Lưu trữ cho từ khóa: độc tính cao

Lưu ý khi dùng ketoconazol chống nấm

Ketoconazol là thuốc chống nấm có hoạt phổ rộng và có nhiều dạng dùng như viên nén, hỗn dịch, kem bôi ngoài, thậm chí là có trong xà phòng gội đầu.

Thuốc hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa. Ảnh hưởng của thức ăn đối với tốc độ và mức độ hấp thu thuốc ở dạ dày còn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, nhà sản xuất cho rằng, dùng ketoconazol với thức ăn sẽ làm tăng mức độ hấp thu thuốc và làm cho nồng độ thuốc trong huyết tương đậm đặc hơn, đó là do thức ăn làm tăng tốc độ và mức độ hòa tan của thuốc.

Đối với dạng thuốc dùng để uống (có tác dụng toàn thân) được dùng trong các bệnh nấm toàn thân, bệnh nấm tại chỗ (sau khi điều trị tại chỗ không kết quả) như nấm Candida ở da, niêm mạc nặng; Nấm nặng đường tiêu hóa, nấm Candida âm đạo mạn tính.


Nhiễm khuẩn ở da và móng tay (trừ móng chân) và dự phòng bệnh nấm ở người suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS). Dạng dùng tại chỗ (bôi ngoài) chủ yếu dùng cho các bệnh nấm ở da và niêm mạc.

Tuy nhiên, khi dùng cần chú ý tới sự tương tác của thuốc cùng với các thuốc điều trị khác. Ví dụ, với các thuốc ảnh hưởng đến độ acid ở dạ dày, do độ acid ở dạ dày cần thiết để hòa tan và hấp thu ketoconazol, nếu dùng cùng với các thuốc làm giảm độ acid hoặc làm tăng pH ở dạ dày (như các chất kháng acid, cimetidin, ranitidin, các chất kháng muscarin) có thể làm giảm sự hấp thu của thuốc chống nấm.

Hấp thu ketoconazol cũng bị giảm khoảng 20% khi dùng cùng với sucralfat (nhưng không phải do làm tăng pH dạ dày). Nếu cần thiết phải sử dụng các thuốc có ảnh hưởng đến độ acid của dạ dày hoặc sucralfat cho người bệnh đang điều trị ketoconazol thì các thuốc này phải cho dùng sau khi uống ketoconazol ít nhất là 2 giờ.

Hoặc do ketoconazol có độc tính cao với gan nên khi người bệnh dùng thuốc chống nấm đồng thời với các thuốc khác (gây độc cho gan) cũng có khả năng gây độc cho gan, thì phải theo dõi cẩn thận, nhất là đối với những người cần điều trị kéo dài hoặc đã có tiền sử bị bệnh gan. Dùng đồng thời ketoconazol với rifampicin hoặc isoniazid (thuốc chống lao) sẽ làm giảm nồng độ ketoconazol trong huyết thanh, do đó không nên dùng đồng thời...

Ngoài ra, một số tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra như buồn nôn, nôn (khoảng 3 - 10% người bệnh), đau bụng, táo bón, đầy hơi, chảy máu đường tiêu hóa, tiêu chảy. Các tác dụng này có liên quan đến liều dùng và có thể giảm thiểu nếu dùng thuốc cùng với thức ăn.

Theo DS. Hoàng Thu Thủy

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Bệnh tay chân miệng tiếp tục cướp đi sinh mạng trẻ em

Sốt, chân tay nổi bóng nước, bé trai 2 tuổi ở quận 4 đã tử vong hôm 8/5. Đây là trường hợp thứ 7 tại TP HCM chết vì bệnh tay chân miệng, kể từ đầu năm.

Bệnh nhi bị biến chứng tay chân miệng điều trị tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: Thiên Chương.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bệnh đã trở nặng với những biến chứng thần kinh. Diễn tiến sức khỏe bé ngày càng yếu dần dù đã được cấp cứu tích cực.

Theo đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng quận 4, bé không có biểu hiện bệnh một cách rõ ràng nên người nhà không cho nhập viện sớm. Trước đó, bé không có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh.

Tại TP HCM, từ đầu năm đến nay đã có hơn 1.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Bệnh tăng đột biến từ tháng 4 và đang tiếp tục dâng cao. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm, trong hai loại virus gây bệnh thì loại có độc tính cao đang lấn át khiến trẻ mắc bệnh thường bị biến chứng thần kinh.

Chiều 9/5, tại khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, có gần 100 trẻ sống tại TP HCM và các tỉnh lân cận đang điều trị vì tay chân miệng. Hơn 20 trẻ nguy kịch bởi biến chứng thần kinh phải cấp cứu.

Số trẻ nằm viện điều trị tay chân miệng ở khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng hơn 80 trường hợp. Trong đó gần 10% bé bị biến chứng thần kinh.

Cảnh báo tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho hay, khó khăn lớn nhất đối với bệnh tay chân miệng là chưa có văcxin phòng bệnh, đồng thời phụ huynh không thấy được mầm bệnh để đề phòng như sốt xuất huyết.

Theo ông Thọ, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng đường tay – miệng. Cho nên biện pháp duy nhất để phòng bệnh là thường xuyên dùng dung dịch Cholamine B để rửa sạch những vật dụng mà trẻ hay cầm nắm và thường xuyên rửa tay cho trẻ. Đối với phụ huynh, trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với bé thì nên rửa tay thật sạch.

Theo Cao Lâm / VnExpress

Chấn thương mắt có mủ, dễ gây mù

Bs.Vũ Anh Lê, trưởng khoa Chấn thương - BV Mắt TP.HCM, cảnh báo theo thống kê năm 2006, dù chỉ 2% của khoảng 1.500 ca chấn thương mắt xuất hiện mủ trong mắt, nhưng nếu bệnh nhân không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù loà, nhiều trường hợp phải múc bỏ mắt.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Mắt bị chấn thương đột nhiên sưng đỏ, chảy nước mắt, nhìn mờ... phải đến khám các bệnh viện chuyên khoa mắt. Bạn có thể đã bị viêm mủ trong mắt. Ảnh: BS. Anh Lê

Hầu hết các trường hợp có mủ trong mắt do bệnh nhân đến trễ hoặc tự điều trị sau các chấn thương liên quan đến mắt.

Nguyên nhân

Mắt xuất hiện mủ (hay gọi là viêm mủ nội nhãn) thường xảy ra sau một chấn thương xuyên thủng nhãn cầu do cọng kẽm, dây chì, cành cây, mảnh gỗ... Hoặc dị vật nằm trong mắt như sắt, đá, bùn,... đều có thể gây nhiễm trùng làm viêm mủ trong mắt. Mắt bị viêm mủ thường đau nhức dữ dội, nhìn mờ.

Mắt bị chấn thương sưng đỏ, chảy nước mắt, đau nhức, nhìm mờ do giác mạc (tròng đen) phù nề, pha lê thể (một chất lỏng giống như lòng trắng trứng trong mắt) có thể bị vẩn đục mủ do viêm...

Thời gian xảy ra viêm mủ nội nhãn có thể xuất hiện vài giờ, vài ngày sau khi mắt chấn thương hoặc chậm hơn tuỳ theo tính chất hoặc độc tính của vi trùng, vi nâm gây bệnh.

Sau chấn thương, vi trùng hoặc vi nấm sống trong nước, đất, không khí, cỏ cây, thậm chí thuốc trừ sâu, có thể bám trên những đồ vật dụng cụ đi vào mắt qua vết thương, gây nhiễm trùng mắt.

Loại vi trùng có độc tính cao như trực trùng mủ xanh... có thể làm mủ toàn bộ mắt và huỷ hoại mắt trong vòng từ 24 - 48 giờ. Trong khi đó, viêm mủ nội nhãn do vi nấm thường tiến triển chậm hơn, nhưng việc điều trị đòi hỏi rất lâu dài.

Phòng ngừa

Phòng ngừa viêm mủ nội nhãn sau chấn thương phải được bắt đầu từ việc phòng ngừa tất cả tác nhân có thể gây chấn thương xuyên mắt với sự hỗ trợ của các phương tiện bảo hộ mắt.

Khi mắt bị chấn thương, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt ngay để được khám và điều trị kịp thời. Người bệnh không được ở nhà tự nhỏ thuốc thuốc, hay đắp thuốc lên mắt....

Mắt chấn thương đột nhiên sưng đỏ, nhức, nhìn mờ, chảy nước mắt,.. là triệu chứng của tình trạng viêm mủ nội nhãn. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bảo tồn được thị lực và giữ được mắt.

Đối với bệnh viêm mủ nội nhãn, việc điều trị phải được tiến hành sớm, theo dõi liên tục và lâu dài cho đến khi ổn định. Thời gian thường kéo dài 2,3 tháng để tránh nguy cơ tái phát.

Hương Cát (VietNamNet)

Dùng thuốc có độc tính lâu dài dễ gây suy thận

Theo thông tin được đưa ra tại Hội nghị Điều trị suy thận mãn do Hội Thận học Hà Nội vừa tổ chức, cả nước hiện có khoảng gần 6 triệu người bị suy thận mạn tính. Trong đó chỉ có 10% bệnh nhân suy thận mãn giai đoạn cuối được lọc máu, 90% còn lại tử vong.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Điều trị lọc máu cho bệnh nhân suy thận

Các chuyên gia cho biết, đa phần bệnh nhân suy thận được phát hiện muộn do triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là: người sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần. Những bệnh nhân bị đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus ban đỏ, thận bẩm sinh, suy tim… có nguy cơ bị suy thận cao hơn người bình thường. Đặc biệt, những người có tiền sử dùng thuốc lâu dài, gây độc tính cao với thận cũng dẫn đến suy thận.      

Nguyễn Phan

(ANTĐ)

Giấy ăn càng trắng, càng độc

Theo các chuyên gia, sau khi nghiên cứu đã phát hiện ra trong giấy ăn có chứa chất độc hại policlobiphenyl (PCBs). Dù ở mức hàm lượng rất thấp nhưng các chất này có khả năng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ.

Có thể gây ung thư

Theo các chuyên gia nghiên cứu khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong giấy nói chung và giấy ăn nói riêng thường có chứa các chất cơ clo, trong đó có cả các chất độc hại như  policlobiphenyl.

TS Vũ Quốc Bảo, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp giấy và Xenlulô cho hay, vẫn chưa có công nghệ thay thế để không sử dụng clo, nhưng tùy theo công nghệ có thể sử dụng ít hoặc nhiều. Chỉ còn cách không sử dụng giấy ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại giấy công bố chất lượng đảm bảo an toàn.

Trước đây các chất này có nhiều trong dầu biến thế, trong tụ điện. Chúng được biết đến như là một loại các hợp chất cơ clo bền có độc tính cao như dioxin.

Policlobiphenyl tự sản sinh ra trong quá trình sản xuất giấy ăn. Khi nấu và  tẩy trắng giấy đòi hỏi nhà sản xuất phải sử dụng các chất clo. Các phân tử chất thơm và phenol có trong quá trình sản xuất giấy bị clo hóa tạo ra các chất policlobiphenyl. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ mà mỗi loại giấy sẽ có mức nồng độ các chất policlobiphenyl khác nhau. Nhưng có một đặc điểm chung là giấy càng được tẩy trắng càng có nhiều chất này. Bởi lẽ để có giấy càng trắng thì càng cần lượng clo nhiều, từ đó phản ứng tạo ra các chất policlobiphenyl từ các chất thơm và phenol với clo càng nhiều.

PGS.TS Đỗ Quang Huy, khoa Môi  trường (Đại học Khoa học Tự nhiên), người nghiên cứu về chất độc này trong giấy cho biết, hàm lượng chất độc policlobiphenyl trong giấy là rất thấp, chỉ nhỏ hơn vài micro gam/kg giấy đã được tẩy trắng. Dù hàm lượng thấp nhưng có chất này vẫn có thể gây ung thư, đẻ quái thai và các bệnh tật nguy hiểm khác.

Theo PGS.TS Lưu Đức Hải, trưởng khoa Môi trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, giấy ăn không chỉ có chất độc tương tự chất dioxin mà còn có thể có nhiều chất khác.

'Tẩy trắng bằng clo vẫn là phương pháp tối ưu, rẻ tiền nhất. Một tờ giấy trắng gồm có rất nhiều chất như xenlulo, nhựa thông, keo, hóa chất như sút, khoáng chất công nghiệp như cao lanh... Hay các chất vòng còn tồn tại trong quá trình sản xuất tinh bột của giấy, trong đó có chất PCBs'.

Chưa có cơ quan nào kiểm soát chất polyclobiphenyl trong giấy ăn

PGS.TS Huy phân tích, việc người dân có thói quen sử dụng giấy ăn chưa  được kiểm soát độc chất để lau tay, miệng hay thậm chí lau chùi bát đũa trước khi ăn uống sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại chất này. Vì thế, các loại giấy 'tạp nham' được bán cho các nhà hàng, vỉa hè theo cân, gói cần phải được kiểm soát độc chất. 'Các loại giấy này được sản xuất theo cách tận dụng lại giấy cũ, dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl. Vì thế, việc dùng lại giấy cũ và với kỹ thuật sản xuất gia công giấy lạc hậu như hiện nay sẽ cho các sản phẩm giấy không hợp vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ gây độc.

Hiện nay, vẫn chưa có tổ chức hay nhà máy nào có kiểm soát polyclobiphenyl trong quá trình sản xuất giấy và sản phẩm giấy. Các chuyên gia khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên vẫn đang trong quá trình nghiên cứu vấn đề này.

Theo các chuyên gia, để hạn chế nhiễm độc chất này, trước hết cần thay đổi ý thức của người dân trong việc sử dụng giấy ăn và không nên dùng loại giấy tái chế, kém chất lượng trong vệ sinh các đồ vật dùng trong ăn uống.

Hạn chế ở mức tối đa hoặc không sử dụng giấy ăn lau chùi bát đĩa, lau miệng, hay gói thức ăn. Nên dùng khăn ăn thay thế cho giấy. Bát đũa nên rửa sạch, phơi khô trước khi ăn. Giấy vệ sinh nên mua các loại giấy mịn, chất lượng cao và đã được kiểm

(theo Bee.net.vn)

Cảnh báo dược liệu phòng kỷ gây ung thư, suy thận

Vụ Y dược cổ truyền, bộ Y tế vừa có hai công văn khẩn gửi sở y tế các địa phương, các viện kiểm nghiệm thuốc và các bệnh viện y dược cổ truyền yêu cầu tăng cường lấy mẫu kiểm tra, niêm phong số mẫu hiện có và tạm ngừng nhập vào bệnh viện mẫu dược liệu mang tên phòng kỷ (tên khoa học Radix Stephaniae Tetrandrae).

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=117985

Theo đó, các sở y tế phải chỉ đạo ngay các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tạm ngừng sử dụng dược liệu này, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, tiến hành lấy mẫu, niêm phong toàn bộ các dược liệu mang tên phòng kỷ như: quảng phòng kỷ, hán trung phòng kỷ, rễ gió, mộc hương nam; một số vị thuốc mang tên mộc thông như mộc thông mã đậu linh; các dược liệu chi Asarum thuộc họ mộc hương Aristolochiaceae... Các trung tâm kiểm nghiệm dược – mỹ phẩm phải tiến hành kiểm nghiệm các axit aristolochic trong các mẫu dược liệu kể trên. Nếu phát hiện có axit aristolochic, phải tiêu huỷ toàn bộ số mẫu đã niêm phong theo quy định. Các bệnh viện y học cổ truyền đã được yêu cầu tạm ngưng sử dụng và nhập các dược liệu trên, phải lấy mẫu và niêm phong các dược liệu còn lại để gửi kiểm nghiệm axit aristolochic.

Theo PGS.TS Trịnh Văn Lẩu, viện trưởng viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, axit aristolochic gồm hai loại axit aristolochic 1 và axit aristolochic 2, đều có độc tính cao, trong đó axit aristolochic 1 độc tính cao hơn. Các chất này đã được y văn kết luận có nguy cơ cao gây ung thư hoặc làm suy thận. Kết quả kiểm nghiệm của viện với 21 mẫu phòng kỷ đang lưu hành trên thị trường cho thấy hàm lượng axit aristolochic 1 dao động từ 0,001 – 1,363 mg/g.

Lê Hương

(SGTT)

Sán lá phổi dễ bị nhầm với lao

Ăn cua, ốc nấu chưa chín dễ bị nhiễm bệnh sán lá phổi, nhất là loại cua sống ở vùng suối miền núi phía Bắc nước ta

Khi mắc sán lá phổi, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là ho kéo dài, từng đợt; ho ra máu, thường ho nhiều vào sáng sớm hoặc tràn dịch màng phổi. Nếu sán cư trú ở não thì thường có cơn động kinh, ở gan thì gây áp-xe gan.

Mắc bệnh do ăn phải ấu trùng

Do các triệu chứng lâm sàng rất giống với bệnh lao nên người bệnh thường đi khám chuyên khoa lao trước khi đến với chuyên khoa ký sinh trùng. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân sán lá phổi đều được chẩn đoán là lao và điều trị thuốc lao hằng năm, thậm chí hàng chục năm và có bệnh nhân ở thị xã Hà Giang bị ho ra máu và được chẩn đoán và điều trị lao trong suốt 30 năm.

Khoảng 500 bệnh nhân sán lá phổi chúng tôi đã gặp tại 10 tỉnh miền núi phía Bắc đều được cơ sở y tế các cấp từ tuyến xã đến Trung ương chẩn đoán là lao. Một số trường hợp chẩn đoán nhầm u phổi, xử lý cắt thùy phổi thì hậu quả còn nặng nề hơn, trong khi đó nếu là sán lá phổi thì không cần phẫu thuật.

Một bệnh nhi ở Tuyên Quang mổ cắt thùy phổi có 2 sán lá phổi

Bệnh sán lá phổi không lây trực tiếp từ người này sang người khác như lao. Bệnh này là do ăn phải ấu trùng sán lá phổi trong cua hay tôm, chủ yếu là cua đá (cua suối). Tuy nhiên, sán không chỉ có ở phổi mà nhiều bộ phận khác cũng có thể có sán ký sinh như phúc mạc, gan, tinh hoàn, não...  

Cần chẩn đoán chính xác

Muốn chẩn đoán xác định sán lá phổi cần xét nghiệm đờm, dịch màng phổi hoặc phân tìm trứng sán. Một điều khó khăn tương tự như với lao, đó là tỉ lệ tìm thấy trứng sán lá phổi trong đờm chỉ đạt 30%-40% số bệnh nhân bị sán lá phổi.   Nhưng thuận lợi hơn là liệu trình điều trị sán lá phổi chỉ 2 ngày, trong khi liệu trình điều trị lao tới 3-6 tháng và thuốc lao có độc tính cao hơn nhiều so với thuốc sán lá phổi.

Bệnh nhân đa số là trẻ em

Vấn đề ít ai để ý là sán lá phổi thường không gây sốt về chiều như lao và cơ thể ít suy sụp, trẻ vẫn chơi, đi học bình thường nhưng thỉnh thoảng ho ra ít máu sẫm màu lẫn đờm, đôi khi ho ra máu tươi. Bệnh nhân sán lá phổi đa số là trẻ em (71,7%). Bệnh nhân phát hiện sớm nhất là 1 tháng (tỉnh Hòa Bình), muộn nhất là 30 năm (tỉnh Hà Giang).

Người ta còn chẩn đoán dựa vào hình ảnh X-quang hoặc thử các phản ứng miễn dịch để vừa chẩn đoán vừa tiên lượng bệnh. Mặc dù vậy, với tổn thương ở phổi, nhiều kỹ thuật viên X-quang không phân biệt được giữa sán lá phổi và lao hay u.

Có bệnh nhân nữ 13 tuổi, ở Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình, tới một bệnh viện ở Hà Nội và được chẩn đoán u phổi, chỉ định mổ cắt lá phổi có u. bố bệnh nhi tìm gặp chúng tôi xin được tư vấn, chúng tôi xác định sán lá phổi và điều trị khỏi, thoát được cuộc phẫu thuật.

Tháng 6-2009, một bệnh nhi 8 tuổi ở tỉnh Tuyên Quang lại không được may mắn như vậy nên phải phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi chứa 2 con sán lá phổi trong khối u.

Trường hợp chỉ tràn dịch màng phổi mà không ho ra máu thì việc chẩn đoán có khó khăn hơn. Ví dụ bệnh nhân Tòng Văn Ph., ở xã Chiềng Bằng, huyện Thuận Châu - Sơn La, bị tràn dịch màng phổi, được chẩn đoán là lao và được điều trị lao kết hợp chọc dịch hằng tuần, mỗi lần chọc được hàng lít dịch, suốt 8 năm liên tục, làm cho lồng ngực biến dạng, méo mó. Khi được Bệnh viện Bạch Mai mời hội chẩn, chúng tôi đã xác định bệnh nhân bị sán lá phổi (có trứng sán trong dịch màng phổi) và điều trị khỏi sau 2 ngày.

Tại một xã miền núi vùng sâu tỉnh Yên Bái, trong cùng một tháng giữa năm 2001 có 2 cháu bé, 8 và 12 tuổi, tử vong do ho ra máu. Trong đó, một cháu đã từng đi bệnh viện lớn điều trị nhưng không khỏi và gia đình còn chị và em cùng có triệu chứng ho ra máu như vậy. Chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Yên Bái xác định nguyên nhân gây tử vong của các cháu này là bệnh sán lá phổi.   Đáng lưu ý, những bệnh nhân sán lá phổi được phát hiện hầu hết ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang...

Giấy ăn: Càng trắng, càng độc

Trong giấy ăn có chứa chất độc hại policlobiphenyl (PCBs), có khả năng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Có thể gây ung thư

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Môi trường – Trường Đại học khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong giấy nói chung và giấy ăn nói riêng thường có chứa các chất clo, trong đó có cả các chất độc hại như policlobiphenyl.

TS Vũ Quốc Bảo, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp giấy và xenlulô cho biết, vẫn chưa có công nghệ thay thế để không sử dụng clo, nhưng tùy theo công nghệ có thể sử dụng ít hoặc nhiều. Chỉ còn cách không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các loại giấy giấy ăn.

Trước đây các chất này có nhiều trong dầu biến thế, trong tụ điện. Chúng được biết đến như là một loại các hợp chất clo bền, có độc tính cao như dioxin.

Policlobiphenyl tự sản sinh ra trong quá trình sản xuất giấy ăn. Khi nấu và tẩy trắng giấy đòi hỏi nhà sản xuất phải sử dụng các chất clo. Các phân tử chất thơm và phenol có trong quá trình sản xuất giấy bị clo hóa tạo ra các chất policlobiphenyl.

Tùy thuộc vào quy trình công nghệ mà mỗi loại giấy sẽ có mức nồng độ các chất policlobiphenyl khác nhau. Nhưng có một đặc điểm chung là giấy càng được tẩy trắng càng có nhiều chất này. Để có giấy càng trắng thì càng cần lượng clo nhiều, từ đó phản ứng tạo ra các chất policlobiphenyl từ các chất thơm và phenol với clo càng nhiều.

PGS.TS Đỗ Quang Huy, Khoa môi  trường (Đại học khoa học tự nhiên), người nghiên cứu về chất độc này trong giấy cho biết, hàm lượng chất độc policlobiphenyl trong giấy là rất thấp, chỉ nhỏ hơn vài micro gam/kg giấy đã được tẩy trắng. Dù hàm lượng thấp nhưng chất này vẫn có thể gây ung thư, đẻ quái thai và các bệnh tật nguy hiểm khác.

Theo PGS.TS Lưu Đức Hải, Trưởng Khoa môi trường, giấy ăn không chỉ có chất độc tương tự chất dioxin mà còn có thể có nhiều chất khác. Hơn nữa, hiện chưa có cơ quan nào kiểm soát chất polyclobiphenyl trong giấy ăn.

Nên hạn chế dùng giấy ăn

PGS.TS Huy phân tích, việc người dân có thói quen sử dụng giấy ăn chưa  được kiểm soát độc chất để lau tay, miệng hay thậm chí lau chùi bát đũa trước khi ăn uống sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại chất này. Vì thế, các loại giấy 'tạp nham' được bán cho các nhà hàng, vỉa hè theo cân, gói cần phải được kiểm soát độc chất.

'Các loại giấy này được sản xuất theo cách tận dụng lại giấy cũ, dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl. Vì thế, việc dùng lại giấy cũ và với kỹ thuật sản xuất gia công giấy lạc hậu như hiện nay sẽ cho các sản phẩm giấy không hợp vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ gây độc.

Theo các chuyên gia, để hạn chế nhiễm độc chất này, trước hết cần thay đổi ý thức của người dân trong việc sử dụng giấy ăn và không nên dùng loại giấy tái chế, kém chất lượng trong vệ sinh các đồ vật dùng trong ăn uống.

Hạn chế ở mức tối đa hoặc không sử dụng giấy ăn lau chùi bát đĩa, lau miệng, hay gói thức ăn. Nên dùng khăn ăn thay thế cho giấy. Bát đũa nên rửa sạch, phơi khô trước khi ăn. Giấy vệ sinh nên mua các loại giấy mịn, chất lượng cao và đã được kiểm soát độc chất.

(GĐ&XH)

Tăng huyết áp có thể gây suy thận

Theo PGS-TS Phạm Văn Bùi – Tổng thư ký Hội Niệu thận học TP.HCM, Phó giám đốc BV Nguyễn Tri Phương, triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường như: sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần…

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do đái tháo đường (40%), tăng huyết áp (30%), viêm cầu thận (10%), ngoài ra còn do sỏi thận, lupus ban đỏ, thận bẩm sinh, suy tim và cũng có thể là hậu quả của việc dùng thuốc lâu dài gây độc tính cao với thận.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng sáu triệu người bị suy thận mạn (6,73% dân số). Suy thận mạn là hội chứng thận mất chức năng dần dần và ngày càng nặng. Quá trình suy thận diễn tiến kéo dài, âm ỉ, đến giai đoạn nặng nhất, bệnh nhân phải được chạy thận hoặc ghép thận.

Hiện nay, y học cổ truyền cũng có một vài chế phẩm nhằm hỗ trợ bệnh nhân suy thận ở các giai đoạn, ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn; kiểm soát triệu chứng của suy thận như sưng phù, mệt mỏi, tiểu ra máu, đồng thời hỗ trợ kiểm soát các bệnh gây ra suy thận như sỏi thận, tăng huyết áp, suy tim… Đó là những chế phẩm kết hợp các dược liệu thiên nhiên như dành dành, hoàng kỳ, linh chi đỏ…

PGS-TS Phạm Văn Bùi khuyến cáo, khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, chúng ta có thể yêu cầu kiểm tra hình ảnh học của thận để sớm phát hiện các dấu hiệu suy thận.

Hương Cát

(phunu)

Rau muống nhiễm chì cực cao: Ai quan tâm sức khoẻ người dân?

Béo phì trở thành bóng ma ám ảnh người dân đô thị và khiến họ nâng cao ý thức và thói quen dùng rau nhiều hơn, ăn ít tinh bột hơn trong cấu trúc khẩu phần ăn hàng ngày

 

Rau muống – một loại rau chủ yếu trồng thuỷ sinh – mà người dân TP.HCM có thói quen tiêu dùng khá lớn.

Chẳng những thói quen này được phản ánh từ ngày xưa trong ca dao về nỗi nhớ canh rau muống khi xa nhà, mà, theo phỏng vấn bỏ túi của SGTT, 70% những bà nội trợ độ tuổi 30-50 thường xuyên ăn rau muống, 3-4 lần trở lên trong tuần, vì cho rằng rau muống giàu sắt, canxi, vitamin A; có người còn cho rằng ăn rau còn làm láng da mặt. Chị Nguyễn Thị Đan Phượng, 25 tuổi, công nhân viên, ở Q.10, quả quyết: 'Ăn rau làm cho da mặt trở nên đẹp hơn'. Chị Phượng ăn rau mỗi ngày ba buổi, từ rau sống của quán bún bò đến rau sống bún riêu với khối lượng 300g/ngày.

Thế nhưng, món ăn 'gây nghiện' này lại vừa được đưa vào danh sách không an toàn qua một khảo sát mới đây.

Khảo sát này của nhóm cán bộ Phân viện Bảo hộ lao động TP.HCM thực hiện trên 25 mẫu rau ngẫu nhiên lấy trên thị trường và điểm trồng rau trên địa bàn TP.HCM. Kết quả cho thấy, hàm lượng chì trong rau thuỷ sinh vẫn là vấn đề đáng báo động. Khảo sát cho thấy, 16/25 mẫu rau, chủ yếu là rau thuỷ sinh như rau muống, được kiểm nghiệm có hàm lượng chì vượt quá mức cho phép từ 0,17 đến 1,32 mg/kg (khảo sát cũng nói đến rau nhút và rau om, nhưng các loại rau này đặc tính thuỷ sinh rất thấp, và tỷ lệ tiêu dùng càng thấp hơn).

Rau thuỷ sinh nhiễm chì chủ yếu do tác động từ nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp; nước thải bệnh viện; nước thải, rác sinh hoạt…

Yếu tố thứ hai của nhóm này đưa ra không đáng tin cậy: bảng khảo sát báo cáo thêm rằng, 'một số nông dân sử dụng xăng, dầu nhớt pha với thuốc bảo vệ thực vật loại rẻ tiền, độc tính cao để trừ sâu rầy', làm tăng tỷ lệ nhiễm chì cao. Thực ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc không sử dụng xăng không pha chì vào trước ngày 31.1.2001; ngoài ra dư lượng mùi hôi của xăng, dầu, trên sản phẩm liên quan đến bán hàng.

Hàm lượng nhiễm chì nói trên không đủ gây ra ngộ độc chì cấp tính, nhưng sử dụng thường xuyên nguồn rau muống 'giàu chì' này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt có thể gây suy gan, thận và ảnh hưởng đến thần kinh. Trẻ em bị ngộ độc mãn tính chì sẽ bị chậm phát triển trí não.

Hàm lượng chì trong thực phẩm, theo tiêu chuẩn xuất khẩu, là từ 0,2 – 0,3ppm/kg (ppm: phần triệu), tuỳ theo thị trường nhập khẩu – EU không quá 0,2ppm/kg, Bắc Mỹ không quá 0,3ppm/kg.

Theo BS Nguyễn Xuân Mai, viện phó Viện Y tế công cộng TP.HCM, thực phẩm nhiễm chì ở mức vượt ngưỡng quy định thì chỉ còn nước mang đi tiêu huỷ (chôn), không cách nào tái chế để loại bỏ chì.

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM, nhu cầu sử dụng rau quả tại TP.HCM vào khoảng 1.600 tấn/ngày, nhưng sản lượng rau sạch chỉ cung ứng 20-30%. TP.HCM hiện có 2.046 ha đất trồng rau sạch, trong số này 1.712ha được sở công nhận.

Hiện TP.HCM chỉ mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng rau quả của người dân khoảng 20-30%, còn 70-80% phải nhập từ các tỉnh lân cận. Rau muống thì chủ yếu nhập từ các tỉnh có tốc độ công nghiệp hoá cao lân cận, nhưng việc xử lý nước thải ở các tỉnh này vẫn chưa đạt yêu cầu.

Công bố 64% rau thuỷ sinh nhiễm chì với hàm lượng quá cao (hàng triệu lần) so với tiêu chuẩn cho phép đến nay vẫn chưa thấy có ý kiến bảo vệ người tiêu dùng của giới chức trách cũng như của các đại biểu HĐND, mặc dầu mức nguy hiểm theo báo cáo này đủ khiến các đại biểu quốc tế đặt vấn đề với cơ quan quản lý. Người dân cần biết khảo sát này có đáng tin cậy không để ra quyết định, tiếp tục ăn hay không ăn rau muống nữa. Nếu ăn thì ăn nguồn nào.

P.V (Theo SGTT)