Lưu trữ cho từ khóa: đi tiêu

Cách đi tiểu có lợi cho sức khỏe

Cách thức đi tiểu cũng góp phần không nhỏ trong việc bổ thận, cường tinh, trợ dục.

Theo y học cổ truyền, tiểu tiện có liên quan đến sự mạnh yếu của tạng thận, trong đó có công năng sinh lý tình dục.

cach-di-tieu-co-loi-cho-suc-khoe

Theo phép dưỡng sinh cổ truyền, đi tiểu như thế nào để có lợi cho sức khỏe tình dục?

Bí quyết là ở chỗ, khi đi tiểu phải sử dụng mũi bàn chân. Với nam giới, chọn tư thế đứng bằng mũi chân, lưng thẳng, hai hàm răng cắn chặt vào nhau, co cơ mông, dùng lực ép của khoang bụng để tống nước tiểu ra ngoài.

Với nữ giới, chọn tư thế ngồi mà hai mũi chân đỡ toàn bộ cơ thể, trong đó ngón cái và ngón thứ hai chịu áp lực mạnh nhất.

Theo cổ nhân, nếu như mỗi ngày đi tiểu 5 – 6 lần trong tư thế như vậy thì chỉ sau vài tháng công năng của tạng thận sẽ được cải thiện, hoạt động tình dục trở nên mạnh mẽ hơn, phòng chống tích cực được các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, lãnh cảm, suy giảm ham muốn tình dục…

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Theo Suckhoedoiosng.vn

Phương pháp đi tiểu để chữa bệnh yếu sinh lý ở nam và nữ như thế nào?

Theo y học cổ truyền, tiểu tiện là một trong những hình thức chủ yếu của quá trình trao đổi chất, có liên quan đến sự mạnh yếu của tạng thận.

Tôi nghe nói cổ nhân có một phương pháp đi tiểu để chữa các bệnh yếu sinh lý ở nam và nữ không biết có đúng không? Phương pháp đó như thế nào?

Nguyễn Văn Hạnh (Quốc Oai, Hà Nội)

phuong-phap-di-tieu-de-chua-benh-yeu-sinh-ly-o-nam-va-nu-nhu-the-nao

Ảnh minh họa

ThS.BS Hoàng Khánh toàn

, Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108:

Theo y học cổ truyền, tiểu tiện là một trong những hình thức chủ yếu của quá trình trao đổi chất, thay cũ đổi mới của cơ thể, có liên quan đến sự mạnh yếu của tạng thận, trong đó có công năng sinh lý tình dục. Tuy nhiên, tiểu tiện không chỉ là “tấm gương” phản ánh mà cách thức đi tiểu cũng góp phần không nhỏ trong việc bổ thận, cường tinh, trợ dục. Vậy theo phép dưỡng sinh cổ truyền, đi tiểu như thế nào để có lợi cho tình dục?

Bí quyết là ở chỗ, khi đi tiểu phải sử dụng mũi bàn chân. Với nam giới, chọn tư thế đứng bằng mũi chân, lưng thẳng, hai hàm răng cắn chặt vào nhau, co cơ mông, dùng lực ép của khoang bụng để tống nước tiểu ra ngoài. Với nữ giới, chọn tư thế ngồi mà hai mũi chân đỡ toàn bộ cơ thể, trong đó ngón cái và ngón thứ hai chịu áp lực mạnh nhất.

Theo cổ nhân, nếu như mỗi ngày đi tiểu tiện 5 – 6 lần trong tư thế như vậy thì chỉ sau vài tháng công năng của tạng thận sẽ được cải thiện, hoạt động tình dục trở nên mạnh mẽ hơn, phòng chống tích cực được các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, lãnh cảm, suy giảm ham muốn tình dục…

Theo Kienthuc.net.vn

Tiểu tiện thường xuyên – Có thể do bệnh nan y

Những dấu hiệu của bàng quang, nhất là đi tiểu thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y.

Theo nghiên cứu mang tên Mind Over Bladder (Hãy quan tâm hơn đến bàng quang của bạn) do Trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein, Mỹ thực hiện gần đây cho biết, bàng quang là bộ phận quan trọng. Bởi vậy, những dấu hiệu của bàng quang, nhất là tiểu tiện thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y.

1. Ngưng thở khi ngủ

Những người mắc bệnh ngưng hay ngạt thở khi ngủ (có khi kéo dài tới trên 30 giây) nhưng khi khám lại không phát hiện ra, song nếu có dấu hiệu tiểu nhiều trong đêm thì đó chính là dấu hiệu mắc bệnh.

Tháng 3/2011, các nhà khoa học Israel đã kết thúc nghiên cứu ở nhóm đàn ông tuổi từ 55-75 bị bệnh phình đại tuyến tiền liệt lành tính (BPE), phát hiện thấy, có tới trên một nửa nhóm người này đi tiểu nhiều trong đêm và mắc chứng ngạt thở khi ngủ. Người mắc bệnh ngạt thở khi ngủ còn mắc phải một số căn bệnh khác như ngáy, buồn ngủ ban ngày.

Với phát hiện trên, những người mắc bệnh tiểu nhiều trong đêm cần đi tư vấn bác sĩ, khám và điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ.

2. Bệnh tiểu đường không kiểm soát

Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, són tiểu. Nhằm giúp bàng quang làm việc tốt, những người có dấu hiệu không kiểm soát tiểu tiện nên đi khám, thay đổi lối sống, ăn uống cân bằng khoa học và dùng thuốc để đưa lượng đường huyết về ngưỡng tối ưu, hạn chế các biến chứng nan y do tiểu đường gây ra cho sức khỏe.

tieu-tien-thuong-xuyen-co-the-do-benh-nan-y

Ảnh minh họa.

3. Suy giáp

Suy giáp không điều trị sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các loại bệnh về bàng quang. Một trong những dấu hiệu bị bệnh bàng quang là đi tiểu nhiều. Hiện tượng suy giáp chỉ là hội chứng thứ 2 của bệnh về bàng quang, hội chứng thứ nhất là mệt bã người, tăng cân, da khô và rụng tóc.

Nếu xuất hiện tình trạng suy giáp nên can thiệp ngay để hạn chế bệnh tiểu tiện nhiều.

4. Bệnh tiền liệt tuyến

Tuyến tiền liệt có hình nón nằm ngược bao quanh niệu đạo, đảm nhận vai trò tiểu tiện và sinh sản ở đàn ông, nhưng do tuổi tác tuyến này ngày càng phình to, ép niệu đạo (đường nước tiểu thoát ra) và tạo ra căn bệnh có tên là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), thường gặp ở độ tuổi 50, hay còn gọi là ung thư tuyến tiền liệt, ở nhóm trẻ tuổi hơn thì gọi là viêm tuyến tiền liệt.

Dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc bệnh là phải đi tiểu gấp, tiểu xong thường bị rơi rớt, khó đi tiểu, mót tiểu kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Nên đi khám sớm và áp dụng phép kiểm tra PSA (phát hiện kháng thể tiền liệt tuyến đặc trưng).

5. Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính

Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính (Urinary tract infections) hay UTI là căn bệnh viêm nhiễm thường gặp thứ hai trên cơ thể con người, kể cả đàn ông lẫn đàn bà, nhưng thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.

Dấu hiệu dễ nhận biết như buồn đi tiểu, đi tiểu buốt khó chịu, nước tiểu có màu đỏ, đục và đôi khi rất khai. Xuất hiện cả tình trạng sốt, đau cục bộ và buốt, áp lực cao. Nên đi khám bác sĩ nếu bị bệnh bác sĩ sẽ kê đơn dùng kháng sinh sẽ khỏi trong 1-2 ngày. Nếu vẫn tiếp tục mắc bệnh sẽ phải tăng liều. Những người mắc bệnh UTI lặp đi lặp lại cần khám kỹ để tìm ra nguyên nhân, có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc dấu hiệu mang thai.

Phụ nữ mắc bệnh UTI mãn tính nên dùng băng vệ sinh, không nên dùng phương pháp thụt rửa, nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu tiện, sinh hoạt tình dục, tránh lạm dụng rượu bia, cà phê vì nó làm tăng bệnh cho bàng quang.

6. Tăng cân

Tăng cân đôi khi bị đổ lỗi cho nhiều lý do, nhưng người ta lại không biết rằng nó có liên quan đến sức khỏe bàng quang, bởi hai căn bệnh này lại có mối quan hệ mật thiết. Ví dụ, khi dư thừa trọng lượng, các cơ sàn chậu hông nơi đỡ hệ thống tiết niệu lại phải chịu áp lực quá lớn và lâu ngày bị suy yếu, đặc biệt là cơ tiết niệu, gây ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, thậm chí nó bị vô hiệu ngay cả khi không đi tiểu, tạo ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu (són tiểu) nhất là khi cười, hắt hơi…Hiện tượng này được chuyên môn gọi là són tiểu stress.

Ngoài ra những người dư thừa trọng lượng, béo phì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, tiểu nhiều trong ngày.

7. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống tình dục của phụ nữ, nguyên nhân đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ. Nó đi kèm với hội chứng rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm và các chứng đau khác, gây mệt mỏi kinh niên. Dấu hiệu dễ nhận thấy là đi tiểu liên tục, đau vùng chậu hông, tiểu tiện trên 7 lần/ngày. Ngoài ra nó còn gây đau khi có kinh, đau khi hoạt động tình dục, khi sức khỏe cơ thể suy giảm….

Cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị và vậy bác sĩ khuyến cáo nên thay đổi lối sống, duy trì cuộc sống khoa học, hạn chế thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia và nhóm thực phẩm cay nóng.

8. Sa bàng quang

Sa bàng quang là căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ sau khi sinh, thường xuất hiện do cơ sàn chậu hông và dây chằng đỡ bàng quang bị suy yếu vì stress. Nếu mắc bệnh ho mạn tính như ở nhóm hút thuốc, nâng vật nặng béo phì, mãn kinh thì bệnh tình lại thêm trầm trọng. Hiện tượng thường thấy là đi tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu, đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo và đau lưng.

Nếu ở thể nhẹ nên áp dụng liệu pháp luyện tập, ở thể nặng phải dùng liệu pháp thay thế estrogen, thậm chí cả phẫu thuật.

9. Ung thư

Ung thư có thể xuất hiện trong bàng quang, xương chậu thận, niệu đạo. Ung thư tế bào chuyển tiếp của bể thận và niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến. Hiện tượng thường thấy của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước. Phần lớn ở đàn ông, khối u ung thư gây tắc đường nước tiểu và đôi khi đi tiểu không kiểm soát được.

Khi xuất hiện các hiện tượng này cần đi khám bác sĩ và qua các phép thử test đặc biệt bác sĩ sẽ biết được khối u lành tính hay ác tính.

Theo Nongnghiep.vn

Chị em nên hay không nên dùng giấy vệ sinh

Nhiều người cho rằng, giấy vệ sinh chính là nhân tố tiềm ẩn gây bệnh phụ khoa ^^.

Trong sinh hoạt hàng hàng, hầu hết bạn gái một khi đã bước vào WC thì khó lòng có thể rời xa giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, giấy vệ sinh chính là nhân tố tiềm ẩn gây bệnh phụ khoa. Bởi hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều giấy vệ sinh tái chế, trong đó chứa lượng lớn vi khuẩn. Nếu sử dụng quá tần suất, nấm khuẩn dễ lưu lại trong âm đạo gây viêm nhiễm. Nói như vậy nghĩa là các bạn gái không nên dùng giấy vệ sinh, chỉ cần mỗi ngày thay hai chiếc quần chíp là được?

Thực tế, bạn gái sau khi đi tiểu, dùng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng, lau đúng cách sẽ không thể dẫn đến viêm nhiễm. Ngược lại, việc không “lau chùi” có thể dẫn đến nhiễm hệ thống sinh dục và hệ tiếu niệu. Vì vậy, đáp án đúng nên là dùng giấy vệ sinh hợp quy cách để vệ sinh “cô bé” sạch sẽ. Ngoài ra, việc thay quần chíp 2 chiếc/ ngày là điều khuyến khích.

di-ve-sinh

Hơn nữa, việc chà sát không phải là tác nhân dẫn tới viêm âm đạo. Âm đạo vốn là một kết cấu tương thông với thế giới bên ngoài, không thể vô khuẩn tuyệt đối. Nhưng, âm đạo có tác dụng tự làm sạch, nó có thể khống chế được sự sinh sản của vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe âm đạo. Trong quần thể nấm ở âm đạo, vi khuẩn lactobacillus là loại nấm chiếm ưu thế, chất chuyển hóa của lactobacilus có thể khiến cho môi trường axit của âm đạo duy trì ở mức 3.8-4.4, từ đó khống chế sự sinh trưởng của các loại nấm khuẩn khác, đây cũng chính là tác dụng tự làm sạch của âm đạo.

Theo cơ chế tự làm sạch trên, dù “cô bé” có bị nhiễm khuẩn bởi giấy vệ sinh thì cơ bản, số lượng nhỏ nấm khuẩn cũng không đủ khả năng trở thành mối đe dọa, gây bệnh cho “cô bé”

Hơn nữa, do đường tiết niệu của XX ngắn và thẳng hơn XY, cộng với vùng da âm hộ của nữ giới tương đối sâu, nhiều nếp gấp, vì vậy nấm khuẩn đường niệu đạo dễ ngược nhiễm, gây viêm niệu đạo và bàng quang.

Theo tài liệu nghiên cứu, trong số người bệnh từ 20-50 tuổi, nữ giới mắc bệnh viêm nhiễm niệu đạo cao hơn 50 lần so với nam giới. Theo thống kê Tổ chức Y tế thế giới, chứng viêm đường tiết niệu và đường sinh dục của XX là 50-60% do “vùng kín” không sạch gây ra.

Cách phòng chống viêm nhiễm đường tiết niệu tốt nhất là vệ sinh “cô bé” sạch sẽ. Sau khi đi tiểu xong nếu không kịp lau khô, nước tiểu còn sót lại sẽ khiến quần chíp bị ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho nấm khuẩn sinh sôi dẫn đến viêm hệ thống tiết niệu.

Nói chung, sau khi bài tiết xong, lau khô “vùng kín” bằng giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng là cách vệ sinh tốt nhất cho sức khỏe.

(Theo iOne)

Triệu chứng khi thận suy yếu

 

 Khi bị suy yếu, các triệu chứng bệnh thận ban đầu thường không “ồn ào”. Do đó, nhiều người bệnh coi nhẹ, khi tình trạng bệnh xấu nhanh chóng thì đã ở giai đoạn cuối. Phó Giáo sư Trương Lộ Hà thuộc khoa Thận, bệnh viện số 1 Đại học Bắc Kinh đưa ra 5 tín hiệu cảnh báo thận yếu không nên chủ quan:

Tiểu nhiều lần

Người bình thường mỗi ngày tiểu khoảng 1.000-2.000 ml. Lượng nước tiểu biến đổi nhiều hay ít đều có thể là biểu hiện của thận suy yếu. Đặc biệt, người khỏe mạnh đi tiểu đêm rất ít, nếu như đêm phải thức dậy nhiều lần “thăm” nhà vệ sinh mà trước khi đi ngủ uống không nhiều nước thì nên đi kiểm tra thận.

Nước tiểu có màu sắc lạ

Người khỏe mạnh, nước tiểu có màu vàng nhạt và trong. Nếu như uống nước ít thì lần đi tiểu đầu tiên vào sáng sớm, nước tiểu sẽ hơi sậm hơn trong ngày. Nếu màu sắc nước tiểu hơi hồng, hoặc có nhiều bọt thì cần theo dõi và đi khám.

Bị phù

Thận là cơ quan trao đổi nước của cơ thể, nếu thận không tốt, chắc chắn cơ thể sẽ bị tích nước. Một trong những dấu hiệu thận “trục trặc” là buổi sáng ngủ dậy mắt thường sưng hoặc chân, đùi bị phù.

Các triệu chứng đường tiêu hóa

Chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng tới chức năng dạ dày, dẫn đến các dấu hiệu như không có cảm giác thèm ăn, thường buồn nôn hoặc nôn. Những triệu chứng này không chỉ là rối loạn tiêu hóa mà có thể là dấu hiệu thận suy yếu.

Nổi mẩn ngứa

Người mắc bệnh thận giai đoạn cuối do ure trong cơ thể không theo nước tiểu bài tiết ra ngoài nên sẽ phát tiết qua da và dẫn đến kích ứng da. Ngoài ra, những độc tố bị lắng lại trong cơ thể cũng dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên khiến cơ thể nổi mẩn ngứa.

Chú ý, các tín hiệu được liệt kê trên của bệnh thận, có một số xảy ra ngay chu kì đầu, cũng có trường hợp lại phát ở kì cuối của bệnh, do vậy, chỉ dựa vào những triệu chứng mà tự phán đoán tình trạng thận là chưa chính xác, nhất định phải đến bệnh viện kiểm tra kỹ lưỡng. Những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao là người mắc chứng dị thường về lượng acid uric máu, người bị đái tháo đường, cao huyết áp và người cao tuổi.

(Theo ANTD)

 

Những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu ở nam giới

 

“Nam giới nên chú ý những thay đổi bất thường khi đi tiểu”

Đó là lời khuyên của ThS. BS. Lê Thế Vũ, Phó khoa phụ sản và nam học, Bệnh viện phụ sản Hà Nội.


Ảnh minh họa

Hiện nay, rất ít nam giới chú ý đến biểu hiện không bình thường khi đi tiểu và cho đó là tự nhiên. Khi đã có những triệu chứng bất thường cần phải nghĩ ngay đến một tình trạng bệnh lý.

Những dấu hiệu bất thường

Số lần đi tiểu tăng lên quá 3 - 4 lần vào ban ngày, 1-2 lần vào ban đêm; khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu ngắn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi tiểu. Tiểu tiện khó khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng phải đứng một lúc trong nhà vệ sinh mới đi tiểu được, dòng nước tiểu nhỏ, cảm giác tiểu tiện không có lực, có lúc đái rắt. Đó là những dấu hiệu cho thấy sự không bình thườngkhi đi tiểu đối với nam giới.

Ths. BS. Lê Thế Vũ cho biết: “nước tiểu tự bài tiết không thể kiềm chế khi ngủ. Nghiêm trọng hơn là ban ngày cũng xuất hiện hiện tượng như vậy.Tiểu ngắt quãng bệnh phì đại tuyến tiền liệt thường đi kèm với sự hình thành của sỏi bàng quang, làm cho quá trình đi tiểu đột nhiên bị ngắt quãng”.

Các triệu chứng trên sẽ nặng hơn nếu gặp lạnh hay thường xuyên uống rượu bia, sử dụng thuốc chống cholinergic và thuốc thần kinh. Nếu như tiểu tắc nghẽn kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ, buồn nôn, ói mửa và các biểu hiện nhiễm độc đường tiết niệu.

Biểu hiện của bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt (TTL) là một bộ phận rất nhỏ và chỉ có ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang và trước trực tràng. Khi mới sinh thì TTL nặng khoảng vài gram nhưng đến tuổi trưởng thành do tác động của nội tiết tố nên có trọng lượng khoảng 20gam... “Chức năng của TTL phần lớn là sản xuất ra tinh dịch để vận chuyển tinh trùng. Thông thường tuổi càng cao thì TTL càng to ra nên gọi là phì đại TTL. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của sự lão hóa cơ thể”, Ths. BS. Lê Thế Vũ chia sẻ.

Nên khi có những biểu hiện triệu chứng khác thường khi đi tiểu, nam giới không nên chủ quan mà cần đến bác sỹ thăm khám. Sau khi được khám, làm xét nghiệm và chẩn đoán thì bác sĩ sẽ cho biết là nên điều trị nội khoa hay phải phẫu thuật (dùng thuốc hay mổ). Ngày nay có nhiều loại thuốc giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đi tiểu của người bệnh, cũng như có nhiều phương pháp can thiệp ngoại khoa. Nói chung là tùy theo thể trạng người bệnh, kích thước bướu và bướu có gây biến chứng gì lên đường tiết niệu hay chưa... mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

Bướu lành TTL là căn bệnh không thực sự nguy hiểm nhưng muốn điều trị hiệu quả, tránh biến chứng thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ thật sớm khi thấy có những triệu chứng như kể trên. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc và điều trị ở nhàvì có thể làm bệnh càng nặng hơn, thậm chí còn nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Trên thực tế hiện nay, ngay cả khi đã mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của thầy thuốc thì người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ. Ths. BS. Lê Thế Vũ khuyến cáo: “Nên có sự can thiệp sớm để đảm bảo sức khoẻ của mình, tránh những hậu quả biến chứng đáng tiếc”./.

(Theo Xaluan)

 

Cùng bác sỹ tư vấn trực tuyến: “Tiêu hóa khỏe – Trẻ ăn ngon”

Những năm đầu đời đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này trẻ thường hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng men vi sinh đường ruột, tiêu chảy. Nhiều phụ huynh khi gặp phải vấn đề này thường rất xót con, lúng túng không biết xử lý thế nào?

Bởi vậy, thấu hiểu được sự cần thiết của việc tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, nhãn hàng Bio-acimin New đã tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến với sự tham gia của TS.BS Trần Thị Minh Hạnh – Phó giám đốc TT Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh – nhằm phần nào san sẻ bớt những khó khăn của các mẹ trong quá trình nuôi con.

Chương trình tư vấn trực tuyến sẽ được diễn ra vào lúc 14 – 17h ngày 17/10/2012 và 24/10/2012 trên trang của Bio-acimin New.

(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)

Như các bạn đã biết thì buổi tư vấn trực tuyến đầu tiên đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp vào ngày 17 tháng 10 vừa rồi. Các bạn hãy cùng Bio-acimin New nhìn lại chương trình vừa qua và đặt câu hỏi cho chương trình sắp tới:

(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)

Đúng 2 giờ chiều, bác sỹ Minh Hạnh đã có mặt và nhận hoa của Bioacimin New trao tặng. Sau đó, bác sỹ đã bắt tay luôn vào trả lời những thắc mắc của các mẹ gửi đến.

(Ảnh do Bio Acimin cung cấp)

Mọi người đều cố gắng làm việc nghiêm túc để có thể đưa ra những câu trả lời nhằm giải toả những vấn đề về tiêu hoá của các bé. Một số câu hỏi đã được bác sỹ trả lời:

Chị Vũ Thùy Dung – [email protected] – Phú Thọ hỏi:

Chào bác sỹ, em xin phép được hỏi bác sỹ 1 số điều mà em không biết hỏi ai cả. Con em được 3 tuổi rồi nhưng cháu rất hay ốm, lười ăn. Cháu nặng 12.5kg, cao 95cm. Cháu trung bình 1 tháng bị viêm đường hô hấp 1 lần, uống kháng sinh cũng phải ít nhất 1 tuần mới khỏi. Mỗi lần uông thuốc cháu lại đi ngoài, đau bụng, lúc lại táo bón. Cháu ăn mỗi bữa gần 1 bát cơm với khoảng 1/3 lạng thit, ăn thịt không thì cháu ăn được nhiều hơn còn ăn chung với cơn chỉ ăn được thế thôi ạ. 1 ngày cháu uống 3 lần sữa, mỗi lần 150ml hoặc sữa chua, váng sữa, phô-mai tùy hôm ạ, cháu cũng ăn hoa quả nữa. Em đã cho cháu uống Bioacimin mấy đợt, mỗi đợt 15 ngày, mỗi ngày 2 gói nhưng cháu cũng không chịu ăn lắm. Bác sỹ tư vấn giúp em 1 chế độ dinh dưỡng để cháu tăng cường miễn dịch và lên cân ạ. Em cám ơn bác sỹ ạ.

BS Minh Hạnh trả lời:

Thuỳ Dung thân mến, chiều cao của bé như vậy là được rồi nhưng bé bị thiếu cân đó nhé; ở tuổi này bé nên có cân nặng khoảng 14-14,3kg. Bị nhiễm trùng hô hấp thường xuyên và phải dùng kháng sinh liên tục sẽ làm bé bị rối loạn tiêu hoá. Em bổ sung men vi sinh cho bé như vậy là tốt rồi. Chế độ ăn như hiện tại sẽ tạm ổn nếu bé ít bị bệnh. Em nên tăng năng lượng khẩu phần cho bé bằng cách thêm dầu ăn vào mỗi bữa ăn (khoảng 1 muỗng canh dầu), tăng thêm sữa (khoảng 600ml/ngày), ăn yaourt mỗi ngày, và nhớ cho bé ăn trái cây thường xuyên để cung cấp vitamin giúp tăng sức đề kháng. Tránh để bé bị gió lùa, nhiễm lạnh, hít bụi bặm thì sẽ hạn chế được các đợt nhiễm bệnh. Khi bớt bệnh và ăn được thì bé sẽ tăng cân.

Phạm Thùy Linh – [email protected] – Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội hỏi:

Bé nhà em được 21 tháng, ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa rất kém nên không hấp thu được thức ăn và sữa. Hiện tại cháu được 10,5kg, có tiền sử cơ địa dị ứng thời tiết. Em muốn hỏi bác sỹ có cách nào khắc phục tình trạng kém hấp thu thức ăn của cháu được không, để cải thiện hệ tiêu hóa cho cháu?

BS Minh Hạnh trả lời:

Chào Thuỳ Linh, bé 21 tháng cân nặng 10,5kg là hơi nhẹ cân một chút. Làm cách nào mà em biết được bé kém hấp thu thức ăn và sữa? Bé đi phân có tốt không? Bé có hay đầy bụng khoảng 2 tiếng sau ăn không? Nếu bụng bé vẫn căng đầy và không tiêu hoá được thức ăn của bữa ăn trước đó thì em nên cho bé uống thêm men tiêu hoá các chất tinh bột, đạm, và béo; nếu bé đi tiêu phân xấu thì em có thể cho bé uống men vi sinh như Bio-acimin New cũng rất tốt. Còn nếu tình trạng không cải thiện thì em nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhé.

Rất nhiều, rất nhiều câu hỏi các bà mẹ gửi đến đều được bác sỹ trả lời nhiệt tình. Để theo dõi cũng như tiếp tục được bác sỹ trả lời, mời bạn hãy click vào đây để đặt câu hỏi cho ngày 24/10 nhé.

Ra máu tươi khi đi tiêu có nghiêm trọng không?

Tôi 35 tuổi, mấy tháng nay tôi bị ra máu tươi khi đi tiêu. Tôi muốn biết hiện tượng này có gì đáng lo không?

Do công việc, tôi phải thường uống cà phê và dùng rượu bia, điều này có ảnh hưởng gì không? - (Cường)

Qua những gì bạn miêu tả, tôi nghĩ bạn nên đến ngay các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được khám trực tiếp nhằm sớm xác định nguyên nhân gây chảy máu tươi khi đi ngoài.

Nhiều nguyên nhân có thể nghĩ đến như bệnh trĩ, bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, loét dạ dày, thậm chí có thể có khối u. Việc nội soi đại tràng có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân và sớm điều trị. Việc chữa trị càng sớm càng tốt.

Về dinh dưỡng, các loại thức ăn nóng nhiệt, ít ăn chất xơ như rau củ quả, ít uống nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh đường tiêu hóa.

BS Ngô Quang Đảng

(Theo VnExpress)

Tiểu tiện liên tục – Dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh

Theo nghiên cứu mang tên Mind Over Bladder (Hãy quan tâm hơn đến bàng quang của bạn) do Trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein, Mỹ thực hiện gần đây cho biết, bàng quang là bộ phận quan trọng. Bởi vậy, những dấu hiệu của bàng quang, nhất là tiểu tiện thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y.

1. Ngưng thở khi ngủ

Những người mắc bệnh ngưng hay ngạt thở khi ngủ (có khi kéo dài tới trên 30 giây) nhưng khi khám lại không phát hiện ra, song nếu có dấu hiệu tiểu nhiều trong đêm thì đó chính là dấu hiệu mắc bệnh.

Tháng 3/2011, các nhà khoa học Israel đã kết thúc nghiên cứu ở nhóm đàn ông tuổi từ 55-75 bị bệnh phình đại tuyến tiền liệt lành tính (BPE), phát hiện thấy, có tới trên một nửa nhóm người này đi tiểu nhiều trong đêm và mắc chứng ngạt thở khi ngủ. Người mắc bệnh ngạt thở khi ngủ còn mắc phải một số căn bệnh khác như ngáy, buồn ngủ ban ngày. Với phát hiện trên, những người mắc bệnh tiểu nhiều trong đêm cần đi tư vấn bác sĩ, khám và điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ.

2. Bệnh tiểu đường không kiểm soát

Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, són tiểu. Nhằm giúp bàng quang làm việc tốt, những người có dấu hiệu không kiểm soát tiểu tiện nên đi khám, thay đổi lối sống, ăn uống cân bằng khoa học và dùng thuốc để đưa lượng đường huyết về ngưỡng tối ưu, hạn chế các biến chứng nan y do tiểu đường gây ra cho sức khỏe.

3. Suy giáp

Suy giáp không điều trị sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các loại bệnh về bàng quang. Một trong những dấu hiệu bị bệnh bàng quang là đi tiểu nhiều. Hiện tượng suy giáp chỉ là hội chứng thứ 2 của bệnh về bàng quang, hội chứng thứ nhất là mệt bã người, tăng cân, da khô và rụng tóc. Nếu xuất hiện tình trạng suy giáp nên can thiệp ngay để hạn chế bệnh tiểu tiện nhiều.

4. Bệnh tiền liệt tuyến

Tuyến tiền liệt có hình nón nằm ngược bao quanh niệu đạo, đảm nhận vai trò tiểu tiện và sinh sản ở đàn ông, nhưng do tuổi tác tuyến này ngày càng phình to, ép niệu đạo (đường nước tiểu thoát ra) và tạo ra căn bệnh có tên là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), thường gặp ở độ tuổi 50, hay còn gọi là ung thư tuyến tiền liệt, ở nhóm trẻ tuổi hơn thì gọi là viêm tuyến tiền liệt.

Dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc bệnh là phải đi tiểu gấp, tiểu xong thường bị rơi rớt, khó đi tiểu, mót tiểu kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Nên đi khám sớm và áp dụng phép kiểm tra PSA (phát hiện kháng thể tiền liệt tuyến đặc trưng).

5. Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính

Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính (Urinary tract infections) hay UTI là căn bệnh viêm nhiễm thường gặp thứ hai trên cơ thể con người, kể cả đàn ông lẫn đàn bà, nhưng thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.

Dấu hiệu dễ nhận biết như buồn đi tiểu, đi tiểu buốt khó chịu, nước tiểu có màu đỏ, đục và đôi khi rất khai. Xuất hiện cả tình trạng sốt, đau cục bộ và buốt, áp lực cao. Nên đi khám bác sĩ nếu bị bệnh bác sĩ sẽ kê đơn dùng kháng sinh sẽ khỏi trong 1-2 ngày. Nếu vẫn tiếp tục mắc bệnh sẽ phải tăng liều. Những người mắc bệnh UTI lặp đi lặp lại cần khám kỹ để tìm ra nguyên nhân, có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc dấu hiệu mang thai.

Phụ nữ mắc bệnh UTI mãn tính nên dùng băng vệ sinh, không nên dùng phương pháp thụt rửa, nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu tiện, sinh hoạt tình dục, tránh lạm dụng rượu bia, cà phê vì nó làm tăng bệnh cho bàng quang.

6. Tăng cân

Tăng cân đôi khi bị đổ lỗi cho nhiều lý do, nhưng người ta lại không biết rằng nó có liên quan đến sức khỏe bàng quang, bởi hai căn bệnh này lại có mối quan hệ mật thiết. Ví dụ, khi dư thừa trọng lượng, các cơ sàn chậu hông nơi đỡ hệ thống tiết niệu lại phải chịu áp lực quá lớn và lâu ngày bị suy yếu, đặc biệt là cơ tiết niệu, gây ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, thậm chí nó bị vô hiệu ngay cả khi không đi tiểu, tạo ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu (són tiểu) nhất là khi cười, hắt hơi…Hiện tượng này được chuyên môn gọi là són tiểu stress.

Ngoài ra những người dư thừa trọng lượng, béo phì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, tiểu nhiều trong ngày.

7. Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống tình dục của phụ nữ, nguyên nhân đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ. Nó đi kèm với hội chứng rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm và các chứng đau khác, gây mệt mỏi kinh niên. Dấu hiệu dễ nhận thấy là đi tiểu liên tục, đau vùng chậu hông, tiểu tiện trên 7 lần/ngày. Ngoài ra nó còn gây đau khi có kinh, đau khi hoạt động tình dục, khi sức khỏe cơ thể suy giảm….

Cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị và vậy bác sĩ khuyến cáo nên thay đổi lối sống, duy trì cuộc sống khoa học, hạn chế thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia và nhóm thực phẩm cay nóng.

8. Sa bàng quang

Sa bàng quang là căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ sau khi sinh, thường xuất hiện do cơ sàn chậu hông và dây chằng đỡ bàng quang bị suy yếu vì stress. Nếu mắc bệnh ho mạn tính như ở nhóm hút thuốc, nâng vật nặng béo phì, mãn kinh thì bệnh tình lại thêm trầm trọng. Hiện tượng thường thấy là đi tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu, đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo và đau lưng.

Nếu ở thể nhẹ nên áp dụng liệu pháp luyện tập, ở thể nặng phải dùng liệu pháp thay thế estrogen, thậm chí cả phẫu thuật.

9. Ung thư

Ung thư có thể xuất hiện trong bàng quang, xương chậu thận, niệu đạo. Ung thư tế bào chuyển tiếp của bể thận và niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến. Hiện tượng thường thấy của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước. Phần lớn ở đàn ông, khối u ung thư gây tắc đường nước tiểu và đôi khi đi tiểu không kiểm soát được. Khi xuất hiện các hiện tượng này cần đi khám bác sĩ và qua các phép thử test đặc biệt bác sĩ sẽ biết được khối u lành tính hay ác tính.

(Theo Nông nghiệp Việt Nam)

Chữa suy nhược thần kinh, ho khan… bằng rau má

Rau má là loài rau dại ăn được, là vị thuốc thông dụng giúp sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…

Rau má

Rau má có tên khoa học Centella asiatica (L.), là thứ rau dại ăn được, thường mọc ở những nơi ẩm ướt. Trong y học cổ truyền, rau má là vị thuốc thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết, có tính bổ dưỡng rất cao…

Suy nhược thần kinh: nghiền bột lá rau má đã phơi khô trong râm, uống mỗi ngày 30 – 60g, chia ba lần mỗi ngày cho người lớn và 7,5 – 25g cho trẻ em.

Say nắng, say nóng: lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống.

Rôm sảy, mẩn ngứa: hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát vắt lấy nước uống. Nếu trẻ nhỏ, có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.

Ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt: rau má tươi 100g, rửa sạch, vắt lấy dịch uống.

Suy giảm trí nhớ, thị lực: lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3 - 5g.

Trẻ bị đau bụng, tiêu chảy: lấy 3 – 4 lá rau má sắc chung vài cọng thì là, thêm ít đường cho trẻ uống, cùng lúc giã vài lá rau má đắp lên rốn trẻ.

Thanh lọc cơ thể phụ nữ: rau má nhổ cả rễ, phơi khô trong mát, xay thành bột. Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, mỗi lần 3g bột uống chung với sữa bò tươi, uống liên tục trong ba ngày, ngay sau khi hết kinh. Bài thuốc này còn chữa được các chứng đau bụng kinh. Nhờ tính thanh lọc mà rau má giúp phụ nữ trẻ lâu, da dẻ hồng hào, khí huyết lưu thông tốt, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Lưu ý, không dùng rau má quá nhiều vì có thể làm bệnh nhân say thuốc, dẫn đến hôn mê. Rau má có tính lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp này chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn.

Theo ThS.BS Võ Thị Thu
Giảng viên học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Meo.vn (Theo Saigontiepthi)