Lưu trữ cho từ khóa: đông y

Bài thuốc chữa bệnh từ tiểu hồi hương

Tiểu hồi hương còn có tên khác Tiểu hồi, Hồi hương, Hương tử, Tiểu hương. Tên khoa học là Foeniculum vulgare Mill. thuộc họ Hoa tán (Apiaceae hay Umbelliferae).

Là loại cây thân thảo sống nhiều năm cao tới 2m. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim 3 – 4 lần thành dải hình sợi. Cụm hoa hình tán kép mọc ở nách lá và ngọn cành; các tán hoa mang nhiều hoa nhỏ màu vàng lục. Quả nhỏ hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh lam, sau màu xanh nâu.

Bộ phận thường dùng làm thuốc là quả. Tên thuốc là Fructus Foeniculi. Được thu hái vào cuối hè hoặc đầu đông. Lót một lần giấy, đổ thuốc lên trên rồi sấy khô. Muốn trị bệnh ở phần trên cơ thể cần tẩm với rượu, sao vàng. Nếu trị bệnh ở phần dưới cơ thể thì tẩm nước muối, sao. Liều dùng từ 3 – 8g.

Đông y cho rằng tiểu hồi hương có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Qui vào kinh Can, Thận, Tỳ và Vị.

Tác dụng trừ hàn (tán hàn) và giảm đau (chỉ thống). Ðiều khí và ôn hòa dạ dày (lý khí hòa vị), trị đau dịch hoàn (trừ sán khí). Có công hiệu kích thích tiêu hóa, nên thường dùng làm thuốc bổ, thông tiểu, lợi sữa, điều kinh, làm long đờm, chống co thắt, bụng, lưng do hàn, nhuận tràng…

Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng, bụng dưới không có hàn không dùng.

bai-thuoc-chua-benh-tu-tieu-hoi-huong

Dưới đây là vài cách tiêu biểu sử dụng tiểu hồi hương trong trị bệnh:

* Trị gan yếu, thiếu máu vàng da: Sa sâm 12g, Khương hoàng 12g, Tiểu hồi hương 4g, Nhục quế 4g, sắc uống chia 3 lần.

* Trị sán khí thống (đau dịch hoàn): Dùng “Hồi hương ô dược thang” – Tân biên Trung Y kinh nghiệm. Có công hiệu thông khí, giảm đau, tiêu hạch, trừ thấp gồm Hồi hương (sao) 6g, Lệ chi hạch 2g, Mộc hương 2g, Mộc qua 8g, Ngô thù du 3,2g, Phá cố chỉ 6g, Sa nhân 2g, Tỳ giải 20g, sắc với rượu uống ấm.

* Trị đau dưới sườn: Tiểu hồi sao vàng 40g, Chỉ xác sao 20g, tán bột mỗi lần uống 8g chiêu với rượu hòa thêm muối, ngày 2 lần (theo Nam dược thần hiệu).

* Trị bạch trọc, tiểu ra dưỡng chấp do phong hàn (theo Tiểu hồi hương – Y lâm cải thác): Tiểu hồi hương 30g, tán bột cho vào 250ml rượu đun sôi trong 15 phút, lọc bỏ bã uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml

* Trị tỳ vị hư, ngũ canh tiết tả (đi cầu vào gần sáng): Hồ lô ba 40g, Bạch long cốt 40g, Dương yêu tử 3 cái, Hồ đào 21 trái, Tiểu hồi hương 40g, Mộc hương 60g, Phá cố chỉ 40g. Tất cả tán bột trộn với rượu chưng làm hoàn. Ngày uống 8 – 12g, chiêu với rượu hâm nóng lúc đói. (Tiểu hồi hương hoàn – Bí truyền chứng trị yếu quyết loại bài).

* Bổ thận, tráng dương: Tiểu hồi hương 8g, cật dê hai quả, đậu đen 100g, đỗ trọng 15g, gia vị vừa đủ.

Cách làm: Cật dê rửa sạch, xắt từng miếng nhỏ. Tiểu hồi hương, đậu đen, đỗ trọng rửa sạch, để ráo, cho vào túi vải gạc. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, nấu từ 30 – 60 phút, thêm gia vị cho vừa ăn. Phương thuốc này rất tốt cho những người dương hư, đau lưng, chân gối mỏi, sinh hoạt tình dục yếu.

* Trà tiểu hồi (công dụng ôn trung trừ hàn, hành khí chỉ thống, dùng làm đồ uống thích hợp trong những ngày rét): Gồm Tiểu hồi hương 10g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tiểu hồi hương rửa sạch, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, khi dùng chế thêm đường đỏ với lượng thích hợp, uống thay trà trong ngày.

* Chữa chậm kinh (biểu hiện chậm kinh, lượng máu kinh ít, sắc đỏ nhạt, bụng dưới đau âm ỉ, lưng mỏi, đại tiện lỏng,…): Tiểu hồi hương 6g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, kỷ tử 15g, ngải diệp 10g, gừng nướng 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, thục địa 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g, nước 1000ml, sắc còn 600ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hằng tháng, sau khi sạch kinh. Uống liên tục 10 – 15 ngày.

* Chữa đau bụng do suy thận: Bột tiểu hồi 4g, bầu dục lợn 1 cái. Cách làm: Bầu dục lợn rửa sạch, khía nhỏ, cho bột tiểu hồi hương vào, nướng chín, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 7 ngày.

Theo Nongnghiep.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ cà dại hoa trắng

Cà dại hoa trắng, thuộc họ cà, là loại cây nhỏ, mọc đứng, cao 2-3m, mang cành có gai.

Lá mọc so le, có cuống hình trứng rộng, thường có thùy nông (ít khi nguyên), dài 18-25cm và rộng tới 18cm; cuống lá có gai, dài 3-10cm; phiến lá có lông mềm hình sao, gân giữa có gai. Cụm hoa xim ở kẽ lá. Hoa có cuống mang đài hoa 5 thùy có tuyến, có gai dài 3-5mm; tràng 5 thùy trắng, hình bánh xe; 5 nhị dài 5-6mm. Quả mọng hình cầu, khi chín màu vàng đường kính 10-15mm. Cây mọc hoang ở vùng núi. Thu hái quanh năm, khi thu hái về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô trong râm.

Theo y học cổ truyền, cà dại hoa trắng có vị cay, hơi mát, có ít độc; Có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau, trừ ho. Thường được dùng trị đau thắt lưng, đòn ngã tổn thương, đau dạ dày, đau răng, bế kinh, ho mạn tính,…

bai-thuoc-chua-benh-tu-ca-dai-hoa-trang

Cà dại hoa trắng.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh đơn giản từ cà dại hoa trắng:

Làm dịu vết ong đốt: Lấy quả cà dại hoa trắng giã nát với lá lốt, vắt lấy nước bôi lên chỗ bị đốt.

Chữa nước ăn chân: Lá chè xanh và lá phèn đen mỗi thứ 20-30g, sắc lấy nước đặc, ngâm rửa chân trong 5-10 phút. Sau đó lấy quả cà dại hoa trắng và lá lốt, mỗi thứ 20g, giã nát, thêm ít nước, dùng bông thấm nước thuốc bôi vào những kẽ nứt nẻ.

Chữa đau răng (do sâu răng): Rễ cà dại hoa trắng, rễ cây chanh, vỏ cây lai, vỏ cây trẩu, mỗi vị 10g, sắc lấy nước đặc ngậm rồi nhổ đi.

Chú ý, người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng. Nếu sử dụng dưới dạng thuốc sắc cần theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ Đông y hoặc lương y có uy tín.

BS. Nguyễn Thị Nga

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc hỗ trợ điều trị tóc rụng

Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc như do dinh dưỡng, căng thẳng trí óc, sau sinh đẻ, sau chấn thương mất máu, các bệnh lý nội tiết, béo phì, do dùng thuốc,… Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị cụ thể. Ngoài ra có thể dùng một số bài thuốc sau có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả rụng tóc, giúp tóc mọc nhanh và mượt.

Bài 1:

Đương quy 500g, thỏ ty tử (dây tơ hồng) 300g, bá tử nhân 500g. Tất cả nghiền thành bột mịn uống, ngày 3 lần, mỗi lần 10g.

bai-thuoc-ho-tro-dieu-tri-toc-rung

Hoa vừng.

Bài 2:

Hạt vừng đen rang chín, tán nhuyễn, nấu lên, khi ăn cho thêm đường, ăn thường xuyên có tác dụng chữa rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh, đen mượt.

Bài 3:

Câu đằng 15g, nữ trinh tử 18g, chế thủ ô 60g, hạn liên thảo 18g, sinh địa hoàng 20g, thục địa hoàng 30g, thiên môn đông 18g, bá tử nhân 20g, đan sâm 30g, huyền sâm 18g, cát cánh 9g, đại hoàng 6g, mạch môn đông 18g, phục linh 12g, viễn chí sao 9g, hổ trượng 18g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Dùng 7-10 ngày.

Bài 4:

Dầu vừng 120g, đương quy 5g, tử thảo 3g, sáp ong 15g. Cách làm: Đương quy và tử thảo sao với dầu vừng cho đến khi khô cháy, sau đó vớt bỏ bã thuốc, bỏ sáp ong vào đun tiếp cho tan rồi dùng vải thô lọc bỏ tạp chất, để nguội cho thành dạng cao. Mỗi ngày dùng cao thuốc xoa lên vùng tóc rụng 2 lần.

bai-thuoc-ho-tro-dieu-tri-toc-rung

Hoa mào gà.

Bài 5:

Cúc hoa 60g, màn kinh tử 30g, bách diệp (khô) 30g, xuyên khung 30g, tang bạch bì 30g, bạch chỉ 30g, tế tân (bỏ mầm) 30g, hạn liên thảo (lấy cả lá, hoa và rễ) 30g. Tất cả các vị thuốc trên đều nghiền thành bột mịn, mỗi lần lấy 60g bột thuốc cho vào 5 bát nước vo gạo để chua, sắc lấy 3 bát, lọc bỏ cặn, dùng nước đó gội đầu thường xuyên có tác dụng chữa gàu, hói đầu và rụng tóc.

Bài 6:

Thục địa 60g, phục linh 20g, nhục thung dung 30g, thỏ ty tử 30g, hà thủ ô đỏ 30g, hà thủ ô trắng 30g,đương quy 30g, viễn chí 30g, tử hà sa 30g, hoài sơn 30g, đan bì 30g, câu kỳ tử 45g, hắc chi ma 30g, ngưu tất 30g, sơn thù 30g, nữ trình tử 25g. Tất cả các vị thuốc tán bột mịn, hoàn thành viên, mỗi viên 9g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống một viên với nước đun sôi để ấm.

Bài 7:

Hoa vừng 60g, hoa mào gà 60g, rượu trắng 500ml, giã nhỏ 2 thứ trên ngâm với rượu khoảng 15 ngày, lấy nước thuốc bôi vào vùng da đầu bị rụng tóc, ngày bôi 3 lần có tác dụng chữa rụng tóc, kích thích mọc tóc.

BS. Thúy An

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc giải độc từ cây quao nước

Vỏ, thân, rễ, lá…của quao nước đều làm nên bài thuốc giải độc đáng quý.

Quao nước (Dilichandrone spathacea (L.f.) K. Schum.) thuộc họ Hoa chùm ớt (Bignoniaceae), là một cây to, rụng lá, cao 10-15cm. Thân hình trụ, vỏ ngoài màu nâu xám, có những nốt sần nhỏ. Cành mập nhẵn, có nhiều sẹo do lá rụng để lại. Lá kép lông chim lẻ, mọc đối, dài 20-30cm, gồm 5-9 lá chét, thường là 7, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 7-10cm, rộng 3-4cm, gốc tròn, đầu thuôn nhọn dài, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ sít nhau, hai mặt nhẵn.

Cụm hoa mọc ở đầu cành thành xim ngắn dạng ngù, hoa to, 4-8 cái màu trắng; đài úp kín hoa khi ở dạng nụ, sau phát triển thành hình máng rộng, đầu nhọn, dài 3-4cm, rụng sớm; tràng hình phễu có ống dài 10-12cm, hơi cong, gồm 5 cánh hoa gần bằng nhau, có khía răng ở đầu; nhị thọt, 4 cái, 2 dài, 2 ngắn, chỉ nhị cong; bầu nhẵn.

Quả nang, hình trụ, tròn dẹt, thẳng hoặc cong, mọc thõng xuống, dài 30-50cm; hạt nhiễu dẹt, hình chữ nhật, có cánh dày. Mùa hoa quả: tháng 4-8.

Cây mọc hoang chủ yếu ở phía Nam từ Quảng Nam đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thường gặp bên bờ kênh rạch có nước thủy triều hay nước lợ.

bai-thuoc-giai-doc-tu-cay-quao-nuoc

Cây quao nước giải độc – ảnh internet

Bộ phận dùng làm thuốc của quao nước là vỏ, thân, rễ, lá. Dược liệu có vị chua, chát, tính bình, không độc.

Vỏ thân:

chỉ dùng vỏ ở những cây già, cạo sạch vỏ ngoài, cắt thành từng phiến, phơi khô, sao hơi vàng cho thơm. Khi dùng, lấy 1.000g dược liệu rửa sạch, cho vào thùng nhôm (không dùng thùng sắt hay thùng tôn). Đổ vào 3 lít nước, nấu còn độ 1 lít, lọc lấy nước để riêng.

Tiếp tục đun với 2 lít nước nữa cho đến khi còn 500ml. Lọc lấy nước, bỏ bã. Trộn 2 nước lại, cho đường vào, cô đặc còn 1 lít. Lọc thật kỹ. Đổ 40ml rượu có hòa 1g acid benzoic để bảo quản. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần một thìa canh. Thuốc có tác dụng nhuận gan chữa viêm gan mạn, vàng da, xơ gan cổ trướng.

Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau: Vỏ thân quao nước 500g, lá hoặc quả dành dành 200g, rễ bình bát 100g, rễ muồng trâu 100g, vỏ cây chân chim 50g, dây bìm bìm 50g. Cách chế biến và cách dùng như trên.

Vỏ thân quao nước còn phối hợp với cả cây ô rô nước với liều lượng mỗi thứ 12g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa ngộ độc.

Rễ:

thu hái quanh năm, cạo sạch vỏ ngoài, cắt phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô. Chữa sỏi thận: Rễ quao nước 30g; rễ rau ngót 30g, sao tẩm mật; rễ thài lài trắng 20g; hà thủ ô đỏ 20g, chế với đậu đen. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày.

Lá:

Dùng lá bánh tẻ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, 30-40g, phối hợp với lạc tiên 20g, cây bọ mắm 20g, huyết dụ 100g, cỏ chân vịt 5g, mía lau 5g. Tất cả sắc lấy nước uống, ngày một thang, làm thuốc bổ phổi, trừ ho.

Hạt:

Đã được nghiên cứu dược lý thấy có tác dụng kháng khuẩn và chống co thắt.

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ sơn thù

Sơn thù du còn gọi là sơn thù, thù nhục, dược liệu làm thuốc là quả cây sơn thù du, khi già được hái về bỏ hạt phơi khô để dùng dần.

Sơn thù vị chua, tính hơi ôn, quy kinh can, thận. Thành phần chủ yếu là saponi, axit ursolic, tanin, vitamin A.

Theo y học cổ truyền, sơn thù có tác dụng bổ can thận, chắc tinh khí, bền vững hạ nguyên. Dùng trị các chứng đau lưng mỏi gối, da xanh, người gầy, hay bị hoa mắt chóng mặt, dương nuy, hoạt tinh, di tinh, suy giảm tình dục. Trong thực thế, sơn thù ít khi dùng đơn độc mà thường kết hợp với một số vị khác như cẩu tích, phá cố chỉ, dâm dương hoắc… Liều dùng trung bình từ 10 – 20g/ngày, nếu cần có thể dùng liều cao hơn.

bai-thuoc-chua-benh-tu-son-thu

Quả cây sơn thù.

Một số bài thuốc có sơn thù

Bài 1: sơn thù 16g, cẩu tích 12g, nhân sâm 10g, khởi tử 12g, thục địa 16g, tơ hồng xanh 20g, nhục thung dung 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 16g, liên nhục 16g, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, ngũ vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bổ thận, sáp tinh, làm bền vững hạ nguyên, phục hồi khả năng tình dục. Dùng tốt cho nam giới bị xuất tinh sớm, thể trạng gầy yếu, da xanh, tim hồi hộp, đoản hơi, hoa mắt chóng mặt, hạ nguyên hư suy.

Bài 2: sơn thù 16g, ba kích 12g, thỏ ty tử 12g, bạch truật 16g, hoàng kỳ 14g, phá cố chỉ 10g, thục địa 16g, trạch tả 12g, liên nhục 16g, tần giao 12g, phòng sâm 16g, hà thủ ô chế 16g, tơ hồng xanh 16g, quế chi 6g, sinh khương 4g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: bổ thận tráng dương. Dùng tốt cho nam giới có biểu hiện liệt dương, cơ thể yếu mệt, đau lưng mỏi gối, căng thẳng thần kinh, giấc ngủ chập chờn, đau đầu, lưng và chân tay lạnh.

Bài 3: Rượu thuốc chữa yếu sinh lý có vị sơn thù: sơn thù, ba kích, cẩu tích, thục địa, phòng sâm, ngũ gia bì, khởi tử, hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, đại táo, cam thảo, nhục thung dung, liên nhục, đỗ trọng mỗi vị 30g. Cho thuốc vào bình thủy tinh hoặc sứ, đổ ngập rượu để ngâm sau 10 ngày là được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml. Công dụng: bổ thận, sinh tinh, phục hồi và ổn định chức năng sinh lý. Bài rượu thuốc này phù hợp cho những người xuất tinh sớm, tinh ít, suy giảm tình dục.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc chữa bệnh từ rễ nhó đông

Bộ phận dùng làm thuốc của cây nhó đông là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Dược liệu có vị đắng, màu vàng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, chữa viêm gan, vàng da, xơ gan, được dùng dưới các dạng thuốc sau:

- Nước sắc:

dược liệu nhó đông 20 – 30g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

bai-thuoc-chua-benh-tu-re-nho-dong

Cây nhó đông

- Cao mềm:

lấy 1kg rễ nhó đông thái mỏng, đổ nước xâm xấp, nấu kiệt làm 2 lần. Lần thứ nhất nấu trong 6 – 8 giờ, rút nước. Lần thứ hai trong 3 – 4 giờ. Trộn hai nước lại cô nhỏ lửa thành cao mềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 – 4g.

Ngoài ra, còn dùng dạng cốm được bào chế từ cao nhó đông trộn với đường. Thuốc giúp người bệnh ăn ngủ tốt, hết vàng da, vàng mắt, đầy bụng.

Đồng bào ở xã Chiềng An, thị xã Sơn La còn dùng rễ hoặc thân già (phần sát gốc rễ của cây nhó đông phối hợp với rễ cây hé mọ (Psychotria) để chữa viêm đại tràng với kết quả tốt.

Theo Suckhoedoisong.vn

Bài thuốc Đông y chữa bệnh đau mắt đỏ

Bên cạnh việc điều trị căn bệnh này bằng tây y, đông y cũng có những bài thuốc chữa hiệu quả.

Trong 2 tuần vừa qua, bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ngày càng có những diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh ra tăng nhanh chóng, có nhiều địa phương, thành phố lớn bùng phát dịch trên diện rộng.

Theo Lương Y Trần Hoàng Bảo, bên cạnh việc chữa trị căn bệnh này bằng tây y, thì đông y cũng có những bài thuốc giúp chữa căn bệnh này nhanh chóng đơn giản.

Bài 1:

Thành phần: Hoàng bá 31g, Cúc hoa 15g.

Cách dùng: Thêm nước sôi 500ml ngâm 2 tiếng đồng hồ, dùng vải lọc qua lấy dịch để sẳn dùng. Dùng thuốc trên ngoài đắp hoặc rửa mắt, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút.

bai-thuoc-dong-y-chua-benh-dau-mat-do

Bài 2 :

Thành phần : Ngân hoa 10g, Cúc hoa 10g, Phòng phong 10g, Bạc hà 6g, Kinh giới 10g, Sinh Địa 10g, Xích thược 10g, Bản lam căn 10g, Hoàng liên 10g, Sinh cam thảo 5g, Thích tật lê 10g, Mộc tặc thảo 10g, Thiền y 10g.

Cách dùng : Thuốc trên sau khi nấu xong, thừa nóng xông hơi vào 2 mắt, đến khi thuốc nguội thì uống.

Bài 3

: Trị viêm kết mạc cấp tính

Thành phần : Hạ khô thảo 120g,

Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

Bài 4

Chủ trị: Viêm kết mạc mắt, viêm giác mạc, viêm mống mắt gấy mắt đỏ rít đau hoặc mắt đỏ chảy nước mắt.

Thành phần: Đông Tang diệp 12g, Bạch cúc hoa 9g.

Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. Đồng thời dùng Tang diệp lượng thích hợp, sắc nước rửa mắt.

Bài 5:

Viêm kết mạc cấp tính:

Thành phần: Quyết minh tử, Cúc hoa đều 3 chỉ; Mạn kinh tử, Mộc tặc đều 2 chỉ, sắc nước uống.

(Khi sử dụng những bài thuốc trên cần liên hệ với thầy thuốc để được khám và tư vấn phù hợp nhất với từng người bệnh)

Ngoài ra Lương Y Trần Hoàng Bảo cũng lưu ý cách phòng lây bệnh đau mắt đỏ:

Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan đau mắt đỏ.

Để tránh lây nhiễm đau mắt đỏ, lây truyền bệnh cho người khác nên chú ý không dụi mắt bằng tay.

Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng.

Hạn chế ngủ chung giường với người bệnh trong thời gian đau mắt đỏ và sau khi khỏi bệnh ít nhất 1 tuần.

Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.

Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.

Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.

Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

Nếu trẻ bị bệnh nên để ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

Nếu mắc bệnh, sau khi điều trị 4 – 5 ngày nếu bệnh vẫn chưa thuyên giảm thì cũng không nên lo lắng đi khám nhiều nơi tốn tiền, nên quay lại cơ sở khám mắt ban đầu để vệ sinh mắt và được bác sĩ tư vấn thêm.

Theo Kienthuc.net.vn

Bài thuốc chữa bệnh thận dương hư

Sau nhiều nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm, YHCT đã cho ra đời rất nhiều bài thuốc có tác dụng tốt với những người bị suy giảm tình dục do thận dương hư.

Bài 1

: nhân sâm, nhung hươu, nhục quế mỗi vị 6g; kỷ tử, thục địa, sơn thù nhục, ba kích, dương khởi thạch mỗi vị 10g; hoàng kỳ 30g, dâm dương hoắc 15g; cam thảo (sao) 3g. Nhân sâm và nhung hươu sấy khô tán bột, chia uống 2 lần sáng chiều với nước ấm; các vị thuốc khác cho vào sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày.

bai-thuoc-chua-benh-than-duong-hu

Nhân sâm là một vị thuốc tốt chữa thận dương hư.

Bài 2:

nhân sâm, nhục quế, bạch thược, cam thảo sao, hoàng kỳ, đương quy, xuyên khung, bạch truật, bạch linh, thục địa, liều lượng mỗi vị bằng nhau. Tất cả đem sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 15g, chia làm hai lần khi bụng đói với nước sắc của 2 quả đại táo và 3 lát gừng tươi.

Bài 3:

nhân sâm, bạch linh, bạch thược, nhục quế, bạch truật, ngũ gia bì mỗi vị 30g, cam thảo sao 15g, bào khương 6g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g khi bụng đói với nước sắc đại táo 3 quả và gừng tươi 2 lát.

Bài 4:

nhân sâm, nhung hươu, ba kích, phúc bồn tử, dâm dương hoắc mỗi vị 50g. Tất cả sấy khô tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước muối nhạt.

BS. Vũ Nhân

Theo Suckhoedosiong.vn

Bài thuốc làm đen râu tóc từ hà thủ ô

Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu.

Màu sắc của tóc là do những tế bào sắc tố melanin. Các tế bào sắc tố tập trung nhiều ở các nang lông của sợi tóc, màu đen của tóc là biểu hiện của sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, nội tiết cân bằng, cơ thể được cung cấp đầy đủ các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm….

Cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây tóc bạc sớm có thể do di truyền, rối loạn nội tiết, khi lượng melanin được sản xuất ở nang tóc giảm, dinh dưỡng kém, hút nhiều thuốc lá, làm việc suy nghĩ nhiều, hay bị căng thẳng thần kinh…

bai-thuoc-lam-den-rau-toc-tu-ha-thu-o

Cây hà thủ ô.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết cho nên nếu thận hư yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ nên sớm bạc và dễ rụng. Ngược lại nếu thận tinh sung túc thì râu tóc dày khỏe và đen bóng. Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm bởi vậy khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu. Một số cách dùng hà thủ ô đơn giản làm đen râu tóc như sau:

Bài 1:

Hà thủ ô 30g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày

bai-thuoc-lam-den-rau-toc-tu-ha-thu-o

Hà thủ ô đã sơ chế.

Bài 2:

Hà thủ ô 60g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được

Bài 3:

Hà thủ ô 30g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100g, đường đỏ 50g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày. Hoặc hà thủ ô 15 – 20g cho vào nồi đất hầm nhừ rồi cho thêm 50 – 100g gạo nấu tiếp thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói bụng.

Bài 4:

Hà thủ ô 20g, sơn tra 20g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 – 20 phút là dùng được, uống thay trà hàng ngày.

Bài 5:

Hà thủ ô 120g, đương quy 60g, sinh địa 80g, rượu trắng 2.500ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau 1tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15ml vào buổi sáng.

Bài 6:

Hà thủ ô 200g, kỷ tử 50g, long nhãn 200g, đinh hương 15g, mật ong 50g, rượu trắng 2.000ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml.

ThS Hoàng Khánh Toàn

Theo Suckhoedosiong.vn

Bài thuốc Đông y chữa chứng hôi miệng

Trong Đông y, nguyên nhân dẫn đến hôi miệng được nhìn nhận là do thấp nhiệt. Là hiện tượng nhiệt khí uẩn tích ở giữa các mô lồng ngực và từ trong miệng xung phát ra.

Người trường vị thấp nhiệt, những thức ăn mà họ ăn vào hay bị ứ trệ lại trong dạ dày, tiêu hóa kém, đồng thời dẫn tới hiện tượng chán ăn, nấc cụt, buồn nôn, táo bón, chướng bụng, đau bụng. Ngoài ra bệnh viêm lợi, sưng mưng mủ cũng dẫn tới hôi miệng. Có thể dùng một số bài thuốc như sau:

bai-thuoc-dong-y-chua-chung-hoi-mieng

Bài 1: Trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn đông 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g, gạo 8g. Dùng nước sạch sắc tất cả các vị thuốc trên, uống nước thuốc mỗi ngày 3 lần. Bài thuốc này dùng cho những người khí âm lưỡng hư kèm vị nhiệt, thường xuyên cảm thấy có một luồng hơi nóng chạy lên trên dọc theo lồng ngực, miệng khô lưỡi ráo, tim hồi hộp, ra mồ hôi lạnh.

Bài 2: Đương quy 6g, hoàng liên 5g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Dùng nước sắc tất cả các vị thuốc trên, uống mỗi ngày 1 thang. Dùng cho những người bị hôi miệng có kèm khát nước, thích uống lạnh, môi đỏ, lở loét miệng lưỡi, lợi sưng đau… Bài thuốc này có tác dụng thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm nên có thể chữa vị nhiệt xông bốc lên mà gây ra hôi miệng.

Ngoài ra còn có thể dùng một số vị thuốc Nam dễ kiếm, rẻ tiền có thể khử mùi hôi răng miệng một cách hiệu quả, cách thực hiện đơn giản.

Húng chanh hay còn gọi là rau tần, bạn hãy lấy 1 năm húng chanh khô, sắc lấy nước để ngậm và súc miệng. Ngậm thường xuyên nhiều lần trong ngày, chỉ sau vài ngày sẽ thấy hiệu nghiệm hết hôi miệng.

Hương nhu hay còn gọi là rau é, cẩn nhu. Chúng có vị cay, mùi thơm, không độc, chữa được rất nhiều bệnh. Sau 200ml nước với 10g hương nhu, dùng nước này ngậm và súc miệng thường xuyên, sau đó nhổ ra ngoài.

Lá ngò gai hay còn gọi là mùi tàu, mùi tây, có vị hàn the, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải khí trướng. Lấy 1 nắm ngò gai, sắc lấy nước đặc cho thêm một chút muối, làm nước súc miệng 5-6 lần/ngày.

Theo Anninhthudo.vn