Lưu trữ cho từ khóa: Đu đủ xanh

Rau trái vườn nhà tốt cho sản phụ

Khi sinh con, người mẹ nào cũng muốn có nguồn sữa dồi dào và chất lượng sữa tốt cho con bú. Muốn vậy, các bà mẹ cần lưu ý có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi khí huyết, tránh căng thẳng thần kinh, cáu giận… ảnh hưởng quá trình tạo sữa.

Chú ý: thuốc lợi sữa tốt nhất chính là cho con bú nhiều lần trong ngày. Vì vậy, cần cho con bú đều đặn để kích thích tuyến sữa. Uống nhiều loại nước hoa quả và nước lọc cũng là lời khuyên hữu ích của thầy thuốc đối với các bà mẹ đang có con trong thời gian bú mẹ.

Trong vườn nhà ở nông thôn nước ta thường có sẵn nhiều loại rau, trái rất lợi cho việc kích thích tiết sữa và tạo chất lượng sữa tốt, nếu để ý một chút, các bà mẹ sẽ dễ dàng tìm được. Chẳng hạn như chuối sứ là loại có lớp men rất đặc biệt có tác dụng giúp sản phụ tăng lượng sữa, nếu dùng thường xuyên. Chuối tiêu luộc chín, ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang cũng là món giúp thông sữa rất tốt.

Đu đủ xanh là loại trái chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin (A, B, C, D, E...). Nếu hầm canh đu đủ xanh cùng móng giò, chúng ta sẽ có một trong những món giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả. Đây cũng là  món ăn rất tốt cho người ít sữa hoặc sữa quá loãng. Món đu đủ xanh hầm cá chép hoặc cá lóc cũng có hiệu quả rất tốt cho việc tăng cường sữa.

Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ nên ăn hằng ngày 150-200 g rau đay vào bữa ăn chính. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần với từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Nấu cháo từ nguyên liệu là hạt mùi (12 g) và gạo nếp lức (30 g) hoặc  sắc 6 g hạt mùi cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút để lấy nước uống trong ngày cũng là những cách rất tốt giúp lợi sữa.

Meo.vn (Theo Thanhnien)

Thực phẩm kiêng kị với người đau dạ dày

Đau dạ dày đông y gọi là vị quản thống. Người đau dạ dày thường ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị (trên rốn), là do dạ dày tiết nhiều a-xít, sinh hơi, viêm loét dạ dày gây đau.

Người đau dạ dày không nên dùng các chất kích thích, cay nóng và những đồ ăn sống lạnh, thức ăn có độ a-xít cao. Dưới đây là những lưu ý ở người đau dạ dày trong ăn uống:

Giấm, chanh: Là những thực phẩm có độ a-xít cao, sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, vì vậy người đau dạ dày không nên ăn.

Đu đủ xanh: Đu đủ xanh trong nhựa có chứa nhiều papain, chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.

Dứa: Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Dưa chuột, dưa hấu: Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy.


Hành và tỏi sống có chứa rất nhiều hợp chất làm tăng viêm loét dạ dày. (Ảnh minh họa)

Hành và tỏi sống: Hành và tỏi sống có chứa rất nhiều hợp chất làm tăng viêm loét dạ dày. Vì vậy nếu muốn ăn phải nấu chín.

Súp lơ xanh, bắp cải sống: Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.

Ớt: Rất tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nếu người đau dạ dày (viêm loét), ăn vào sẽ làm cho viêm loét thêm nặng. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn.

Chocolate: Với những ai mắc bệnh đau dạ dày nên hạn chế, hoặc kiêng dùng chocolate, bởi nó sẽ gây trào ngược a-xít trong dạ dày.

Cà phê: Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng.

Chè đặc: Chè xanh rất tốt với người bình thường, nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.

Tóm lại, người đau dạ dày cần lưu ý trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng.

Meo.vn (Theo Eva)

Thực phẩm nên tránh ở người đau dạ dày

Đau dạ dày đông y gọi là vị quản thống. Người đau dạ dày thường ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị (trên rốn), là do dạ dày tiết nhiều a-xít, sinh hơi, viêm loét dạ dày gây đau.

Người đau dạ dày không nên dùng các chất kích thích, cay nóng và những đồ ăn sống lạnh, thức ăn có độ a-xít cao. Dưới đây là những lưu ý ở người đau dạ dày trong ăn uống:

Giấm, chanh: Là những thực phẩm có độ a-xít cao, sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày, vì vậy người đau dạ dày không nên ăn.

Đu đủ xanh: Đu đủ xanh trong nhựa có chứa nhiều papain, chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.


Người bị đau dạ dày cần hạn chế dùng tỏi, ớt, chè xanh... - Ảnh: K.Vy

Dứa: Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Dưa chuột, dưa hấu: Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy.

Hành và tỏi sống: Hành và tỏi sống có chứa rất nhiều hợp chất làm tăng viêm loét dạ dày. Vì vậy nếu muốn ăn phải nấu chín.

Súp lơ xanh, bắp cải sống: Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.

Ớt: Rất tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nếu người đau dạ dày (viêm loét), ăn vào sẽ làm cho viêm loét thêm nặng. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn.

Chocolate: Với những ai mắc bệnh đau dạ dày nên hạn chế, hoặc kiêng dùng chocolate, bởi nó sẽ gây trào ngược a-xít trong dạ dày.

Cà phê: Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng.

Chè đặc: Chè xanh rất tốt với người bình thường, nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.

Tóm lại, người đau dạ dày cần lưu ý trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng.

 

Meo.vn (Theo TNO)

16 thực phẩm mẹ ăn để nhiều sữa cho con

Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng, nhưng thực phẩm ăn uống lại là một yếu tố cần thiết.

Làm mẹ là một "thành tựu" suốt đời hay đúng hơn là bạn có thể coi đó như là một "trách nhiệm" suốt đời! Ngay khi sinh con, việc các mẹ quan tâm đầu tiên bao giờ cũng là có đủ sữa cho con không và làm sao để có nhiều sữa cho con.

Sản xuất sữa mẹ có liên quan trực tiếp đến những gì mẹ ăn uống hàng ngày. Uống nhiều nước là rất quan trọng, nhưng thực phẩm ăn uống lại là một yếu tố cần thiết. Các thực phẩm chứa nhiều calo là một nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ việc cho con bú.

Có một số thực phẩm bao gồm phytoestrogen, thuốc an thần thực vật tự nhiên, sterol thực vật, saponin và tryptophan và là nguồn cung cấp phong phú các khoáng chất và cân bằng tốt các chất béo đảm bảo chức năng hoạt động tối ưu của các tế bào và thần kinh, giúp kích thích tuyến sữa và sản sinh sữa nhiều hơn.

Các mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm có lợi sau:

• Thì là (Saunf): Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một báo cáo năm 1980 được công bố trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin - cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước. Theo khuyến nghị các chuyên gia, rau thì là chỉ được sử dụng cho một vài tuần.

• Cỏ cà ri (Methi): Loại thảo dược tự nhiên này kích thích tuyến sữa trong vú để sản xuất sữa nhiều hơn. Cỏ cà ri thường được sử dụng để tăng nguồn cung cấp sữa trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thảo mộc này cũng có thể được sử dụng một cách an toàn trong một thời gian dài. Phụ nữ có thể sử dụng loại thảo dược này cho đến sữa mẹ đầy đủ hơn.

• Nghệ (Haldi): Nghệ có tính chất lactogenic và cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm.

• Hạt mè (Til): Hạt mè đen được sử dụng để tăng sản lượng sữa mẹ ở các quốc gia châu Á. Gạo lức, hạt vừng trắng cũng có hiệu quả và dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa.

• Mơ (Khubani): Quả mơ chứa nhiều vitamin C và các vitamin khác có lợi cho em bé, đồng thời lại tăng nguồn sữa mẹ nếu mẹ chịu khó ăn quả mơ mỗi ngày.

• Cà rốt, củ cải (Shakharkand): Những loại rau màu đỏ có đầy đủ beta-carotene là rất cần thiết trong thời kỳ cho con bú.

• Rau xanh: Rau lá xanh là một thực phẩm được khuyến cáo là có thể đẩy mạnh nguồn cung cấp sữa mẹ vì chúng là nguồn tiềm năng khoáng sản, vitamin, enzyme và phytoestrogen có hỗ trợ cho con bú.

• Mùi tây (Ajmooda): Mùi tây là một loại thảo dược giúp tăng sản xuất sữa mẹ.

• Tỏi: Từ xa xưa, tỏi đã nổi tiếng về tác dụng y tế. Mặc dù mẹ ăn tỏi có thể khiến sữa có mùi nhưng theo các chuyên gia thì nếu mẹ ăn tỏi thì con sẽ bú tích cực hơn và bú nhiều sữa hơn.

• Gừng: Với những mẹ có nguồn sữa ít thì có thể thử dùng gừng để cải thiện nguồn sữa của mình xem sao.

• Đu đủ xanh: Đu đủ xanh có chứa các enzym, vitamin và khoáng chất, bao gồm cả vitamin C, A, B và E. Đu đủ xanh là loại trái cây chưa chín và nó cần phải được nấu cho mềm để mẹ dễ ăn hơn.

• Ngũ cốc và đậu: Các hạt nguc cốc được sử dụng phổ biến nhất bao gồm yến mạch, kê, và gạo. Các cây họ đậu nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của mẹ bao gồm đậu đen, đậu xanh và đậu lăng.

• Quả hạch: Quả hạch cung cấp, hỗ trợ nguồn sữa, bao gồm hạnh nhân, hạt điều.

• Chất béo và dầu: Chất béo khỏe mạnh đóng một vai trò quan trọng trong chuyển hóa tế bào và thần kinh. Các loại chất béo một bà mẹ ăn sẽ ảnh hưởng đến thành phần của chất béo trong sữa của mình. Hãy loại bỏ các chất béo không lành mạnh như dầu thực vật hydro hóa...

• Yến mạch (Jaee hoặc Avena sativa): Đây là một trong các loại thực phẩm bổ dưỡng có chứa protein, vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng nuôi dưỡng các dây thần kinh, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và nâng cao tinh thần. Nó là một cách tiềm năng để tăng nguồn sữa mẹ. Theo một số chuyên gia tư vấn cho con bú, yến mạch có thể hỗ trợ cho con bú vì chúng rất giàu chất sắt. Ngoài ra, yến mạch hoạt động như thuốc chống trầm cảm và antispasmodics và làm gia tăng mồ hôi.

• Tảo spirulina: Đây là một loại tảo xanh không độc hại và có ích trong việc tăng nguồn cung cấp sữa và các chất béo của sữa ở một số bà mẹ cho con bú. Nó có chứa các protein, enzyme, chất khoáng, vitamin, chất diệp lục và các axit béo thiết yếu. Spirulina là chất dinh dưỡng được hấp thu dễ dàng, dễ tiêu hóa.

Meo.vn (Theo aFamily)

Đu đủ làm thuốc

Bài thuốc dân gian từ đu đủ mà hầu như ai cũng biết là món ăn lợi sữa. Khi sản phụ không đủ sữa nuôi con, các bà mẹ thường mua chân giò về hầm đu đủ.

Món ăn này công hiệu vì cung cấp ngay cho sản phụ những chất dinh dưỡng thiết yếu để tạo sữa: chất đạm trong chân giò, nước dùng chứa canxi, collagen, đu đủ có chất trợ tiêu hóa và nhiều sinh tố.

Đu đủ còn được dùng làm nguyên liệu để nấu cháo dựng bò. Món cháo này rất tốt cho người cao tuổi vì chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, lại dễ tiêu hóa.

Ảnh: Gettyimages

Ăn đu đủ thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, bổ máu, nhuận tràng nhờ đu đủ chứa nhiều ma nhê, sắt, kẽm, chất xơ. Trong trường hợp bị đầy bụng, khó tiêu, nên ăn một lát đu đủ. Chất tiêu đạm trong đu đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoàn tất nhiệm vụ nhanh chóng. Đu đủ còn là món ăn bài thuốc chống lão hóa, làm đẹp và mịn da nhờ chứa nhiều tiền vitamin A (bê ta carotene).  Để tận dụng được lượng tiền vitamin A này, cần dùng đu đủ chín để tráng miệng sau khi ăn các món chiên xào. Lượng dầu trong món ăn sẽ là “nhịp cầu tre” đưa vitamin A vào cơ thể, bằng không, chúng sẽ bị thải ra ngoài.

Đu đủ chín còn được dùng làm mặt nạ dưỡng da với công dụng làm da mịn màng, mờ vết nám. Chỉ cần nạo đu đủ, đắp lên mặt trong khoảng thời gian từ 5 - 7 phút rồi rửa sạch. Đu đủ đem trộn sữa sẽ thành loại sinh tố giúp đẹp da, tăng đề kháng và đủ sức “chống chọi” với ánh nắng mặt trời.

Ảnh: Gettyimages

Đu đủ xanh thường được dùng làm gỏi. Gỏi khô bò chứa nhiều chất bổ dưỡng, giúp cơ thể phát triển. Song, do ngày nay món khô bò được chế biến từ phổi bò, lại ngâm nhiều hóa chất nên hại nhiều hơn lợi. Nếu muốn ăn đu đủ xanh, nên tự làm. Cách làm không khó, chỉ cần dùng bàn nạo bào đu đủ, sau đó trộn giấm, đường, tỏi, hành phi, rắc thêm khô bò (do các công ty uy tín sản xuất) là có món ăn vừa ngon, vừa an toàn. Đu đủ xanh còn là một trong những phương thuốc ngừa thai, vì thế phụ nữ có thai không nên dùng vì có thể gây sảy thai. Không nên ăn quá thường xuyên đu đủ chín mỗi ngày, có thể bị vàng da vì thừa vitamin A.

Đu đủ dễ trồng, không chiếm nhiều diện tích lại cho nhiều trái. Tuy nhiên, cần tìm cho được cây đu đủ cái để trồng vì đu đủ đực sẽ không cho quả.

Meo.vn (Theo PNO)

Vị thuốc từ quả đu đủ

Trong đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, thanh nhiệt, bổ tỳ. Đu đủ ăn vào mùa nào cũng tốt cho sức khoẻ. Mùa xuân, hè ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Mùa thu – đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ, tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, cứ trong 100g quả đu đủ có 74-80mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Đặc biệt, trong đu đủ có nhiều vitamin C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Do chứa nhiều các thành phần trên nên đu đủ rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, vô hiệu hóa những chất có hại cho làn da, tránh da nhăn sớm, chống lại những độc tố và giữ cho da khỏe mạnh; tăng sức đề kháng cho cơ thể và là một trong những vũ khí đắc lực chống lại căn bệnh viêm túi mật xuất hiện nhiều ở phụ nữ. Quả đu đủ thường được ăn xanh như một loại rau (làm nộm và hầm) và ăn chín như một loại trái cây. Đu đủ xanh và chín ngoài cung cấp dinh dưỡng còn có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh. đu đủ xanh dùng để điều chế thuốc chữa lệch khớp xương hoặc thuốc tiêm giảm đau do các dây thần kinh gây nên. Đu đủ chín rất mềm, có vị ngọt, không chứa độc tố, lành tính nên thích hợp cho người già, trẻ em và những người đang trong giai đoạn dưỡng bệnh. Ngoài ra, nhựa và hạt đu đủ xanh được sắc làm thuốc chống các loại ký sinh trùng đường ruột như giun, sán, chữa hen phế quản trẻ em và kích thích chức năng hoạt động của gan, mật. Rễ cây đu đủ sắc lấy nước uống chữa chứng tiểu rắt, buốt…

Một số bài thuốc:

Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày.

Chứng ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay trong nước dừa non. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Làm lành các vết loét trên da: Trộn nước đu đủ chín với một chút bơ sau đó bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.

Trị ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3-5 ngày.

Chứng tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ xanh 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, các thứ rửa sạch đem nấu cháo ăn trong ngày.

Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với một cái móng giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh vì dễ gây sẩy thai.

Theo Netlife

Trị mụn bằng cách nào

4 vấn đề hay gặp nhất của da là: khô ráp vì mất nước, nếp nhăn, sạm da và mụn. Trong đó, khó chịu nhất là “anh” mụn trứng cá, không phân biệt tuổi tác trẻ hay già, cũng bất chấp luôn giới tính là nam hay nữ.


Trị mụn thường có 7 phương pháp thông dụng sau:

1. Bài thuốc dân gian

Xuất phát từ nguyên lý nóng trong phát mụn nên nhiều người dùng bài thuốc mát gan, thải độc để chữa trứng cá. Kết hợp với các bài thuốc uống, người ta còn khám phá những công dụng trị mụn của các loại lá, quả, củ để làm mặt nạ dưỡng da. Xin cung cấp cho các bạn 4 loại mặt nạ thiên nhiên công hiệu:

- Lá bạc hà tươi giã nát đặp mặt trong vòng 30 phút khiến da tươi mát, tiệt trùng. Tuần làm 2 lần. Sau 3 tuần nghỉ 1 tuần lại tiếp tục đắp cho đến khi da mặt nhẵn nhị, mịn màng hoàn toàn thì dừng.

- Đu đủ xanh cả vỏ và hạt cho xay nhuyễn, đặp mặt khoảng 15 phút, vừa có công dụng hút mụn lại se lỗ chân lông. Nhưng không nên đắp lâu quá có thể khiến da bị khô. Tuần làm 1 lần, sau 4 lần đã thấy công hiệu.

- Đậu khấu (có thể mua ở hàng thuốc Bắc) và sữa tươi xay nhuyễn dùng mặt nạ cung cấp dưỡng chất cho da, làm sạch da dầu và nhuận da. Tuần làm 1-2 lần, có thể làm thường xuyên.

- Mật ong, bột quế theo tỉ lệ 3/1 hoặc nước cốt chanh, bột quế theo tỉ lệ 1/1 trộn đều đắp mặt, nửa giờ, tuần 3 lần, công dụng trắng da, tiêu độc.

2. Trị mụn bằng thuốc tây

Thuốc kháng sinh để chống viêm, thuốc điều tiết hormone giữ cơ thể ổn định, cân bằng nội tiết tố. Đây là những tác động trực tiếp giảm sưng, chống phù nề và giảm nguy cơ gây mụn trở lại.

Tuy nhiên không được dùng kháng sinh hay thuốc nội tiết một cách tuỳ tiền mà phải theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ.

3. Tận dụng ánh sáng trị mụn

Người ta đã tổng kết, khoảng 70% các trường hợp mụn trứng cá tiến triển phục hồi tốt khi được ánh nắng chiếu vào. Nhưng trong nắng lại có chứa ti tử ngoại gây nám, lão hoá da.

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo máy phát tia sáng với những bước sóng phù hợp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trứng cá, đồng thời loại trừ các tia tử ngoại gây hại cho da.Với phương pháp này làn da ít bị tổn thương bởi ánh sáng làm tiêu nhân mụn, tránh được viêm nhiễm cho da, da không bị yếu và vỡ mao mạch, triệt tiêu ổ mụn bên trong nên rất hiệu quả.

(theo dantri)

Giải pháp trị mụn dân gian

Xuất phát từ nguyên lý nóng trong phát mụn nên nhiều người dùng bài thuốc mát gan, thải độc để chữa trứng cá. Theo cách này cần lòng kiên trì. Có thể hết mụn tạm thời nhưng nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào nếu cơ thể nóng và căng thẳng.

Hiện nay, kết hợp với các bài thuốc uống, người ta khám phá ra những công dụng trị mụn của các loại lá, quả, củ để làm mặt nạ dưỡng nên kết quả khả quan hơn. Xin cung cấp cho các bạn 4 loại mặt nạ thiên nhiên công hiệu đó:

- Lá bạc hà tươi giã nát đắp mặt trong vòng 30 phút khiến da tươi mát, tiệt trùng. Tuần làm 2 lần. Sau 3 tuần nghỉ 1 tuần lại tiếp tục đắp cho đến khi da mặt nhẵn nhụi, mịn màng hoàn toàn thì dừng.

- Đu đủ xanh cả vỏ và hạt cho xay nhuyễn, đắp mặt khoảng 15 phút, vừa có công dụng hút mụn lại se lỗ chân lông. Nhưng không nên đắp lâu quá có thể khiến da bị khô. Tuần làm 1 lần, sau 4 lần đã thấy công hiệu.

- Đậu khấu (có thể mua ở hàng thuốc Bắc) và sữa tươi xay nhuyễn dùng làm mặt nạ cung cấp dưỡng chất cho da, làm sạch da dầu và nhuận da. Tuần làm 1-2 lần, có thể làm thường xuyên.

- Mật ong, bột quế theo tỉ lệ 3/1 hoặc nước cốt chanh, bột quế theo tỷ lệ 1/1 trộn đều đắp mặt, nửa giờ, tuần 3 lần, công dụng trắng da, tiêu độc.

Theo lamtheo