Lưu trữ cho từ khóa: du lich chau au

Bảng màu độc đáo trên đồng cỏ ở Hoa Kỳ

Khu vực Palouse nổi tiếng với những ngọn đồi xinh đẹp, những đụn cát màu xanh lá cây tươi tốt và đất đai màu mỡ. Đối với nhiếp ảnh gia, Palouse là một khu vực thú vị và hấp dẫn để khám phá.

Đồng cỏ ở Palouse.

Vùng đồng cỏ đầy sắc màu ở Palouse nằm ở khu vực tây bắc Hoa Kỳ, bao gồm đông Washington và miền trung bắc Idaho. Theo một số định nghĩa khác thì khu vực này còn được kéo dài về phía nam vào tận đông bắc Oregon.

Palouse là một khu vực nông nghiệp trù phú rộng khoảng 7.700km vuông, chủ yếu sản xuất lúa mì và các loại đậu. Những đụn cát phù sa đặt biệt và đẹp như tranh vẽ của Prairie Palouse được hình thành từ hàng ngàn năm trước đây, vào thời kì băng hà. Khu vực rộng lớn này chủ yếu là sườn dốc, với độ dốc đạt đến 50%, có rất nhiều chỗ lồi cao và trũng xuống nên muốn tìm ra vùng đất bằng phẳng ở đây là rất hiếm. Đồng cỏ và thực vật bản địa đã từng bao phủ ngọn đồi Palouse một thời gian dài cho đến khi có người châu Âu di chuyển vào khu vực này và bắt đầu thâm canh. Không giống như một số đồng cỏ Bắc Mỹ khác, như thảo nguyên Great Plains cỏ rất ngắn còn ở vùng Trung Tây thì các cánh đồng cỏ lại dày và cao, đồng cỏ Palouse được thống trị bởi một loài cỏ bụi. Đây là loài cỏ có bộ rễ dài tới 2m, cắm sâu vào trong lòng đất, giúp ổn định độ dốc của ngọn đồi, chống xói mòn, hấp thụ nước và độ ẩm tốt. Cho nên bất cứ mùa nào trong năm, loài cỏ bụi này vẫn một màu xanh mượt quyến rũ. Chúng là loài loài cỏ đặc biệt có xu hướng nhóm thành từng bụi, từng khối, từng cụm hơn là trải thảm trên mặt đất. Đồng cỏ Palouse không bị cháy, cũng không chăn thả gia súc trên diện rộng, vì thế vẫn giữ được hệ sinh thái đa dạng vốn có.

Nhưng vào cuối thế kỉ XIX, người châu Âu di chuyển đến và định cư ở Palouse, mang theo lừa và nhiều gia súc ăn cỏ lớn. Đây là hai nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lớn và tác động mạnh đến các loài thực vật bản địa, nhất là loài cỏ bụi sống lâu năm, chúng không thể phục hồi và phát triển nhanh trở lại do việc chăn thả quá mức. Bây giờ, phần lớn các đồng cỏ Palouse là đất nông nghiệp và thị trấn. Người ta ước tính rằng chỉ ít hơn 1% thảm thực vật bản địa Palouse còn sót lại, điều này nói lên rằng đồng cỏ Palouse là một trong những hệ sinh thái đang bị đe dọa nhất hiện nay. Bằng chứng của thảm thực vật hoang dã và đa dạng của Palouse giờ chỉ còn tồn tại dọc theo các tuyến đường giao thông, đường ray xe lửa, một góc nhỏ trên những cánh đồng, ven suối, ven sông hay ở khu vực rừng thông trên đồi núi dốc hay đá.

 (Theo 24h)

Indonesia quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp thanh bình

Không chỉ có đảo, biển và núi lửa và những khu du lịch tuyệt vời, Indonesia còn quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp thanh bình của những vùng thôn quê truyền thống.

Bao thế kỷ nay những hòn đảo xanh biếc màu ngọc bích của Indonesia đã quyến rũ không biết bao nhiêu khách du lịch bởi những cánh rừng gỗ đàn hương, nét văn hóa truyền thống Indonesia những bãi biển kỳ diệu, những ngọn núi vĩ đại.

Có thể bạn biết đến Indonesia với đảo Bali – nơi được mệnh danh là “Thiên đường du lịch của Indonesia” với những bãi biển dài đầy cát, những thửa ruộng bậc thang ngút ngàn, những ngọn núi lửa cao chót vót trên 3.000 mét, những dòng sông cuộn chảy, những khe núi sâu hun hút, những mặt hồ nguyên sơ trên miệng các dãy núi lửa đã tắt, các hang động yên ắng và những cánh rừng nhiệt đới đầy ắp cuộc sống hoang dã.

Thanh bình, tươi đẹp vùng quê Indonesia, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich

Tuy nhiên, Indonesia không chỉ có đảo, biển và núi lửa và những khu du lịch tuyệt vời. Một nét chấm phá khác của Indonesia cũng hấp dẫn du khách không kém đó là vẻ đẹp yên bình trên vùng sông nước hay những cánh đồng lúa rất đẹp ở vùng thôn quê của “đất nước vạn đảo”.

Thanh bình, tươi đẹp vùng quê Indonesia, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich

Thanh bình, tươi đẹp vùng quê Indonesia, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich

Thanh bình, tươi đẹp vùng quê Indonesia, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich

 (Theo 24h)

Khám phá Hạ Long từ đỉnh núi Bài Thơ

Đây là một địa điểm dành cho những người ưa thích chút mạo hiểm, muốn khám phá thành phố bên bờ vịnh từ một góc nhìn thật khác biệt.

Nhắc đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), người ta thường nghĩ đến vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên thế giới, những bãi tắm cát trắng trải dài hoặc những nhà hàng hải sản khoái khẩu, nhưng ít người biết đến một thắng cảnh cũng hấp dẫn không kém, điểm đến dành cho những ai ưa một chút mạo hiểm, muốn khám phá thành phố bên bờ vịnh từ một góc nhìn thật khác biệt, để rồi có thể cảm nhận một cách trọn vẹn nhất vẻ đẹp hùng vĩ mênh mang của cả vùng trời và vùng biển vùng Đông Bắc. Đó chính là núi Bài Thơ.

 
Núi Bài Thơ là một ngọn núi đá vôi đẹp cao hơn 200m, nằm sừng sững giữa lòng thành phố. Núi có kiến tạo địa chất đặc biệt: một nửa chân núi gắn với đất liền, nửa kia ngâm trong nước biển. 

Không chỉ là một thắng cảnh, núi Bài Thơ còn là di tích lịch sử và văn hóa độc đáo. Chùa Long Tiên nằm dựa vách núi là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng của thành phố Hạ Long. Khách du lịch nên tới đây thắp hương và tận hưởng không khí tĩnh lặng trước khi bắt đầu hành trình lên núi.

Đường mòn lên đỉnh núi tương đối trắc trở, có đoạn có bậc thang, nhưng có đoạn phải bám lấy vách đá mà đi. Ngay cả lối vào chân núi cũng khá khó tìm, chỉ là con ngõ nhỏ nằm lọt thỏm giữa những dãy nhà dân san sát. Càng lên cao, thành phố càng khuất dần sau những vách đá vôi và dây leo chằng chịt, Theo chân người lên núi còn có tiếng bước chân lộc cộc của những đàn dê được chăn thả tự do. Nếu may mắn, bạn có thể sẽ gặp được cả những chú khỉ đang gọi nhau chí chóe trên một vách đá nào đó. 

Đỉnh núi đã hiện ra sau cả giờ đồng hồ mải miết leo bộ. Lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên đỉnh cao nhất từ những năm kháng chiến chống Pháp, khi một người thợ mỏ đã dũng cảm vạch đường lên núi cắm cờ, kêu gọi tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân mỏ lúc bấy giờ. 

Đứng hiên ngang là tấm bia đá khắc lịch sử của ngọn núi: “Từ đỉnh núi này, hàng ngàn năm trước đã là vọng gác trọng yếu vùng biên ải Đông Bắc của Tổ quốc. Đêm đêm lính canh đốt đèn báo hiệu, chỉ đường cho thuyền bè cập bến, khi có giặc thì đốt lửa báo tin về kinh đô. Dân gian gọi là núi Dọi Đèn (Truyền Đăng)”…

Đứng từ đỉnh núi, bạn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh của thành phố, từ những con thuyền nhỏ bé trên mặt biển bên bờ khu du lịch Bãi Cháy… .. cho đến những ngôi nhà bám vào chân đảo đá đặc trưng của Hạ Long. Từng cánh chim chao lượn trên mặt vịnh khi chiều về, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng không kém phần yên bình. 

Thành phố Hạ Long lung linh trong ánh đèn đêm.

 (Theo 24h)

5 điểm nhảy Bungee cao nhất châu Á

Nhảy Bungee là một trong những bộ môn thể thao mạo hiểm được yêu thích nhất thế giới. Người chơi đứng ở vị trí cao chót vót, gắn đai an toàn với một sợi dây chắc chắn rồi tung người từ độ cao nghẹt thở xuống phía dưới, tận hưởng cảm giác vừa đứng tim nhưng cũng vô cùng sảng khoái.

Từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, môn thể thao này đã du nhập vào các đất nước Châu Á và được đón nhận nồng nhiệt. Hãy cùng khám phá 5 điểm nhảy Bungee cao nhất Châu Á!

1. Tháp Macau – Macau

Điểm nhảy Bungee nằm trên đỉnh ngọn tháp cao 233 mét, nhìn xuống vỉa hè xa tít phía dưới. Tháp Macau không chỉ là điểm nhảy Bungee cao nhất Châu Á mà còn là điểm nhảy cao nhất hành tinh. Còn chờ gì mà không chinh phục đỉnh cao này của thế giới?

2. Sông Bhote Kosi – Nepal

Nằm cách thành phố Kathmandu 3 giờ đi xe, vùng nông thôn bình yên bên bờ sông Bhote Kosi treo đầy những lá cờ Phật giáo chính là điểm đến cho những tay chơi Bungee thượng hạng. Du khách được nhảy từ cây cầu cao 166 mét, thẳng xuống vách đá dựng ngược bên dưới.

3. Cheongpung Land – Hàn Quốc

Cheongpung Land là một trong những công viên chủ đề tình dục ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngoài chủ đề sex, du khách đến nơi này còn vì một lý do khác: phiêu lưu mạo hiểm. Đến điểm nhảy Bungee cao nhất Hàn Quốc này, du khách được nhảy từ một tấm ván xuống hồ nước sâu phía dưới.

4. G-MAX Reverse Bungy – Singapore

Cho đến năm 2003, bộ môn Bungee vẫn bị cấm ở Singapore. Nhưng sau khi chính phủ quyết định mở cửa khuyến khích các hoạt động phiêu lưu mạo hiểm, Bungee đã ồ ạt tràn vào đất nước. G-MAX’ Reserve Bungy là một trong những điểm nhảy Bungee nổi tiếng nhất Singapore với độ cao 66 mét.

5. Pattaya Bungy – Thái Lan

Pattaya Bungy nằm ở thành phố cùng tên là trung tâm Bungee cao nhất Thái Lan. Mặc dù độ cao của điểm nhảy này chỉ là 56 mét nhưng điều đáng sợ là du khách phải tự leo bộ lên chiếc cần cẩu cao rồi nhảy xuống hồ bơi phía dưới, trong khi những chiếc phao nhựa được thả nổi trong hồ bơi trông có vẻ không đủ độ an toàn.

 (Theo Xzone)

Cam ranh mê hoặc lòng người

Vẫn là một chuyến phượt cuối tuần xuất phát từ Sài Gòn, điểm đến lần này của tôi là Bình Ba, nơi nổi tiếng với tôm hùm, nằm trong vịnh Cam Ranh.

Xuất phát từ cảng cá Đá Bạc, mất hơn một tiếng đồng hồ, bạn sẽ tới được đảo. Thời gian di chuyển trên biển hơi lâu nhưng nếu vào một ngày đẹp trời, bạn sẽ thỏa thê ngắm cảnh trời xanh mây trắng và biển.

Bình Ba không quyến rũ tôi vì hải sản mà là hoàng hôn rất đời thường trên cầu tàu, là cảnh mặt trời lưu luyến rời mặt biển ở bãi Gió Chướng, là cảnh biển tuyệt đẹp khi nhìn trên cao ở bãi Nhà Cũ hay là cảnh yên bình ở bãi Nồm. Hãy tin tôi, nếu bạn yêu thích phong cảnh bạn sẽ không thất vọng khi đến với Bình Ba.

Con thuyền ra khơi trên mặt nước yên bình

Nước biển trong veo hẳn sẽ làm hài lòng bất kỳ du khách khó tính nào

Khung cảnh tuyệt đẹp cũng là nơi pose hình lý tưởng cho bạn trẻ 

Bãi cát mịn màng

chiều trên biển


 (Theo 24h)

Shangrila miền đất đẹp dưới chân núi Himalaya,

Không quá cheo leo, cách trở như Tây Tạng, không phồn hoa như Lệ Giang hay Côn Minh, Shangrila chỉ đơn giản là miền đất đẹp dưới thềm chân núi Himalaya, nơi chứa đựng nhiều yếu tố của đời sống tâm linh văn hóa.

Mùa thu là mùa tuyệt vời nhất để ngoạn cảnh ở Shangrila, bởi khi đó làn lạnh chưa kịp chen chân vào sắc vàng của những tán lá rộng ngả màu.

Những con đường ở Shangri-La lúc nào cũng sạch và thoáng đãng. Những con người ở Shangri-La có gương mặt ửng hồng như trái táo và hào sảng như gió cao nguyên.

Không có cảnh những dòng khách du lịch chen nhau trên những con đường sầm uất, Shangrila quanh co và vắng lặng đến bất ngờ. Dọc những con đường, các gian hàng bày rất nhiều sản phẩm dân gian của người Tạng. Những chiếc vòng đeo tay và khuyên tai đủ màu sắc, những chiếc chuông có tiếng kêu leng keng vui tai, búp bê mang hình ảnh những cô bé dân tộc Nạp Tây, Tạng hoặc Moshua, những con bò Yak nhồi bông nhỏ xinh, cặp và túi làm từ da thuộc, các mặt hàng giá cả đều ổn và bạn có thể mua về làm quà.

Xuyên sâu vào bên trong thành cổ, là ngôi chùa Đại Phật Tự. Tiếng những chiếc chuông khánh reo vui trong gió đầy cuốn hút. Đêm tối, cả ngôi chùa nổi bật bởi ánh đèn chiếu sáng.

Phố cổ Shangrila nhỏ, trầm buồn, ảm đảm.

Thật là thiếu sót nếu đến Shangrila mà lại bỏ qua khu bảo tồn thiên nhiên Bitahai nằm trong quần thể công viên Potaso – một công viên rất rộng lớn, nếu bạn dự định đi bộ tham quan công viên này thì có thể bạn phải mất đến vài ngày.

Nằm cách thành phố Shangrila 30km về phía tây bắc, trải rộng trên diện tích 159ha, Bitahai được bao bọc bởi những dãy núi tuyết, những đồng cỏ xanh mướt và bạt ngàn rừng tự nhiên. Khu bảo tồn thiên nhiên Bitahai trong tiếng Tạng có nghĩa là vùng đất mềm mại như suối tóc.

Cảnh sắc Bitahai rực rỡ, tươi đẹp nhất vào mùa thu khi những vạt rừng quanh hồ chuyển mầu đỏ rực, nước hồ trong suốt như thủy tinh.

Buổi sáng nhiệt độ hạ xuống rất thấp làm những đám cỏ bên đường phủ một lớp băng mỏng. Nhưng chỉ dăm bước chân, cảnh sắc đã thay đổi rõ rệt. Rất nhanh, ánh nắng mặt trời xua tan đi đám sương mù và giá rét. Nước bốc hơi tạo thành những đám mây mỏng bay là đà trên mặt đất. Từ xa mặt hồ đen thẫm như mực bồng bềnh trong mây.

Trưa đến, mặt hồ chuyển mầu xanh như ngọc lục bảo. Những đám mây trắng phau soi mình xuống mặt nước.

Bao quanh hồ là con đường dài gần 5km được lát bằng gỗ thông. 

Bitahai đẹp miên man

Shangri-La cách Tây Tạng chỉ chừng 700 cây số. Xa vậy nhưng chẳng ai đến Shangri-La mà lại bỏ lỡ dịp viếng đất phật Tây Tạng. Dân ở đây cũng chủ yếu là người Tạng. Tu Viện Songzanlin là ngôi đền lớn của phật giáo dòng mật tông Tây Tạng nằm trên một ngọn đồi cao, thuộc dòng tu của các Lạt Ma.

Tu viện Songzalin, dựng theo nguyên mẫu thu nhỏ của cung điện Potala – Lhasa Tây Tạng, ngự ở độ cao 3200m. Tu viện Songzalin nổi bật với những mái nhọn rát vàng rực rỡ. Đây là tu viện lớn nhất ở Vân Nam, nơi tập trung những nét văn hóa tiêu biểu của người Tạng.

Tu viện được vị lạt ma thứ 5 xây dựng từ năm 1679. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử Trung Hoa, tu viện vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn. Vào thời thịnh vượng, số nhà sư ở đây lên đến 3000 người.

Shangrila không phải là thiên đường nơi hạ giới như nhiều người đã lầm tưởng là nguyên mẫu của Vùng đất cùng tên trong tiểu thuyết Lost Horizon (Đường chân trời đã mất) - nhà văn anh James Hilton. Nhưng Shangrila là giai điệu cao vút vang vọng trên thảo nguyên bao la, là hình ảnh tuyệt đẹp về miền đất hạnh phúc, là những lời niệm gửi gắm nhiều ước nguyện về một cuộc sống tốt đẹp.

 
(Theo Yeudulich)

Vườn địa ngục Wang Saen Suk

Theo truyền thuyết phật giáo, khoảng hơn 2,500 về trước, Đức Phật cho biết khổ đau do những việc làm sai trái của con người gây ra sẽ phải gánh hậu quả khi họ chết đi. Tuy nhiên, Đức Phật chưa bao giờ biến địa ngục thành một điểm thu hút khách du lịch.

Thông tin cần thiết khi đi du lịch Thái Lan 5 món ngon bạn nên thử khi du lịch Phuket

Những vườn địa ngục ở Thái Lan rất đặc trưng, sống động, thu hút rất đông người đến tham quan. Một trong khu vườn địa ngục nổi tiếng nhất của Thái Lan là vườn địa ngục Wang Saen Suk. Khu vườn nằm trong khuôn viên chùa Wang Saen Suk, cách thủ đô Bangkok 90 phút đi xe về phía Nam.

Địa ngục hay cõi âm là một địa danh siêu nhiên được nhắc đến trong nhiều nền văn minh và tôn giáo. Theo đó, đây là nơi đến của các linh hồn sau khi chết. Phần lớn các tôn giáo đều cho rằng địa ngục là nơi giam giữ và trừng phạt các linh hồn tội lỗi. Người ta tin rằng khi lìa đời, chỉ có thể xác bị hủy hoại, linh hồn sẽ được lên Niết Bàn hay xuống Địa ngục, hoặc đầu thai sang kiếp khác (làm súc vật hoặc làm người) tùy theo việc lúc còn sống ở thiện hay ở ác.



Theo kho tàng văn hóa dân gian: Diêm Vương là vua cai quản cõi âm có Thập điện Diêm Vương, nơi sẽ trừng phạt kẻ có tội. Trong điện có gương Nghiệt kính đài. Tất cả những hành vi của người chết lúc còn tại thế sẽ hiện ra trong gương.

Những cận thần của Diêm Vương sẽ xem bạn đã vi phạm bao nhiêu điều tốt và xấu mà trừng trị. Diêm Vương sẽ quyết định đưa bạn đến nơi đâu.Chiếu theo bản án của Diêm Vương ghi chép, linh hồn có tội sẽ bị quỷ sứ điệu đi thụ hình tại các ngục.

Cổng chào của khu vườn là một tấm biển “Chào mừng tới địa ngục”, mọi cảnh tượng khủng khiếp dưới địa ngục sẽ hiện ra gay trước mắt bạn.

Mỗi cửa ngục lại có kiểu trừng phạt riêng: mổ bụng, moi tim, đun trong vạc dầu sôi, chặt tay, chặt chân, cưa người,...Kiểu nào cũng đáng sợ và đau khổ ghê gớm.

Có rất nhiều địa ngục như địa ngục lạnh, địa ngục nóng, đại ngục bị cắt lưỡi, đại ngục nung sắt.

Trung tâm của khu vườn là một cặp của người tội lỗi trần gian khổng lồ, một người đàn ông hốc hác với xương sườn nhô ra và lưỡi rủ dài, và một phụ nữ khủng khiếp xấu xí ngực bị chảy xệ và bụng sưng lên.

Mổ bụng

Phanh Thây

Nếu bạn rơi vào địa ngục, tin tốt lành là bạn không phải sống ở đó mãi mãi. Tin xấu là bạn bị giam ở đó hàng ngàn, thậm chí hàng tỷ năm hay lâu hơn. Phật tử tin rằng bạn rơi vào địa ngục là do “nhân quả’ của hành động của mình.

Nhiều gia đình ở Thái Lan lại xem những nơi này là điểm du lịch để họ mang con cái đến tham quan đồng thời cũng để dăn dậy con cháu họ làm điều đúng đắn, hướng thiện, không được làm điều ác.

 (Theo Yeudulich)

Những lối đi mê hoặc

Tất cả mang đến cho người đi đường cảm giác đầy mê hoặc.

Lối đi kỳ quặc này nằm ở Công viên Quốc gia Sequoia ở California, Mỹ và được tạo từ một thân cây đổ ngang đường từ năm 1937. Thay vì chuyển nó ra khỏi đường, ban quản lý công viên tạo một lối đi xuyên thân cây rộng 5,18m và cao 2,44m.

Prairie Lights là một lối đi tuyệt đẹp gắn hơn 4 triệu bóng đèn ở công viên Lynn Creek, Texas Mỹ. Đây được xem là lối đi gắn bóng đèn dài nhất thế giới.

Lối đi tàu hỏa được bọc kín bởi 2 hàng cây ven đường ở Kleven, Ukraine. Nhờ khung cảnh đầy lãng mạn, đây được gọi là "Con đường Tình Yêu".

Lối đi xuyên qua núi ở Rock Canyon, Utah, Mỹ.

Đây là một lối đi kỳ quặc và đầy ảo giác. Đường hầm này chạy dưới sông Hoàng Phố ở Thượng Hải, Trung Quốc, nối tháp truyền hình Thượng Hải với phía đông Nam Kinh. Đường hầm dài 647m, gắn nhiều đèn, tạo ra cảm giác hư ảo cho các tài xế khi đi qua đây.

Hầm đường bộ bên sườn núi.

Ngôi nhà này được dùng làm không gian triển lãm và các lớp học nghệ thuật suốt 30 năm qua. Sử dụng những tấm gỗ nhiều màu sắc, hai nghệ sĩ Dan Havel và Dean Ruck tạo ra một đường hầm xuyên qua ngôi nhà. Đây là một tác phẩm nghệ thuật khiến người xem có ảo giác như đang nhìn vào một chiếc hố bí ẩn.

Thị trưởng thành phố Rotterdam, Hà Lan vừa công bố khởi công xây dựng một trung tâm mua sắm có hình giống đường hầm khổng lồ. Bên trong ngôi nhà này sẽ gắn những màn hình LCD để chiếu hình các sản phẩm bày bán. Ngôi nhà này còn là sự kết hợp của nhiều nhà ở, cửa hàng, nhà hàng và chợ, đóng vai trò là trung tâm của các hoạt động lớn trong thành phố. Dự án này đang được công ty Provast thực hiện.

Lối đi đầy hoa với tên gọi là đường hầm Wisteria ở vườn Kawachi Fuji (Kitakyushu, Nhật Bản).

Lối đi dưới nước tại Trung tâm L'Oceanographic ở Valencia, Tây Ban Nha.

(Theo 24h)

8 cây cầu đẹp nhất hành tinh

Mỗi cây cầu này đều có vẻ đẹp riêng làm say mê lòng người.

1. Cầu Tháp (London, Anh)

Cầu Tháp là một công trình kết hợp cầu treo với cầu nâng bắc qua sông Thames tại London (Anh). Cây cầu được hoàn thành năm 1894, nằm liền với tháp London và trở thành một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với thành phố London nói riêng và với nước Anh nói chung. Đây cũng là cây cầu cuối cùng xuôi dòng Thames nằm trong địa phận thành phố. Nó thường bị nhầm lẫn với cầu London (London Bridge) nằm cách không xa.

2. Cầu Westminster (London, Anh)

Đây cũng là cây cầu bắc qua sông Thames, nối Westminger và Lambeth. Cây cầu này được làm hoàn toàn bằng đá và có nơi trú mưa cho người đi bộ.

3. Cầu Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ)

Đây là cây cầu treo ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, bắc qua eo biển Bosphorus, là eo biển nằm giữa 2 lục địa Á-Âu.

Cây cầu treo có chiều dài 1.510 m, rộng 39 m. Khoảng cách giữa những tháp (giữa những nhịp chính) là 1.074 m (dài thứ 12 thế giới). Chiều cao thông thuyền là 64 m.

4. Cầu Brooklyn (Mỹ)

Cầu Brooklyn là một trong những cây cầu treo lâu đời nhất nước Mỹ. Được hoàn thành vào năm 1883, cây cầu kết nối hai khu của thành phố New York là Manhattan và Brooklyn bị chia cắt bởi sông East. Với trụ nhịp chính dài 486 m, Brooklyn là cây cầu treo dài nhất thế giới cho đến năm 1903, và là cây cầu treo đầu tiên làm bằng thép.

Kể từ khi thông xe, nó đã trở thành một phần biểu tượng của New York. Cây cầu đã được chọn là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1964.

5. Cầu qua vịnh San Francisco-Oakland (Mỹ)

Cây cầu này nối 2 thành phố San Francisco và Oakland của Mỹ. Đây là một trong những cây cầu nhộn nhịp nhất Hoa Kỳ, có 280.000 xe đi qua mỗi ngày. Cầu có 2 nhịp nối mỗi bờ với đảo Yerba Buena - một hòn đảo nằm giữa vịnh. Phía cầu từ San Francisco đến đảo bao gồm hai nhịp dây văng, trong đó trụ dây văng ở giữa nối trụ tiếp bờ ở San Francisco với trụ cáp phía Tây ở đồi Rincon. Nhịp phía đông nối Oakland với đảo Yerba Buena. Cầu được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 12/11/1936. Chi phí xây cầu là 79,5 triệu USD.

6. Cầu Tsing Ma (Hong Kong)

Cầu Tsing Ma hoàn thành ngày 17/4/1997 và là cây cầu có nhịp lớn thứ 7 thế giới. Tên của cầu được đặt theo tên hai hòn đảo là đảo Tsing Yi và đảo Ma Wan. Cầu này có cả đường sắt lẫn đường bộ. Nhịp chính của cầu dài 1.377 m và có chiều cao 206 m. Đây là nhịp cầu đường ray lớn nhất thế giới.

7. Cầu Richmond (London, Anh)

Richmond là cây cầu được xây dựng từ thế kỷ 18, có kiến trúc vành cung, nằm ở phía tây nam London. Cây cầu này bắc qua sông Thames và được mở rộng vào những năm 1937 và 1940. Tuy nhiên, cầu hiện vẫn giữ được những nét kiến trúc ban đầu.

8. Cầu Nanpu (Trung Quốc)

Cầu Nanpu được xây dựng từ năm 1991, là cây cầy đầu tiên bắc qua sông Hoàng Phố. Đây là điểm du lịch lý tưởng cho du khách tới Trung Quốc.

(Theo 24h)

Tham quan ngôi làng lạnh nhất trái đất

Mang cái tên có ý nghĩa mùa xuân ấm áp, nhưng Oymyakon lại lạnh tới mức các loài chim đóng băng đến chết khi bay ngang nơi này trong chuyến di trú.

Trong ngôn ngữ địa phương Oymyakon có nghĩa là “Nước không đóng băng” vì có sự hiện diện của một con suối nước nóng gần làng luôn giữ cho nước không bị đóng băng.

Oymyakon là một ngôi làng nhỏ nằm ở phía đông bắc Nga, thuộc cộng hòa Sakha (Yakutia), được xem là một trong những nơi lạnh nhất trái đất có đông dân cư sinh sống. Trong khi tên ngôi làng mang ý nghĩa mùa xuân ấm áp thì khí hậu nơi đây lại ngược với thực tế, với nhiệt độ mùa đông trung bình là -45 độ C và một kỉ lục -71,2 độ C, được ghi nhận là nhiệt độ xuống thấp nhất thế giới.


Nhiệt kế chỉ -55 độ C.

Ngôi làng là nơi sinh sống của 800 người, chỉ có một cửa hàng bách hóa, một trường học hoạt động và chỉ đóng cửa khi nhiệt độ chìm xuống -52 độ C. Gần đây, tại ngôi làng mọc lên thêm một khách sạn nữa nhưng không có nước nóng và nhà vệ sinh lại xây bên ngoài, mặt đất vĩnh viễn đóng băng.

Hầu hết những ngôi nhà ở Oymyakon vẫn đốt than đá và gỗ để sưởi ấm, người dân sử dụng một vài phương tiện liên lạc hiện đại như điện thoại di động nhưng không có trung tâm bảo hành và bán các thiết bị điện tử ở Oymyakon. Ngay khi đã mở trung tâm thì cũng không sử dụng được lâu, vì nó sẽ ngưng làm việc khi nhiệt độ xuống thấp và đóng băng. Loại quần áo giữ ấm hữu hiệu nhất là da lông thú.

Không có cây trồng gì có thể phát triển được ở đây, vì vậy, thức ăn chủ yếu của tất cả mọi người là thịt tuần lộc và ngựa. Vào mùa đông, cuộc sống hằng ngày của người dân là câu cá trên sông băng rồi treo xung quanh cửa nhà.

Nhiệt độ vào mùa đông và mùa hè ở đây có sự khác biệt lớn, từng có kỷ lục chênh lệch giữa hai mùa lên tới 109,2 độ C. Nhiệt độ trung bình mỗi năm vào mùa hè là 9 độ C. Một mùa hè ngắn ngủi cũng đủ cho người dân trồng trọt, nhưng phần lớn người dân ở đây không ăn trái cây hay rau, thay vào đó, họ bổ sung vi chất bằng sữa động vật.

Cuộc sống ở Oymykon rất khó khăn bởi mọi thứ đều đóng băng. Pin cạn rất nhanh, kim loại dính vào da. Ô tô không thể khởi động khi bộ đánh lửa bên dưới các thùng nhiên liệu bị đóng băng. Nhà máy điện, than đốt không thể cung cấp thường xuyên cho người dân.

Tuần lộc và ngựa là thức ăn chủ yếu của cư dân tại Okymyakon.

Một vấn đề khó khăn khác nữa là việc mai táng người chết trong băng giá. Phải mất 2 hoặc 3 ngày để đào xong một cái huyệt trong lòng đất đông lạnh. Để đào huyệt, người ta phải thắp sáng khu vực này một vài giờ trước khi đào để làm tan băng. Đào đến đâu, người ta đổ than nóng đến đó. Quá trình này được lặp đi lặp lại trong nhiều ngày cho đến khi huyệt đủ sâu để chôn quan tài.


Quần áo, chăn màn bao phủ đầy tuyết.

Không có nhiều việc làm ở Oymyakon, nhưng điều đó không ngăn cản các công ty du lịch cung cấp tour đến ngôi làng vào giữa mùa đông. Khách du lịch cũng hăng hái tham gia vào cuộc hành trình khám phá cuộc sống nơi đây, đơn giản là để trải nghiệm cảm giác lạnh giá. Các công ty du lịch cũng đưa vào nhiều hoạt động giải trí thú vị cho du khách như câu cá trên sông băng, những tour du lịch đến các trang trại địa phương, viếng thăm các bảo tàng và nhất là ngâm mình trong con suối nước nóng gần ngôi làng Oymyakon khi nhiệt độ không khí bên ngoài là -50 độ C.

(Theo 24h)