Lưu trữ cho từ khóa: đẻ rơi

Những thắc mắc của mẹ bầu về đau đẻ

 

Sợ mình đẻ rơi trong lúc đi vệ sinh, khi đi ăn nhà hàng, thậm chí sợ đẻ con trong lúc ngủ mà không biết là những lo lắng hết sức hài hước nhưng cũng đáng được cảm thông của những phụ nữ lần đầu mang thai.


Ảnh minh họa.

1. Tôi mang thai bé đầu lòng nên chưa có kinh nghiệm. Tôi sợ mình sẽ không phân biệt được cơn đau chuyển dạ thật và cơn đau chuyển dạ giả. Nếu chẳng may tôi đẻ rơi trong lúc đi vệ sinh thì sao?

Đây là lo lắng của hầu hết những bà bầu mang thai lần đầu. Trên thực tế cũng đã có người đẻ rơi trong siêu thị hoặc trên đường vì họ không nhận biết được dấu hiệu chuyển dạ thật cho đến khi quá muộn. May mắn thay, đẻ rơi là tương đối hiếm.

Nếu bạn “mù mờ” về các dấu hiệu chuyển dạ thật hay chuyển dạ giả thì khi thấy các dấu hiệu chuyển dạ tiến triển, hãy nhập viện cho yên tâm nhé!

2. Tôi sợ mình sẽ “cứng đờ” trước cơn co chuyển dạ?

Nhiều người mẹ thật sự không biết làm gì trước cơn đau chuyển dạ. Cách tốt nhất để chống lại sự sợ hãi này là bạn phải có kế hoạch từ trước. Hãy tìm hiểu các thông tin về sinh nở càng nhiều càng tốt. Tham gia một khóa học tiền sản cũng giúp ích nhiều cho bạn. Và nói chuyện với bác sĩ về các biện pháp giảm đau khi sinh. Nếu bạn vẫn hơi bối rối, hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người mẹ đi trước để củng cố thêm kiến thức.

3. Có khi nào tôi đẻ rơi trong giấc ngủ mà không biết?

Câu hỏi của bạn giống như truyện viễn tưởng vậy. Nếu bạn ngủ say tới mức không bị đánh thức bởi cơn co thắt mạnh (tương tự như bạn vẫn ngủ khi có động đất, lũ lụt hoặc những thảm họa thiên nhiên khác) thì có khả năng bạn sẽ đẻ rơi trong giấc ngủ.

4. Tôi sợ mình sẽ bị vỡ ối trong khi đang đi ăn ở nhà hàng thì sao?

Theo thống kê, khoảng 10% phụ nữ vỡ ối sớm. Nếu bạn có kế hoạch đi ăn hàng sau khi thấy xuất hiện các cơn co thắt thì có khả năng, bạn sẽ phải đối mặt với vỡ ối sớm ở ngay nhà hàng yêu thích. Nếu bị vỡ ối ngay tại nhà hàng thì cũng không có gì quá nghiêm trọng. Khi đó, đầu thai nhi như một nút chai, chặn lối ra – vào tử cung và làm chậm dòng nước ối.

Bạn nên bảo người cùng đi gọi ngay xe đưa bạn đến bệnh viện gần nhất một cách nhanh nhất có thể. Các bác sĩ sẽ giúp bạn mẹ tròn con vuông.

5. Tôi lao vội vàng vào bệnh viện đòi đẻ nhưng sau khi khám bác sĩ bảo đó chỉ là cơn chuyển dạ giả thì thật xấu hổ?

Bạn có thể thấy xấu hổ hoặc lúng túng khi vội vã nhập viện mà không phải cơn chuyển dạ thật nhưng đó chỉ là chuyện rất bình thường. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tư vấn cụ thể giúp bạn. Trên tất cả, bạn không nên lo lắng bởi sự nhầm lẫn này. Chẳng có gì

(Theo Afamily)

 

Cách xử trí khi bà bầu bị đẻ rơi

Trên thực tế đã có một số trường hợp đẻ rơi tại nhà, tại đồng ruộng,… thậm chí trên cả xe taxi.

Các xử trí dưới đây rất hữu ích cho mọi người khi gặp tình huống đẻ rơi giúp sản phụ và em bé an toàn trên đường đến bệnh viện hoặc chờ cán bộ y tế đến giải quyết.

Đẻ rơi là gì?

Để rơi vào một tình huống không được lường trước, xảy ra ngoài ý muốn của sản phụ ở những nơi không phù hợp với sinh con như: nơi làm việc (đồng ruộng, văn phòng, nhà máy...) hoặc trên đường phố, trên tàu xe... (đi làm hoặc đi đến các cơ sở y tế).

Cách xử trí

Xử trí đẻ rơi được thực hiện khẩn cấp, ngay tại chỗ và tùy theo tình huống cụ thể của sản phụ lúc đó. Trước hết phải nhanh chóng giúp sản phụ cởi bỏ quần áo, hoặc váy áo để đỡ bé. Sau đó, gọi sự trợ giúp xung quanh hoặc điện thoại cho người thân để có sự giúp đỡ từ nhân viên y tế.

Với trường hợp có sẵn gói đỡ đẻ sạch

Cần xé ngay bao gói để sử dụng các vật liệu đã có sẵn trong đó: Trải tấm ni lông ngay nơi bà mẹ đẻ rơi, đặt cháu bé nằm vào đó, ủ ấm bé bằng bất cứ thứ gì có thể có được ở bà mẹ và người xử trí (khăn, áo…).

Sau đó, lấy các sợi chỉ buộc rốn trong gói này buộc chặt dây rốn ở vị trí càng xa da bụng bé càng tốt (không được cắt dây rốn). Ngay lập tức chuyển bé cho mẹ ôm sát vào người để hạn chế bị nhiễm lạnh.

Sau đó, tìm mọi cách chuyển hai mẹ con về trạm y tế gần nhất để được chăm sóc tiếp. Vì tại cơ sở điều trị, mẹ sẽ được lấy rau, theo dõi và xử trí chảy máu, nhiễm khuẩn; bé sẽ được làm rốn lại, cả hai sẽ được tiêm huyết thanh chống uốn ván.

Trường hợp không có sẵn gói đỡ đẻ sạch

Ngay lập tức ủ ấm cháu bé bằng mọi đồ vải có sẵn tại chỗ. Tìm một sợi dây nhỏ, mềm, bất cứ là dây gì (dây rút, dây xé từ vạt áo hay khăn mùi xoa…) để buộc chặt dây rốn, càng xa nơi bám của nó ở bụng bé càng tốt (không được cắt dây rốn). Trao bé cho mẹ ôm ấp và tìm mọi cách chuyển ngay về cơ sở y tế gần nhất để xử trí cho mẹ và bé.

Lưu ý: Sau khi sinh cho sản phụ nằm trong quá trình vận chuyển đến trạm y tế.

(Theo Sức khỏe & Đời sống)