Lưu trữ cho từ khóa: dậy thì muộn

Dậy thì muộn có nguy cơ mắc u não cao

Những người mất quá nhiều thời gian để hết quá trình phát triển của mình sẽ có nguy cơ mắc u não cao.

Thanh thiếu niên nếu mất nhiều thời gian để đạt đến chiều cao đầy đủ sẽ có nguy cơ gia tăng một số loại u não trong cuộc sống sau này. Hay nói cách khác, nếu độ tuổi ngừng dậy thì muộn hơn bình thường thì nguy cơ mắc u não càng cao.

Nghiên cứu này liên quan tới gần 2.600 người, trong đó có 1.045 người bị u thần kinh đệm (đây là một loại u não và u cột sống phát sinh từ các tế bào thần kinh đệm), 274 người bị u màng não và 1242 người không có khối u não. Những người bị u não hầu hết đều là những người dừng phát triển muộn.

day-thi-muon-co-nguy-co-mac-u-nao-cao

U não có nguy cơ tăng cao với những người có giai đoạn phát triển kéo dài.

Trung bình, một người đàn ông đạt được chiều cao đầy đủ của họ khi 17 tuổi, còn ở phụ nữ là 16 tuổi. Nếu quá độ tuổi này mà họ vẫn chưa đạt được chiều cao đầy đủ nhất thì họ sẽ có nguy cơ mắc u thần kinh đệm thêm 14% cho nam giới và 11% cho nữ giới. Người ngừng phát triển ở tuổi 19 trở lên có nguy cơ mắc u não tăng gấp đôi.

Trong quá trình phát triển ở độ tuổi quá so với tuổi quy định thì các thanh niên sẽ mất nhiều thời gian để tiếp xúc với hormone tăng trưởng và có thể ảnh hưởng não. Vì thế, bạn nên quan tâm hơn tới cơ thể của mình trong thời kỳ phát triển để hiểu cơ thể của mình và phòng tránh những căn bệnh sau này.

Theo Kienthuc.net.vn

Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì muộn

Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Ở giai đoạn này cơ thể các em sẽ phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp và cơ quan sinh dục ngày càng hoàn chỉnh để có thể thực hiện chức năng sinh sản.

Ở nữ, dậy thì từ 9 – 14 tuổi, vú và mông phát triển, xuất hiện lông nách, lông mu, tử cung to ra… và bắt đầu có kinh.

Ở nam: tuổi dậy thì từ 12 – 15 tuổi, vai nở nang, bể tiếng, xuất hiện râu và lông mu, cơ quan sinh dục to ra… và có hiện tượng xuất tinh về đêm.

Trong giai đoạn này, có sự tăng tiết các nội tiết tố sinh dục như estrogen ở nữ, testosteron ở nam và sự tăng vọt về chiều cao.

Tuy nhiên, trong thực tế có những trẻ gái trên 13-14 tuổi và trẻ trai trên 15-16 tuổi  vẫn chưa xuất hiện những biểu hiện của dậy thì thì xem như dậy thì muộn. Những trường hợp dậy thì quá muộn thường gây cảm giác hoang mang lo lắng cho trẻ và cha mẹ.

nguyen-nhan-khien-tre-day-thi-muon

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì muộn

BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi đồng 2, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ dậy thì muộn. Dưới đây là một số nguyên nhân.

Di truyền: Dậy thì muộn ở trẻ có thể đơn giản là từ các thế hệ trước. Trong gia đình có nhiều người dậy thì muộn, và không cần điều trị đặc hiệu.

Chế độ ăn uống không hợp lý: suy dinh dưỡng kéo dài, trầm cảm hay rối loạn nhận thức như ở trẻ gái sợ mập..Ngoài ra còn có nguyên nhân do có bệnh mãn tính: như tiểu đường, suyễn, bệnh thận,v.v… Khi có vấn đề như trên , gia đình cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị.

Vấn đề về tuyến yên và tuyến giáp: Đó là các tuyến sản xuất hooc mon quan trọng cho sự tăng trưởng cơ thể và phát triển.

Vấn đề nhiễm sắc thể: Một số người cũng có thể không dậy thì bình thường vì có vấn đề với nhiễm sắc thể. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho quá trình tăng trưởng bình thường. Đối với nữ, hội chứng Turner là một ví dụ của một chứng rối loạn nhiễm sắc thể.

Tóm lại ở trẻ em nên theo dõi sát biểu đồ tăng trưởng và việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ là rất cần thiết để đảm bảo trẻ phát triển bình thường và phát hiện những biểu hiện bất thường sớm nhất. Trẻ 1 tuổi 1tháng khám 1 lần, trẻ 2 tuổi 2 tháng khám 1 lần, trẻ 3tuổi khám mỗi 3 tháng, trẻ 4 tuổi khám mỗi tháng, các trẻ lớn khác ít nhất khám 1lần trong 6 tháng.

Trẻ dễ bị rối loạn tâm lý khi dậy thì

Trẻ ở độ tuổi dậy thì bắt đầu có những thay đổi về hình thể, về tâm lý. Ở lứa tuổi “nửa người lớn, nửa trẻ con” này thường khiến trẻ ngơ ngác, không hiểu được chính bản thân mình, thậm chí không chấp nhận chính cả bản thân mình. Từ đó dễ có những suy nghĩ và hành vi lệch lạc…

Theo các bác sĩ tâm lý, ở tuổi dậy thì trẻ có thay đổi nội tiết tố làm thay đổi giọng nói, chiều cao, da mặt… Có những em khi dậy thì mặt bị mụn bọc, mụn cám rất nhiều. Có em đã nông nổi tự tử chỉ vì bị bạn bè chọc ghẹo, chê bai là… mặt mụn! Đó là một dạng rối loạn tâm thần phản ứng và có những hành vi không thích nghi. Khi các em mới lớn, quan hệ về chiều cao đối với các em cũng rất đặc biệt. Trước kia nói chuyện với người lớn các em phải nhìn lên, bây giờ thì nhìn ngang và có em cao quá phải nhìn xuống. Sự thay đổi về chiều cao cũng có khi làm các em bối rối.

Về học tập, tuổi dậy thì, các em đang quen với cách giáo dục chỉ có một cô hoặc một thầy, nay chuyển sang cách giáo dục nhiều thầy, nhiều cô nên rất bỡ ngỡ. Chính vì vậy thầy cô hiểu các em ít đi, còn các em dễ rơi vào cảm giác là thầy cô bớt hiểu mình và thầy cô coi mình đã lớn rồi, cư xử với mình như những học sinh đã học nhiều năm ở cấp II. Khi mới học lớp 6, các em rất bỡ ngỡ, bối rối trong việc học tập và trả bài do ở cấp I thường các em học bài nào trả bài đó. Khi lên học cấp II, có khi học tuần này thì 1-2 tuần sau các em mới phải trả bài. Các em không hiểu thầy cô sẽ dò bài trong 1-2 tuần sau, có thể hỏi những bài đã học trước. Vì vậy khi các em trả bài không đạt yêu cầu, thầy cô sẽ không hài lòng. Sự không hài lòng của thầy cô khiến các em dễ bị sốc. Chính cái sốc đó dễ gây rối loạn tâm lý, rối loạn tâm thần cho các em.

Về hình thể bên ngoài, khi bước vào tuổi dậy thì vẻ bề ngoài của các em có sự thay đổi rất lớn, các em dễ bị sốc trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, nếu không ai giải thích điều này các em càng dễ bị sốc và hoang mang hơn… Những áp lực về tâm lý của các em nếu không có người giúp giải tỏa thì về lâu dài sẽ ngày càng đè nặng lên, khiến các em có thể bị các rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc và rối loạn tâm thần.

Theo VnMedia.vn

16 tuổi vẫn chưa dậy thì có sao không?

BS ơi, em gái của em 16 tuổi rồi mà chưa có dấu hiệu dậy thì, kể cả vòng 1 cũng không phát triển. Còn em thì 14 tuổi đã phát triển đầy đủ nên em không nghĩ là do di truyền. Em của em đi học rất xấu hổ với bạn bè. BS giúp em ấy với ạ.  – (Truong Hoang Dung – duyvi…@yahoo.com)

16-tuoi-van-chua-day-thi-co-sao-khong

Chào bạn,

Em gái bạn nếu chưa có kinh nguyệt, chưa phát triển vòng 1 thì được xem như dậy thì muộn.

Ở nữ có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng dậy thì muộn, như: Rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc buồng trứng, dị tật bẩm sinh ở buống trứng, chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, gen di truyền, thiếu dinh dưỡng, quá gầy, bệnh đường ruột mạn tính, thiếu máu, bệnh thận, công năng tuyến giáp trạng kém .. hay việc vận động quá nhiều như múa ba lê, tập thể thao chuyên nghiệp …

Cũng có trường hợp không phát hiện được nguyên nhân của hiện tượng dậy thì muộn ở nữ.

Trường hợp của em gái bạn nên đi khám để bác sĩ tìm nguyên nhân điều trị thích hợp, bạn nhé.

BACSI.com (Theo BS Chuyên khoa của AloBacsi)

Nguyên nhân làm dậy thì sớm hoặc muộn

Độ tuổi dậy thì trung bình từ 12-17 (đối với nam), 10-15 tuổi (đối với nữ). Tuy nhiên quá trình này không diễn ra giống nhau ở tất cả mọi người.

Các dấu hiệu dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi ở con gái và trước 9 tuổi ở con trai được gọi là "dậy thì sớm"; ngược lại xảy ra sau 15 tuổi ở bạn gái và sau 17 tuổi ở bạn trai được gọi là "dậy thì muộn".

Theo chuyên viên tâm lý Trần Đăng Thảo, dậy thì là giai đoạn phát triển quan trọng có tính chất đột biến của con người. Đặc điểm dễ nhận thấy khi bước giai đoạn này là sự phát triển của bộ phận sinh dục, chẳng hạn như: sự phát triển của "núi đôi" (trung bình 11 tuổi đối với nữ), mọc lông mu; tinh hoàn to ra (ở nam giới), dương vật dài ra, mọc lông, vỡ giọng...

day-thi

Độ tuổi dậy thì trung bình từ 12 đến 17 (đối với nam), 10 đến 15 tuổi (đối với nữ). Tuy nhiên quá trình này không diễn ra giống nhau ở tất cả mọi người. Một số người dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn độ tuổi trung bình. Đây được xem là những trường hợp ngoại lệ.

Nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm hay muộn rất phức tạp. Có thể là do di truyền, bất thường hoặc bị tổn thương não (ở vùng dưới đồi, tuyến yên), tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), hoặc do ăn uống, dùng thuốc (có chất nội tiết)...

Ngoài ra, dậy thì sớm hay muộn còn do ảnh hưởng của môi trường sống và xã hội. Chẳng hạn tuổi dậy thì ngày nay sớm hơn ngày trước, các bạn ở thành thị dậy thì sớm hơn ở nông thôn...

Riêng trường hợp trẻ dậy thì sớm, chuyên viên Đăng Thảo khuyên cha mẹ cần lưu tâm nhiều hơn đến con để phòng tránh những nguy cơ bé trai quan hệ tình dục sớm, bé gái mang thai sớm.

Khi phát hiện con có những biểu hiện trưởng thành về giới tính sớm như: Ngực phát triển, tăng chiều cao đột ngột, có kinh nguyệt, tinh hoàn và dương vật gia tăng nhanh về kích cỡ... nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem có bất thường nào trong não hoặc ở tuyến sinh dục không. Nếu có, bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị can thiệp thích hợp.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần nói cho con hiểu về chuyện gì đang xảy ra bên trong cơ thể trẻ. Điều quan trọng là trấn an trẻ và giải thích rằng sự thay đổi đó là bình thường với mọi người, riêng trường hợp của con hơi sớm hơn các bạn đồng trang lứa mà thôi.

Sau đó hãy dạy trẻ cách tự chăm sóc, vệ sinh thân thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Ngoài ra, cha mẹ nên dự trù một số tình huống mà trẻ có thể phải đối diện như: bạn bè trêu chọc, tâm trạng buồn phiền, mệt mỏi khi đến kỳ kinh, xao nhãng việc học hành...để trẻ khỏi bị sốc khi đương đầu với những vấn đề sẽ gặp trong thực tế.

(Theo VnExpress)