Lưu trữ cho từ khóa: doanh nghiệp

Chóng mặt với giá xe tết… trên trời!

Trong khi giá vé xe tết của các doanh nghiệp hoạt động tại Bến xe Miền Đông có mức tăng cao nhất là 60% thì nhiều phòng vé bên ngoài hét giá cao đến 400% so với vé ngày thường.

Giá... trên trời!

Trong vai khách mua vé, PV Thanh Niên đến phòng vé xe khách chất lượng cao Hùng Mai (số 26 Bàu Cát 9, Q.Tân Bình, bán vé tuyến Đà Nẵng - TP.HCM). Một nam nhân viên ở đây cho biết ngày 28 tháng chạp đã hết vé xe giường nằm, chỉ còn vé ghế ngồi giá 720.000 đồng/vé (không bao cơm) hoặc 800.000 đồng/vé (bao gồm 2 bữa cơm). Hỏi giá vé xe giường nằm ngày 24 tháng chạp, nhân viên này báo 1,13 triệu đồng/vé (không bao cơm), nếu cộng tiền 2 bữa cơm dọc đường giá vé lên khoảng 1,2 triệu đồng.

Phòng vé xe Việt Thành Tourist (đường Hồng Lạc, P.11, Q.Tân Bình, xe chạy tuyến TP.HCM - Dung Quất, Bình Sơn, Quảng Ngãi và ngược lại), dù mở cửa, đặt bảng bán vé tết nhưng khi ghé vào chẳng thấy nhân viên nào ngoài một ông cụ đang cặm cụi lau nhà. Thấy khách đến, nhân viên ngồi trong quán cà phê gần đó chạy về cho biết: Ngày 28 tháng chạp hết vé, các ngày khác còn vé. Giá vé giường nằm ngày 27 tháng chạp là 1,4 triệu đồng/vé, ghế ngồi 900.000 đồng/vé. Còn tại phòng vé xe Đình Nhân (306A Hồng Lạc, Q.Tân Bình), một nữ nhân viên cho biết vé giường nằm về Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày 24 - 29 tháng  chạp: tầng trên 1,05 triệu đồng/vé, tầng dưới 1,1 triệu đồng/vé, ghế ngồi 800.000 đồng/vé (chưa bao gồm tiền ăn).

ve-xe-tet
Nhiều nơi trương bảng bán vé xe tết tại khu vực Q.Tân Bình, TP.HCM,
với giá vé cao chóng mặt - Ảnh: Vũ Việt Giang

Liên hệ phòng vé xe Chín Xong (P.10, Q.Tân Bình), hỏi mua vé TP.HCM - Quảng Nam ngày 28 tháng chạp, nam nhân viên báo giá 1,3 triệu đồng/vé giường nằm, ghế ngồi 750.000 đồng/vé (chưa bao gồm ăn uống). Tuy nhiên, cũng nam nhân viên này sau đó lại hạ giá còn 1,2 triệu đồng/vé giường nằm, 700.000 đồng/vé ghế ngồi. Gần đó, nhân viên phòng vé xe Ba Nga (88 Vườn Lan, chung cư Bàu Cát 2, P.10, Q.Tân Bình), cho biết giá vé ngày 28 tháng chạp là 1,05 triệu đồng/vé giường nằm, 750.000 đồng/vé ghế ngồi.

Cũng tại các phòng vé xe đã khảo sát ở trên, giá vé xe giường nằm hiện nay chỉ từ 350.000 - 420.000 đồng/vé. Nghĩa là mức tăng vé ngày tết đã lên tới 300 - 400%. Không chỉ vậy, giá gửi xe máy dịp tết cũng cao ngất ngưởng, chẳng thua gì vé người đi, từ 700.000 - 1.000.000 đồng/xe (tùy xe số hay xe tay ga). Nếu khách gửi xe từ ngày 22 tháng chạp trở về trước sẽ từ khoảng 600.000 - 650.000 đồng/xe. Ông Lê Hồng Việt, Phó chánh thanh tra Sở GTVT TP.HCM, cho biết lực lượng thanh tra của Sở chỉ có chức năng kiểm tra việc dừng đỗ đón khách. Còn kiểm tra giá vé có đúng với đăng ký hay không là thuộc về Thanh tra Sở Tài chính. Theo ông Việt, các điểm bán vé xe này hoạt động dưới hình thức phục vụ khách du lịch, nhưng thực chất là bán vé tuyến cố định, mà tuyến cố định thì không được tăng giá vé tết quá 60% so với vé ngày thường. Ông Thượng Thanh Hải, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Bến xe Miền Đông (BXMĐ) khuyến cáo: "Hành khách hãy cẩn trọng khi mua vé xe ở các điểm có trương bảng bán vé xe tết ở bên ngoài bến xe, có thể là những điểm bán vé giả mạo, họ bán vé giá rất cao, thu tiền xong rồi "rút dù" biến mất!".

Không lo thiếu xe, hết vé

Khảo sát tại BXMĐ sáng 8.1, PV Thanh Niên nhận thấy nhiều hãng xe dán thông báo hết vé của những ngày cao điểm tết như xe Thuận Thảo (thông báo vé đi Tuy Hòa, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế và Vinh từ ngày 20 - 29 tháng chạp đã hết); Cúc Tư (chạy Tuy Hòa, Sông Cầu,... thông báo hết vé những ngày từ 22 - 28 tháng chạp); Chín Nghĩa (chạy tuyến TP.HCM - Quảng Ngãi thông báo chỉ còn vé từ ngày 10 - 20, ngày 29 tháng chạp và từ mùng 1 - 3 tết); Bình Phương (chạy tuyến TP.HCM - Tuy Hòa hết vé từ ngày 20 – 28 tháng chạp).... Tuy nhiên, tại BXMĐ vẫn còn một số hãng xe chưa bán vé tết.

Một trong những hãng xe đang được hành khách mong đợi là Phương Trang, năm nào cũng lên kế hoạch bán vé tết muộn hơn nhiều hãng xe khác. Đến ngày 8.1, hãng xe này vẫn chưa có thông tin gì về thời điểm bán cũng như mức giá vé tết. Theo đại diện của hãng, phương thức bán vé tết năm nay là sẽ bán trực tiếp tại các phòng vé và chia thời gian bán vé theo từng tuyến để tránh xảy ra tình trạng lượng khách tập trung quá đông vào cùng một thời điểm.

Hãng xe Trung Nam thông báo bắt đầu bán vé tết tuyến TP.HCM - Hà Nội, Phan Rang, Thanh Hóa, Vinh,... từ ngày 12.1 (nhằm ngày 1 tháng chạp).Ông Thượng Thanh Hải cho biết, BXMĐ sẽ phục vụ đến hành khách cuối cùng, cho nên hành khách không lo thiếu xe, hết vé.

Việc một số DN hoạt động tại bến thông báo hết vé của những ngày cao điểm tết, chủ yếu là trên các tuyến từ TP.HCM đi Quảng Ngãi, Tuy Hòa,... nhưng trên cùng một tuyến có đến 5 - 7 DN hoạt động, nên hãng này hết vé thì hãng khác vẫn còn và “nếu các hãng đều hết vé thì bến xe đã có kế hoạch tăng cường xe vào phục vụ”.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu mua vé trước của hành khách, BXMĐ cũng sẽ mở các quầy bán vé xe tết kể từ ngày 12.1 - 5.2 (nhằm ngày mùng 1 - 25 tháng chạp) cho 13 tuyến đường đông khách từ TP.HCM về miền Trung và miền Bắc.

Không được tăng quá 60%

Về giá vé xe tết năm nay, cuộc họp ngày 29.11.2012 giữa BXMĐ với đại diện các DN vận tải đã thống nhất các mức phụ thu (tăng giá) là 20, 40 và 60%, tùy theo tuyến và thời điểm khởi hành. Ngoài ra, do đặc thù của từng DN kinh doanh vận tải hoạt động trên từng tuyến đường mà có thể xây dựng, kê khai, đăng ký với các cơ quan quản lý về giá cước và thời điểm bắt đầu và kết phụ thu sớm hơn thời gian dự kiến trên, nhưng không được vượt quá 60% giá cước áp dụng đối với ngày thường. DN đồng thời phải cung cấp hồ sơ kê khai giá cước đã thông qua cơ quan quản lý theo quy định, niêm yết giá cước trên quầy vé đúng quy định theo từng thời điểm phục vụ.

(Theo Thanhnien)

Mẹ đã dự định gì với khoản thưởng cuối năm?

Sau một năm làm việc với nhiều bận rộn, thời khắc cuối năm là lúc giới công sở nhộn nhịp hẳn lên với những khoản lương thưởng “hậu hĩnh”. Bên cạnh những kế hoạch chi tiêu, sắm sửa cho năm mới, nhiều phụ huynh quyết định đầu tư cho việc học của con cái để sau kỳ nghỉ Tết, các học sinh nhí vẫn theo kịp bài vở ở trường và trau dồi thêm kiến thức bên ngoài.

(Trung tâm Anh Ngữ ILA)

Tận hưởng niềm vui trên lớp mổi ngày tại ILA như ngày Tết

Sau buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1 cho con, chị Nguyễn Tuyết Mai (nhân viên kế toán – Quận Bình Thạnh) lo lắng vì điểm tiếng Anh của cô con gái Hoàng My ở trường không cao. Về ngữ pháp cháu có vẻ vững nhưng về phát âm thì chưa được chuẩn lắm, vẫn còn nhút nhát khi thực hành giao tiếp với các bạn. Nhân dịp lãnh thưởng Tết, chị quyết định đăng ký cho con một khoá học tiếng Anh để vào đầu học kỳ 2, Hoàng My sẽ theo kịp chương trình ở trường ngay.

Thông qua tìm hiểu từ các phụ huynh khác có con đang học tiếng Anh tại các trung tâm Anh ngữ, chị Tuyết Mai được biết học tại ILA, học viên được học hoàn toàn với giáo viên bản xứ có trình độ đại học và bằng cấp chuyên môn trong việc giảng dạy Anh ngữ như các chứng chỉ CELTYL, CELTA, DELTA (là các chứng nhận về năng lực giảng dạy tiếng Anh do đại học Cambridge cấp, có giá trị quốc tế). Bên cạnh đó tại ILA còn có đội ngũ trợ giảng đóng vai trò là cầu nối, cung cấp thông tin đến phụ huynh một cách nhanh chóng, chính xác về kết quả học tập của từng học viên. Với phụ huynh có quỹ thời gian hạn hẹp, đầu tư cho con học tiếng Anh tại ILA quả thật là một lựa chọn đúng đắn.

Bên cạnh đó, với mức học phí chỉ khoảng hơn 2 triệu đồng/tháng, các em học viên đã có thể học tập và rèn luyện tiếng Anh trong môi trường quốc tế với chất lượng đảm bảo tại trung tâm Anh ngữ ILA. Mỗi lớp bao gồm một giáo viên nước ngoài và giáo viên trợ giảng người Việt Nam. Lớp học chỉ có khoảng 14 đến 15 bé cùng độ tuổi với nhau. Tiết học được ILA thiết kế sinh động và hào hứng, các bé được học qua các trò chơi và hoạt động nhóm vui nhộn ngay tại lớp, cơ hội trải nghiệm những tiết học “vừa học – vừa chơi” rất bổ ích giúp các em thư giãn và dễ ghi nhớ kiến thức mới.

(Trung tâm Anh Ngữ ILA)

ILA – sự lựa chọn đúng đắn cho khoản thưởng cuối năm

Chị Trần Thị Nhung chia sẻ: “Bản thân tôi cũng đã từng theo học chương trình Anh ngữ dành cho người đi làm tại ILA một thời gian, sau đó tôi đã dễ dàng kiếm được việc làm ở một công ty nước ngoài khi chuyển công ty. Chính vì kinh nghiệm này mà tôi rất tự tin về quyết định của mình khi cho con theo học tại đây. Nhân dịp nhận được khoản thưởng Tết, tôi đăng ký luôn cho con theo học dài hạn tại ILA để cháu có thể học liên tục, không ngắt quãng, từ đó nhanh tiến bộ.”

ILA là một trong số rất ít các trung tâm Anh ngữ tại Việt Nam có được chứng nhận NEAS – Chứng nhận Đào tạo Tiếng Anh Quốc gia, là một tổ chức chuyên đánh giá các đơn vị giáo dục trên toàn thế giới, rất có uy tín công nhận. Ngoài ra, ILA còn nhận được nhiều bằng khen về chất lượng dạy và học của UBND thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hồ Chí Minh cũng như nhiều lần đoạt giải thưởng Rồng Vàng và Top 40 Awards do Thời báo Kinh tế Việt Nam trao tặng và giải thưởng Trusted brand do Mạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Enterprises) phối hợp với Tổ chức Chứng nhận quản lý chất lượng Vương quốc Anh (National Quality Assurance) tổ chức trao chứng nhận. Gần đây nhất là ILA đã trở thành Trung Tâm Bạch Kim của Cambridge ESOL duy nhất tại Việt Nam, cùng với 3 trung tâm Bạch Kim khác khác tại Đông Nam Á là Thái Lan, Malaysia, Indonesia. ILA từng được vinh dự nhận bằng khen do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh trao tặng về các thành tích cao đạt được trong các kỳ thi Cambridge ESOL của học viên ILA các năm 2007, 2008 và 2009. Vì vậy, nhiều phụ huynh đã quyết định sử dụng khoản thưởng Tết đầu tư cho con học tiếng Anh, và hoàn toàn yên tâm khi chọn ILA làm nơi gửi gắm con em mình.

Với sự tiếp cận chuyên nghiệp trong cách thức giảng dạy tiếng Anh, ILA từ lâu là một trong những đối tác quan trọng của Cambridge ESOL tại Việt Nam. Là đơn vị uy tín đã hoạt động ở Việt Nam 13 năm, ILA cũng chính là Trung tâm Anh ngữ hàng đầu với đội ngữ giáo viên và quản lý học vụ chuyên nghiệp lên đến hơn 250 người, 100% là người nước ngoài nói tiếng Anh bản ngữ có chứng chỉ CELTYL, CELTA, DELTA được cấp bởi Cambridge. Được học với giáo viên chuyên nghiệp, có phương pháp sư phạm, các học viên được đảm bảo hoàn toàn về chất lượng giảng dạy.

Đầu tư cho con theo học tại ILA bằng khoản thưởng Tết, bạn đã quyết định đúng đắn cho tương lai vững chắc hơn của con trẻ.

Để biết thêm thông tin về chương trình học, vui lòng liên hệ Trung tâm Anh Ngữ ILA gần nhất:

Hà Nội : (04) 2220 1666 hoặc (04) 3564 3165

Tp HCM : (08) 3521 8788 hoặc (08) 3929 0100

Bà Rịa Vũng Tàu : (064) 3572 347

Đà nẵng : (0511) 364 7444

Website: www.ilavietnam.com

 

Để bé vẫn ngủ ngon khi chuyển mùa

Những ngày giao mùa cuối năm, thời tiết ngày nắng đêm lạnh rất khó chịu. Theo các chuyên gia y tế, thời điểm này trẻ em là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh, trong đó bệnh về mũi là thường gặp nhất, khiến các bé luôn khó chịu và mất ngủ về đêm vì không thở được.

Ở các bệnh viện, dòng người nối nhau bồng bé trẻ đến điều trị bệnh liên quan đến tai, mũi, họng ngày một dài hơn. Đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, ho… là các bệnh vặt thường gặp khi thời tiết thay đổi, tuy nhiên lại có thể dẫn đến biến chứng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cần mặc ấm cho trẻ em khi rét tràn về để phòng bệnh sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)

Đến tham dự Lễ công bố kết quả khảo sát thị trường sản phẩm vệ sinh mũi mới đây tại Hà Nội, PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh – nguyên giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TW – đưa ra lời khuyên mọi người, nhất là với trẻ nhỏ là cần ăn uống đủ chất để nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng nhằm ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; và giữ nơi ở thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh gió lùa.

PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Mọi người cần chủ động vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước biển sâu để phòng bệnh (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)

Theo PGS. Ngọc Dinh, mùa lạnh cần mặc ấm nhất là khi ra khỏi nhà, thường xuyên xịt nước biển sâu để loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy, giúp thông thoáng, dễ thở và tạo cảm giác mát dịu. “Mọi người cần chủ động vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước biển sâu để phòng bệnh. Tôi vẫn thường khuyên bệnh nhân của mình rửa mũi 3 – 4 lần/ngày, thường sau khi ra đường về, trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy, để mũi luôn sạch và khỏe”, bà nhấn mạnh.

Kiểm tra chất lượng Xisat tại nhà máy ở Hưng Yên (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)

Nước biển sâu được sản xuất như thế nào để đảm bảo vô trùng và bảo vệ sức khỏe khoang mũi? Đoàn công tác của Bộ Y tế vừa có chuyến khảo sát đến tại nhà máy của tập đoàn dược phẩm Merap ở Hưng Yên, xem xét dây chuyền sản xuất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, quy trình kiểm soát chất lượng, hệ thống kho bãi… và chính thức công nhận Xisat là thiết bị y tế dùng phổ biến hàng ngày cho mọi người. Cho đến nay, Xisat cũng chính là nhãn hiệu đầu tiên trong ngành hàng dung dịch vệ sinh mũi sản xuất tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận chất lượng này.

Nước biển sâu Xisat được đánh giá là sản phẩm vệ sinh mũi được tin yêu nhất Việt Nam (Ảnh được cung cấp bởi Xisat)

Sở dĩ Nước biển sâu Xisat đạt được sự công nhận này là do các nghiên cứu lâm sàng cho thấy Xisat có có thành phần giàu nguyên tố vi lượng với 60 khoáng chất như đồng, kẽm, nhôm, mangan… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sổ mũi, nghẹt mũi và viêm xoang. Theo tài liệu nghiên cứu thủy văn, giếng khoan 82A – nguồn cung cấp nước để sản xuất Xisat – có những đặc điểm rất ưu việt với chiều sâu của mỏ nước từ 425m, được bảo vệ bởi tầng địa chất kém thấm và là nguồn nước hoàn toàn vô trùng ở Việt Nam.

Ảnh được cung cấp bởi Xisat

Chất lượng của Xisat đã thuyết phục hoàn toàn người tiêu dùng và họ đã “bỏ phiếu” trong cuộc khảo sát “Thị trường sản phẩm vệ sinh mũi tại Việt Nam” do công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Nielsen thực hiện. Theo kết quả khảo sát (Nielsen Omnibus tháng 3/2012), nước biển sâu Xisat của Merap Group hiện đang chiếm 80% thị phần Hà Nội và 96% thị phần TP.HCM. Trên 90% người tiêu dùng công nhận việc sử dụng nước biển sâu Xisat vệ sinh mũi hàng ngày giúp phòng tránh sổ mũi, nghẹt mũi do thời tiết thay đổi hoặc khói bụi ô nhiễm.

PGS. Ngọc Dinh cho rằng kết quả khảo sát này đã phản ánh sự tin yêu của người tiêu dùng Việt đối với sản phẩm của những doanh nghiệp đầu tư nghiêm túc để xây dựng nhà máy hiện đại, có hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, nguyên liệu sản xuất chất lượng cao… – những yếu tố giúp đảm bảo sự an toàn cao nhất cho người sử dụng.

 

 

Mong lắm giá trị truyền thống trong bánh Trung thu

Không ngừng sáng tạo và đem tới những sản phẩm “mới từ trong ra ngoài”, các hãng sản xuất bánh Trung thu đã phần nào làm thỏa lòng cả những khách hàng khó tính nhất. Tuy nhiên, chính sự đổi mới thiếu chọn lọc đã khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi xót xa trước sự vắng mặt ngày một nhiều của những chiếc bánh Trung thu đúng nghĩa.

“Sơn hào hải vị” trong bánh Trung thu

Mỗi dịp Trung thu cận kề, người tiêu dùng không khỏi háo hức “Bánh nướng, bánh dẻo năm nay có gì mới?” Thấu hiểu tâm lý đó, các hãng sản xuất đã không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm đem tới những sản phẩm chất lượng hơn cả về hương vị lẫn hình thức. Tuy nhiên, sự cách tân có phần “quá tay” của một số thương hiệu đã khiến nhiều người tiêu dùng không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến bánh Trung thu truyền thống đang dần “biến mất” trên thị trường.

“Nhiều dòng bánh Trung thu bây giờ hay sử dụng cua càng Hawaii, rượu Rhum, nấm Đông cô, bào ngư, hải sâm… để làm nhân. Vì thế, bánh không chỉ đắt tiền mà còn mất tính cổ truyền nữa. Đôi khi cầm hộp bánh trên tay mà thấy… xa lạ, như thể không phải Tết của dân tộc vậy,” chị Thu Trang (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ.

Giống chị Trang, anh Quốc Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ mong muốn bánh Trung thu dù đổi mới đến đâu cũng không mất đi sự dân dã của mình: “Một chút đậu xanh với trứng muối, thêm vị bùi bùi của nhân thập cẩm thôi đôi khi cũng đủ để Tết Trung thu trọn vẹn ý nghĩa rồi. Đâu cần ‘cao lương mĩ vị’ gì đâu. Dù thị trường rất nhiều dòng bánh mới cao cấp và có tên gọi ‘kêu tai’ nhưng tôi chưa từng mua chúng để ăn hay đem biếu, tặng,” anh Trung bày tỏ quan điểm của mình.

Hiện nay, không ít các hãng sản xuất bánh Trung thu đã đưa “sơn hài hải vị” vào nhân bánh của mình để phục vụ nhu cầu của một bộ phận khách hàng, đồng thời “chạy đua” với các hãng khác. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn mong lắm những chiếc bánh được sử dụng công nghệ nước ngoài nhưng vẫn không mất đi “chất” cổ truyền của Việt Nam

Bánh Trung thu Hữu Nghị 2012: Hiện đại mà vẫn cổ truyền

Không ngừng thay đổi nhằm đem tới những sự lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng trong mùa Trung thu 2012, Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị tung ra bốn loại nhân mới gồm: Nhân sâm, kỷ tử, vừng đen và bí đỏ. Các nguyên liệu này không chỉ tốt cho sức khỏe người dùng mà còn góp phần giữ vững tiêu chí của doanh nghiệp này trong nhiều năm qua: đổi mới nhưng không làm mất các giá trị truyền thống.

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

Trước “cơn bão” hiện đại hóa của thị trường bánh Trung thu, Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị luôn tiếp thu và sáng tạo một cách chọn lọc nhất để các sản phẩm của mình không khiến người tiêu dùng “xót xa” vì tiếc nuối những hương vị truyền thống. Chị Lan Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Tuy một số nhà sản xuất đang khiến bánh Trung thu mất đi những giá trị vốn có nhưng tôi vẫn rất vui vì nhiều loại bánh khác tuy hiện đại mà vẫn giữ được nét cổ truyền. Bánh Trung thu Hữu Nghị là một trong số đó.”

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

Vị ngọt mềm của bí đỏ, vị thơm bùi của vừng đen, hương thơm đặc trưng của hoa bưởi, lá chanh… những hương vị rất “Việt Nam” đó chính là món quà đặc biệt mà Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị muốn đem tới người tiêu dùng trong dịp Tết Trung thu 2012. Doanh nghiệp này cho biết, yếu tố hiện đại đã được khéo léo đan xen trong nhiều khâu khác như thiết kế mẫu mã hay sản xuất bánh bằng dây chuyền hiện đại.

(Ảnh do Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị cung cấp)

Với bốn nhà máy lớn tại Hà Nội, Hà Nam, Bình Định và Bình Dương cùng hàng chục dây chuyền nhập khẩu từ Đức, Nhật, Đài Loan, Italia, các sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị được sản xuất trên nền công nghệ hiện đại, hạn chế tối đa các khâu thủ công nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa, mẫu mã bánh được thiết kế tinh tế, sang trọng hơn với các họa tiết truyền thống như vầng trăng, hoa sen, đèn lồng quen thuộc. Nhờ đó, mỗi sản phẩm của Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị luôn là sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố ngon miệng, đẹp mắt, truyền thống và hiện đại.

Liên hệ đặt hàng:

Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị

Phòng bán hàng miền Bắc:

Tel: 04.36642431/2/3
Fax: 04.36642426

Phòng bán hàng miền Trung:

Tel: 056.3546915
Fax: 056.3546915

Phòng bán hàng miền Nam:

Tel: 08.37407658
Fax: 08.37407659

Giá điện tăng ‘nhầm thời điểm’, doanh nghiệp thêm suy kiệt

Hàng tồn kho chưa giải phóng được, sản xuất đình đốn, chi phí lãi vay vẫn cao, nhiều doanh nghiệp lo sợ cú sốc tăng giá điện sẽ giáng thêm đòn đau trong lúc họ đang hấp hối và càng dễ "chết" hơn.

Giá điện, xăng dầu hiện chiếm khoảng 30% trong cơ cấu giá thành sản xuất của ngành xi măng. Vì vậy, theo ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam một trong hai nguyên liệu đầu vào này biến động sẽ khiến doanh nghiệp điêu đứng. Ngành xi măng đang "sống dở chết dở", tồn kho lên tới 2 triệu tấn. Từ đầu năm đến nay, thị trường bất động sản trầm lắng khiến các ngành vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng cũng ì ạch khó sống nên việc tăng giá điện chẳng khác nào để doanh nghiệp dễ chết hơn.

Hiệp hội Xi măng cho hay, 5 tháng đầu năm, sản xuất xi măng đạt khoảng 19 triệu tấn, giảm 16,8% so với cùng kỳ, tiêu thụ cũng giảm 7,8%. Mặc dù giá bán danh nghĩa không giảm nhưng thực chất ngành đã phải hạ tới 10% dưới hình thức chiết khấu để kích cầu nên không còn lãi.

Khẳng định doanh nghiệp sẽ còn khó khăn gấp bội lần nhưng lãnh đạo Hiệp hôi Xi măng không muốn bình luận nhiều vì bản thân ông đã nhiều lần đề xuất chưa nên tăng giá điện nhưng "không ăn thua".

Giá điện tăng 'nhầm thời điểm', doanh nghiệp thêm suy kiệt
Từ 1/7, giá điện bán lẻ bình quân tăng 5%. Ảnh: Hoàng Lan.

Chung tâm trạng trên, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép cho biết, giá điện chiếm khoảng 6% cơ cấu giá thành phôi thép, còn các thép thành phẩm khác chiếm gần 10%. Trung bình 1 tấn thép cần khoảng 600 kWh điện. Với mức giá tăng cho sản xuất cao nhất lên tới 281 đồng thì ngành thép sẽ bị đội giá lên tới hơn 168.000 đồng cho một tấn.

Cho rằng mức tăng 5% là chấp nhận được song lãnh đạo Hiệp hội Thép thẳng thắn, “nhà đèn” tăng giá thời điểm này chẳng khác nào "giáng đòn vào doanh nghiệp".

Doanh nghiệp sản xuất giấy cũng chung một nỗi lo khi điện tăng giá. Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Giấy Sài Gòn, cho rằng, giá điện tăng vào thời điểm này là bất hợp lý. Theo ông, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm trong tháng 6 thực chất không phải do giá giảm hay năng suất sản xuất của doanh nghiệp tăng lên mà do hàng tồn kho quá nhiều, sức mua suy yếu.

Với mức giá điện cũ, bình quân mỗi tháng công ty ông phải trả khoảng 5 tỷ đồng tiền điện. Giờ giá điện tăng thêm 5%, hằng tháng công ty phải trả thêm hơn 250 triệu đồng, chi phí quá lớn trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn hiện nay.

“Giá điện tăng kéo hàng loạt chi phí khác lên theo nên chúng tôi sẽ phải ngậm đăng nuốt cay xác định tự bù lỗ trong thời gian tới để cầm cự qua ngày”, ông chua chát nói.

Giá xăng vừa giảm, doanh nghiệp chưa kịp mừng thì giá điện lại tăng. Ông Hà Xuân Anh, Chủ tịch Công ty may Sơn Việt chia sẻ, doanh nghiệp có hàng trăm máy may công nghiệp và các máy hơi dùng để vận hành cho dây chuyền sản xuất. Ước tính mỗi tháng phái mất đến 40-50 triệu đồng tiền điện, tăng 5%, một tháng phải bỏ thêm 2-2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, điều quan trọng là giá điện ảnh hưởng đến đầu vào. "Cứ đầu vào tăng 1 đồng, chắc chắc giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng có thể tăng 2-3 đồng", anh Xuân Anh ví dụ.

Những doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị trong ngành dịch vụ như siêu thị, điện máy cũng lo không kém khi kinh doanh đang ế ẩm mà chi phí đầu lại đội lên. Với các quán cà phê chiếu phim khi phải xài điện từ sáng đến tối thì việc nhà đèn lên giá là một khó khăn không nhỏ. Quán cà phê phim 3D ở chung cư Bàu Cát, quận Tân Bình có 3 phòng chiếu lớn, một sảnh ngoài, sử dụng nhiều màn hình lẫn hệ thống âm thanh thì tiền điện một tháng phải đến 20 triệu đồng. "Tăng 5% tức là thêm khoảng 1 triệu mỗi tháng, điện thì không xài không được, coi như tháng này chưa làm gì đã phải gánh 1 triệu đồng", ông Đỗ Hồng Phúc, chủ quán cà phê 3D than thở.

Giá điện tăng 'nhầm thời điểm', doanh nghiệp thêm suy kiệt
Việc tăng giá điện ảnh hưởng không nhỏ tới các siêu thị. Ảnh: Hoàng Lan.

Ông Lê Quang Vũ, Tổng giám đốc Media Mart cho biết, mỗi tháng, chi phí sử dụng điện của đơn vị này trên toàn hệ thống khoảng 500 triệu đồng. Khi giá điện tăng 5%, công ty sẽ phải đầu tư thêm 25 triệu đồng. Con số không phải quá lớn nhưng đặt trong bối cảnh cầu giảm thì doanh nghiệp gặp không ít khó khăn vì hệ thống chiếu sáng, quầy hàng, demo hình ảnh tivi, âm thanh cũng như việc chạy thử sản phẩm đều cần tiêu thụ điện để thu hút khách hàng.

Tại hệ thống siêu thị điện máy - máy tính Trần Anh, điện năng tốn khoảng 5% tổng chi phí đầu tư hằng tháng. Điều bà Đỗ Thị Thu Hường, Phó tổng giám đốc, phụ trách vấn đề tài chính của Trần Anh Computer lo lắng nhất tâm lý mua sắm của người tiêu dùng. Bởi khi tiền điện góp phần đẩy chi phí sản xuất tăng cao, hàng hóa đắt đỏ thì khách hàng cũng không còn hào hứng đi mua sắm nữa.

Tuy nhiên, cả 2 siêu thị trên đều cam kết không tăng giá sản phẩm, thay vào đó là kế hoạch tiết kiệm điện. Tương tự, ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Big C Thăng Long cho biết, mỗi tháng, riêng tiền điện đã tốn đến 30% tổng chi phí dịch vụ thuê ngoài. Việc tăng giá điện mỗi lần ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh nên đơn vị này thường xuyên phải xây dựng các chương trình tiết kiệm điện. “Điều đó vừa để có vốn tái đầu tư, phát triển bền vững, vừa để bảo vệ môi trường”, ông cho biết.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, điện tăng 5% là “cơn sóng nhỏ”, nhưng mới đây nước cũng lên 50%, chi phí sản xuất, dịch vụ đều đẩy bị giá khiến người kinh doanh gặp “cơn sóng lớn”. Điều này là bất hợp lý trong bối cảnh thiểu phát và sức mua chậm như hiện nay. Ông Phú cho biết, theo ước tính, các siêu thị lớn tốn tới vài trăm triệu đồng mỗi tháng, đơn vị kinh doanh nhỏ cũng đầu tư không dưới vài chục triệu đồng tiền điện.

“Giá điện tăng tác động trực tiếp, gián tiếp đến nhiều lĩnh vực, nền kinh tế theo đó mà đã khó càng khó hơn. Tôi kiến nghị cần minh bạch giá điện, đợt tăng này là vô lý, nếu giữ độc quyền sẽ thiệt thòi cho cả người kinh doanh và tiêu dùng”, ông Phú nói.

Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM cũng cho biết, động thái tăng giá điện này, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều điện năng trong hiệp hội đều phản ứng mạnh. Bởi hiện nay, hàng loạt chi phí đầu vào đối với họ quá cao như lãi suất vay vốn ngân hàng, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vận chuyển... khiến doanh nghiệp phải rơi vào tình trạng khốn đốn suốt thời gian dài.

Nay giá điện tăng lên sẽ giáng thêm một đòn mạnh vào việc điều tiết giá cả của doanh nghiệp. “Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp sản xuất trong nước không chỉ mất lợi thế cạnh tranh về giá ở ngay chính thị trường nội địa, mà còn có nguy cơ mất hẳn thị trường ở nước ngoài. Nguy hiểm hơn, là việc này còn khiến doanh nghiệp rơi vào tâm lý hoang mang, mất sức chiến đấu. Bởi càng làm chỉ càng lỗ”, ông Hưng lo lắng.

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội, thay vì tăng giá điện trong bối cảnh khó khăn này, bản thân ngành điện nên hạn chế tối đa sự hao hụt trong quá trình truyền tải điện, tiết giảm tối đa chi phí trong quá trình điều hành (lương cán bộ ngành điện hiện nay vẫn thuộc top cao dù ngành này làm ăn thua lỗ)…

Trong khi đó, ông Trần Hữu Huỳnh, Phó tổng thư ký VCCI cho rằng, việc giảm giá xăng liên tiếp vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp chưa kịp mừng thì đã hoang mang vì giá điện tăng 5% từ 1/7. Đây là 2 mặt hàng mà hầu hết đơn vị kinh doanh nào cũng phải sử dụng.

"Giá điện tăng ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh đã đành. Nhưng chỉ tác động đến những đơn vị còn 'sống' - tức là còn hoạt động, sản xuất. Thực tế, nhiều công ty hiện nay 'đắp chiếu' vì không có vốn, không tiếp cận được vốn hợp lý. Phải khơi thông nguồn vốn, đưa doanh nghiệp trở lại sản xuất thì mới tính tiếp đến những yếu tố khác”, ông Huỳnh cho biết.

Kể từ 1/7, giá bán lẻ điện sinh hoạt, kinh doanh và sản xuất đồng loạt tăng bình quân 5%. Trong đó, giá điện kinh doanh ở hạng mục đắt nhất sẽ là 3.539 đồng/kWh, tăng 170 đồng. Tăng nhiều nhất là điện cho sản xuất, với mức cao nhất áp dụng từ 1/7 sẽ là 2.306 đồng, tăng 281 đồng.

(Theo Vnexpress)