Lưu trữ cho từ khóa: điếc

Ngoáy tai 1-2 lần/ngày tốt không?

 Chị Nguyễn Thị Nhung (Ứng Hòa, Hà Nội) có thói quen ngày nào cũng ngoáy tai từ 1 - 2 lần, có lúc chị dùng bông, thậm chí có lúc dùng tăm. Tuy không có cảm giác ngứa hay nhiều ráy tai nhưng chị nghĩ ráy tai rất bẩn, cần phải ngoáy thường xuyên để vệ sinh tai tốt hơn.

Lời bàn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng viện Tai Mũi Họng T.Ư cho biết, ráy tai cũng có những lợi ích nhất định như bảo vệ tai, sát khuẩn, điều chỉnh âm thanh... Trong nhiều trường hợp, ráy tai không nhất thiết phải ngoáy hằng ngày.

Nếu thính lực của tai bình thường, ráy tai không gây trở ngại, khó chịu gì, thì không nên lấy ráy tai ra. Khi có cảm giác ngứa ngáy trong tai, nên lấy bớt ráy tai bằng tăm bông ngoáy nhẹ ở ống tai ngoài, không dùng đinh, kẹp tóc nhọn, tăm, móng tay... ngoáy tai vì rất dễ gây tổn thương màng nhĩ.

(Theo bee)

Xì mũi quá mạnh có nguy cơ gây điếc

Điếc hoặc bị nặng tai khi về già là bệnh rất hay gặp. Nguyên nhân có thể do các bệnh lý liên quan, nhưng cũng có thể do thói quen sinh hoạt nhưng chúng ta vẫn có thể khắc phục được.


Ảnh minh họa

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ thấy tiếng vo ve, ong ong bên tai, dần dần các âm thanh nghe không rõ. Nếu bệnh nhân do điếc bẩm sinh thì đó là bệnh, còn thông thường là do việc dùng một số loại thuốc kéo dài như động kinh, thần kinh.

Trong thời gian còn trẻ, sử dụng nhiều chất kích thích khiến tăng lượng axit trong máu, thính giác giảm. Sưng tấy tai hoặc tích tụ mủ trong tai khi bị viêm tai mà không biết sẽ dẫn đến điếc. Điều đặc biệt là những người trung tuổi hay có thói quen xì mũi, hít, hắt xì hơi mạnh khiến gây trở ngại cho các dây thần kinh thính giác, dẫn đến điếc.

Để phòng tránh điếc, không nên nghe đài, ti vi quá to. Khi vệ sinh tai cần lau nhẹ, tránh viêm nhiễm tai. Khi muốn hắt xì hơi, ho, nên che miệng để giảm tác động mạnh. Khi bị sổ mũi, không nên xì mạnh mà nên có giấy, khăn để giảm áp lực từ xoang mũi đến tai.

(Theo Xaluan)