, viêm gan B...

Ngoài ra, còn có khả năng nâng cao miễn dịch cơ thể, đặc biệt là hệ thống miễn dịch tế bào... Trong Đông y, canh hến linh chi có tác dụng đặc biệt điều trị hen phế quản.

Trong Đông y, canh hến linh chi có tác dụng đặc biệt điều trị hen phế quản.

Nguyên liệu: Linh chi 20 - 30g, thịt hến hoặc trai 200 - 300g, đường phèn 50g.

Chế biến: Linh chi thái lát mỏng cho vào nồi đất đun sôi từ 1 - 1 giờ 30 phút, lọc bỏ bã, thịt trai làm sạch đem nấu chung với nước linh chi. Khi thịt trai chín cho đường phèn vào đun nhẹ cho tới khi đường phèn tan hết múc ra ăn. Mỗi ngày ăn một lần có thể dùng liên tục.

Theo đại danh y Tuệ Tĩnh, thịt trai hến có tính lạnh, không độc, có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt thông nhuận phế, mát gan, bổ thận, trị lở, thông tiểu, hạ áp, an thần...

Bài thuốc có tác dụng nâng cao miễn dịch, mạnh gân cốt tăng cường quá trình trao đổi chất và cung cấp oxy cho tế bào, đặc biệt là tim, gan và phổi, ức chế cơ thể phóng thích histamin (tác nhân gây dị ứng) và kìm hãm sự phóng thích amin gây co thắt phế quản...

Dùng trị các chứng bệnh: Viêm phế quản người già, hen phế quản, viêm gan mạn tính, giảm bạch cầu, rối loạn thần kinh tim, suy nhược thần kinh, mất ngủ, bệnh mạch vành, xơ gan thời kỳ đầu...

Lương y Chu Văn Tiến

Meo.vn (Theo Bee)

Chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế

Người ta nói ẩm thực Huế cầu kỳ, như chính tính cách của con người nơi đây. Chính vì thế mà mỗi món ăn Huế cho dù là ăn chơi hay ăn thật cũng được chế biến rất công phu. Cứ nhìn vào cái cách các mạ, các o nấu nồi chè hạt sen bọc nhãn lồng thì biết.

Nguyên liệu của món ăn chỉ gồm hạt sen, nhãn, đường phèn và nước. Sen để nấu chè phải là sen tươi, hái ở hồ Tịnh Tâm. Sự khác biệt trong chất, vị của sen Tịnh Tâm chính là ở vị dịu mát thanh tao, mềm nhưng không bở, bùi bùi thơm thơm. Hái sen phải hái lúc sáng sớm khi những giọt sương mai còn đọng trên lá. Tinh hoa của đất trời kết lại nơi hạt ngọc bé nhỏ này.

Nhãn để làm chè cũng phải là nhãn Huế. Không giống như những loại nhãn khác, nhãn Huế quả nhỏ, ngọt nhưng không hắc; cùi dày vừa phải, ráo nước, không quá giòn mà cũng chẳng quá dai. Ở Huế nhãn ngon có tiếng là nhãn ở vùng đất Kim Long, ở bên Thành Nội.

Sen tươi sau khi bỏ tim hấp với chút đường phèn khoảng 15 - 20 phút. Sở dĩ phải hấp vì như thế mới giữ cho hạt sen không bị bung khi nấu, hạt chín đều tròn trịa, thấm tháp vị ngòn ngọt của đường phèn.

Nhãn bóc vỏ, khéo léo dùng dao nhỏ, có đầu nhọn "đẩy" hạt ra ngoài. Chú ý giữ cho cùi nhãn còn vẹn nguyên , không bị "tơi tả". Đây chính là công đoạn khó nhất, đòi hỏi ở người làm sự cẩn trọng, đam mê đến từng chi tiết. Nếu lấy hạt không khéo sẽ làm cùi nhãn rách, như thế thì chẳng thể nào có được sự tròn trịa để mà ôm ấp sen vào lòng.

Tiếp đến lấy sen "lồng" vào nhãn; màu trắng ngà thay cho màu đen tuyền; cái mềm mại thay cho hạt cứng cáp. Sen e ấp trong lòng nhãn tựa như vẻ đẹp thanh thoát dịu dàng của thiếu nữ nơi đây.

Sau cùng, đổ nước vào đun, khi sôi cho đường phèn vào. Đun lửa nhỏ đợi khi đường tan thì nhấc bếp xuống, để nguội. Khi nước đường phèn đã nguội múc nước đường đổ vào sắp chén nhỏ xinh đựng sẵn dăm quả nhãn bọc hạt sen ( nếu cho vào lúc nước còn nóng sẽ làm nhãn không giòn mà dai). Nếu muốn dùng lạnh thì đem cất vào tủ lạnh vài giờ sau đem ra dùng.

Thử một chút nước cảm ngay vị ngọt thanh thanh của đường phèn. Nếm một quả nhãn bọc hạt sen thấy ngay vị ngọt giòn của nhãn, vị thanh mát của sen. Ngọt nơi đầu lưỡi, mát tận tâm can, lúc đó ta không chỉ "thấm" chè sen bọc nhãn lồng xứ Huế mà còn "ngấm" cả chất Huế, "hồn" Huế.

Bài và ảnh Hoàng Huế

Meo.vn (Theo Vnexpress)