Lưu trữ cho từ khóa: đĩa đệm

Sức khỏe nam giới qua các giai đoạn

Một cuộc khảo sát do 3 trường đại học Mỹ thực hiện cho thấy thế hệ sinh sau năm 1980 có nhiều cấp độ hiểu biết về sức khỏe hơn so với thế hệ trước, nguyên nhân do “công nghệ số” đã phân hóa việc tiếp cận thông tin và công nghệ y tế. Nhưng dù thế nào, ai cũng cần nhận thức được những nguy cơ lớn, nhất là đối với nam giới – giới hay coi thường kiểm tra sức khỏe.

Tuổi 20

Nam thanh niên độ tuổi 20 thường không đủ lượng vitamin D trong chế độ ăn uống. Lý do ở tuổi này, họ chỉ tập trung vào hoạt động thể chất để tạo được vẻ ngoại hình hấp dẫn mà quên đi tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Cung cấp đủ lượng vitamin D mỗi ngày không chỉ cải thiện chức năng miễn dịch mà còn giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư như ung thư tiền liệt tuyến hay ung thư dạ dày – ruột. Thêm vào đó, vitamin D giúp đốt cháy chất béo nhanh hơn và cũng dễ bổ sung bằng các loại cá, sữa, lòng đỏ trứng, bột ngũ cốc.

Tuổi 30

Đàn ông ở độ tuổi 30 nổi bật với nguy cơ về hội chứng thoát vị đĩa đệm, bộ phận vốn bị thoái hóa và mỏng dần đi theo thời gian. Thực tế, gần 1/3 số người lớn trên 20 tuổi có dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố khiến cho đĩa đệm yếu đi, đó là tăng cân và do sai tư thế khi nâng vật nặng.

Không có cách nào điều chỉnh lệch đĩa đệm một cách nhanh chóng nhưng có một số cách giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn, ví dụ tránh tập luyện cường độ mạnh, uống đủ nước, bổ sung dầu cá, vận động giãn cơ trong giờ làm việc…

Tuổi 40

Một hiện tượng phổ biến ở đàn ông tuổi 40 là “triệu chứng chậm dần”, tức là suy giảm từng bước về năng lượng hoạt động, về giấc ngủ hay đời sống tình dục. Đàn ông tuổi này có những triệu chứng đó bởi kích thích tố testosterone có xu hướng giảm dần theo tuổi tác. Lượng testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, giống như xe hơi chạy mà thiếu nhiên liệu. Nhưng may mắn là điều đó có thể phát hiện và chữa trị bằng việc xét nghiệm hormone đơn giản qua phân tích mẫu máu hay mẫu nước bọt.

Tuổi 50

Đau tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở đàn ông cao tuổi. Đến tuổi 50, nguy cơ bị bệnh tim mạch hay đột quỵ đều phải đề phòng. Theo các chuyên gia, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch trước các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, ít vận động nhưng còn một nguyên tắc đơn giản hơn nhiều: Bắt đầu chăm lo đến sức khỏe ở tuổi trẻ hơn, khi đó, có thể sớm loại trừ rắc rối nảy sinh.

(Theo ANTD)

Đau vai gáy – nỗi niềm không của riêng ai.

Đau vai gáy là căn bệnh khá phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi và nghề nghiệp, kể cả các bạn trẻ, nhất là những người làm việc nhiều với máy tính. Triệu chứng có thể gặp đau cổ vai gáy lan xuống tay nếu ảnh hưởng tới rễ dây thần kinh, hoặc đau lan lên đầu khi ảnh hưởng tới mạch nuôi não gây thiểu năng tuần hoàn não.

Thông thường thì bệnh tự khỏi, tuy nhiên nếu bị lặp đi lặp lại nhiều lần bạn không nên chủ quan vì khi đó có thể do thoái hóa cột sống cổ gây thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh trong tủy; thậm chí có thể gây liệt tay.

Trường hợp bác Mai Thị Vận, ĐC số 10 Nguyễn Văn Hoàng, TP Kon Tum khá điển hình. Bác bị đau cổ vai gáy 20 năm nay, gần đây bệnh tăng hơn và lan xuống gây liệt tay trái, điều trị nhiều loại thuốc không những không khỏi mà còn gây đau dạ dày. Trên film chụp MRI bác bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Rất may bác được giới thiệu và sử dụng “Tinh Hoa Dưỡng Cốt” tay của bác đã vận động trở lại bình thường. (Xem Video phát biểu của bác Mai Thị Vận tại đây)

Bác Mai Thị Vận

Vì sao “Tinh hoa Dưỡng cốt” có tác dụng kỳ diệu như vậy, trao đổi với chúng tôi thạc sỹ Cao Minh cho biết “Tinh hoa Dưỡng cốt” được bào chế từ bài thuốc cổ phương có từ đời Đường cách đây hơn 1000 năm. Gồm các vị thảo dược có tác dụng bổ Can Thận để bổ dưỡng xương khớp nhằm phòng và trị bệnh xương khớp, vì theo Đông y Can chủ cân, Thận chủ cốt tuỷ, kết hợp Canxi và Vitamin D3 là hai thành phần quan trọng trong cấu tạo xương cốt đã được y học hiện đại chứng minh, đó cũng là phương pháp chữa trị tận gốc của bệnh. Tuy nhiên điều trị thường phải kiên trì, những trường hợp mới mắc thì chỉ cần 1- 2 hộp “Tinh hoa Dưỡng cốt”,  nhưng những trường hợp lâu ngày phải từ 3-6 tháng, nếu có điều kiện thì duy trì thường xuyên để tránh tái phát.

Công ty Y Dược Tinh Hoa LD Hàn Việt sử dụng công nghệ bào chế hiện đại dạng viên nang nên việc sử dụng “Tinh hoa Dưỡng cốt” rất dễ dàng. Mua “Tinh hoa Dưỡng cốt” cũng thuận lợi vì đã có bán ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Xem địa chỉ mua “Tinh hoa Dưỡng cốt”

(Theo 24h)

Dễ bị cụp xương sống

Nếu không có các biện pháp dự phòng thì cụp xương sống giản đơn có thể trở thành những chứng bệnh nặng nề về sau.


Hướng dẫn bệnh nhân tập tăng cường cơ tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM

Bà N.T.T bị chứng bệnh đau thần kinh tọa hành hạ do thoát vị đĩa đệm nhiều năm nay. Một lần đi khám, bà tá hỏa khi biết bị cụp xương sống lúc khiêng chậu kiểng hồi trẻ chính là thủ phạm gây bệnh.

Dễ bị biến chứng nặng

Bác sĩ Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, cho biết cụp xương sống là việc dây chằng ở cột sống bị đứt do phải chịu lực quá độ (thường do khiêng vác vật nặng sai tư thế), làm phát ra tiếng cụp và bệnh nhân bị đau nhiều ngày. Sau đó, cơn đau dường như biến mất, người bệnh lại có thể sinh hoạt bình thường.

Ít ai biết dây chằng bảo vệ cột sống khi đã đứt hoặc dãn thì nguy cơ thoát vị đĩa đệm rất cao. Lúc này, người bệnh dễ bị chèn ép dây thần kinh kéo theo đau thần kinh tọa, đau tê hai tay sau khi cụp xương sống vài tháng hoặc nhiều năm như trường hợp bà T. nói trên.

Theo bác sĩ Ánh, không phải trường hợp cụp xương sống nào cũng dẫn đến biến chứng. Nguy cơ này còn phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt, tư thế đứng, ngồi, lao động và việc tập luyện của bệnh nhân. Không hiếm người làm việc nhẹ nhàng nhưng vẫn gặp biến chứng, thậm chí đau trở lại chỉ vì sơ ý cúi xuống nhặt vật dụng nào đó không đúng tư thế.

Luôn giữ cột sống thẳng

Theo kỹ thuật viên Trần Thái Học, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM, đối tượng dễ bị cụp xương sống là người ngồi làm việc lâu, chạy xe máy nhiều hoặc hay cúi. Các bác sĩ cũng cho biết đa phần bệnh nhân đến khám vì cụp xương sống, đau lưng là do khiêng vật nặng không đúng tư thế; số lượng này tăng nhiều vào dịp lễ, Tết.

Nguyên tắc cơ bản để giảm đau, mỏi ở lưng và phòng ngừa các bệnh về cột sống là luôn giữ cho cột sống thẳng trong mọi hoạt động. Khi ngồi làm việc hay chạy xe nên giữ lưng thẳng, ghế cao vừa tầm, lý tưởng nhất là để cẳng chân và đùi vuông góc; điều chỉnh độ cao, góc độ bàn phím và màn hình khi làm việc với máy tính để không phải khom lưng hoặc cúi quá nhiều.

Khi khiêng vật nặng hay cúi xuống nhặt đồ nên giữ thẳng lưng và ngồi xổm xuống, từ từ nâng thân người lên bằng lực của đôi chân, tuyệt đối không khom người để vác vật dụng vì như vậy cột sống sẽ phải chịu một trọng lượng rất lớn. Với người có các vấn đề về cột sống, khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng thì nên nằm nghiêng người qua một bên trước rồi mới chống tay xuống giường và ngồi dậy.

Không được chủ quan

Người vừa bị cụp xương sống không được chủ quan khi thấy cơn đau hết hẳn sau một vài tuần; cần có các biện pháp phòng tránh biến chứng như thực hiện bài tập tăng cường cơ; điều chỉnh các tư thế đứng, ngồi khi làm việc hoặc khi phải cúi mình. Các bài tập trị liệu này khá đơn giản. Cụ thể như nằm ngửa, hít sâu và tự ngồi dậy bằng cách vận dụng các cơ lưng, bụng; nằm úp, tay vòng ra sau, nâng đầu và ngực lên cách xa mặt đất. Tập tăng cường cơ cũng là cách đơn giản để đề phòng thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa về sau.

Meo.vn (Theo NLD)

Tôi bị đau thắt lưng

Tôi 53 tuổi,cách đây 5 năm tôi bị đau thắt lưng không thể đi lại nhiều được,Chẩn đoán y khoa cho tôi biết thoát vị đệm lưng nhẹ L2 L3 sau khi chụp MRI.tôi chữa bằng thuốc và tập VLTL nên khỏi trong vòng 3 tháng,nay không biết đi đứng nằm ngồi có sai tư thế không nhưng nay tôi lại cẳn thấy hơi đau đau ở chổ vùng cũ ở lưng. Xin các bác sĩ cho tôi biết nên uống thuốc gì,chữa ở đâu , nên tránh những gì,hiện nay tôi đang làm việc nên ngồi lâu cảm thếy không thoải mái lắm,lần đau trước tôi được có dùng thuốc Mobic trong vòng 1 tuần kèm với các thuốc khác do bác sĩ kê toa. Trân trọng cảm ơn!

Trả lời:

Tôi rất vui khi biết rằng bạn không bị đau trong suốt 3 tháng. Điều đó thật sự là một thành quả tuyệt vời sau 5 năm bị đau lưng. Bị đau trong một thời gian dài, cũng như có tiểu sử của thoát vị đĩa đệm mà vẫn duy trì chữa trị bằng vật lý trị liệu và / hoặc chăm sóc bằng thuật nắn chỉnh khớp xương và một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cực kỳ quan trọng. Nhiều khi chúng ta bắt đầu cảm thấy khỏe hơn và không còn đau, chúng ta ngưng thực hiện những thứ tốt đó để rồi làm cơn đau chỉ hết trong thời gian đầu.

Bạn làm cơ thể căng thẳng khi ngồi làm việc hàng giờ. Bạn phải tập thể dục sẽ làm cho cơ thể khỏe mạnh và chống lại căng thẳng và những tổn hại gây ra khi ngồi lâu.

Cố gắng trở lại lối sống đã giúp bạn không đau. Nếu sau 2 tháng mà cơn đau vẫn không hết, thử dùng thuốc trong 2 hoặc 3 tuần theo chỉ định của bác sĩ y khoa. Nhưng nếu bạn vẫn đau thì hãy gọi đến phòng khám chúng tôi và chúng tôi sẵn sàng giúp bạn nếu việc chăm sóc bằng phương pháp nắn chỉnh khớp xương giúp phục hồi được tình trạng không đau của bạn. Chúc bạn may mắn.

Bác sĩ Matthew Shepherd

Meo.vn

Khắc phục đau lưng

Tôi 25 tuổi, bị đau lưng từ 6 năm nay rồi, đau nhiều về đêm đến sáng, nằm khoảng 2 - 3 giờ là thấy đau vùng lưng, vùng xương chậu, đau tới mức tôi không thể trở mình được. Lạ là, khi dậy đi lại thì thấy bớt đau. Mong nhận được tư vấn sớm nhất. Xin cám ơn!

Theo mô tả, thì bệnh của bạn có thể do nhiều nguyên nhân: bao khớp giữa các đốt sống bị viêm; cơ, dây chằng bị co cứng hoặc viêm; đĩa đệm cột sống bị thoát vị..., nhưng đều được gọi chung là bệnh đau lưng.

Đa số người bệnh sẽ hết khi chỉ cần tập luyện thể thao như bơi lội, đá bóng, cầu lông, tennis... Có những động tác cơ bản cần phải đạt được căng giãn cơ và các bao khớp: cúi người ra trước, ngửa người ra sau, nghiêng người sang từng bên. Có thể tập tuần tự các động tác trên, lặp lại khoảng 20 lần cho 1 đợt tập, mỗi ngày tập hai đợt; đi bộ (mỗi ngày nên đi bộ ít nhất 2-3 cây số); dùng nhiệt (có thể đắp ấm hoặc lạnh lên vùng lưng, dùng đèn hồng ngoại sẽ tiện lợi và dễ dàng hơn...

Nếu thực hiện các biện pháp trên mà vẫn không hết đau thì nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán sâu hơn.

Bác sĩ Võ Xuân Sơn (TP.HCM)

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Thoái hóa đĩa đệm

Tháng trước tôi chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm, cho điều trị nội khoa. Gần đây khi ngủ dậy tôi thấy tê bàn tay phải, một lát sau thì hết, có phải bệnh đang tiến triển theo chiều hướng xấu không. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp, xin cảm ơn. (trantuan@...)

Thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm mất bớt lượng nước, lượng chất gelatin trong nhân nhầy của đĩa đệm không còn chiếm ưu thế tuyệt đối nữa mà lượng mô sợi tăng lên, làm giảm khả năng hấp phụ lực của đĩa đệm.

Thoái hóa đĩa đệm không phải bệnh mà là một hiện tượng tự nhiên. Đĩa đệm và các cấu trúc khác thoái hóa sẽ có thể gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Một trong các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tê tay. Tuy nhiên, tê tay không phải triệu chứng đặc hiệu của bệnh mà có thể là triệu chứng của bệnh về mạch máu, thần kinh hoặc đơn giản chỉ là một thay đổi cơ năng do tư thế nằm.

Bạn nên dùng gối thấp vừa phải, luôn giữ cho cổ được thẳng khi ngủ, tập thể dục thể thao thường xuyên, có thể mọi chuyện sẽ ổn.

Bác sĩ Võ Xuân Sơn

Meo.vn (Theo TNO)

Giữ dáng người luôn sexy

Bạn đừng sợ uống nước nhiều sẽ mập, canh không có lớp mỡ béo, nước rau... luôn là bạn đồng hành tốt với bạn.

Ngủ đẫy giấc

Một đêm mất ngủ sẽ làm mắt bạn bị thâm quầng, da sẽ khô và những vết hằn sẽ rõ hơn trên mặt. Giấc ngủ là sự nghỉ ngơi tốt nhất để cơ thể tái tạo lại vì vào ban đêm,c ác tế bào tích cực hoạt động nhất (cao điểm là 1 giờ sáng) và trong lúc ngủ, các tế bào sẽ hàn gắn phân chia những tổn thất của cơ thể do làm việc cả ngày và nạp năng lượng dự trữ cho ngày mai.

Không phơi nắng nhiều

Phơi nắng buổi sáng (kết hợp bài tập thể dục nào đó) rát cần thiết cho cơ thể tổng hợp vitamin D, nhưng lạm dụng sẽ làm lão hoá da trước 50 tuổi, các tia tực tím có trong nắng gắt sẽ dần dần tàn phá da, vì thế, nếu phải cần thiết phơi nắng, bạn chỉ nên phơi nắng vừa phải và có thoa kem bảo vệ da.

Chú ý đến lưng:

Từ khi 20 tuổi, các đĩa đệm vùng xương sống đã mất tính đàn hồi. Để giữ cho lưng mềm mại và có dáng đi uyển chuyển, bạn hãy tập những bài tập lưng, duy trì tư thế ngồi tốt và chú ý đừng vác nặng quá sức.

Giữ dáng người luôn sexy, Làm đẹp, giam can, cham soc da, lam dep,


Dáng đi:

Uốn nắn lưng cho thẳng, hất vai ra đằng sau và thót bụng lại, không mang giày quá cao dễ bị trật mắt cá chân.

Thực phẩm:

Ưu tiên những thực phẩm nhuận tràng, giúp chống lão hoá, rau quả luôn là bạn đồng hành, sữa can xi, sữa chua. Can xi trong xương sẽ làm giảm đi khi bạn 30 tuổi khi bạn 30 tuổi và cứ 10 năm thì giảm đi 3%, vì thế bạn nhớ bổ xung thực phẩm có can xi.

Tập thể dục:

Nếu không bắt các bắp thịt làm việc thì chúng sẽ nhão dần. Không tập thể hay vận động thường xuyên, các cơ bụng, đùi sẽ nhão ra, mỡ sẽ tích tụ và bạn sẽ mau mệt mỏi. Tập thể dục (hoặc vận động) còn giúp máu lưu thông từ đầu đến chân. Cải thiện các cơ, làm da hồng hào, không phải chỉ có những bài tập cật lực, chỉ cần đi bộ trong nhà hay công viên, đi lên xuống cầu thang chịu khó đạp xe đạp vài vòng là cũng đủ giữ được một thể hình gọn ghẽ.

Không ăn kiêng quá mức

Việc ăn kiêng không đúng cách sẽ làm thiếu hụt các chất cần cho cơ thể như vitamin, chất béo và dễ làm tổn hại dạ dầy. điều tệ hại là kiêng không đúng cách sẽ làm cơ thể mất nước, gầy sọp rồi lại mập trở lại sau khi đã hết ăn kiêng, và tạo ra lớp da thừa lùng nùng sau nhiều lần "thực nghiệm" không thành. Với phụ nữ, thường thấy nhất là da vùng ngực, cằm, bụng, bắp tay, đùi bị chảy xệ.

Giữ dáng người luôn sexy, Làm đẹp, giam can, cham soc da, lam dep,

Tắm

Nước nóng làm da giãn nở, mềm ra và việc ngâm quá lâu trong bồn nước dễ làm da bị bợt nước. Nên tắm bằng vòi sen để xoa bóp da, nhưng hãy lưu ý, đi nắng về tắm nước lạnh hoặc nóng quá dễ bị cảm.

Tránh da khô bằng cách giữ nước

Bạn phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể khi thấy nếp nhăn đầu tiên, và tránh để có hiện tượng mất nước do bệnh tiêu hoá gây ra. Kem chống khô, nẻ da vào mùa lạnh, mất nước vào mùa hè và nên uống 1,5 lít nước mỗi ngày, hạn chế uống nước ngọt mà thay bằng nước dừa, nước hoa quả. Bạn đừng sợ uống nước nhiều sẽ mập, canh không có lớp mỡ béo, nước rau... luôn là bạn đồng hành tốt với bạn.

Meo.vn (Theo Pháp Luật)

Phát hiện sớm, ngăn ngừa và điều trị bệnh gù lưng ở trẻ

Gù lưng là một thể thoát vị đĩa đệm đặc biệt thường gặp ở trẻ em. Căn bệnh này tiến triển rất chậm, không gây đau đớn “cấp tính” ở cột sống nên khó phát hiện sớm.

Vì sao trẻ lại bị gù lưng?

Bệnh gù lưng ở trẻ em là bệnh loạn sản sụn của đốt sống và đĩa đệm ở vùng cột sống ngực. Bệnh có gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng và cần phân biệt với những bệnh lý khác của cột sống thắt lưng. Tổn thương bệnh lý thể hiện đốt sống vẹt ở phần trước, nhân nhầy thoát vị chui vào thân đốt sống ở phía dưới đĩa đệm, mặt trên và dưới của thân đốt sống cong lên chứ không lõm xuống, đĩa đệm hẹp, sụn đĩa đệm lồi lõm không đều. Những tổn thương trên thường xuất hiện ở vùng lưng, từ đốt sống ngực thứ 7 đến thứ 11. Bệnh thường gặp ở nam giới, đa số bệnh nhân bắt đầu ở lứa tuổi 13 – 17.


Ảnh minh họa

Trẻ bị loạn sản sụn có thể nhận biết dễ dàng không?

Gù lưng là biểu hiện điển hình của bệnh, cột sống lưng gù cong đều, không có đỉnh gù nhọn. Do gù ở cột sống nên cột sống cổ và thắt lưng uốn cong ra trước (ngược lại cột sống lưng) để bù trừ. Giảm sự giãn nở của lồng ngực khi thở, gây giảm dung tích sống của phổi.

Đau ở cột sống lưng, mức độ thường nhẹ, đau có thể lan lên vùng cột sống cổ và xuống cột sống thắt lưng, về chiều đau nhiều hơn buổi sáng. Cũng có những người bị bệnh này nhưng không đau đớn gì. Không có triệu chứng chèn ép tủy hoặc rễ thần kinh. Trên phim Xquang nếu thấy hình ảnh bệnh lý như mô tả ở trên có thể chẩn đoán xác định bệnh. Cần chú ý phân biệt với viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, thoái hoá cột sống.


Ảnh minh họa

Cách điều trị bệnh là gì?

Bệnh nhân nên cố gắng đi lại, sinh hoạt bình thường. Khi đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau, đeo đai đỡ cột sống, điều trị lý trị liệu.

Trong độ tuổi thiếu niên: nên hạn chế tăng độ gù lưng, bệnh nhân cần phải nằm trên giường cứng, không gối đầu; tránh các gắng sức thể lực và thể thao, riêng môn bơi có thể thực hiện ở mức có giới hạn; phải nằm nghỉ vào buổi trưa ở tư thế nằm ngửa; dùng kết hợp một số thuốc giảm đau thông thường nếu đau lưng nặng lên. Liệu trình này không được áp dụng kéo dài quá 6 đến 9 tháng. Tiếp sau cho tiến hành các biện pháp nắn chỉnh cột sống do các thầy thuốc chuyên khoa chỉnh hình hướng dẫn.

Trong độ tuổi trưởng thành: thường xuất hiện chứng đau lưng khi các tổn thương, hư khớp thứ phát phát triển, nhất là ở những người bệnh có trạng thái tâm lý lo âu, rối loạn thần kinh chức năng. Cần cho chụp Xquang cột sống để làm cơ sở cho việc chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân phải nằm nghỉ tại giường, tiến hành các biện pháp: xoa bóp, thể dục liệu pháp. Có thể kết hợp dùng các thuốc giảm đau thông thường aspirin, alaxan… Đôi khi phải cho thêm các thuốc trấn tĩnh thần kinh.


Ảnh minh họa

Phòng bệnh cho trẻ bằng cách nào?

Để phòng bệnh gù lưng cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý ngay từ những bước đi chập chững của trẻ. Cần lựa chọn thời điểm thích hợp dạy trẻ tập đi và thực hiện được theo đúng khả năng của mình, tránh nóng vội, muốn trẻ ngồi, đi, đứng quá sớm khiến cột sống non nớt của trẻ phải gánh đỡ sức nặng của đầu và thân mình, dễ khiến trẻ mắc các bệnh cột sống về sau.

Khi trẻ đã biết đi, cần dạy trẻ đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước. Đây là giai đoạn đầu tiên cũng là một trong những bước quan trọng nhất tránh cho trẻ bị gù hay cong vẹo cột sống sau này. Khi trẻ bước vào tuổi đến trường, cần tạo cho trẻ thói quen ngồi học đúng tư thế. Trẻ em tuổi mẫu giáo nếu phải ngồi học hay xem vô tuyến lâu, cột sống rất dễ bị gù, vẹo do hệ cơ bắp chưa đủ sức đỡ được trọng lượng cơ thể trong thời gian dài.

Đối với trẻ lớn hơn, cấp tiểu học hay trung học cơ sở, trẻ thường hay ngồi bò ra bàn, ép ngực vào thành bàn, nghiêng vẹo cổ để viết nên dễ bị biến dạng cột sống. Nhiều học sinh bị cong vẹo cột sống hay gù, vai bị lệch, vai cao vai thấp do cột sống bị xoay. Do đó, trẻ cần được tạo những điều kiện sinh hoạt, vui chơi, hoạt động thoải mái để trẻ có thể thay đổi tư thế cột sống thường xuyên, kết hợp các hoạt động thể lực và nghỉ ngơi một cách hài hòa, hợp lý. Mỗi học sinh cũng cần được sắp xếp một vị trí ngồi trong lớp hợp lý để có thể nhìn rõ bảng mà không phải ưỡn hay dướn, ngó nghiêng người dễ dẫn đến bị cong vẹo cột sống.

Ở gia đình, cha mẹ cũng cần luôn quan sát, nhắc nhở trẻ đi đứng, ngồi học đúng tư thế. Nếu trẻ có những dấu hiệu khác thường thì kịp thời chấn chỉnh, tránh để thành tật do tư thế không đúng.

Meo.vn (Theo Meyeucon)

3 nguyên nhân gây tê tay

Tôi 22 tuổi, gần 1 năm nay tôi bị tê các ngón tay phải rồi lan đến hết cánh tay, cử động nhiều hoặc lái xe lâu là tê buốt. Tôi đi khám ở phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán “viêm đám rối cánh tay”, cho chích và uống thuốc 1 tuần vẫn chưa thấy bớt. Vậy xin hỏi tôi bị triệu chứng gì, nên điều trị ra sao? (thuyvy@...)

Trong những trường hợp như bạn mô tả thì sẽ có 3 khả năng xảy ra, đó là: bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay do viêm mạn tính dây chằng ở vùng gan bàn tay; hoặc bị viêm đám rối thần kinh cánh tay do chèn ép vì thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; và một khả năng nữa có thể xảy ra là bệnh nhân bị bệnh viêm tắc động mạch cánh tay mạn tính (bệnh Buerger)

Để giúp chẩn đoán chính xác, bệnh nhân có thể được cho đo điện cơ tay, siêu âm đánh giá động mạch quay và động mạch trụ..., sau đó được khám bệnh ở một thầy thuốc chuyên khoa mạch máu. Lúc đó tùy theo chẩn đoán mà có phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường là phải tiến hành phẫu thuật nếu dùng thuốc (điều trị nội khoa) một thời gian mà bệnh không thuyên giảm.

PGS-TS Nguyễn Hoài Nam

Meo.vn (Theo TNO)

Đau thắt vùng lưng

Thưa bác sĩ,

Tôi năm nay 26 tuổi, đã có vợ nhưng chưa có con. Khi 17 tuổi tôi có làm việc nâng vật nặng khoảng 3 tháng. Tôi bị đau vùng thắt lưng từ năm 20 tuổi nhưng thời gian trước chỉ đau nhẹ. Khoảng 1 năm trởi lại đây đau nhiều hơn.

Hiện tại, rất khó để tôi luôn giữ được cách đi đứng mà lưng thẳng. Khi đứng lâu, ngồi lâu (khoảng 1 tiếng) và nằm lâu (khoảng 3 tiếng) tôi cũng đau lưng. Nhiều hôm bị mất ngủ vì đau quá. Đau lưng khiến tôi không tập trung cho công việc và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Mới đây tôi đi chụp X-quang, BS kết luận cột sống của tôi bình thường. Giờ tôi không biết phải đi khám như thế nào nữa! Rất mong nhận được những lời khuyên từ các bác sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Văn Hưng - Q. Phú Nhuận, TPHCM)

http://suckhoe365.net/wp-content/uploads/2009/07/dau-lung.jpg
Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn Hưng,

Đau lưng có nhiều nguyên nhân như: cột sống bị chấn thương, thoái hóa, bẩm sinh (gai đôi); đĩa đệm bị chèn ép do thoát vị, do u bướu; tư thế ngồi; lao động nặng. Cũng có thể do bệnh lý nội tạng (sỏi thận)…

Bạn còn quá trẻ mà đã đau lưng nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và cuộc sống. Theo bạn mô tả thì bạn đau ở nhiều tư thế đứng lâu, ngồi lâu, nằm không đỡ mà nằm lâu cũng đau. Trước đây bạn có nâng vật nặng trong 3 tháng cũng có thể ảnh hưởng cột sống, là một trong những nguyên nhân gây đau lưng.

Không rõ bạn đã uống thuốc gì chưa? Bạn có thể uống thuốc kháng viêm giảm đau (Diclofenac 50mg), giãn cơ (Decontractyl), vitamin nhóm B (Neurobion) mỗi loại 1 viên, ngày 2 lần trong 5 ngày.

Bạn đã chụp X-quang cột sống bình thường. Nhưng X-quang không thấy được tổn thương phần mềm liên quan cột sống như đĩa đệm, u bướu chèn ép…

Vì vậy, bạn nên đi khám để được siêu âm bụng tổng quát, chụp MRI cột sống thắt lưng… để tìm chính xác nguyên nhân nhé.

Chúc bạn nhanh chóng đẩy lùi được chứng đau lưng khó chịu này!

Meo.vn (Theo alobacsi)