Lưu trữ cho từ khóa: Ðiều trị bệnh trĩ

Phát hiện và điều trị kịp thời bệnh trĩ

Cho em hỏi, cách đây khoảng 2 năm về trước em ít ăn rau nên khoảng 4-6 ngày mới đi đại tiện một lần, còn từ khoảng 2 năm trở lại đây thì thường là mỗi ngày hoặc là 2 ngày. Nhưng ở thành hậu môn của em sao có khoảng 1 múi nó to lên khoảng gần bằng hạt gạo, đụng mới đầu hơi đau sau thì không,xin cho em hỏi em bị bệnh gì vậy?(Mai Hồng Nữ)

Trả lời:

Theo như  em mô tả, có thể em đang bị bệnh trĩ. Vậy bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch lan rộng lên thành của trực tràng và các mô vùng cửa hậu môn. Những tĩnh mạch này bị sưng và giãn ra ở phía trong hậu môn (bệnh trĩ trong) hoặc xung quanh bề mặt ngoài của hậu môn (bệnh trĩ ngoài). Bệnh trĩ trong thường gây chảy máu sau khi đi đại tiện.

Nguyên nhân gây bệnh:

- Mệt mỏi và căng thẳng khi đi đại tiện gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng ruột và hậu môn

- Khó khăn trong việc đại tiện, bị táo bón thường xuyên

- Bị bệnh tiêu chảy

- Đang trong thời gian mang bầu

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là cảm giác ngứa, nóng rát, đau và có thể bị sưng vùng hậu môn. Bệnh càng nặng nếu thường xuyên bị táo bón.

Một số cách giúp giảm bệnh trĩ (chỉ có tính chất tham khảo):

1. Thoa chất gel trong thân cây lô hội trực tiếp lên vùng hậu môn sẽ giúp làm giảm đau và làm dịu cảm giác nóng rát.

2. Ngâm 3 – 4 quả sung trong cốc nước rồi để qua đêm và uống cốc nước này khi chưa ăn gì vào sáng hôm sau.

3. Nghiền nhỏ hỗn hợp 1 thìa hạt thìa là đen đã rang với 1 thìa hạt thìa là đen chưa rang. Cho 1/2 thìa hỗn hợp này vào 1 cốc nước uống 1 lần mỗi ngày, đây là cách trị bệnh trĩ rất hiệu quả.

4. Hạt xoài phơi khô (không phơi trực tiếp dưới ánh nắng) rồi nghiền nhỏ, trộn 1,5 – 2gr bột hạt xoài với mật ong hoặc ăn bột xoài không 2 lần/ngày.

5. Bột củ cải trắng cũng rất tốt cho những người bị trĩ. Trộn 100mg bột củ cải trắng với 1 thìa mật ong chia thành 2 lần mỗi ngày.

Dùng từ 60 – 90mg nước ép củ cải trắng cho thêm chút muối để uống vào buổi sáng và tối cũng trị bệnh trĩ rất tốt.

6. Uống 1 cốc sữa nóng pha thêm bột chuối nhão; 3 lần/ngày.

7. Dùng hỗn hợp 1 thìa nước chanh, 1 thìa nước ép lá bạc hà và 1 thìa mật ong; uống 3 lần/ngày

8. Uống 1 thìa nước ép lá cây rau mùi cho thêm ít đường, 3 lần/ngày.

9. Trộn bột hạt thìa là với nước thành hỗn hợp bột nhão và bôi lên vùng hậu môn giúp giảm đau trĩ hiệu quả.

Tuy nhiên đối với trường hợp của em, chúng tôi khuyên em nên đi khám ngay. Để khám và điều trị bệnh trĩ, em cần liên hệ với khoa ngoại của các bệnh viện đa khoa hoặc các Trung tâm Y tế quận, huyện. Thời gian điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, nhưng phát hiện và điều trị càng sớm thì bệnh càng mau khỏi.

Ngoài ra, đối với bệnh trĩ, phương pháp điều trị chủ yếu là điều chỉnh chế độ ăn uống, có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh táo bón, tránh làm việc nặng và tránh ngồi nhiều hoặc đứng lâu. Chỉ khoảng 10-15% bệnh nhân mắc bệnh trĩ cần được điều trị thật sự, trong đó 5-10% trường hợp cần phải phẫu thuật.

Theo VnMedia

Bệnh trĩ: Dễ mắc khi ngồi máy tính nhiều

Trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, bệnh trĩ đang bị trẻ hóa dần do ảnh hưởng của việc ngồi nhiều bên máy tính của giới trẻ.

Bệnh trĩ  là gì?

Bệnh Trĩ còn gọi là bệnh lòi dom được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.

Vì sao ngồi máy tính nhiều dễ mắc bệnh trĩ?

Hiện nay, số đông giới trẻ đang sử dụng máy tính trong công việc, học, chơi nhiều giờ trên máy vi tính, và toàn thân hầu như rất ít vận động. Điều này sẽ làm tăng áp lực đối  với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc và tăng  mức độ nặng của bệnh trĩ.

Bạn Mai Hương, nhân viên ngân hàng thấy khó chịu khi đi vệ sinh, cô đi khám và sững sờ khi bác sĩ kết luận  cô bị bệnh trĩ với búi trĩ đã bị thò ra ngoài. Rất may là tình trạng của chị chưa cần phải phẫu thuật, và chưa có biến chứng nguy hiểm xẩy ra. Chị Hương cho biết chị ngồi máy tính 8 tiếng mỗi ngày, và ít khi uống nước.

Theo GS. Nguyễn Mạnh Nhâm – Bệnh viện Đa khoa Tràng An, Hà Nội, số bệnh nhân như chị Hương khá phổ biến hiện nay, đa số các trường hợp đến chữa bệnh đều trong tình trạng khá muộn, khi biện pháp can thiệp đã ở mức tiêm hoặc phẫu thuật.

Chữa bệnh trĩ như thế nào?

Theo GS Nhâm, có các phương pháp điều trị như: điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật như tiêm xơ, thắt vòng cao su,…; phẫu thuật gồm Longo cải tiến, triệt mạch treo  trĩ… Bệnh trĩ nên được phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc khi bệnh mới ở cấp độ 1 & 2 để có hiệu quả cao và giảm nguy cơ tái phát. Với các trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 3 & 4 cần có các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên các thủ thuật can thiệp đều có tỉ lệ tái phát cao, do đó đừng để bệnh nặng mới đi chữa trị.

Những người ngồi máy tính nhiều nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý về dinh dưỡng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích,… Ngoài ra có thể dùng đông dược có tác dụng tiêu trĩ.

Theo Dantri.com.vn

Bệnh trĩ cần phẫu thuật khi nào

Bệnh trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh thường được khám và điều trị khá muộn do tâm lý chủ quan và e ngại của bệnh nhân. Tuy nhiên, trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt để đơn giản trong quá trình chữa trị và tránh được các biến chứng.

Bệnh trĩ cần phẫu thuật khi nào

Có một số nguyên nhân hay gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.

Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn.

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược, được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược, được gọi là trĩ ngoại. Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.

Trĩ nội được phân thành bốn cấp độ tùy theo diễn tiến và mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ:

Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính

Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên

Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được

Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử

Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

BỆNH TRĨ NÊN CHỮA TRỊ CÀNG SỚM CÀNG TỐT

Về nguyên tắc, bệnh trĩ được chữa khỏi hẳn khi bệnh nhân không còn các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu, ngứa hậu môn, và điều quan trọng là phải triệt tiêu được búi trĩ.

Như đã trình bày ở trên, độ nặng của bệnh phụ thuộc vào mức độ suy của hệ tĩnh mạch trĩ. Vì vậy, bệnh trĩ chữa trị càng sớm thì càng nhanh khỏi, càng đơn giản, giảm đau đớn, giảm biến chứng và giảm được chi phí điều trị.

BỆNH TRĨ KHI NÀO CẦN PHẪU THUẬT

Bệnh trĩ có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đầu tiên phải kể đến phương pháp nội khoa. Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, cần phải triệt tiêu hoàn toàn búi trĩ . Tây y sẽ dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longgo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau đớn và có thể xảy ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…

Tuy nhiên, phẫu thuật hay thủ thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau đó còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát. Bệnh nhân nên dùng sản phẩm An Trĩ Vương để giải quyết nốt công đoạn cuối cùng này để bệnh trĩ không còn là nỗi ám ảnh về sau nữa.

Hiện nay, nhờ tiến bộ của y học hiện đại kết hợp với tinh hoa của y học cổ truyền, có rất nhiều sản phẩm chữa được bệnh trĩ rất hiệu quả. Trong số đó, sản phẩm An Trĩ Vương đã khẳng định được sự vượt trội về hiệu quả, tính an toàn và tiện dụng.

An Trĩ Vương được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên như diếp cá, đương qui, tinh chất nghệ,… với các tác dụng đã khẳng định được hiệu quả như:

- Cải thiện ngay các triệu chứng như đau rát, chảy máu, ngứa hậu môn.

- Búi trĩ co dần và tiêu hết sau thời gian sử dụng.

- Giúp cho hệ tĩnh mạch trĩ bền vững, chống viêm, chống táo bón.

- An toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai và cho con bú.

Bệnh nhân trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp có thể khỏi hoàn toàn nhờ kết hợp uống An Trĩ Vương mà không cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.

Ds. Lê Phương

BACSI.com (Theo SKVN)

Phẫu thuật cắt trĩ được 1 tháng nhưng vẫn không hết đau, phải điều trị theo hướng nào?

Cháu phẫu thuật cắt trĩ được 1 tháng rồi nhưng vẫn không hết đau, dịch vẫn chảy ra và hàng ngày phải thay băng, 2 lân/ngày. Xin cho cháu hỏi bây giờ cháu phải điều trị theo hướng nào? Cháu xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều! – (Phạm Huy Hoàng, 15 tuổi, Nam , Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội).

Ths Y học cổ truyền Phùng Gia Hợp: Việc phẫu thuật là cách điều trị rất cơ bản. Vì thế, hiện nay cháu chỉ cần nghỉ ngơi và thay băng 1-2 lần/ngày và khi thay băng có bơm mỡ vào hậu môn. Cháu chỉ cần bơm mỡ và bôi thuốc trong khoảng 10 ngày thì bệnh sẽ đỡ.

Phải ít nhất sau 3 tháng nữa thì cháu mới có thể phẫu thuật tiếp được.

Theo VOV Online

Trĩ là gì, bệnh này có liên quan đến lối sống?

Xin hỏi bệnh trĩ là gì? Bệnh này có liên quan tới lối sống không? (Trịnh Bảo, 35 tuổi, Hà Nội).

PGS TS Triệu Triệu Dương: Thực ra trĩ là một biểu hiện sinh lý vì khi sinh ra con người đã có trĩ. Các trĩ là hiện tưởng của búi tĩnh mạnh nằm ở dưới niêm mạc trực tràng tại 2 vị trí tương ứng là phía trên của cơ thắt trong và phía trên của cơ thắt ngoài. Như vậy, khi các cơ thắt trong hoặc ngoài cơ thắt để đóng hậu môn thì trĩ có tác dụng như một van làm cho nó khít lại.

Và bệnh trĩ là hậu quả của một quá trình tắc mạch dẫn đến nhồi máu của các tĩnh mạch trĩ dẫn đến các triệu chứng viêm nhiễm hay chảy máu…

Các quan điểm hiện nay thì họ vẫn chưa rõ nguyên nhân bệnh trĩ. Tuy nhiên, có nhiều giả thiết cho rằng, việc sinh ra bệnh trĩ là quá trình viêm tắc mạch hoặc do các nguyên nhân sa trùng các tổ chức mô đệm dẫn đến trĩ bị sa ra ngoài. Trong đó, vai trò của dầy part đóng vài trò rất quan trọng. Chính vì vậy, quan điểm này đã làm thay đổi phương pháp điều trị bệnh trĩ trong những thời gian hiện nay.

Việc sa trùng trĩ là nguyên nhân khởi phát và việc sau đó dẫn đến hiện tượng viêm tắc mạch trĩ, chảy máu trĩ, hoại tử trĩ…

Bệnh trĩ rất liên quan đến lối sống và thời gian sống. Theo như nguyên lý ở trên, bệnh trĩ thường hay xuất hiện ở bậc tuổi trung niên, ít khi gặp ở trẻ nhỏ. Vì quá trình sống thì dẫn đến việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa làm cho bệnh trĩ gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Theo VOV Online

Bệnh trĩ thì phải điều trị như thế nào, chế độ ăn uống ra sao?

Hỏi: Thời gian gần đây, lúc đi đại tiện em đi xong rồi nhưng cảm thấy là đi chưa hết, cố gắng đi tiếp nhưng không được và khi vệ sinh thì thấy rướm máu, vài ngày gần đây khi đi thì bị đau rát ở hậu môn, rướm máu và khi vệ sinh thì thấy hậu môn giống như là bị lồi ra vậy, không biết đó có phải là biểu hiện của bệnh trĩ hay không? Nếu bị bệnh trĩ thì phải điều trị như thế nào, chế độ ăn uống ra sao? Em muốn trị bệnh bằng 1 bài thuốc nam có được không? (Khau Yen).

Đáp: Bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Có 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Khi các búi trĩ nội và ngoại kết hợp với nhau gọi là trĩ hỗn hợp. Trường hợp trĩ hỗn hợp hay trĩ nội lâu ngày hợp với trĩ ngoại kéo theo niêm mạc sa xuống và xuất hiện các búi trĩ phụ tạo thành vòng tròn trĩ còn gọi là trĩ vòng. Các triệu chứng chủ yếu của bệnh trĩ là:

- Chảy máu: số lượng máu chảy có thể nhiều hay ít, thường máu đỏ tươi, chảy nhỏ giọt. Tuy vậy không hẳn bệnh nhân nào cũng có chảy máu, có những người búi trĩ rất to và lâu năm mà không có chảy máu.

- Sa búi trĩ khi bệnh nặng: búi trĩ lớn dần và tùy thuộc vào trương lực cơ thắt và hệ thống dây chằng ở hậu môn mà búi trĩ lòi ra ngoài ít hay nhiều, lúc đó người bệnh có thể có cảm giác hậu môn như bi lòi ra theo.

- Đau: thường trĩ không có biến chứng viêm tắc, sa, nghẹt thì không có đau.

- Thăm khám hậu môn trực tràng có thể thấy các búi trĩ.

Chỉ có đi cầu ra máu và những triệu chứng như bạn đã mô tả thì cũng chưa khẳng định được chắc chắn có phải bệnh trĩ hay không, vì đi cầu ra máu có thể gặp trong rất nhiều bệnh như nứt kẽ hậu môn, pôlíp, sa trực tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu và một số bệnh khác nữa . Vì vậy trường hợp của bạn nên được khám xét cụ thể hoặc soi hậu môn trực tràng để có chẩn đoán xác định. Nếu xác định bệnh trĩ rồi thì cũng có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ điều trị nội khoa, ngoại khoa hay y học cổ truyền, thuốc nam…  đều có tính chất làm mát, thanh nhiệt, hoạt huyết, hành huyết hay chỉ huyết (cầm máu). Một số thuốc được dùng như:

+ Thuốc uống: thổ hoàng liên, lá diếp cá, tô mộc, trần bì, rau má, cỏ nhọ nồi, lá vông, cam thảo nam, mộc hương, nghệ và kim tiền thảo.

+ Thuốc ngâm: hạt cau, hoàng bá, đảm phàn…

+ Thuốc bôi có các chất như thạch tín, phèn phi, thần sa, nha đạm tử, khô phàn.

Tuy nhiên, để việc dùng thuốc mang lại hiệu quả và không có biến chứng khác, bạn nên đi khám ở các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.

BS Bạch Long

Bệnh trĩ và cách phòng ngừa

Trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, nam mắc nhiều hơn nữ. Bệnh hay xảy ra ở người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc tài xế, cảnh sát, chăn thú, khuân vác, nông dân, thợ may và vận động viên ở tuổi trung niên.

Triệu chứng và diễn biến bệnh trĩ

Triệu chứng thường thấy nhất là đại tiện ra máu, thường là màu đỏ tươi, xảy ra ngay sau khi đại tiện, hiếm khi trĩ gây xuất huyết ồ ạt nhưng lâu ngày có thể tạo ra thiếu máu mạn tính và nặng. Sau một thời gian thì trĩ lớn và sa, mới đầu hiện tượng sa chỉ nhiều nhất lúc đi đại tiện nhưng về sau sẽ sa liên tục. Bệnh nhân rất đau, nhất là khi ngồi hoặc di chuyển rất khó khăn. Vùng hậu môn và quanh hậu môn bị sưng phù nhiều, tách rộng ra hai bên sẽ thấy niêm mạc trĩ nội thuyên tắc nằm ở giữa. Hai màu niêm mạc trong và ngoài rất khác nhau.

Tình trạng trĩ nội thuyên tắc có thể tự khỏi. Sau vài ngày thì bệnh nhân bớt đau, bớt sưng và trĩ trở vào trong hậu môn. Sau cơn thuyên tắc, trĩ có thể bị xơ hóa, nhỏ lại và bớt chảy máu. Một vài trường hợp bị lở loét bó trĩ hoặc hoại tử từng vùng. Có khi hoại tử tạo ra áp-xe vùng hậu môn và vùng chậu.

Ðiều trị bệnh trĩ:

Quan trọng là vấn đề khám bệnh nhằm loại trừ ung thư đại tràng hay ung thư trực tràng tiềm ẩn.

Bệnh nhân bị trĩ nên dùng khẩu phần nhiều chất sợi, nhiều rau cải, trái cây và uống nhiều nước. Tránh rặn nhiều khi đại tiện, tránh khuân vác nặng.

Nên giữ vùng hậu môn cho sạch. Rửa bằng nước, không dùng giấy lau khi đi đại tiện. Không nên rửa bằng xà phòng vì dễ gây kích thích ngứa nhiều hơn. Nên ngâm hậu môn với nước ấm ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút. Có thể đắp gạc lạnh ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút. Nếu búi trĩ sa ra ngoài, bệnh nhân nên nhét nhẹ nhàng vào hậu môn để tránh tình trạng thuyên tắc.

Xử trí tình trạng đau phù và viêm trong các cơn trĩ cấp bằng cách bôi thuốc mỡ hoặc thuốc đạn có hydrocortisone tại chỗ. Không nên dùng quá 2 tuần lễ vì hydrocortisone có thể gây teo niêm mạc hậu môn mà cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc.

Có thể điều trị trĩ bằng các phương pháp khác như nong hậu môn, thắt búi trĩ bằng dây thun, chích xơ hóa búi trĩ hoặc đốt điện, chích nước nóng…, phẫu thuật cắt trĩ áp dụng đối với trĩ độ III và độ IV. Trường hợp trĩ ngoại bị thuyên tắc nên mổ ngay lấy cục máu đông, bệnh nhân sẽ hết đau rất nhanh và phòng được biến chứng do thuyên tắc gây nên.

Bệnh nhân trĩ nên uống nước nhiều (8-10 ly mỗi ngày), nếu làm công việc phải ngồi lâu thì không được lót gối mềm dưới mông vì sẽ làm tăng hiện tượng chèn ép các tĩnh mạch.

Phòng ngừa bệnh trĩ:

Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện. Ăn nhiều rau cải, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Bệnh nhân cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

(BS.Thu TrangSK&ĐS)