Lưu trữ cho từ khóa: đau tim

Vì sao người bệnh tim tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh?

Mẹ tôi bị bệnh suy tim. Tôi đọc báo, xem tivi nghe khuyến cáo người bệnh tim tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh. Tại sao phải như vậy?Nguyễn Thành (TP.HCM)

vi-sao-nguoi-benh-tim-tranh-ra-ngoai-khi-thoi-tiet-lanh

GS.TS.BS Phạm Gia Khải, chủ tịch hội Tim mạch Việt Nam:

Người bị bệnh tim nên cẩn thận khi ra ngoài trong thời tiết lạnh do khi trời lạnh, để cơ thể giữ được độ ấm, tim phải làm việc nhiều hơn để đưa oxy tới các mô trong cơ thể. Mặt khác khi đi ngoài trời, những cơn gió lạnh càng làm người bệnh mất nhiệt nhiều hơn, tim càng phải làm việc nhiều hơn, không tốt cho trái tim. Thời tiết lạnh còn làm các mạch máu co lại, đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, vì huyết áp sẽ cao hơn và có thể gây biến cố tim mạch. Thời tiết lạnh cũng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng động mạch và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch. Do đó, khi bị bệnh tim, người bệnh nên giữ cơ thể ấm áp, tránh ra ngoài trời lạnh.

Theo SGTT.vn

Tắm nắng có thể giúp ngăn chặn cơn đau tim

Mọi người đều biết rằng tắm nắng quá nhiều có thể gây ung thư da. Nhưng mới đây nghiên cứu của các nhà khoa học Italy cho thấy, tắm nắng vừa phải có thể ngăn chặn cơn đau tim.

tam-nang-co-the-giup-ngan-chan-con-dau-tim

Ảnh minh họa – Internet

Theo các chuyên gia y tế, những người thiếu vitamin D tăng 32% nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, vì vậy ánh nắng mặt trời tốt cho tim. Bệnh nhân có mức vitamin D thấp nhất tăng 2 lần nguy cơ bị tắc động mạch so với những người có mức bình thường. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá, ngũ cốc, trứng kết hợp với tập thể dục vừa phải ở ngoài trời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như giảm quá trình viêm dẫn đến bệnh tật.

Theo Anninhthudo.vn

Phương pháp giúp giảm đau tim ở người cao tuổi

Những người già từ 65 tuổi trở lên cố gắng đi thêm một quãng, hoặc vừa đi vừa thực hiện các thao tác vươn duỗi người trong lúc luyện tập đi bộ bình thường hàng ngày, có thể giúp giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.

phuong-phap-giup-giam-dau-tim-o-nguoi-cao-tuoi

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch đối với người lớn tuổi (ảnh: internet)

Đó là tin vui được được rút ra từ cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học Trường Y tế Cộng đồng Harvard (Mỹ), vừa được công bố trên Tạp chí Circulation (của Hiệp hội Tim Mỹ).

Luisa Soares – Miranda – nhà nghiên cứu tại Trường Y tế Cộng đồng Harvard nói: “Nếu bạn cảm thấy thoải mái trong lúc thực hiện các hoạt động thể chất bình thường hàng ngày, không nên làm chậm lại khi bạn lớn tuổi. Ví dụ, đối với những người thường xuyên luyện tập đi bộ vào mỗi buổi sáng, hãy cố gắng đi thêm một quãng nữa với tốc độ nhanh hơn”.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những người già đi bộ nhiều, nhanh đồng thời thực hiện nhiều hoạt động thể chất khác trong lúc rảnh rỗi, có thể giúp giảm tình trạng rối loạn nhịp tim và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch hơn so với những người ít hoạt động.

Trong cuộc nghiên cứu, Soares – Miranda và các đồng sự đã tiến hành kiểm tra và đánh giá tình trạng tim của 985 người, có độ tuổi từ 65 trở lên, trong vòng 24 tiếng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bất kỳ hoạt động thể chất nào cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe hơn là không hoạt động. Tuy nhiên, việc duy trì hoặc gia tăng các hoạt động thể chất hàng ngày thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim hơn ở những người già.

Các nhà nghiên cứu tính toán rằng, những người già có mức hoạt động thể chất cao có thể giảm 11% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột tử do tim hơn so với những người già ít hoặc lười hoạt động thể chất.

Theo Phunuonline.com.vn

Các dấu hiệu sớm của cơn đau tim

Cơn đau tim là một dạng tai biến thường gặp ở người tuổi trung niên và người cao tuổi có một hay nhiều nguy cơ của bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tăng cholesterol máu, hút thuốc lá nhiều… Đối với các bệnh nhân đau tim, thời gian thực sự là vàng. Càng phát hiện sớm các biểu hiện của cơn đau tim và điều trị kịp thời, hiệu quả sẽ càng cao và nguy cơ tử vong càng giảm.

Cơn đau tim xảy ra khi có một hoặc nhiều mạch máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột. Sự tắc nghẽn mạch máu này khiến việc nuôi dưỡng tế bào cơ tim bị sút giảm trầm trọng có thể dẫn đến chết tế bào cơ tim. Những tế bào cơ tim bị chết này không tham gia được việc dẫn truyền điện tim và co bóp của cơ tim. Tổn thương tế bào cơ tim với số lượng lớn hay tại một số vị trí đặc biệt có thể làm tim ngừng đập. Trong những trường hợp này, việc sơ cứu ban đầu là rất cần thiết để cứu sống người bệnh. Sự hiểu biết về những triệu chứng của cơn đau tim cũng như dấu hiệu tim ngừng đập là rất quan trọng có thể giúp đỡ được cho người thân và bạn bè.

cac-dau-hieu-som-cua-con-dau-tim

Phát hiện sớm cơn đau tim sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Ảnh: TL

Các dấu hiệu sớm của cơn đau tim: Cơn đau tim thường thể hiện một cách rất tinh tế, với biểu hiện đau hoặc khó chịu ở ngực. Triệu chứng đau ngực thường rất mơ hồ, mờ nhạt và được người bệnh mô tả như cảm giác nằng nặng, tưng tức hoặc co thắt ở ngực. Trong một số trường hợp, cảm giác đau hoặc khó chịu ở ngực có thể lan tới tận cổ, lưng, hàm, tay và vai.

Các cơn đau tim xuất hiện nhiều nhất vào khoảng 4 – 10 giờ sáng, thời điểm mà tuyến thượng thận giải phóng vào máu một lượng lớn adrenaline. Khoảng ¼ các cơn đau tim diễn ra một cách thầm lặng, không có biểu hiện đau ngực. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ cơn đau tim thầm lặng có thể còn cao hơn nhiều.

Ngoài triệu chứng đau ngực, người bệnh có thể cảm thấy: đột nhiên bị tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, nhất là nếu chúng xuất hiện ở cùng một bên; đột nhiên bị lẫn, không nói được hoặc không hiểu điều người khác nói; nhìn mờ ở một hoặc cả 2 mắt; không bước đi được, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất khả năng thực hiện các động tác; đột nhiên bị đau đầu dữ dội, không rõ lý do; bị ợ, buồn nôn hoặc nôn, khó thở, đổ mồ hôi, mệt lả, thậm chí là ngất (những triệu chứng này có thể tồn tại dai dẳng hoặc lúc có lúc không).

Khi người thân hoặc những người bên cạnh mình có những dấu hiệu này, cần xử trí nhanh chóng, nhận biết rõ các triệu chứng và bình tĩnh kiểm soát tình huống.

- Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống ở tư thế thoải mái.

- Nới rộng quần áo và không cho phép bệnh nhân cử động.

Sau đó cần nhanh chóng gọi ngay số điện thoại trung tâm cấp cứu. Nếu bệnh nhân đã từng bị đau tim thì người này thường mang theo thuốc ngậm dưới lưỡi – một loại thuốc giúp làm giãn mạch máu nuôi tim, tăng cường cung máu cho tim. Bạn nên hỏi bệnh nhân có mang thuốc này theo hay không và lấy hộ thuốc cho bệnh nhân, không nên để bệnh nhân tự đi tìm thuốc.

Giúp ổn định tâm lý bệnh nhân trong lúc chờ xe cứu thương đến.

Chuẩn bị sẵn sàng hô hấp nhân tạo xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Bác sĩ Đinh Văn Minh

Theo Suckhoedoisong.vn

Bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn (BCTG) là bệnh lý của cơ tim không rõ nguyên nhân, có tiên lượng xấu tỷ lệ tử vong sau 5 năm là 35% và 70% sau 10 năm. Khoảng 50% bị đột tử do rối loạn tim.

benh-co-tim-gian

Ảnh minh họa.

Bệnh cơ tim giãn (BCTG) gồm bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế. Đây là bệnh lý của cơ tim không rõ nguyên nhân, thường gặp ở tuổi trung niên và thanh niên từ 20 – 50. Bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Các bệnh nhân thường tử vong do cơ tim giãn ra và giảm dần chức năng tâm thu và tâm trương dẫn đến suy tim ứ huyết nặng. Tuy nhiên, khoảng 50% bị đột tử do rối loạn nhịp tim. Những phụ nữ bị bệnh cơ tim sau đẻ (bệnh cơ tim chu sản) thì thường có tiên lượng tốt hơn, có thể phục hồi chức năng tim hoàn toàn sau vài năm. Tiên lượng phụ thuộc vào việc phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Các tổn thương cơ tim do nhiều nguyên nhân không rõ ràng như yếu tố gia đình, yếu tố miễn dịch hay do virus. Những thay đổi về cấu trúc của cơ tim đã đưa đến những rối loạn huyết động như suy giảm nặng nề chức năng tâm thu và giãn tâm thất. Giảm cung lượng tim và thể tích nhát bóp. Giảm khả năng đáp ứng với gắng sức. Hở van hai lá và ba lá do giãn các buồng tâm thất.

Các bệnh nhân bị BCTG thường có triệu chứng như khó thở, ho khan, đau ngực, phù chân, tiểu ít… các bệnh nhân thường có triệu chứng suy tim nặng giai đoạn 3 – 4. Tuy nhiên, khoảng 10% các trường hợp phát hiện ra bệnh là do tình cờ chụp X-quang tim phổi thấy bóng tim to hơn bình thường.

Điều trị BCTG cũng tương tự như các bệnh nhân bị suy tim do nguyên nhân khác gồm: Ăn nhạt, dùng thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, các thuốc chống đông máu để phòng ngừa biến chứng tắc mạch. Một số dụng cụ có hiệu quả trong điều trị BCTG như máy tạo nhịp phá rung tự động có thể cấy được vào trong cơ thể, tạo nhịp ba buồng tim…

Phòng BCTG là có một chế độ làm việc, dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao hợp lý. Điều quan trọng là luôn kiểm soát được trọng lượng cơ thể, kiểm tra huyết áp, mỡ máu, đường máu và có một tinh thần thoải mái, tránh bị stress.

TS Nguyễn Quang Tuấn

(Bệnh viện Tim Hà Nội)

Theo Kienthuc.net.vn

Căng thẳng có thể gây đau tim

Theo một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã xác định được mối liên quan giữa căng thẳng mạn tính và đau tim.

Căng thẳng dẫn tới việc sản sinh quá mức các tế bào bạch cầu, vốn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật song có thể gây ra các rối loạn khi sản sinh quá mức.

cang-thang-co-the-gay-dau-tim

Ảnh minh họa – Internet

Các tế bào này có thể dính vào thành động mạch, làm cản trở lưu lượng máu và góp phần hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.

Mặc dù các bác sĩ tin rằng căng thẳng mạn tính gây bệnh tim mạch song cơ chế chính xác của vấn đề này trước đây chưa được làm rõ.

Mặc dù nghiên cứu này cho thấy mối liên quan giữa căng thẳng và đau tim song tác giả cũng lưu ý rằng huyết áp, đặc điểm di truyền, cholesterol cao và hút thuốc lá có thể góp phần làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Theo Anninhthudo.vn

Uống rượu ít vẫn có nguy cơ rối loạn nhịp tim

Kết quả một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người thưởng thức dù chỉ là một hoặc hai ly rượu vang hoặc uống rượu mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Nghiên cứu không tìm thấy nguy cơ tương tự ở những người uống bia ở mức độ vừa phải và họ dường như không có tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, cụ thể là rung nhĩ.

uong-ruou-it-van-co-nguy-co-roi-loan-nhip-tim

Theo các nhà nghiên cứu báo cáo trên Tạp chí American College of Cardiology số ra ngày 14 tháng 7, rung nhĩ là tình trạng nhịp tim nhanh bất thường, có thể dẫn đến đột quỵ và suy tim. Và có thể mức độ mỗi lần uống cũng đóng vai trò trong nguy cơ bị rối loạn này.

Theo tác giả nghiên cứu Susanna Larsson thuộc Viện Karolinska ở Stockhol, tác động “có thể ít rõ ràng hơn nếu lượng rượu được uống trải ra trong cả tuần so với việc uống dồn một lượng lớn rượu trong một vài ngày trong tuần”.

uong-ruou-it-van-co-nguy-co-roi-loan-nhip-tim

Nhóm nghiên cứu của Larsson đã phân tích dữ liệu từ hơn 79.000 người trưởng thành của Thụy Điển, tuổi từ 45-83, những người đã cung cấp thông tin về mức độ uống rượu của mình và được theo dõi trong 12 năm. Trong khoảng thời gian này, đã có hơn 7.200 trường hợp bị rung nhĩ trong số những người tham gia nghiên cứu.

Cũng như các nghiên cứu trước đó, nghiên cứu mới này cho thấy việc uống nhiều rượu – nhiều hơn 3 ly mỗi ngày – có liên quan với tăng nguy cơ rung nhĩ. Uống quá nhiều rượu được định nghĩa là uống từ 5 ly rượu trở lên trong một lần uống.

uong-ruou-it-van-co-nguy-co-roi-loan-nhip-tim

Nghiên cứu mới cũng cho thấy mức uống vừa phải, 1-3 ly rượu vang và rượu mỗi ngày, có liên quan tới tăng nguy cơ rung nhĩ. Tuy nhiên, uống bia mức độ vừa phải không làm tăng nguy cơ.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giả thuyết là tại sao bia không phải là thủ phạm gây tăng nguy cơ?

Larsson cho biết: “Có thể bia được uống thường xuyên hơn trong tuần, trong khi rượu vang và rượu thường được uống nhiều vào cuối tuần”.

Nhóm của Larsson đã phân tích dữ liệu từ 6 nghiên cứu trước đó bao gồm tổng cộng hơn 12.500 trường hợp bị rung nhĩ. Phân tích thấy rằng uống thêm một ly mỗi ngày bất kỳ loại rượu nào làm cũng  tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim lên 8%.

Một chuyên gia tim cho biết, cả hai nghiên cứu trên chỉ có thể hướng đến một mối liên quan giữa mức độ uống rượu và nguy cơ rung nhĩ; chúng không thể chứng minh mối quan hệ nhân-quả. Tuy nhiên, những phát hiện mới này có thể gây khó khăn cho người uống rượu vì biết uống bao nhiêu là tốt và uống bao nhiêu là hại đối với họ.

Tiến sĩ Evelina Grayver, giám đốc Trung tâm chăm sóc mạch vành tại Bệnh viện Trường Đại học North Shore ở Manhasset, NY lưu ý rằng một số nghiên cứu cao cấp đã công bố trước đây cho thấy uống 1-2 ly rượu vang mỗi ngày thực sự có thể tốt cho tim mạch.

Bà cũng cho biết “Nghiên cứu này nhắc nhở chúng ta về việc cân bằng giữa lợi ích đã biết về giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ liên quan tới uống rượu mức độ từ ít đến vừa phải, với việc tăng nguy cơ bị rung nhĩ”.

Grayver tin rằng cuối cùng không thể có “một hướng dẫn chung” phù hợp với tất cả mọi người về việc uống rượu và sức khỏe tim mạch. Bà khuyên mọi người nên nhận thức các yếu tố nguy cơ của bản thân đối với rung nhĩ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi tác, tiền sử suy tim và đột quỵ và nhận thức rõ việc uống rượu có thể gây hại nhiều hơn lợi ở một số bệnh nhân .

Theo Suckhoedoisong.vn

Dấu hiệu và xử lý chứng đau tim và ngừng tim

Trong phim ảnh, cứ nhân vật nào bị đau tim là người đó đột nhiên ôm lấy ngực mình đau đớn rồi đổ vật ra sàn bất tỉnh. Nhưng trong cuộc sống, người bị đau tim có biểu hiện thế nào và ngoài đau tim còn có chứng bệnh nào khác đột phát cực kỳ nguy hiểm?

Khi nhắc đến bệnh tim -một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới thì có 2 trường hợp cấp cứu y khoa liên quan đến trái tim cần điều trị ngay lập tức là cơn đau tim và ngừng tim.

dau-hieu-va-xu-ly-chung-dau-tim-va-ngung-tim

Dấu hiệu và nguyên nhân

Cơn đau tim xảy ra khi động mạch dẫn đến tim bị tắc nghẽn đâu đó, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến cơ tim. Nếu không điều trị kịp thời, cơ tim bắt đầu chết, khả năng gây tổn thương vĩnh viễn cho tim, thậm chí gây tử vong. Gặp cơn đau tim, người bệnh có thể vẫn đi và nói được, nhưng cũng có thể dẫn tới ngừng tim.

Việc xác định người nào bị đau tim không hề dễ và theo thống kê, trung bình người ta thường mất khoảng 6 tiếng mới được điều trị y tế kể từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của một cơn đau tim. Trong khi 85% số bệnh nhân đau tim thừa nhận là họ có thấy một số biểu hiện lạ nhưng có một số người khi lên cơn đau tim mà không có bất kỳ cảm giác đau đớn nào. Thông thường, các triệu chứng đau tim có thể bao gồm: đau, khó chịu hoặc tức ngực, đau hoặc khó chịu ở xương hàm, lưng, cổ, vai hoặc cánh tay, người yếu hẳn, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn, chóng mặt, cảm thấy khó thở…

Ngừng tim thì khác, đây là sự cố mà toàn bộ việc bơm máu đi khắp cơ thể dừng lại đột ngột. Khi đó, não, phổi và các cơ quan quan trọng khác trở nên thiếu oxy, do đó bệnh nhân sớm mất ý thức và ngưng thở. Nếu không điều trị khẩn cấp, người bệnh có thể chết trong vòng vài phút. Hiện tượng ngừng tim thường xảy ra mà không có dấu hiệu cảnh báo, nếu ai đó bị ngừng tim, đột nhiên họ sẽ trở nên vô thức và kiểm tra không có dấu hiệu của hơi thở hay mạch đập.

Cả hai tình huống đau tim (một trong những dạng phổ biến nhất là nhồi máu cơ tim) và ngừng tim thường liên quan đến bệnh mạch vành tim. Như đã đề cập ở trên, khi một ai đó bị ngừng tim,  thường là kết quả của một cơn đau tim. Bên cạnh đó, ngừng tim cũng có thể do đột quỵ thứ phát, do các loại bệnh tim mạch bao gồm loạn nhịp tim, dày cơ tim hoặc các vấn đề van tim, do hậu quả tai nạn hay chấn thương, chẳng hạn như sốc điện hoặc dùng thuốc quá liều.

Xử lý tình huống khẩn cấp

Cần phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức nếu nghi ngờ ai đó gặp một cơn đau tim. Hãy ngồi hoặc nằm xuống trong khi chờ đợi bộ phận y tế đến, đừng tự mình đi xe đến bệnh viện.

Với trường hợp ngừng tim, mọi việc cấp bách hơn nhiều vì trong vòng 10 phút mà không có bất kỳ sự can thiệp nào, bệnh nhân sẽ chết. Gặp tình huống này, đầu tiên phải gọi cấp cứu y tế để được giúp đỡ; kiểm tra phản ứng xem người bệnh có thể trả lời được không; kiểm tra mạch đập, thường thì một người đã ngất đi mạch rất yếu nhưng sẽ mạnh lên sau khi đã nằm xuống khoảng 15-30 giây. Ngay lập tức, bắt đầu hô hấp nhân tạo liên tục cho đến khi có người đến giúp, quá trình hô hấp nhân tạo không bị gián đoạn sẽ tăng cơ hội sống sót. Tóm lại trong những phút quý giá để cứu sống bệnh nhân ngừng tim, cần phối hợp thổi ngạt, nhấn ép tim và sốc điện để hệ tuần hoàn hoạt động trở lại.

Người trẻ cũng không nên chủ quan

Thời gian gần đây, không hiếm các trường hợp đột tử do ngừng tim xảy ra đối với vận động viên khỏe mạnh, thanh niên và trẻ em, nguyên nhân là do các vấn đề tim mạch tiềm ẩn. Những trường hợp này rất hiếm nhưng khi xảy ra thì hậu quả khó lường cho nên các chuyên gia y tế khuyến nghị thanh niên, nhất là các vận động viên trẻ tuổi vẫn nên kiểm tra tim thông thường.

Theo Anninhthudo.vn

5 thói quen giúp giảm 86% nguy cơ đau tim ở nam giới

Cứ 5 cơn đau tim ở đàn ông thì có 4 có thể ngăn ngừa được bằng cách áp dụng 5 thói quen tích cực dưới đây.

Đó là kết quả nghiên cứu dài kỳ ở 20.271 đàn ông, độ tuổi từ 45 đến 79 trong thời gian 11 năm, do các chuyên gia ở Viện Karolinska (KIS) Thụy Điển thực hiện.

Một, không hút thuốc lá; hai, đi bộ hoặc đi xe đạp 40 phút/ngày hoặc luyện tập ít nhất 40 phút/lần; ba, có vòng bụng dưới 37 inxơ (93 cm); bốn, uống điều độ lượng rượu mỗi ngày và năm, dùng thực đơn nhiều rau xanh, trái cây, lạc, sữa tách mỡ và ngũ cốc nguyên hạt. Nếu ai kiên trì thực hiện tốt 5 thói quen nói trên có thể giảm được tới 86% nguy cơ đau tim.

5-thoi-quen-giup-giam-86-nguy-co-dau-tim-o-nam-gioi

Thay đổi lối sống và năng luyện tập có tác dụng giảm thiểu nguy cơ đau tim ở đàn ông

Cụ thể hơn, nếu bỏ hoặc không hút thuốc lá giảm được tới 36% nguy cơ mắc cơn đau tim, có khẩu phần ăn giàu rau xanh, trái cây giảm được 25%, uống 3 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu tương đương 100ml rượu vang đỏ hay 250ml bia), giảm được 8%. Nếu vòng bụng nhỏ dưới 38 inxơ (96 cm) giảm được 13%, còn đi bộ hoặc đi xe đạp mỗi ngày 40 phút giảm 7% nguy cơ bị đau tim.

Nếu các tiêu chí này được duy trì đều đặn, hợp lý sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Chẳng hạn, áp dụng thực đơn lành mạnh, giảm rượu thì tỷ lệ bị đau tim giảm tới 35%. Hay tăng cường luyện tập và giảm rượu thì tỷ lệ giảm cơn đau tim tới 64%.

Theo tiến sĩ Agneta Akesson, chủ nhiệm đề tài, đây là những thói quen đơn giản, dễ áp dụng miễn là người trong cuộc kiên trì thực hiện, bởi phần lớn những cơn đau tim là do bệnh tim vành gây nên, căn bệnh có thể phòng ngừa được, đặc biệt là thay đổi lối sống.

Nếu những thói quen trên áp dụng càng sớm thì hiệu quả càng cao. Ngoài ra, bắt đầu từ tuổi 40, nên đi khám bệnh định kỳ để có giải pháp phòng ngừa thích hợp, đặc biệt là ở phái mạnh vì đàn ông có tỷ lệ bị đau tim cao hơn phụ nữ.

Nghiên cứu trên vừa công bố trên Tạp chí Journal of the American College of Cardiology số cuối tháng 9/2014.

Theo Nongnghiep.vn

Thuốc dạng sủi là tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ

Theo một nghiên cứu mới đây thì hàm lượng muối cao trong các thuốc dạng sủi có thể gây nguy hiểm cho những người bị bệnh tim.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Dundee, Scotland muốn cảnh báo người tiêu dùng phải nhận thức được lượng muối trong các loại thuốc không cần kê đơn. Trong một số trường hợp, lượng muối trong thuốc dùng hàng ngày còn vượt quá khuyến nghị của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ về khẩu phần muối mỗi ngày.

thuoc-dang-sui-la-tang-nguy-co-bi-dau-tim-dot-quy

Ảnh minh họa

George, nhà nghiên cứu chính, cho biết tiêu thụ nhiều muối có liên quan với tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh thận. Những người bị bệnh tim hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch nên tránh sử dụng các thuốc dạng sủi.

George cho rằng trên nhãn thuốc cũng nên ghi rõ hàm lượng muối giống như trên nhãn thực phẩm.

Trong nghiên cứu này nhóm của George đã thu thập dữ liệu từ hơn 1,2 triệu bệnh nhân ở Anh. Trong thời gian theo dõi trung bình là 7 năm, hơn 61.000 người bị đau tim, đột quỵ và tử vong do bệnh tim.

Họ thấy rằng bệnh nhân dùng ít nhất hai trong số các thuốc này trong thời gian nghiên cứu tăng 16% nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc tử vong do bệnh tim so với những bệnh nhân dùng dạng thuốc không chứa muối.

Các kết quả này vẫn giữ nguyên sau khi nhóm nghiên cứu tính đến các yếu tố như cân nặng, uống rượu, tiền sử bệnh mạn tính và việc sử dụng một số thuốc khác.

Theo Anninhthudo.vn