Lưu trữ cho từ khóa: di chứng

Hành trình 4 năm để điều trị cho bệnh rối loạn cơ mặt

Vui vẻ, buồn bã, sợ hãi, giận dữ, ngạc nhiên… những cảm xúc này thể hiện ra trên mặt nhờ vào cơ mặt.

Có khoảng 43 nhóm cơ trên mặt, kết hợp với các dây thần kinh trên mặt, biểu hiện cảm xúc, để giúp nhắm – mở mắt, nhăn mũi, há miệng… Cơ trên mặt rất khác với cơ ở các nơi khác, vì chúng không thành bó cơ, tách bạch rõ ràng, và gắn vào xương, mà chúng phẳng, có thể cuộn vào nhau và có khi gắn sát dưới da. Một khi các cơ mặt này bị rối loạn, có thể gây ra thật nhiều bất tiện và khổ sở cho người bệnh. Có nhiều rối loạn cơ mặt như co giật mi mắt, co giật nửa mặt, co giật toàn mặt, nghiến răng…

Chữa trị rối loạn cơ mặt có nhiều biện pháp như uống thuốc, châm cứu, thậm chí phẫu thuật. Song cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, nhiều trường hợp không thể chẩn đoán rõ ràng, chữa lành bệnh rối loạn cơ mặt với nhiều người bệnh là cả một hành trình gian khổ. Chị Phạm Kiều Kiều Nga, ở phường Trung Mỹ Tây, TP. HCM, đã phải trải qua một quãng thời gian như thế để đi tìm lại vẻ đẹp gương mặt mình.

Bốn năm bôn ba, và khỏi trong 5 ngày

Cách đây 4 năm, một hôm chị cảm giác bị giật giật từ vùng mắt xuống gần miệng. Cảm giác khó chịu, khổ sở hơn nữa là người ngoài nhìn vào cũng thấy. “Tôi phải làm ăn buôn bán suốt ở ngoài. Bị ở tay chân còn che được, bị ở trên mặt, thật khổ sở. Mỏi thì cũng không mỏi lắm, cũng không phải bị giật liên tục. Nhưng đang làm việc, đang gặp người ta, mà nó bắt đầu giật thì tôi cảm giác khổ sở vô cùng.”

Đi khắp nơi kiếm thầy kiếm thuốc. Có bệnh viện chị uống thuốc suốt mấy tháng không khỏi. Có nơi, chị châm cứu hơn năm không đỡ. Có bác sĩ, sau khi chích thuốc xong vài ngày, một mắt chị bị sụp xuống, không mở ra được, chỉ nhìn được qua một con mắt. Không thể đi làm với tình trạng mắt nhắm mắt mở, rồi lo lắng khiến chị mất ngủ cả tháng trời. May mà sau hơn một tháng, mắt chị mở ra được. Quá lo sợ, chị phải đi tìm thầy thuốc khác.

Chị kể: “Không phải mình tôi đâu, đi các nơi tôi gặp nhiều người như mình. Cũng nhờ có người mách mà tôi biết đến bác sĩ Coulon. Không phải bác sĩ nước ngoài nào cũng giỏi, có ông bác sĩ Mỹ, chích cho tôi chỉ được một tháng tôi đã bị lại. Còn bác sĩ Coulon, ông chích một mũi ra thành 7, 8 lần. Không hề đau, tôi chỉ thấy tê tê như kiến cắn và có tác dụng liền, khoảng 5 ngày là tác dụng rõ rệt. Dù bác sĩ nói thuốc sẽ tác dụng khoảng 3 đến 6 tháng, nhưng nay đã 9 tháng rồi, tôi vẫn chưa bị lại. Tôi chỉ mong bác sĩ Coulon sẽ qua để khám và chữa trị thường xuyên. Tìm được thầy thuốc chữa trị và có hy vọng khỏi bệnh, cảm giác không gì vui sướng bằng!”

Phương pháp tiêm botox chữa co thắt cơ

Botox được biết đến nhiều trong ngành thẩm mỹ, với tác dụng làm giảm nếp nhăn. Tuy nhiên, chất này còn có tác dụng cho việc làm thư giãn các cơ hoạt động quá mức. Nhờ đó, giúp chữa các chứng co giật mặt, nháy mắt, đổ mồ hôi quá nhiều, đau kinh niên, đau đầu nhẹ… Sau khi tiêm, cần 2 – 4 ngày để cảm thấy tác dụng của botox, và hiệu quả kéo dài từ 4 đến 6 tháng.

Tác dụng của tiêm botox còn tùy thuộc vào độ đậm đặc của botox và sức mạnh – yếu của vùng cơ tác động, vào kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ. Bệnh nhân cần phản hồi lại tác dụng của thuốc, phản ứng của cơ thể lại với bác sỹ để lần chữa trị sau có hiệu quả tốt. Càng về sau, hiệu quả của botox càng kéo dài hơn, do vùng cơ đã được tạo thói quen thư giãn.

Khi tiêm botox bạn cần lưu ý rằng, không phải “muốn chỉnh chỗ nào tiêm chỗ đó”, botox cần được tiêm vào cơ đích – nhóm cơ hoạt động quá mức – để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ. Do cấu trúc khuôn mặt có rất nhiều nhóm cơ nên bác sỹ thực hiện cần có kiến thức chuyên môn sâu về cấu trúc giải phẫu vùng mặt và được đào tạo về kỹ thuật tiêm Botox. Đồng thời để tránh sự giả tạo, khô cứng, bạn cần tham khảo ý kiến người thân và bác sĩ thật cẩn thận, có những nét cơ bản, “nếp nhăn” duyên trên gương mặt cần được giữ để tạo vẻ tự nhiên, không phải “cứ nhăn là ủi”.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, bác sĩ Coulon là chuyên gia thực hiện các ca phẫu thuật lấy mỡ mắt bằng phương pháp mới không để lại sẹo, không cần đường may, thời gian hồi phục nhanh; tạo hình lại tình trạng mắt không đều nhau do bẩm sinh hoặc di chứng tai nạn.

Không chỉ trong lĩnh vực thẩm mỹ, ông còn áp dụng phương pháp tiêm botox trong trị rối loạn cơ mặt như co giật mi mắt, co giật nửa mặt, co giật toàn mặt, mặt do liệt dây thần kinh số 7, hội chứng Meige (giật mắt và vùng má)… rất hiệu quả. Phương pháp này không đau, thời gian tiêm nhanh và hiệu quả kéo dài đến sáu tháng.

Vào ngày 1/4/2013 đến 18/4/2013, bác sĩ Pierre Coulon một lần nữa quay lại bệnh viện FV, TP.HCM, thăm khám và làm việc định kỳ.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt hẹn với bác sĩ Pierre Coulon, vui lòng liên hệ: Khoa Thẩm mỹ và Chống lão hóa bệnh viện FV theo số: (08) 54 11 33 66 hoặc (08) 54 11 33 33, máy nhánh 7000. Với đẳng cấp năm sao, khoa thẩm mỹ và Chống lão hóa Bệnh viện FV luôn làm hài lòng bạn với dịch vụ hoàn hảo, bác sĩ chuyên môn cao, công nghệ tiên tiến và hệ thống quản lý hồ sơ bảo mật.

Trước khi vào gặp bác sĩ, bạn sẽ được chuyên viên tư vấn thẩm mỹ – cô Phạm Thị Thùy Trang tư vấn riêng cho bạn về các dịch vụ thẩm mỹ để có giải pháp làm đẹp tối ưu.

 

Viêm họng gây thấp khớp cấp ở trẻ em

Đây còn được gọi là bệnh thấp tim, hay gặp ở lứa tuổi học đường, xuất hiện sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn bêta nhóm A.

Sau vài tuần kể từ khi bị viêm họng, trẻ có thể xuất hiện các viêm khớp cấp do thấp.

Trẻ có biểu hiện ban đầu như viêm họng, sốt cao. Sau vài tuần kể từ khi bị viêm họng, trẻ có thể xuất hiện các viêm khớp cấp do thấp. Viêm khớp có tính chất xảy ra đột ngột, hay gặp ở các khớp to vừa như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, hoặc viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ.

Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng thường khỏi nhanh hơn khi dùng thuốc chống viêm. Trong khi biểu hiện ở khớp thường khỏi nhanh, khỏi hoàn toàn không để lại di chứng thì biểu hiện ở tim thường nặng nề và là biểu hiện nguy hiểm nhất của bệnh. Ngoài các triệu chứng ở khớp, ở tim... trẻ còn có thể có các triệu chứng thần kinh như giật, liệt, hôn mê, đau bụng, tiểu ra máu...

ThS Trần Trung Dũng
(Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)

Meo.vn (Theo Bee)

Tháo độn mũi sau phẫu thuật có để lại di chứng không?

Tôi nâng mũi được 5 năm rồi, nhưng bây giờ tôi lại muốn tháo ra.

Tuy nhiên, tôi rất sợ đau và lo ngại việc để lại di chứng ở sống mũi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tháo ra có đau và ảnh hưởng gì không?

Trả lời:

Phẫu thuật tháo bỏ chất liệu độn mũi được thực hiện gây tê tại chỗ, thường sau gây tê sẽ không đau. Tuy nhiên nếu chất liệu độn mũi là chất liệu tự thân (như sụn sườn hay các loại mô khác) thì kỹ thuật sẽ phức tạp hơn do sau khi cấy ghép, chất liệu sẽ kết dính chặt chẽ vào mô vùng mũi, một số trường hợp phải lật da mũi mới có thể lấy bỏ được.


Sau tháo bỏ chất liệu độn mũi, da mũi sẽ chùng xuống, nhăn nheo và cần khoảng 3 tháng để da có thể tự điều chỉnh đàn hồi và ổn định hình thái mới. Sau phẫu thuật mũi sưng nề vừa trong khoảng ba ngày, ổn định sau khoảng một tuần.

Cũng có thể bạn gặp biến chứng: chảy máu, nhiễm trùng… nhưng khắc phục được nếu phẫu thuật thực hiện trong điều kiện phòng mổ vô trùng, đúng quy trình kỹ thuật. Sau khi phẫu thuật ổn định sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn.

Theo BS Mai Mạnh Tuấn - Viện Thẩm Mỹ Hà Nội

Meo.vn (Theo alobacsi)

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ

Ai cũng mong phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp mình trở nên đẹp hơn, nhưng đôi khi đó lại là con dao hai lưỡi và khiến nhiều "sao" phải hối tiếc...

1. Mới đây, diễn viên Lisa Rinna đã xuất hiện với đôi môi phồng căng dị dạng. Giống như cô vừa bị ai đó cắn hay vừa hoàn thành xong một ca bơm môi với kỹ thuật lạc hậu của năm 1986. “Đôi môi của tôi bắt đầu nói thay tôi là ai. Điều đó khiến tôi rất khó chịu. Nó không còn là của tôi nữa mà như đến từ thế giới khác. Tôi rất hối tiếc vì quyết định ngốc nghếch của mình”.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc
Nhưng không chỉ có Rinna mới rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười này mà còn nhiều ngôi sao khác cũng cùng chung số phận với cô.

2. Chỉ vài tháng sau khi chỉnh đốn lại cơ thể, diễn viên Heidi Montag đã rất “ngạc nhiên” trước kết quả “đáng khích lệ” của nó. Đến lúc nhà phẫu thuật thẩm mỹ Frank Ryan của Montag chết vì tai nạn xe hơi, cô bắt đầu có cái nhìn khác về vấn đề. Trước hết là cô xin lấy ra những gì đã cấy vào ngực, và sau đó xin tham gia câu lạc bộ những người từng làm việc này.

Cô tâm sự: “Hầu như tôi không còn hứng thú gì trong cuộc sống khi luôn cảm thấy có một vật thể lạ nằm trong cơ thể mình. Tôi không muốn một ngày nào đó mũi của tôi sẽ bị rụng như mũi của Michael Jackson”. Cô cũng thú nhận chính ám ảnh phẫu thuật thẩm mỹ đã hủy hoại cuộc hôn nhân của cô. “Có lúc Spencer van xin tôi đừng để dao kéo chạm vào người nữa. Quan hệ của chúng tôi hầu như không còn níu kéo được sau lần thứ hai tôi bỏ qua thỉnh cầu của anh để bước vào phòng phẫu thuật” – cô kể lại.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc

3. Trong blog của mình, ca sĩ Courtney Love đã bài bác thậm tệ phẫu thuật thẩm mỹ sau khi phải chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần lỗi của dao kéo. “Đôi môi của tôi trở thành thứ gây bức bối nhất trên khuôn mặt. Tôi ao ước có lại đôi môi tự nhiên như đồng nghiệp Gwyneth Paltrow nhưng đây chỉ là ước mơ không bao giờ trở thành hiện thực.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc

4. Jamie Lee Curtis thuộc số diễn viên không hề ngại ngần khi bày tỏ sự hối tiếc sau phẫu thuật thẩm mỹ. “Đó là một cơn ác mộng, một sự hành hạ cơ thể mình. Phẫu thuật thẩm mỹ không hề làm bạn cảm thấy an tâm về bản thân mà còn làm mất tự tin hơn nữa” – chị nói và than phiền là thường xuyên phải dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc

5. Kim Kardashian phải sử dụng Botox làm căng da mặt trong thời gian tham gia chương trình TH thực tế Keeping Up with the Kardashians, nhưng cô không bao giờ cô hài lòng với những vết bầm để lại sau đó. “Botox không thể kéo lùi lại tuổi trẻ. Và các bạn trẻ tuyệt đối đừng bao giờ cầu viện đến nó” – cô nói.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc

Trong nhiều năm liền lúc đã về già khi những di chứng của phẫu thuật thẩm mỹ bắt đầu lộ ra, diễn viên lão Jane Fonda luôn bầy tỏ sự hối tiếc những gì bà đã làm với cơ thể. “Dao kéo đã khiến cho khuôn mặt của tôi già hơn những bạn bè cùng tuổi. Nhưng gì đưa từ bên ngoài vào sẽ bắt đầu xệ xuống khi bạn bước sang tuổi 55”.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc

7. Khi không còn đóng phim Hollywood, diễn viên Mickey Rourke trở thành một boxer. Anh bị gẫy mũi hai lần, phải phẫu thuật 5 lần để hồi phục nó bằng sụn lấy từ tai. Rồi một lần nứt xương hàm. “Có lúc tôi ao ước phải chi mình cứ chí cốt với phim ảnh, đừng lên võ đài để phải chịu những hậu quả nghiêm trọng như thế” – anh nói.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc

8. Diễn viên Tara Reid thú thận là cô đã phạm sai lầm khi đi hút mỡ bụng thay vì dùng biện pháp khác nhẹ nhàng và bền vững hơn. “Hậu quả là bụng tôi nhỏ hơn sau khi hút mỡ nhưng lại méo mó rất khó coi. Mỗi lúc nhìn vào gương nó làm cho tôi ân hận hơn là hạnh phúc”.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc

9. Có lần diễn viên Sharon Stone nói thẳng “Tôi không thích đôi môi mọng nhờ dao kéo của mình. Cũng chẳng có ai thích nó. Cuộc sống của tôi sẽ dễ chịu hơn nếu tôi không có một đôi môi giả dối như thế”.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc

10. Diễn viên Dana Delaney của loạt phim Desperate Housewives thú nhận là “việc tiêm Botox cách nay 7 năm đã làm thay đổi khuôn mặt của tôi, nhưng theo cách không tự nhiên và chẳng vui vẻ tí nào. Chỉ nội nghĩ đến việc cứ khoảng 1 năm lại phải tiêm một lần nữa càng làm cho tôi bị stress nhiều hơn”.

Mỹ nhân tiếc đời vì dao kéo thẩm mỹ, Thẩm mỹ viện, Làm đẹp, ngoi sao hollywood, tham my, nang mui, bom moi, boxto, bom nguc, tham my nguc


Meo.vn (Theo Thế Giới Điện Ảnh)

Trẻ chậm phát triển không phải vì tiêm ngừa

Ảnh: Internet
Kính chào bác sĩ. Tôi có một bé trai 2 tuổi, cân nặng 12,5 kg. Mong bác sĩ tư vấn giùm tôi về việc chích ngừa của bé.

Khi 9 tháng tuổi bé bị sốt nên bác sĩ không tiêm ngừa sởi cho cháu. Một tháng sau, bé đạt cân nặng 12,5kg, tôi đưa bé đi chích ngừa thì nhân viên y tế đề nghị chích bổ sung thêm mũi của tháng trước, tổng cộng hôm đó bé chích 2 mũi (sởi và tiêu chảy). Chiều cùng ngày, bé sốt 39 độ C. Tôi chăm sóc bé bằng cách cho bé mặc quần áo thoáng mát, lau nước ấm…Sau 2 ngày, bé hết sốt. Từ đó cho đến nay, dù tôi cho bé ăn đủ chất, đủ cữ…nhưng bé vẫn không tăng cân chút nào. Mọi người nói hay là bé bị di chứng của lần chích ngừa 2 mũi liền. Mong bác sĩ cho tôi hỏi có đúng vậy không? Tôi phải làm sao để cải thiện cân nặng cho con. Xin cám ơn bác sĩ.(thulien)

Trả lời:

Chào chị.

Theo chị trình bày, con chị tiêm ngừa 2 mũi sởi và tiêu chảy khi 10 tháng tuổi. Tuy nhiên, không có vắc xin ngừa tiêu chảy dạng tiêm cho trẻ 10 tháng tuổi như chị hỏi.

Cũng xin chia sẻ cùng chị rằng, không có một dược phẩm nào là hoàn hảo, là không có phản ứng phụ, vì vậy vắc xin cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, tiêm ngừa cho trẻ là chấp nhận một tỉ lệ nhỏ các nguy cơ phản ứng phụ nhưng có được lợi ích lớn là nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh rất thấp, hoặc nếu trẻ bệnh cũng không nặng, vì nhiễm bệnh là một trong những nguyên nhân làm chậm phát triển thể chất ở trẻ. Bên cạnh những phản ứng sau tiêm ngừa (như sốt, sưng, đau tại chỗ tiêm, quấy khóc) và các triệu chứng tương tự như khi trẻ bị nhiễm bệnh của loại vắc xin đó nhưng nhẹ hơn, đến nay không có y văn hay bằng chứng y học nào cho thấy sự chậm phát triển thể chất và vận động của trẻ do vắc xin. Mức độ nặng của phản ứng sau tiêm ngừa là rất hiếm. Do vậy, tình trạng không tăng cân của con chị không phải là di chứng của việc tiêm ngừa vắc xin, càng không phải do tiêm ngừa 2 mũi liền nhau. Chị không cho biết chiều cao của cháu nhưng ở tuổi cháu, cân nặng 12,5 kg là đạt mức bình thường. Chị cũng không cho biết cụ thể cháu đang ăn uống như thế nào nên cũng khó đưa ra kết luận. Tuy nhiên, mỗi trẻ đều có nhu cần ăn uống khác nhau, phụ huynh nên tôn trọng nhu cầu đó của trẻ. Nếu trẻ chậm hoặc không tăng cân nhưng tăng trưởng chiều cao đều đặn, vui chơi, tiếp xúc tốt thì không nên lo lắng.

Bác sĩ Trần Thị Mỹ Duyên

Chuyên khoa Nhi, Phòng khám Victoria Healthcare, TP.HCM

Meo.vn (Theo PNO)

8 trả lời về bệnh trĩ

Những băn khoăn về căn bệnh khó nói sẽ được giải quyết phần nào qua những câu trả lời dưới đây.

Đang cho con bú, có được uống thuốc chữa bệnh trĩ?

Tôi bị bệnh trĩ từ trước khi mang thai nhưng nhẹ, tôi đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị trĩ nội độ 3, sau khi sinh xong tôi bị nặng hơn, đi ngoài đau và ra máu rất nhiều. Tôi đã uống thuốc đông y, thuốc tây, rất nhiều loại nhưng khi hết dùng thuốc bệnh lại quay trở lại. Giờ con tôi được 7 tháng, tôi vẫn đang cho con bú, xin hỏi bác sĩ tôi phải uống thuốc gì để khỏi và có phải phẫu thuật không? Xin cảm ơn.

macvang_87

Trả lời: Trường hợp bạn đang cho con bú thì nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị. Đồng thời, bạn nên tránh các chất kích thích như rượu, bia, chè, café.. đồ ăn chua cay như ớt tiêu, và tăng cường vận động như bơi lội, đi bộ.

---

Đi cầu ra máu, có nguy hiểm?

Hỏi: Em tên Đức nhà ở TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nay em 29 tuổi. Bác sĩ cho em hỏi: Em sức khỏe bình thường, ăn được, ngủ được nhưng thỉnh thoảng đi cầu có hiện tượng lúc "đi" xong thấy có  máu tươi khi chùi. Bác sĩ cho hỏi em bị bệnh gì?

Vu Suc

Trả lời: Theo như bạn Đức kể thì những lúc bạn đi ngoài có dính máu có thể do bạn bị táo bón. Cách khắc phục tình trạng nay là bạn nên uống nhiều nước, ăn rau xanh và quả chín như rau khoai lang, mồng tơi. Bạn cũng nên chịu khó luyện tập thể dục thể thao.

---

Bệnh trĩ, có thể tự điều trị?

Hỏi: Em năm nay 22 tuổi. Dưới hậu môn có một miếng thịt lồi ra ngoài. Mỗi lần em đi tiểu tiện rất khó khăn và nó làm em đau đớn. Có lúc rỉ máu. Em hỏi mọi người thì em được biết là bệnh trĩ. Em muốn đi khám bác sĩ để chữa bệnh nhưng em ngại vì không biết bác sĩ sẽ khám như thế nào? Kính mong bác sĩ cho em câu trả lời được không ạ! Vì em rất đau và thấy khó chịu mỗi lần như vậy, em muốn sớm trị hết bệnh.

Thuan Thi

 

Trả lời: Tốt nhất bạn nên khám bác sĩ, ngoài ra bạn có thể tham khảo cách điều trị nội khoa:

Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm pha một chút muối 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.

Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch. T uy  nhiên, người bị bệnh cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng và sử dụng thuốc phù hợp. Không nên dùng thuốc bừa bãi, gây nhiều tai biến nhiễm trùng, áp xe, chảy máu.

Trĩ có quan hệ nhân quả với hệ tiêu hóa và tất cả các hệ thống trong cơ thể. Do đó, cần phối hợp điều trị toàn diện, bệnh nhân cần dùng nhiều rau có tác dụng nhuận trường như diếp cá, khoai lang, rau má, đu đủ, mướp… uống nhiều nước, sinh hoạt điều độ, các họat động thể dục thể thao cũng góp phần điều trị bệnh trĩ.

---

Các cách làm tiêu trĩ

Hỏi: Tôi bị trĩ hơn 4 năm nay. Hiện tại nó đã tạo thành búi nên mỗi khi tôi đi cầu mà rặn mạnh thì búi trĩ đó bị lòi ra nhưng không bị chảy máu. Mong bác sỹ hướng dẫn cách điều trị và uống thuốc gì để tiêu trĩ.

bandoc...

Trả lời: Có ba hướng điều trị bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo: một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất; hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp này chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.

---

Không đau, không ngứa là đã khỏi bệnh?

Hỏi: Tôi bị trĩ từ sau khi sinh em bé, cách nay khoảng 7 năm. Đi khám bác sĩ nói: Trĩ nội, độ 2, không cần cắt. Mới đây tôi đi cầu ra máu 2 ngày. Tôi uống 1 hộp Tottry, hết chảy máu, không đau, không ngứa. Xin hỏi tôi cần điều trị gì không?

phonglan

Trả lời: Tottry là thuốc điều trị cả trĩ nội, trĩ ngoại có tác dụng giảm đau rát, giảm tiết dịch ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát. Do vậy bệnh thuyên giảm. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị triệt để.

---

Ở TPHCM thì nên tới đâu để khám?

Hỏi: Tôi 32 tuổi, làm công nhân tại qu ậnGò Vấp. Khoảng 3 năm nay tôi thấy thỉnh thoảng hậu môn lòi ra gây đau mỗi khi đi ngoài kèm chảy máu nữa, mỗi đợt khoảng 5, 7 ngày rồi tự hết. Qua tìm hiểu tôi biết các triệu chứng đó là bệnh trĩ. Xin cho tôi hỏi muốn điều trị dứt tôi phải làm sao? Địa chỉ tin cậy là ở đâu? Chi phí phẫu thuật bao nhiêu?

Nguyen Thuy

Trả lời: Hiện nay có ba hướng điều trị bệnh trĩ. Một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất. Hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả. Bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa. Bạn có thể tìm đến bệnh viên Chợ Rẫy gặp bác sĩ chuyên khoa.

---

Nguyên nhân gây trĩ?

Hỏi: Tôi năm nay 34 tuổi, nữ giới, độc thân, công việc của tôi là nhân viên văn phòng, cụ thể là làm việc với máy tính 8giờ/ngày. Tôi thường tập thể dục khoảng 30phút/ngày. Tôi bị bệnh viêm dạ dày cách đây 15 năm và bị bệnh trĩ cách đây 1 năm.

Triệu chứng của bệnh trĩ là: bị lòi ra ngoài hậu môn cỡ bằng hạt đậu, nhưng không thường xuyên, hôm nào trong người cảm thấy khỏe thì không bị, không bị chảy máu, hơi khó chịu một chút, lâu lâu thì hơi ngứa. Tôi có đã đến bệnh viện khám, kết quả nội soi là trĩ độ 2, sau đó tôi uống thuốc 2 toa khoảng 1 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ chỉ định, và thường xuyên ăn lá dấp cá (ăn sống chung với thức ăn trong bữa ăn) khoảng 1 kg/tuần nhưng vẫn không thấy bớt.

Vậy cho tôi hỏi: bệnh của tôi bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Cách khắc phục, ăn lá dấp cá như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không và nó có tác dụng tốt cho bệnh trĩ không? Tôi có nên phẫu thuật để cắt búi trĩ đó không? Và cách chữa trị bệnh của tôi như thế nào ? Xin cảm ơn bác sĩ !

Huỳnh Thị Ái

Trả lời: Bạn đã bị trĩ độ 2 cần phải đi khám chuyên khoa sâu tại bệnh viện uy tín để có phác đồ điều trị cụ thể. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều nhưng có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau: Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, tăng áp lực ổ bụng, u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh, yếu tố gia đình, di truyền, phụ nữ có thai, sinh đẻ, ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước cũng dễ gây ra bệnh trĩ…..

Dấp cá là loại rau có tính hàn mát có tác dụng cho bệnh trĩ ,tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Việc có nên cắt búi trĩ hay không thì cần phải có kết quả kiểm tra và thăm khám mới có thể kết luận được. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.

---

Nhu động ruột kém có phải là bệnh trĩ?

Hỏi: Em bị bệnh này từ 10 năm nay. Em đọc trên báo thì thấy nói là giống bệnh đại tràng kích thích. Nhưng bệnh của em không bị đi ngoài hay táo bón, mà chỉ là nhu động ruột kém. Em cảm nhận được là thức ăn trên đường qua ruột của em bị tắc lại ở một chỗ, lúc nào nhu động ruột được, thức ăn được đẩy qua chỗ bị co thắt thì thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu không nó cứ ứ lại một chỗ, bụng trướng phình lên rất khó chịu.

Những lúc em nhu động ruột được thì chỉ là khi em bắt đầu chìm vào giấc ngủ say – em cảm thấy đó là lúc thần kinh của em được thư giãn nhất. Em cũng có đọc báo thì em hiểu là bệnh của em do hệ thần kinh thực vật điều khiển chức năng nhu động ruột kém. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp em khắc phục triệu trứng này và uống thuốc gì để khỏi.

Phuong Thuy

Trả lời: Bạn cần phải đi khám để xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh sau đó mới có thể kê đơn thuốc cho bạn được. Việc này bạn không nên để lâu sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn.

Meo.vn (Theo Giadinh)

80% tai nạn bỏng trẻ em được xử lý ban đầu sai cách

Bác sĩ Bạch Văn Cam, Trưởng khối Hồi sức - cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM cho biết, bỏng gây nhiều tốn kém, để lại di chứng nặng nề, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng nhưng có tới 80% người lớn làm sai như: đắp bùn non, bôi nước mắm, bôi giấm, kem đánh răng...

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trừ bỏng hoá chất, cách sơ cứu, xử trí ban đầu tốt nhất, đơn giản và ít tốn kém nhất là cho phần cơ thể bị bỏng của trẻ vào nước lạnh sạch ngay khi bị bỏng. Nếu vết thương bị tróc da cũng làm như vậy. Sau đó, dùng tấm vải sạch quấn trẻ và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất.

Báo cáo của bác sĩ Hoàng Văn Thành, Khoa Bỏng, Bệnh viện Nhi Đồng I cho thấy: số trẻ bị bỏng tăng dần, mội ngày Bệnh viện tiếp nhận trung bình 5 ca, có tới 1/3 trẻ bị bỏng nặng (độ 2, 3), 20% trẻ bị tan nạn nhập viện Nhi Đồng I bị tai nạn vì bỏng, phần lớn là bé trai dưới 5 tuổi. Hơn 75% trẻ bị bỏng ở nhà, thường ở khu bếp từ 8-10h sáng và chập choạng tối do người lớn bất cẩn, vô ý để tác nhân gây bỏng như nước sôi, dầu ăn, cháo nóng, bàn là, hóa chất, pô xe... trong tầm với của trẻ.

Bác sĩ Nguyễn Bảo Tường, Trưởng khoa Bỏng - chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng I lưu ý, chỉ cần tác nhân gây nóng trên 600C là có thể gây bỏng. Nếu người bị bỏng, nhất là trẻ em nếu được cứu sống cũng để lại di chứng nặng nề, điều trị lâu dài, tác hại để lại cho trẻ em và gia đình rất lớn. Hiện nay có một số thuốc bôi dạng tuýp được quảng cáo làm mất sẹo nhưng thực chất chỉ có tác dụng phần nào, không thể làm mất sẹo, kể cả loại đắt tiền.

 

Meo.vn (Theo Thanh Niên)

Giải đáp thắc mắc về bệnh trĩ

Những băn khoăn về căn bệnh khó nói sẽ được giải quyết phần nào qua những câu trả lời dưới đây.

Đang cho con bú, có được uống thuốc chữa bệnh trĩ?

Tôi bị bệnh trĩ từ trước khi mang thai nhưng nhẹ, tôi đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị trĩ nội độ 3, sau khi sinh xong tôi bị nặng hơn, đi ngoài đau và ra máu rất nhiều. Tôi đã uống thuốc đông y, thuốc tây, rất nhiều loại nhưng khi hết dùng thuốc bệnh lại quay trở lại. Giờ con tôi được 7 tháng, tôi vẫn đang cho con bú, xin hỏi bác sĩ tôi phải uống thuốc gì để khỏi và có phải phẫu thuật không? Xin cảm ơn.

macvang_87
Trả lời: Trường hợp bạn đang cho con bú thì nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị. Đồng thời, bạn nên tránh các chất kích thích như rượu, bia, chè, café.. đồ ăn chua cay như ớt tiêu, và tăng cường vận động như bơi lội, đi bộ.
---
Đi cầu ra máu, có nguy hiểm?

Hỏi: Em tên Đức nhà ở TP Biên Hòa (Đồng Nai). Nay em 29 tuổi. Bác sĩ cho em hỏi: Em sức khỏe bình thường, ăn được, ngủ được nhưng thỉnh thoảng đi cầu có hiện tượng lúc "đi" xong thấy có  máu tươi khi chùi. Bác sĩ cho hỏi em bị bệnh gì?
Vu Suc

Trả lời: Theo như bạn Đức kể thì những lúc bạn đi ngoài có dính máu có thể do bạn bị táo bón. Cách khắc phục tình trạng nay là bạn nên uống nhiều nước, ăn rau xanh và quả chín như rau khoai lang, mồng tơi. Bạn cũng nên chịu khó luyện tập thể dục thể thao.
---
Bệnh trĩ, có thể tự điều trị?

Hỏi: Em năm nay 22 tuổi. Dưới hậu môn có một miếng thịt lồi ra ngoài. Mỗi lần em đi tiểu tiện rất khó khăn và nó làm em đau đớn. Có lúc rỉ máu. Em hỏi mọi người thì em được biết là bệnh trĩ. Em muốn đi khám bác sĩ để chữa bệnh nhưng em ngại vì không biết bác sĩ sẽ khám như thế nào? Kính mong bác sĩ cho em câu trả lời được không ạ! Vì em rất đau và thấy khó chịu mỗi lần như vậy, em muốn sớm trị hết bệnh.
Thuan Thi
Trả lời: Tốt nhất bạn nên khám bác sĩ, ngoài ra bạn có thể tham khảo cách điều trị nội khoa:
Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm pha một chút muối 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.
Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch. T uy  nhiên, người bị bệnh cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng và sử dụng thuốc phù hợp. Không nên dùng thuốc bừa bãi, gây nhiều tai biến nhiễm trùng, áp xe, chảy máu.
Trĩ có quan hệ nhân quả với hệ tiêu hóa và tất cả các hệ thống trong cơ thể. Do đó, cần phối hợp điều trị toàn diện, bệnh nhân cần dùng nhiều rau có tác dụng nhuận trường như diếp cá, khoai lang, rau má, đu đủ, mướp… uống nhiều nước, sinh hoạt điều độ, các họat động thể dục thể thao cũng góp phần điều trị bệnh trĩ.
---
Các cách làm tiêu trĩ

Hỏi: Tôi bị trĩ hơn 4 năm nay. Hiện tại nó đã tạo thành búi nên mỗi khi tôi đi cầu mà rặn mạnh thì búi trĩ đó bị lòi ra nhưng không bị chảy máu. Mong bác sỹ hướng dẫn cách điều trị và uống thuốc gì để tiêu trĩ.
bandoc...
Trả lời: Có ba hướng điều trị bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo: một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất; hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp này chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
---
Không đau, không ngứa là đã khỏi bệnh?

Hỏi: Tôi bị trĩ từ sau khi sinh em bé, cách nay khoảng 7 năm. Đi khám bác sĩ nói: Trĩ nội, độ 2, không cần cắt. Mới đây tôi đi cầu ra máu 2 ngày. Tôi uống 1 hộp Tottry, hết chảy máu, không đau, không ngứa. Xin hỏi tôi cần điều trị gì không?
phonglan
Trả lời: Tottry là thuốc điều trị cả trĩ nội, trĩ ngoại có tác dụng giảm đau rát, giảm tiết dịch ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát. Do vậy bệnh thuyên giảm. Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị triệt để.
---
Ở TPHCM thì nên tới đâu để khám?

Hỏi: Tôi 32 tuổi, làm công nhân tại quậnGò Vấp. Khoảng 3 năm nay tôi thấy thỉnh thoảng hậu môn lòi ra gây đau mỗi khi đi ngoài kèm chảy máu nữa, mỗi đợt khoảng 5, 7 ngày rồi tự hết. Qua tìm hiểu tôi biết các triệu chứng đó là bệnh trĩ. Xin cho tôi hỏi muốn điều trị dứt tôi phải làm sao? Địa chỉ tin cậy là ở đâu? Chi phí phẫu thuật bao nhiêu?
Nguyen Thuy
Trả lời: Hiện nay có ba hướng điều trị bệnh trĩ. Một là bằng các phương pháp nội khoa, dễ thực hiện nhất. Hai là điều trị bằng các thủ thuật như chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt, thắt trĩ bằng vòng cao su hay quang đông hồng ngoại… và sau cùng là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật chỉ nên được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu quả. Bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học nên có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa. Bạn có thể tìm đến bệnh viên Chợ Rẫy gặp bác sĩ chuyên khoa.
---
Nguyên nhân gây trĩ?
Hỏi: Tôi năm nay 34 tuổi, nữ giới, độc thân, công việc của tôi là nhân viên văn phòng, cụ thể là làm việc với máy tính 8giờ/ngày. Tôi thường tập thể dục khoảng 30phút/ngày. Tôi bị bệnh viêm dạ dày cách đây 15 năm và bị bệnh trĩ cách đây 1 năm.

Triệu chứng của bệnh trĩ là: bị lòi ra ngoài hậu môn cỡ bằng hạt đậu, nhưng không thường xuyên, hôm nào trong người cảm thấy khỏe thì không bị, không bị chảy máu, hơi khó chịu một chút, lâu lâu thì hơi ngứa. Tôi có đã đến bệnh viện khám, kết quả nội soi là trĩ độ 2, sau đó tôi uống thuốc 2 toa khoảng 1 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ chỉ định, và thường xuyên ăn lá dấp cá (ăn sống chung với thức ăn trong bữa ăn) khoảng 1 kg/tuần nhưng vẫn không thấy bớt.

Vậy cho tôi hỏi: bệnh của tôi bắt nguồn từ nguyên nhân nào? Cách khắc phục, ăn lá dấp cá như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không và nó có tác dụng tốt cho bệnh trĩ không? Tôi có nên phẫu thuật để cắt búi trĩ đó không? Và cách chữa trị bệnh của tôi như thế nào ? Xin cảm ơn bác sĩ !
Huỳnh Thị Ái
Trả lời: Bạn đã bị trĩ độ 2 cần phải đi khám chuyên khoa sâu tại bệnh viện uy tín để có phác đồ điều trị cụ thể. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều nhưng có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau: Táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, tăng áp lực ổ bụng, u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh, yếu tố gia đình, di truyền, phụ nữ có thai, sinh đẻ, ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước cũng dễ gây ra bệnh trĩ…..
Dấp cá là loại rau có tính hàn mát có tác dụng cho bệnh trĩ ,tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Việc có nên cắt búi trĩ hay không thì cần phải có kết quả kiểm tra và thăm khám mới có thể kết luận được. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
---
Nhu động ruột kém có phải là bệnh trĩ?

Hỏi: Em bị bệnh này từ 10 năm nay. Em đọc trên báo thì thấy nói là giống bệnh đại tràng kích thích. Nhưng bệnh của em không bị đi ngoài hay táo bón, mà chỉ là nhu động ruột kém. Em cảm nhận được là thức ăn trên đường qua ruột của em bị tắc lại ở một chỗ, lúc nào nhu động ruột được, thức ăn được đẩy qua chỗ bị co thắt thì thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu không nó cứ ứ lại một chỗ, bụng trướng phình lên rất khó chịu.
Những lúc em nhu động ruột được thì chỉ là khi em bắt đầu chìm vào giấc ngủ say – em cảm thấy đó là lúc thần kinh của em được thư giãn nhất. Em cũng có đọc báo thì em hiểu là bệnh của em do hệ thần kinh thực vật điều khiển chức năng nhu động ruột kém. Vậy nhờ bác sĩ tư vấn giúp em khắc phục triệu trứng này và uống thuốc gì để khỏi.
Phuong Thuy
Trả lời: Bạn cần phải đi khám để xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh sau đó mới có thể kê đơn thuốc cho bạn được. Việc này bạn không nên để lâu sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bạn.

Tư vấn bởi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 

Meo.vn (Theo Giadinh)

Phòng và điều trị bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là một bệnh bẩm sinh hay mắc phải, tổn thương gây giãn thường xuyên không hồi phục của một hay nhiều phế quản lớn, có hủy hoại thành phế quản. Bệnh có thể ảnh hưởng nặng nề đến tim, phổi, gan, thận nên cần phải phát hiện và điều trị sớm mới có thể tránh các biến chứng nặng hoặc tử vong.

Vì sao bị giãn phế quản?

Bệnh giãn phế quản do bẩm sinh hoặc mắc phải, nam giới mắc bệnh nhiều gấp 4 lần nữ giới. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh giãn phế quản: với thể bệnh khu trú, nguyên nhân gây bệnh là khối u lành hay ác tính, dị vật, bị bệnh lao sơ nhiễm tiến triển hay trên di chứng canxi hóa, áp-xe phổi…; Thể bệnh lan tỏa, di chứng của các bệnh phế quản phổi cấp nặng lúc nhỏ, trong đó sởi và ho gà là 2 bệnh thường gặp nhất, nhiễm siêu vi nặng do arbovirus là những nguyên nhân gây giãn phế quản. Nguyên nhân bẩm sinh: bệnh đa kén phổi hay phối hợp với đa kén thận, tụy và gan; suy giảm miễn dịch dịch thể và suy giảm miễn dịch tế bào.

Ngón tay hình dùi trống và ho khạc nhiều – Chớ chủ quan!

Bệnh nhân bị giãn phế quản thường có các biểu hiện sau: khạc đờm, 80% trường hợp giãn phế quản bệnh nhân có khạc đờm với đặc điểm: khạc nhiều nhất vào buổi sáng hoặc đều trong ngày, số lượng nhiều (khoảng từ 20 -100 ml/ngày), tăng lên trong đợt cấp, song có khi lại gặp bệnh nhân giãn phế quản ở thể khô, không khạc đờm, đờm có mùi thạch cao, có khi có mùi hôi, nếu để lắng sẽ có 4 lớp từ trên xuống dưới là: đờm bọt, đờm thành dịch nhầy trong, đờm mũi nhầy, đờm mủ đặc. Ho là triệu chứng kèm theo lúc khạc đờm. Ho ra máu gặp khoảng 8% trường hợp, tia máu màu đỏ khi đang có đợt viêm hay ho ra máu với số lượng nhiều, màu đỏ chói nếu bị biến chứng chảy máu. Khó thở là triệu chứng ít gặp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân giãn phế quản được chẩn đoán ở giai đoạn suy hô hấp mạn. Viêm phế quản, phổi cấp tái phát nhiều lần với các triệu chứng sốt 38 – 38,5°C, vị trí nhiễm khuẩn cố định ở các đợt viêm, tổng trạng của bệnh nhân thường không thay đổi. Tràn dịch màng phổi. Nghe phổi có thể thấy ran ngáy, ran rít, ran ẩm to hạt. Nếu bội nhiễm có thể nghe được ran nổ khô hay ran nổ ướt nhỏ hạt hay hội chứng tràn dịch màng phổi. Bệnh nhân có ngón tay hình dùi trống. Hai biến chứng nặng là suy hô hấp mạn và tâm phế mạn. Xét nghiệm đờm thấy có nhiều tế bào biểu mô phế quản, nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa và chất nhầy, không có sợi đàn hồi. Xét nghiệm vi khuẩn hay gặp nhất là Hemophilus influenza và phế cầu, vi khuẩn gram âm: Pseudomonas aeruginosa, một số vi khuẩn kị khí, vi khuẩn lao. Chụp phổi thấy: hình mờ dạng lưới đi từ rốn đến cơ hoành, hình mờ ở thùy giữa và thùy dưới phổi, hình ảnh “hoa hồng nhỏ” giống như những kén khí chồng lên nhau, hình ảnh mức nước khí. Đo chức năng hô hấp thấy có sự kết hợp cả hai hội chứng hạn chế và tắc nghẽn.

Tiêu bản tổn thương giãn phế quản.

Biến chứng thường gặp

Bệnh nhân bị giãn phế quản nhẹ thì các đợt bội nhiễm xảy ra không thường xuyên, bệnh chỉ giới hạn một vùng, không lan ra chủ mô phổi, không bị suy hô hấp. Trái lại ở thể nặng, các đợt nhiễm khuẩn xảy ra thường xuyên, phải sử dụng kháng sinh điều trị, sau nhiều năm tiến triển sẽ xuất hiện suy hô hấp mạn và tâm phế mạn.

Biến chứng thường gặp là viêm phổi thùy, phế quản phế viêm, áp-xe phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi, áp-xe não, bệnh xương khớp phì đại do phổi, hay gặp biến chứng ho ra máu, có thể đờm dính máu hoặc nặng hơn là ho ra toàn máu, số lượng nhiều.

Phương pháp điều trị

Điều trị trong những đợt nhiễm khuẩn phế quản, phổi như phế viêm hay áp-xe phổi. Dẫn lưu tư thế là một thủ thuật rất cần thiết, quan trọng và bắt buộc phải làm để tháo mủ ra ngoài, thực hiện 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 10 phút cho bệnh nhân dễ thở. Hướng dẫn bệnh nhân vận động là rất cần thiết để giúp họ có thể khạc đờm ra càng nhiều càng tốt. Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị: khi có điều kiện nên cấy đờm và làm kháng sinh đồ để chọn lựa kháng sinh thích hợp.

- Điều trị ho ra máu: nhẹ có thể điều trị bằng adrenoxyl, nếu vượt khả năng điều trị nội khoa thì phải phẫu thuật cầm máu.
- Điều trị ngoại khoa: thể khu trú một bên nên phẫu thuật là tốt nhất. Thể có tổn thương hai bên: mổ cắt một hoặc cắt hai bên.

Phòng bệnh cần điều trị triệt căn các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng bằng kháng sinh. Tiêm vaccin phòng ngừa cảm cúm. Khi bị cảm cúm, nhất là vào mùa thu đông thì phải dùng ngay kháng sinh. Vệ sinh răng miệng và tai mũi họng.

ThS.Phạm Thanh Tùng

Meo.vn (Theo Omron)

Những bà vợ biến chồng thành thái giám

Nhiều bệnh nhân bị cắt mất “của quý” vì tính ghen tuông của vợ. Có khi chỉ là ghen bóng gió, nhưng cũng đã mạnh tay phay ngay “cậu quý" của chồng.

Một phút ghen, cả đời ân hận

Anh Nguyễn Thành Trung ở Thái Nguyên lái xe tải đường dài nên không tránh khỏi phải đi công tác xa thường xuyên. Cô vợ anh đã không ít lần ghen tuông ầm ĩ và bắt anh chuyển nghề làm ở nhà để dễ bề quản lý. Cô còn dọa: “Nếu không thì cứ để cái ấy ở nhà rồi đi đâu cũng được.”

Sau chuyến công tác hơn nửa tháng, vì mệt mỏi nên anh không mấy mặn mà với vợ. Điều đó càng khiến cô vợ nghi anh có bồ bịch gì ở ngoài. Nhân lúc chồng có chút men, ngủ say cô ta đã phay ngay “cậu nhỏ”, quẳng ra vườn. Sau khi hành xử xong chị vợ trèo cửa sổ bỏ đi mất.

Anh chồng choàng tỉnh dậy, hốt hoảng không thấy “chú bé” của mình đâu. Sau một hồi lật tung khu vườn sau nhà, mọi người mới tìm thấy “cậu nhỏ” của anh đang “tạm trú” nơi gốc chuối. Người nhà đã đưa anh và cả “khẩu súng” đã lìa bệ của anh vào Bệnh viện Việt Đức cấp cứu ngay trong đêm.

“Cậu nhỏ” của anh bị nhiễm trùng khá nặng nhưng do được bảo quản trong nước đá đúng cách và đưa đến bệnh viện sớm nên đã cứu vãn thành công.

Một trường hợp khác được đưa vào viện Việt Đức là anh Trần Văn Hiếu tại Tiền Hải – Thái Bình. Bác sỹ Nguyễn Hồng Hà Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình cho biết: “Chỉ vì một phút ghen tuông, đã khiến chị vợ phải ân hận cả đời, và anh chồng không còn hoàn thiện nữa”.

Số là anh Hiếu thường hay phải làm thêm ca đêm, chị vợ lại có tính hay ghen. Một đêm chị vợ gọi điện cho chồng, mấy anh chị cùng xưởng đã chủ tâm trêu chị bảo: chồng chị đêm nay kêu mệt xin về từ sớm.

Cơn ghen long trời, lở đất nổi lên. Chị phóng xe đi tìm chồng. Chị ta tìm đến xưởng và thấy anh vẫn ung dung làm việc. Anh chồng và đồng nghiệp liên tục thanh minh, giải oan cho anh. Chị vợ lu loa, khóc lóc, nhất định không nghe và cho rằng cả xưởng đang bao che cho anh. Giải thích không được, anh đành xin nghỉ sớm.

Sau hồi giải thích, cãi vã không được anh Hiếu bỏ lên giường đi ngủ. Đợi cho chồng ngủ say, chị ta dùng dao cắt béng “cậu nhóc” của anh đi. Hai đứa con nằm cạnh thấy máu chảy đầm đìa cả giường, khóc thét lên. Chị vợ cũng hốt hoảng không kém, hô hoán người nhà đưa chồng đi cấp cứu. Dù được chính Trưởng Khoa phẫu thuật vẫn không thể làm cho cậu nhỏ trở lại bình thường như trước. Do thời gian khẩu súng của anh Hiếu bị cắt ra hơn 6h đồng hồ lại không được bảo quản tốt nên đã bị hoại tử một phần.

Bác sỹ Hà cho biết: “Nếu được đưa vào viện trước 6 tiếng khi bị cắt thì kết quả sẽ tốt hơn. Còn thời gian lâu sẽ khiến bộ phận sinh dục bị hoại tử. Những chỗ bị hoại tử sẽ phải cắt bỏ”.

Nối “súng” vào “bệ” bằng vi phẫu

Với những trường hợp bị cắt mất một phần hay cả bộ ấm chén thì cần nhanh chóng bọc “của quý” ấy vào trong túi nilon và thả vào chậu nước đá lạnh. Ngay lập tức đưa người bệnh và “khẩu súng” vào bệnh viện mới có thể cứu vãn.

Sau khi gây mê, các bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật trong khoảng 6 đến 10 giờ để nối lại những mạch máu nhỏ, niệu đạo, và các dây thần kinh. Tuy nhiên với những mạch máu li ti, việc phẫu thuật là rất khó khăn, yêu cầu phải tiến hành vi phẫu, khâu nối dưới kinh hiển vi. Với những cơ sở không có chuyên khoa và các thiết bị hiện đại sẽ khó có thể thực hiện thành công.

Để tránh tắc máu trong mạch, cần phải tỉ mỉ rửa sạch máu trong lòng mạch. Bơm sâu dung dịch có pha thuốc chống đông vào động mạch và tĩnh mạch lưng của “cậu bé” cho đến lúc nước rửa ra trong và sạch. Việc khâu nối động mạch lưng “chú bé” giúp bảo tồn chức năng cương cũng như đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng nuôi toàn bộ “cậu nhỏ”.

Ca phẫu thuật thành công có thể giúp “cậu nhỏ” trở về hình dạng cũng như phục hồi được các chức năng tiết niệu, sinh hoạt tình dục cũng như có con. Tuy nhiên, di chứng lớn nhất có lẽ thuộc về tâm lý của người chồng. Nhiều người đàn ông cảm thấy khiếp sợ khi một lần bị vợ động thủ không thương tiếc như vậy.

Sau khi bị vợ biến thành thái giám, nhiều người đã thẳng thừng dứt áo những bà vợ vô tâm với “chú nhóc” của chồng. Anh Hiếu sau khi được cứu “cậu ấm” vừa xấu hổ, vừa tức giận nói: “Tôi không thể chịu đựng được bà vợ dã man với chồng mình như thế được. Chỉ vì ghen tuông vớ vẩn ấy mà đã dám thiến chồng. Ở với cô ta chắc không biết sống chết lúc nào".

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn cho biết: “Ghen quá sẽ khiến cho con người mất hết lý trí mà làm những việc dã man. Hầu hết các bà vợ sẽ phải trả giá đắt khi nóng giận chẳng may thiến mất “cậu nhỏ” của chồng. Hạnh phúc gia đình rất dễ tan vỡ”.

Meo.vn (Theo VTC)