Lưu trữ cho từ khóa: đầy hơi

Cần làm xét nghiệm gì để biết mình có bị nhiễm giun sán?

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột nói chung đều có biểu hiện lâm sàng như chán ăn, mệt mỏi, suy nhược, đau bụng vùng quanh rốn hoặc đau vùng thượng vị…

Tôi bị chán ăn, mệt mỏi, đầy hơi sau khi ăn, đã điều trị ở chuyên khoa tiêu hóa nhưng không đỡ. Gần đây tôi nghe nói bị nhiễm giun sán cũng gây triệu chứng tương tự. Vậy tôi phải đi khám ở đâu và làm xét nghiệm gì để biết mình có bị nhiễm giun sán?Phan Văn Sáng (quận 11, TPHCM).

can-lam-xet-nghiem-gi-de-biet-minh-co-bi-nhiem-giun-san

Ảnh minh họa.

TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi TPHCM:

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột nói chung đều có biểu hiện lâm sàng như chán ăn, mệt mỏi, suy nhược, đau bụng vùng quanh rốn hoặc đau vùng thượng vị… Tuy nhiên, bệnh lý ở dạ dày tá tràng thường do nhiều nguyên nhân gồm: Viêm, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, nhiễm giun sán…

Việc đầu tiên bạn phải làm là đi khám chuyên khoa nội tiêu hóa để kiểm tra kỹ các triệu chứng lâm sàng và cho xét nghiệm tầm soát như nội soi dạ dày tá tràng tìm ổ loét, viêm, tìm vi khuẩn Helicobacter pylori, xét nghiệm phân tìm trứng giun sán… Sau khi có kết quả, bác sĩ lâm sàng sẽ có chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị đặc hiệu.

Theo Kienthuc.net.vn

Cách chữa chứng đầy hơi, chướng bụng?

Tôi 31 tuổi, sức khỏe tốt, nhưng khoảng 3 tuần trở lại đây dù khẩu phần ăn không thay đổi nhưng mỗi ngày đi tiêu ít nhất 3 lần, lúc thì giống như tiêu chảy, lúc lại bị táo bón. Bụng tôi luôn có cảm giác đầy hơi, ậm ạch. Xin hỏi tôi mắc bệnh gì, cách điều trị như thế nào?

Nguyễn Việt Dũng (Thanh Hóa)

dayhoi

Ảnh nguồn google.

Nếu khẩu phần ăn không thay đổi mà đi tiêu nhiều lần, phân bình thường, không có máu, bụng luôn đầy hơi… bạn nên xem lại thực phẩm bạn đang dùng vì rất có thể thức ăn không bảo đảm vệ sinh (thức ăn cũ, nấu không chín, có nhiễm vi khuẩn, rửa không sạch…) có thể làm bụng đau và gây tiêu chảy nhẹ. Ngoài ra, bạn cũng cần xem lại trạng thái tinh thần của mình. Những người căng thẳng thần kinh, lo lắng quá mức và ăn uống không điều độ cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm ruột bồn chồn khó chịu, đầy hơi, hay bị táo bón. Nếu sau 2 tuần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học mà các triệu chứng như bạn mô tả không hết, hãy đi khám chuyên khoa tiêu hoá để xem liệu có phải bạn mắc hội chứng ruột kích thích hay không. Người bị hội chứng ruột kích thích thường có các biểu hiện tiêu chảy xen kẽ táo bón, phân lỏng có nhiều chất nhầy. Hội chứng ruột kích thích có những biểu hiện đa dạng, mỗi người mỗi khác. Cùng với đó là trướng bụng, ợ nóng, đau lưng, mệt mỏi, đánh trống ngực… Bạn nên đi khám để xác định bệnh cụ thể và có hướng điều trị.

BS. Vũ Ngọc Tú

Theo Suckhoevadoisong.net

Thực phẩm chữa được chứng đầy hơi

Hầu như ai cũng từng trải qua tình trạng sau khi ăn, thức ăn như nằm yên một chỗ, bụng cứ nằng nặng, có khi còn căng chướng, đau âm ỉ, râm ran… Đó là chứng đầy bụng khó tiêu. Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu là nhóm triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn uống, say tàu xe, thức đêm kéo dài hoặc các rối loạn tiêu hóa khác.
Có nhiều cách để loại bỏ triệu chứng này, nếu bạn cảm thấy đầy hơi và khó tiêu sau khi ăn, có thể áp dụng 9 mẹo đơn giản trị đầy hơi khó tiêu sau mà không cần đến thuốc tiêu hóa.

1. Sữa chua

Tuy sữa dễ gây đầy hơi nhưng sữa chua lại tốt cho đường ruột do chứa vi khuẩn lactobacillus, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại gây đầy hơi.

2. Nước chanh và gừng

Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm. Uống nó sau mỗi bữa ăn “quá đà” để hỗ trợ tiêu hóa.

3. Dứa

dua
Dứa có chứa bromelain và đây là một loại enzyme có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, giảm bớt hơi bị ứ đọng và di ngược lên thực quản, từ đó giảm cảm giác bị đầy bụng. Những người bị bệnh thận không nên ăn dứa vì trong dứa giàu bromelain, sẽ làm hòa tan hemaleucin và casein ở thận, làm suy giảm chức năng của thận.

4. Nước chanh nóng

Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt canh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.

5. Nước đá

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.

6. Táo

tao1
Táo không những trị tiêu chảy, mà còn giúp nhuận tràng. Trong táo có chứa các chất như axit tannic, bazơ hữu cơ… có tác dụng giảm tiết dịch. Ngoài ra, pectin trong táo có thể hấp thụ độc tố. Đối với chứng tiêu chảy nhẹ đơn thuần, ăn táo có thể ngừa tiêu chảy. Trong táo còn chứa cellulose có thể kích thích nhu động ruột, thúc đẩy đại tiện và giúp nhuận tràng.

7. Đu đủ

Trong đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa có chức năng phá vỡ thức ăn và tiêu hóa hết protein, giải phóng khí và hơi trong bụng. Từ đó, thức ăn được chuyển hóa hết và không gây đầy bụng. Tuy nhiên, những người bị viêm loét dạ dày hoặc các bệnh dạ dày khác nên tránh ăn đủ đủ vì nó có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

8. Chuối

chuoi
Trong quá trình ăn uống, những thức ăn mặn sẽ khiến cho bụng bạn chướng lên, đầy hơi và rất khó chịu. Lúc này, một quả chuối sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt những gì đã dung nạp vào trước đó. Ngoài ra, việc ăn chuối còn giúp cơ thể bạn tạo ra một lượng natri có thể làm giảm thiểu xu hướng chướng bụng, đầy hơi.

9. Dưa chuột

Dưa chuột có chứa chất xơ, hơn nữa hàm lượng nước trong dưa chuột cao, rất tốt cho sức khỏe của bạn. Khi bạn bị đầy bụng, khó tiêu, loại thực phẩm nhiều nước như dưa chuột sẽ giúp dạ dày của bạn dễ chịu hơn.
Ngoài ra, nếu không áp dụng những cách trên, bạn có thể trị đầy bụng bằng các cách sau đây:
- Uống trà gừng nóng, chiêu từng ngụm nhỏ.
- Ăn vài lát gừng tươi chấm muối.
- Xoa nhẹ nhàng vùng bụng, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới rồi quay lại. Có thể bôi chút dầu nóng khi thoa.
Để phòng tránh chứng đầy bụng, khó tiêu cần tránh ăn những loại thực phẩm và đồ uống gây đầy bụng như cà phê, pho-mát, nước uống có gas. Trong khi ăn thì không nên vừa ăn vừa nói chuyện bởi không khí sẽ lọt vào cùng với thức ăn.
Ăn chậm, nhai kỹ. Không uống nhiều nước trong bữa ăn. Tránh ăn quá muộn vào ban đêm. Hạn chế đồ cay nóng. Hạn chế ăn nhiều kẹo cao su, làm không khí vào miệng nhiều. Ngừng hút thuốc hoặc uống rượu…/.
Theo Megafun.vn
The post Thực phẩm chữa được chứng đầy hơi appeared first on Tin Sức Khỏe.

Các loại rau thơm có tác dụng chữa bệnh

Không chỉ tăng hương vị cho món ăn, các loại rau này còn được biết đến như bài thuốc có công dụng khá hữu hiệu trong chữa trị những bệnh thông thường. Mặt khác, việc chăm sóc chúng cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian vì đây toàn là những loại thảo mộc dễ trồng. Bạn không khó khăn gì để mỗi gia đình tự trồng và chăm sóc vườn thuốc nhỏ cho mình.

Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Võ Quốc (TP HCM) về công dụng của các loại rau mùi.

Húng quế

Theo y học, húng quế rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị chứng đầy hơi, co thắt dạ dày, đau bụng, khó tiêu. Nó còn có tác dụng kích thích sữa cho những bà mẹ mới sinh hoặc làm dịu cơn buồn nôn ở một số người. Húng quế cũng có tác dụng kích thích tóc mọc. Người ta thường vò nát lá quế sau đó xát lên da đầu, massage nhẹ nhàng. Khi dùng cho da, nó có tác dụng làm se lỗ chân lông và có thể được xem như một thứ nước tắm rất mát cho cơ thể.

hung-que-2[1332088530].gif
Húng quế là loại rau rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Ảnh: N.S.

Đất ẩm là môi trường thích hợp để cây phát triển. Khi trồng húng quế, không nên bón nhiều phân vì sẽ làm giảm lượng tinh dầu thơm rất đặc biệt của cây. Để cây phát triển tươi tốt, mọc rậm rạp thì nên thường xuyên cắt tỉa cành, tốt nhất là cứ mỗi 2 đến 3 tuần một lần. 

Sả (cỏ chanh)

Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.

cay-sa[1332088530].gif
Sả không chỉ là nguyên liệu làm tăng gia vị cho món ăn mà còn có tác dụng trị bệnh rất tốt. Ảnh: N.S.

Trong vấn đề chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ, sả rất hữu dụng vì tinh dầu sả chứa nhiều Vitamin A. Khi trên người có những vết thâm, chỉ cần nấu ít sả giống như trà, xoa nhẹ sẽ giúp xóa tan những mảng thâm. Món ăn có sự kết hợp giữa sả và hạt tiêu sẽ giúp giảm những rắc rối về kinh nguyệt và chứng nôn mửa. Tuy nhiên, tinh dầu sả có thể là nguyên nhân gây dị ứng sưng tấy da ở một số người.

Sả thường được trồng bằng cách chiết cây, khi sả đủ lớn, bạn có thể tách chồi của nó để găm những bụi sả mới. Việc chăm bón cho sả cũng khá bình thường, chỉ cần tưới nước, bón phân 3 tuần 1 lần. 

Bạc hà (húng cây)

Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.

hung-cay[1332088530].gif
Bạc hà (húng cây) có hương thơm tự nhiên rất dễ chịu, có tác dụng trị hen suyễn nhẹ rất tốt. Ảnh: N.S.

Bạc hà rất dễ chăm sóc, không cần phải bón phân, chỉ cần tưới nước. Có thể trồng nó bằng hạt nhưng trồng bằng cách chiết cành, cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn. Nếu trồng bạc hà ở vườn nên chú ý đến ánh nắng mặt trời vì khi nắng quá gay gắt, sẽ làm cây khô héo, trụi lá.

Khánh Hòa

Những triệu chứng khó chịu thường gặp ở đường tiêu hóa

Trào ngược axit, viêm dạ dày hay ăn không tiêu đều khiến bạn mệt mỏi. Dưới đây là những biện pháp khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa mà bạn thường gặp.

5 triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa phổ biến nhất là đầy hơi, trào ngược dạ dày, đau bụng tiêu chảy, táo bón, khó tiêu… Hãy học cách xử trí những triệu chứng này tại đây.

Đầy hơi

Khi bạn bị đầy hơi, bụng sẽ chứa đầy khí gas, gây đau, tức bụng và ợ nóng. Để phòng bệnh bạn nên tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, các món ngọt. Cách chữa nhanh trong trường hợp khẩn cấp là uống thật nhiều nước để nhanh chóng giải phóng gas tích tụ trong dạ dày và ruột, đồng thời kết hợp động tác yoga ngồi ép bụng vào gối. Đây là động tác rất hữu hiệu, giúp bạn nhanh chóng loại bỏ khí gas dư thừa.

Trào ngược dạ dày

Bạn  bị trào ngược dạ dày khi lượng axit trong dạ dày tăng cao, triệu chứng thường thấy là ợ chua, nóng rát vùng cổ, ngực, thỉnh thoảng sẽ đi kèm cảm giác khó thở và đau vùng thượng vị. Nguyên nhân chính là do bạn bỏ bữa nên khi bạn ăn lượng axit thừa sẽ phản ứng và trào ngược gây khó chịu.

Cách khắc phục là thay đổi tư thế nằm (gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm); tránh tư thế cúi lâu, tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn và trong khoảng 3 giờ.

nhung-trieu-chung-kho-chiu-thuong-gap-o-duong-tieu-hoa

Ảnh minh họa

Đau bụng tiêu chảy

Cơ thể mệt mỏi kết hợp với việc ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn là nguyên nhân chính của chứng tiêu chảy. Người bệnh thường đau bụng dưới dữ dội, đi ngoài nhiều, dễ bị kiệt sức.

Trong trường hợp không may bị đau bụng đi ngoài, bạn nên bổ sung chất lỏng để bù nước và dùng trà gừng để hạn chế tiêu chảy nếu không có sẵn thuốc.

Táo bón

Chế độ ăn nhiều thịt và tinh bột nhưng thiếu các loại chất xơ từ rau củ quả sẽ gây ra hiện tượng táo bón. Tuy không gây đau bụng quá nhiều như các loại bệnh về dạ dày và ruột khác nhưng về lâu dài, người bệnh có thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng như bệnh trĩ, nhiễm trùng,… Trong trường hợp này, sinh tố hoa quả hoặc ăn các thực phẩm có tính mát, nhuận tràng như khoai lang, chuối tiêu… có thể giúp bạn đẩy lùi chứng táo bón.

Khó tiêu

Những nguyên nhân gây khó tiêu bao gồm việc dị ứng men lactose của sữa, ăn thức ăn quá cay hoặc quá nóng, nếu từng có tiền sử bị chứng khó tiêu bạn nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

Bạn nên dùng các thực phẩm mềm, ăn nhiều rau, nhai kỹ và tham khảo bác sĩ về việc dùng thuốc phù hợp để cải thiện chứng bệnh này.

BACSI.com (Theo Trithuctre)

Hay bị đầy hơi khi ngủ trưa dậy là bệnh gì?

Mỗi khi ngủ trưa dậy là bụng tôi bị đầy hơi rất khó chịu. Tôi có khả năng bị bệnh gì, thưa BS?

Bác sĩ cho hỏi, mỗi khi ngủ trưa dậy là bụng tôi bị đầy hơi rất khó chịu. Tôi có khả năng bị bệnh gì, thưa BS? Tôi chưa từng mắc bệnh gì khác, chưa dùng thuốc. – (Phạm Hoàng – Bình Phước)

hay-bi-day-hoi-khi-ngu-trua-day-la-benh-gi

Bạn Hoàng thân mến,

Đầy hơi do rất nhiều nguyên nhân như: khi ăn nuốt nhiều hơi vào dạ dày, do ăn nhiều tinh bột, rối loạn hệ men đường ruột, bệnh lý dạ dày, bệnh lý đại tràng… Đầy hơi gây tình trạng khó chịu cho người bệnh, có thể khiến người bệnh ợ hơi liên tục.

Bạn nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa để được xác định nguyên nhân và điều trị nhé.

Thân chào bạn!

BS-CK1 Hoàng Bích Hồng

(Theo Alobacsi)

Một số loại thuốc gây đầy hơi trướng bụng

Đầy hơi, trướng bụng là các triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa, tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh.

Thông thường, chứng đầy hơi xảy ra khi thói quen ăn uống nhiều tinh bột, các loại thức ăn chứa nhiều sorbitol, thói quen hay nhai kẹo cao su, thiếu hụt enzyme lactase, suy tuyến tụy. Tuy nhiên, cũng cần chú ý, khi sử dụng một số loại thuốc liều cao, kéo dài có thể dẫn tới tình trạng này.

Vitamin E

Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu cám, dầu lạc, trong các hạt nảy mầm, trong rau xanh; được hấp thu qua niêm mạc ruột và cần có sự nhũ hóa của acid mật.

Vitamin E có rất nhiều tác dụng quan trọng, trong đó có tác dụng chống ôxy hóa bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, vitamin A, selen nhất là có tác dụng bảo vệ vitamin A không bị ôxy hóa.

Chính vì tác dụng chống ôxy hóa mà hiện nay, việc sử dụng vitamin E trong điều trị nhiều khi bị lạm dụng. Do đó cần phải lưu ý, khi dùng liều cao, kéo dài có thể gặp các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy…

thuoc
Đầy hơi trướng bụng gây khó chịu cho người bệnh.

Sắt

Sắt hằng ngày cung cấp cho cơ thể chủ yếu từ thức ăn như gan, tim, trứng, thịt nạc, hoa quả. Ở người bình thường, nhu cầu sắt khoảng 0,5 – 1mg trong 24 giờ, nhưng tăng lên gấp đôi ở phụ nữ khi hành kinh và tăng lên 5 – 6 lần ở phụ nữ mang thai.

Thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau cắt đoạn dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mạn tính, rong kinh, trĩ, nhiễm giun móc, phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ cho con bú.

Tuy nhiên cần chú ý, khi dùng đường uống, thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng lợm giọng, buồn nôn, táo bón, đầy hơi… khi dùng đường tiêm có thể gây nhức đầu, buồn nôn, sốt và đặc biệt khi dùng quá liều có thể gây tử vong.

Canxi

Canxi là khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể, tham gia vào hầu hết các quá trình của sự sống và canxi còn có tên gọi là “nguồn gốc của sự sống”.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải ai cũng có thể duy trì chế độ ăn uống để cung cấp đủ canxi, nhất là với các đối tượng có nhu cầu canxi cao hơn bình thường như phụ nữ có thai, trẻ em đang phát triển, người cao tuổi… khi đó cần phải sử dụng canxi bổ sung dưới dạng thuốc. Nhưng bên cạnh tác dụng tích cực, khi dùng canxi bổ sung có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:

Đầy hơi: Đây là tác dụng phụ thường gặp và thường xảy ra khi mới bắt đầu sử dụng calcium bổ sung. Khi đã quen dần với liều lượng bổ sung calcium hằng ngày, sự đầy hơi cũng không còn xảy ra.

Buồn nôn và nôn: Bổ sung calcium liều cao lúc bụng đói có thể gây buồn nôn và nôn. Điều này gây ảnh hưởng tai hại cho hệ tiêu hóa. Trong trường hợp này, cần phải giảm liều lượng bổ sung calcium.

Táo bón: Đây cũng là một tác dụng phụ “kinh điển” của việc bổ sung calcium, với hệ lụy là tích lũy độc chất trong cơ thể gây trướng bụng và đau bụng.

Vitamin D

Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 đến D7 trong đó hai chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3, trong đó D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu vitamin D của cơ thể.

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ mà chủ yếu là canxi và phosphat; nó làm tăng hấp thu canxi và phosphat ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Do vậy, vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ em. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định, khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và phospho làm canxi máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu nên gây hậu quả là trẻ em chậm lớn còi xương, chậm biết đi, chân vòng kiềng… người lớn sẽ bị loãng xương, thưa xương, xương dễ gãy…

Tuy nhiên, khi nào bổ sung và bổ sung như thế nào cần có ý kiến thầy thuốc, không nên tự ý sử dụng thuốc, vì bên cạnh các tác dụng như trên, nếu dùng thuốc không đúng có thể gây chứng tăng canxi huyết, tăng canxi niệu, thậm chí sỏi thận, tăng huyết áp, đau nhức khớp; có thể gặp tình trạng ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy và đặc biệt là tình trạng trướng bụng đầy hơi.

(Theo SKDS)

Tôn trọng bé ngay từ việc…ăn uống!

“Để hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh thì dinh dưỡng phải phù hợp với khả năng hấp thu của bé. Vậy nên hãy tôn trọng con bắt đầu từ ăn uống, vì đó là cách bạn cho con nền tảng sức khỏe vững chắc nhất!” Những chia sẻ thú vị của BS. Hoàng Lê Phúc (Trưởng khoa tiêu hóa – BV Nhi Đồng 1) và TS.BS Cao Thị Thu Hương (Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã mang đến cho mẹ cái nhìn hoàn toàn mới về việc chăm sóc hệ tiêu hóa cho bé. Bạn đã biết những điều tưởng chừng đơn giản này chưa?

Cần lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu của bé (Ảnh được cung cấp bởi Dielac Optimum)

Hỏi: Thưa bác sĩ, bé nhà tôi đã được hơn 2 tuổi nhưng vẫn ăn rất lâu và lười ăn, kèm theo đó lại có những triệu chứng khó tiêu, đầy hơi liên tục. Tôi rất lo lắng vì biết bé có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa, vậy tôi phải làm sao? – (Chị Thanh Hà – TP. HCM, thanhha12…@gmail.com)

BS. Phúc: Vì mong muốn con ăn mau chóng lớn nên rất nhiều mẹ vô tình bắt con tiêu hóa vượt quá khả năng của bé mà không biết. Nhiều khi thấy con ăn chậm, ngậm thức ăn lâu, mẹ lại sốt ruột, ép, dọa hay đút thêm cho bé nuốt. Những thức ăn này chưa được nghiền, đi xuống dạ dày, không tiêu được sẽ ứ đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, gây ra rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ…

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, bạn nên tìm hiểu hệ tiêu hóa con trong mỗi giai đoạn đã “làm” được những việc gì, bé có đang bị “quá tải” không với chế độ dinh dưỡng bạn lựa chọn ( ăn dặm sớm, thức ăn cứng, nhiều chất béo, đạm khó tiêu hay thời gian giữa các bữa ăn sát nhau…) Hãy chọn dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa, đó là cách tốt nhất để cho con bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Hỏi: Bác sĩ ơi, khi cho con tôi uống thêm sữa ngoài, bé hay gặp các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy. Một vài người bạn khuyên tôi nên chọn sữa có đạm whey để bé dễ hấp thu hơn. Xin nhờ bác sĩ tư vấn thêm? – (Chị Lê Phương – TP. Hạ Long, mecubin07…@yahoo.com.vn)

TS.BS. Hương: Trong sữa có chứa 2 loại đạm là đạm casein và đạm whey. Đạm whey dễ hấp thu hơn casein và thời gian lưu lại trong dạ dày ngắn hơn. Ở sữa mẹ, tỷ lệ casein:whey là 40:60, trong khi đó ở sữa bò, tỷ lệ đạm casein chiếm đến 80% nên dễ gây ra tình trạng khó tiêu đạm ở trẻ. Đây là nguyên nhân thường dẫn đến các rối loạn tiêu hóa cho bé.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn người ta còn phát hiện đạm whey trong sữa mẹ khác đạm whey trong sữa bò do chứa thành phần Alpha Lactalbumin có tác dụng tạo nhiều acid amin cần thiết giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, thúc đẩy sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, khi cần bổ sung sữa ngoài cho bé, bạn nên ưu tiên chọn sữa có chứa đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin để giúp trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa tốt, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hỏi: Tôi được biết Probiotic & Prebiotic sẽ giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột cho trẻ, khiến bé ít gặp phải các vấn đề về tiêu hóa hơn. Bé nhà tôi được 1 tuổi rưỡi rồi, tôi có thể bổ sung những lợi khuẩn này cho bé bằng cách nào, thưa bác sĩ? – (Chị Như Loan – TP. Huế, 0982 045…)

BS.Phúc: Bình thường trong đường tiêu hóa có rất nhiều loài vi khuẩn với số lượng vô cùng lớn sống cân bằng với nhau. Khi hệ vi khuẩn này mất cân bằng (thường sau điều trị kháng sinh hoặc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa), trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy… Khi đó, nếu bổ sung đúng các vi khuẩn có lợi / tốt (Probiotic) thì có thể phục hồi lại hệ vi sinh đường ruột. Bạn có thể cung cấp lợi khuẩn cho con bằng các thức ăn lên men tự nhiên như sữa chua hay các sản phẩm sữa có bổ sung thành phần này… và củng cố cho sự phát triển của Probiotic bằng cách cung cấp thêm Prebiotic có nhiều ở đậu nành, chuối, tỏi… làm thức ăn cho lợi khuẩn.

Được ứng dụng công thức Opti-Digest tiên tiến – bổ sung đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin và hệ khuẩn Probiotic & Prebiotic – Dielac Optimum là giải pháp dinh dưỡng tối ưu giúp trẻ dễ hấp thu và bảo đảm cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ như: ARA, DHA, Taurine và Choline, Canxi, vitamin D…

 

Bị đầy hơi là do đâu?

Thỉnh thoảng tôi lại bị chứng đầy hơi, bụng sôi ùng ục và trung tiện nhiều làm cho tôi rất ngại ở chỗ đông người.

Xin hỏi tôi bị đầy hơi là do đâu? Cách nào để phòng tránh?Trần Thị Mến (Ninh Bình)

Đối với một người, lượng hơi trong dạ dày, ruột hằng ngày nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào thức ăn. Nhiều nghiên cứu cho biết: trung bình một ngày ở người lớn có khoảng 15-20 lần hơi thoát ra ngoài. Thành phần hơi sinh ra trong ruột bình thường có 5 loại là nitơ, ôxy từ không khí hít vào, cacbon dioxyt, hydro và methan. Đầy hơi là do nuốt hơi khi ăn uống, do thói quen nuốt không khí vào.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Hơi tạo nên từ sự lên men các chất cacbonhydrat kém tiêu hoá và chất xenlulo sẽ gây trung tiện nhiều. Khi trong ruột chứa nhiều hơi kèm theo tăng nhu động của ruột là bị “sôi bụng”. Ruột tăng nhu động khi bạn ăn nhiều thức ăn có chất chua, ăn các sản phẩm của sữa, bị viêm ruột. Phòng tránh đầy hơi sôi bụng bằng cách: tránh lo âu, vì lo âu thường kèm theo thở sâu và thở dài do đó nuốt vào lượng khí lớn.

Bạn cũng không nên nhai kẹo cao su vì khi nhai bạn sẽ nuốt khí nhiều. Bạn nên tránh ăn các loại thức ăn gây nhiều hơi như: dưa, cà muối chua, canh chua, các sản phẩm từ sữa. Điều quan trọng là bạn nên tập thói quen vệ sinh vào sáng sớm để hạn chế tối đa trung tiện trong ngày. Bạn nên đi khám để điều trị viêm ruột (nếu có).

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Một số thực phẩm dễ gây đầy hơi

Ăn nhiều những thực phẩm sau là nguyên nhân bị đầy hơi. Đã đến lúc bạn cần một chế độ ăn hợp lý hơn để tránh hiện tượng này.

1. Đầy hơi là gì?

Đầy hơi là do khí đường ruột tích tụ khiến ta cảm thấy khó chịu và đau. Thường thì chúng ta không biết nguyên nhân chính xác gây ra chứng đầy hơi nên khó khăn tìm ra giải pháp cụ thể và rút kinh nghiệm cho bản thân khi dùng thực phẩm.

Carbohydrate tinh chế trong bánh mì, mì ống, khoai tây và gạo là nguyên nhân phổ biến đầy hơi.

2. Một số thực phẩm dễ gây đầy hơi

- Ngũ cốc: Mặc dù ngũ cốc là rất cần thiết đối với chúng ta nhưng một số loại ngũ cốc có chứa chất xơ hòa tan raffinose có thể gây đầy hơi không mong muốn. Các loại đó bao gồm lúa mạch,  yến mạch và lúa mì.

- Rau củ quả: Một số loại rau như hành tây, cần tây, củ cải, , cà rốt, súp lơ, cải bắp, bông cải xanh và cây họ đậu có chứa carbohydrate có thể tạo ra khí.

- Đường trong trái cây: Một số trái cây như mận, chuối, nho khô, mơ và táo có thể phát sinh đầy hơi. Mận, nho và táo có chứa fructoza, sorbitol, chất xơ hòa tan cũng có thể tạo ra khí.

- Sản phẩm sữa: Đường tự nhiên trong sữa là lactose có thể sản xuất khí. Những người khó tiêu thụ lactose, thường có xác suất cao bị đầy hơi khi uống hay tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.

- Các chất làm ngọt nhân tạo: đường, sôcôla và bánh kẹo được sản xuất có thành phần là các chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy. Một số các chất ngọt nhân tạo đáng lưu ý là xylitol, sorbitol và mannitol.

- Đồ uống có ga: Đồ uống như bia, nước sô-đa, nước ép trái cây và rượu vang có thể chứa fructose, sorbitol hoặc cacbonat. Tất cả đều có thể làm phát sinh khí đường ruột.

- Thực phẩm béo: Tiêu thụ các loại thực phẩm có nhiều chất béo có thể khiến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm chạp. Các loại thức ăn chiên, các loại thịt chứa lượng chất béo cao như thịt xông khói, thịt bò, thịt gia cầm còn da và sản phẩm sữa chứa nhiều chất béo.

- Cần lưu ý rằng thực phẩm không phải là nguyên nhân duy nhất của chứng đầy hơi. Một số thói quen như hút thuốc và nhai kẹo cao su có thể góp phần vào sự ợ hơi và đầy hơi.

(Theo aFamily)