Lưu trữ cho từ khóa: đau tai

Biến chứng của viêm tai giữa cấp hoại tử là gì?

Viêm tai giữa cấp hoại tử thường có nguyên nhân do các nhiễm khuẩn lây đường hô hấp như sởi, cúm, bạch hầu.

Cháu tôi bị sởi đã khỏi sau đó sốt lại, đi ngoài và đau tai, đi khám được kết luận: Viêm tai giữa cấp hoại tử. Xin cho biết về bệnh và biến chứng có thể gặp? - Phạm Minh Thi (Ba Đình, Hà Nội).

bien-chung-cua-viem-tai-giua-cap-hoai-tu-la-gi

Ảnh minh họa.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh

, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư:

Viêm tai giữa cấp hoại tử thường có nguyên nhân do các nhiễm khuẩn lây đường hô hấp như sởi, cúm, bạch hầu. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có cơ thể yếu, sau mỗi đợt nhiễm khuẩn nặng; thể điển hình hay gặp sau bệnh sởi; khi sởi đã bay đi bệnh nhân sốt trở lại; thể trạng mệt mỏi thường có rối loại tiêu hóa; đau tai, đau lan lên thái dương và 1/2 đầu; nghe kém rõ kèm theo có ù tai và chóng mặt; ấn mặt xương chũm thường có phản ứng đau.

Khám tai thường thấy màng nhĩ đục, ướt, có nhiều đám xuất huyết trên màng nhĩ. Nếu đã thủng, màng nhĩ bị thủng rộng, bờ nham nhở, đáy sần sùi đỏ, mủ có mùi thối, có lẫn máu. Bệnh nếu được điều trị tốt có thể khỏi nhưng thường gây sẹo rúm màng tai, tổn thương xương còn làm ảnh hưởng đến chức năng nghe. Biến chứng dễ thành viêm tai xương chũm.

Theo Kienthuc.net.vn

Nhận biết bệnh viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là tình trạng viêm cấp hay mạn tính lớp da bao phủ ống tai ngoài.

Bệnh hay gặp vào mùa hè nóng bức khi mọi người bơi lội nhiều, nước sông hồ bị ô nhiễm, môi trường ô nhiễm cộng với thói quen ngoáy tai bằng dụng cụ không sạch hoặc lau tai quá nhiều lần làm trầy xước lớp da bảo vệ ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây viêm.

Vì sao dễ viêm tai ngoài?

Ống tai ngoài có cấu tạo dạng ống dài 2 – 3cm, từ cửa tai đến màng nhĩ. Lớp da mỏng bao phủ ống tai có cấu tạo tương đối đặc biệt hơn so với lớp da bên ngoài, bao gồm: lông, nang lông, tuyến bã, tuyến ráy tai. Các tuyến này chế tiết ra ráy tai. Ráy tai có đặc tính không thấm nước giúp bảo vệ da ống tai không bị bong tróc.

Ngoài ra, ráy tai còn là một môi trường axit và chứa các thành phần ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm trong ống tai. Ráy tai sau khi được tiết ra sẽ được đẩy dần về phía cửa tai. Đây chính là cơ chế tự làm sạch của ống tai. Nhờ những đặc tính kể trên nên dù có cấu tạo dạng ống hẹp nhưng ống tai ngoài vẫn có khả năng tự bảo vệ riêng chống lại sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, vi nấm.

Do vậy, khi một tác động mạnh gây tổn thương đến tai ngoài hoặc môi trường ẩm ướt khiến cho vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập sẽ dẫn đến viêm tai. Các yếu tố thuận lợi gây viêm tai ngoài hay gặp nhất là:

Bơi lội nhiều hoặc tắm gội bằng nước sông hồ bị nhiễm bẩn là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất. Do mọi người không biết cách hoặc không nghĩ khi bơi, nước còn trong tai khiến tình trạng ẩm ướt trong ống tai có nguy cơ vi khuẩn, nấm xâm nhập;

Một số người thì có thói quen lau tai tích cực, thường xuyên bằng tăm bông cũng dễ bị viêm ống tai ngoài. Vì đầu tăm bông cọ sát nhiều lần sẽ gây tổn hại lớp da ống tai, đồng thời đầy ráy tai và chất bẩn kẹt vào sâu bên trong ống tai. Sự tích tụ chất bẩn lâu ngày sẽ tạo điều kiện phát triển vi khuẩn và nấm.

Chưa kể đến rất nhiều người thường có thói quen ra ngoài hiệu cắt tóc ven đường ngoáy tai bằng dụng cụ không được khử khuẩn, ngoáy tai bằng dụng cụ sắc nhọn gây trầy xước da ống tai… Ngoài ra, những người bị dị ứng các hoá chất kích thích tai như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc…; Những người mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, vẩy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã… cũng dễ gây viêm tai.

nhan-biet-benh-viem-tai-ngoai

Cấu tạo của tai.

Nhận biết thế nào?

Tai ngoài có lớp tổ chức dưới da mỏng nhưng có hệ thống mạch máu và thần kinh phong phú nên bệnh ở tai ngoài có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau nên triệu chứng của bệnh cũng thay đổi nhiều.

Nhọt ống tai hay còn gọi là viêm tai ngoài khu trú do viêm nang lông ở da trên phần sụn của ống tai ngoài, tác nhân gây bệnh thường là vi khuẩn tụ cầu vàng. Bệnh nhân có triệu chứng đau nhức trong tai, đau tăng lên khi ấn hoặc kéo vành tai, nhất là khi nhai, khi ngáp, có thể kèm theo sốt nhẹ.

Bệnh này được điều trị bằng kháng sinh đường uống, thuốc giảm đau, chích rạch nhọt, làm thuốc tai với gạc tẩm dung dịch sát khuẩn sau chích rạch. Ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ ở giai đoạn viêm tấy, bệnh nhân có thể dùng khăn nóng chườm tại vùng tai 2-3 lần mỗi ngày để giúp tăng tuần hoàn máu làm giảm viêm sưng.

Viêm tai ngoài lan tỏa: nguyên nhân là do vi khuẩn, nấm, virut, tuy nhiên, thường gặp nhất là viêm tai ngoài do vi khuẩn Pseudomonas, vi khuẩn trú ở ống tai… Khi mắc, bệnh nhân thường ngứa nhiều ở ống tai và hay ngoáy tai. Động tác này chẳng những không làm bớt ngứa mà lại biến cảm giác ngứa thành cảm giác nóng và rát.

Khám tai thấy da ống tai đỏ. Trong trường hợp viêm ống tai do nấm, chúng ta thấy ở thành ống tai có những vết màu đen (aspergillus niger) hoặc màu vàng (aspcrgillus flavux) hoặc màu xanh (aspergillus fumigatus).

Ở giai đoạn sau, bệnh nhân kêu đau nhiều trong tai, há mồm cũng đau, nhai cũng đau, đau lan ra nửa bên đầu. Soi tai thấy da ống tai dày, đỏ, có rỉ nước. Lông ống tai rất hẹp, có khi không cho được ống soi tai vào. Chất rỉ lúc đầu trong (thanh dịch), về sau trở nên đục, có mủ lẫn biểu bì nát rữa màu trắng. Khi kéo vành tai hoặc ấn tai, bệnh nhân kêu đau như trong nhọt ống tai.

Giai đoạn này thường kéo dài vài tuần rồi khỏi hoặc chuyển sang giai đoạn thứ ba, khi đó, bệnh nhân có các triệu chứng đau tăng nhiều khiến cho bệnh nhân ăn, uống, ngủ kém, sụt cân. Da ống tai trở nên dày cứng và bịt kín lỗ tai. Sức nghe bị giảm do ống tai bị hẹp do phù nề hoặc bị ứ đọng chất nhầy mủ.

Nếu trường hợp viêm tai ngoài do virut herpes zoster còn gọi là zona tai, gây đau rát dữ dội kèm nổi những mụn nước (dạng bỏng) trong ống tai, vành tai, vùng trước và sau tai. Thể nặng, bệnh nhân có thể bị liệt mặt, nghe kém tiếp nhận cùng bên và rối loạn thăng bằng. Điều trị sớm bằng thuốc kháng virut (acyclovir) có thể làm giảm diễn tiến nặng của bệnh, giảm khả năng bị liệt mặt và điếc vĩnh viễn.

Viêm tai ngoài ác tính: là tình trạng viêm hoại tử nặng lan rộng từ ngoài vào trong gây viêm tế bào, viêm xương và có thể làm liệt các dây thần kinh sọ, thậm chí có thể gây tử vong khi quá trình viêm lan tới lớp màng trong của não. Có rất nhiều người thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ này, đặc biệt là những người bị đái tháo đường, nhiễm HIV hoặc người già suy nhược… Tác nhân gây bệnh sẽ len lỏi vào cơ thể từ vết rách da ở ống tai ngoài, thậm chí chỉ là những vết thương do rửa tai, ngoáy tai…

Thường thì người bị viêm tai ác tính rất chủ quan, không hề biết bản thân mình đang phải đối mặt với nguy hiểm. Các di chứng thần kinh bao giờ cũng quá nặng nề đối với bệnh nhân bị viêm tai ác tính và thường thì không thể phục hồi. Ở trường hợp điều trị muộn, kháng sinh chỉ ngăn không cho quá trình viêm tiếp tục lan tới các dây thần kinh sọ chưa bị tổn thương, còn dây VII (hoặc các dây thần kinh hỗn hợp khác) khi đã bị liệt rồi thì khó có thể hồi phục được.

Liệt dây thần kinh VII sẽ làm mặt biến dạng và tàn phế nặng, ảnh hưởng đến phát âm, ăn uống, nhất là rối loạn khép mi mắt (có nguy cơ cao bị loét giác mạc). Liệt các dây thần kinh hỗn hợp gây ra các di chứng nặng ở người cao tuổi, nhất là trường hợp liệt một bên cơ khít hầu, bệnh nhân không nuốt được, thường phải đặt ống dẫn thông dạ dày.

Việc phòng bệnh rất cần thiết với những người có ráy tai dẻo, đặc; ống tai nhỏ hẹp; sức đề kháng giảm; nhiều mồ hôi; hoạt động dưới nước nhiều… Ðặc biệt, người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.Các biện pháp phòng bệnh gồm: sau khi tắm hay bơi lội dưới nước, nên dùng máy sấy tóc thổi khô nước ở trong ống tai; nhỏ thuốc sát khuẩn vào tai; tránh dùng tăm bông ngoáy tai gây trầy xước ống tai; khi cần, nên nhờ bác sĩ rửa ống tai và giúp lấy ráy tai. Không bơi ở ao, hồ bị ô nhiễm.Khi có biểu hiện nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng để được khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý cho thuốc bột vào ống tai… Những người đang bị viêm tai ngoài cấp tính nên tránh bơi lội hoặc hoạt động dưới nước cho đến khi điều trị khỏi.

BS. Lê Thị Hoa

Theo Suckhoedoisong.vn

Biện pháp giúp giảm thiểu chứng ù tai

Ù tai có thể gây mất tập trung, khó ngủ, và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Những người bị ù tai do tác động của tiếng động lớn hay một số nguyên nhân do thuốc hoặc không rõ lý do. Theo TS Craig Newman, Bệnh viện Cleveland, Hoa Kỳ chứng ù tai thường không có cách chữa tuy nhiên cũng có một số biện pháp để giảm thiểu hiện tượng này.

bien-phap-giup-giam-thieu-chung-u-tai

Ảnh: Internet

Điều chỉnh tâm lý

.

Nhiều người bắt đầu bị chứng ù tai khi có triệu chứng lo âu, trầm cảm. Nguyên nhân bởi một vùng của não có chức năng như hệ thống phản ứng điều chỉnh cảm xúc và đây là nguyên nhân giải thích tại sao có một số người rất hay bị ù tai.

Tư thế đúng.

Theo các bác sĩ, các kết nối cơ-thần kinh ở cổ cũng có thể tăng hiện tượng ù tai ở những người dành nhiều thời gian ngồi bên máy tính. Vì thế, bạn nên giữ tư thế ngồi thẳng để đôi tai phải thẳng với vai và hông.

Chăm sóc răng miệng.

Nghiến răng, nhai kẹo cao su tiềm ẩn nguyên nhân gây ù tai. Có một mối liên hệ giữa các trung tâm của não điều khiển các cơ bắp để nhai và hệ thống thính giác. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy, rối loạn thái dương hàm ảnh hưởng nghiêm trọng gây ù tai.

Bổ sung dinh dưỡng.

Nghiên cứu cho thấy, mối liên hệ giữa thiếu hụt vitamin B12 và kẽm, hai chất này cần thiết cho chức năng thần kinh hoạt động bình thường. Không phải việc bổ sung các chất này sẽ có thể khắc phục tình trạng ù tai, tuy nhiên, các chất dinh dưỡng có thể giảm tình trạng này 30 đến 40%.

Giảm lo âu.

Các thuốc chống lo âu trầm cảm alprazolam (Xanax) đã được chứng minh cải thiện chứng ù tai đến 76% số người tham gia.

Chăm sóc giấc ngủ.

Giấc ngủ ngon có thể giúp bạn giảm bớt lo lắng liên quan đến ù tai. Để có giấc ngủ tốt, trước khi đi ngủ tránh dùng cà phê, đi tắm trước khi đi ngủ. Đặc biệt, nên ngủ trong không gian yên tĩnh, thoáng mát, tránh tiếng động.

Loại bỏ ráy tai.

Tai có thể tự làm sạch, nhưng ở một số người, ráy tai nhiều sẽ gây kích ứng màng nhĩ, ảnh hưởng thính giác và dễ gây ù tai.

Kiểm tra thuốc uống.

Một số loại thuốc gây ra hoặc làm trầm trọng thêm ù tai. Chúng bao gồm thuốc kháng sinh như erythromycin, vancomycin, và neomycin; thuốc ung thư như mechlorethamine và vincristine, thuốc lợi tiểu như bumetanid, acid ethacrynic, và furosemide, và thậm chí NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) như aspirin, ibuprofen, và naproxen. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu như những loại thuốc này gây ra chứng ù tai trầm trọng.

Kiểm tra sức khỏe.

Điều trị ù tai bắt đầu bằng kiểm tra sức khỏe bao gồm bệnh tai trong, các khối u lành tính trên dây thần kinh kết nối tai trong và não, bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Nhưng thủ phạm phổ biến nhất là mất thính giác, khiến cho các bệnh nhân khó khăn khi nghe và dẫn đến ù tai.

Theo Anninhthudo.vn

Tìm hiểu thêm về bệnh xốp xơ tai

Xốp xơ tai là bệnh của tai do tính chất di truyền nhiễm sắc thể. Bệnh gây suy giảm sự dẫn truyền âm thanh vào tai trong làm cho sức nghe bị giảm, thậm chí bệnh nhân bị điếc đặc không hồi phục nếu không điều trị kịp thời.

Tiến triển bệnh xốp xơ tai

Bệnh xốp xơ tai có đặc điểm tiến triển là quá trình tiêu hủy xương: mô xương bị xốp rồi dần dần sự lắng đọng bù đắp chất xương đã mất đi làm cho xương trở nên xơ cứng. Quá trình này trải qua hai giai đoạn xốp xương và xơ cứng: giai đoạn xốp xương là giai đoạn sớm, đặc trưng bởi sự tiêu xương. Trong quá trình xương bị tiêu hủy, chất tạo xương cơ bản được đưa đến để bù đắp, thay thế phần xương bị tiêu hủy và hình thành các mảng xương xốp. Giai đoạn xơ cứng là giai đoạn muộn. Hậu quả là mô xương đậm đặc được lấp kín vào các chỗ xương bị tiêu hủy trước đây, xương trở nên xơ cứng. Tổn thương xốp xương xảy ra ở cả hai tai, nhưng có khi chỉ có một tai nghe kém. Bệnh xảy ra từ từ nhưng có xu hướng ngày càng nặng. Không chỉ ở tai, bệnh biểu hiện nhiều ở vùng xương thái dương, nhất là nơi khớp xương bàn đạp – tiền đình, gây tình trạng cố định khớp này, làm cho bệnh nhân bị chứng ù tai và điếc dẫn truyền một hay hai bên, tiến dần dần đến điếc đặc cả hai tai.

tim-hieu-them-ve-benh-xop-xo-tai

Biểu hiện bệnh thường không điển hình

Xốp xơ tai là một bệnh di truyền thể trội, tuy thế hệ con của bệnh nhân không  mắc bệnh này nhưng bệnh có thể xuất hiện ở các thế hệ sau. Một nghiên cứu cho thấy, có gần 50% trường hợp bệnh nhân có người thân trong gia đình cũng bị bệnh xốp xơ tai qua nhiều thế hệ. Bệnh thường gặp ở phụ nữ từ 20 – 45 tuổi chiếm khoảng 60% các trường hợp, tiến triển rất chậm, lúc đầu chỉ với triệu chứng chủ yếu là nghe kém và ù tai, nhưng do triệu chứng không nhiều nên bệnh nhân thường bỏ qua. Cho tới vài năm sau khi nhận thấy nghe không rõ một bên tai và dần dần chứng nghe kém xuất hiện cả hai tai, khó tiếp xúc với người xung quanh thì bệnh nhân mới chú ý nhưng lúc này chứng điếc đã quá nặng.

Triệu chứng ù tai không liên tục nhưng tái phát một bên, ù tai thường kèm theo giọng trầm, ít khi theo giọng bổng, dần dần ù tai liên tục rồi chuyển qua tai kia khiến bệnh nhân rất khó chịu và mất tập trung tư tưởng vì tiếng kêu lúc nào cũng ở trong tai không dứt. Đối với phụ nữ, sức nghe có thể giảm rõ rệt trong chu kỳ kinh nguyệt, trong thời gian mang thai, cho con bú, thời kỳ mãn kinh hoặc lúc làm việc quá sức. Nếu không nghĩ đến bệnh xốp xơ tai thì phổ biến là tình trạng bệnh nhân đi khám bệnh nhiều bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, nội thần kinh, tâm thần… nhưng không hề có triệu chứng bệnh về tai như đau, chảy mủ, viêm tai…Vì vậy, khi bệnh không được chẩn đoán và điều trị đúng, bệnh nhân sẽ bị điếc dần và sau 10 – 15 năm sẽ bị điếc đặc. Khi đó bệnh nhân trở nên chán nản, bất mãn, xa lánh bạn bè, người thân vì cho rằng không ai hiểu nỗi khổ của họ. Kết hợp với các dấu hiệu trên, bác sĩ còn làm thêm các xét nghiệm như nội soi, đo thính lực bằng âm thoa, đo thính lực nơi ngưỡng nghe, đo nhĩ lượng đồ, tìm phản xạ cơ bàn đạp… để chẩn đoán đúng bệnh.

Điều trị thế nào?

Mục đích điều trị bệnh xốp xơ tai là ổn định tâm lý và cải thiện sức nghe cho bệnh nhân. Việc điều trị, phải căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân mà có cách giải quyết phù hợp. Nhưng hiện nay việc điều trị bằng nội khoa thường chỉ có kết quả rất hạn chế, kể cả việc phối hợp các phương pháp y học cổ truyền như thuốc Nam, thuốc Bắc, châm cứu…

Vì vậy, phương pháp phẫu thuật là cách lựa chọn tốt nhất và cũng thường đạt kết quả cao nhất, khoảng 85 – 95%. Với kỹ thuật thay thế xương bàn đạp bằng một trụ giả là cách điều trị duy nhất được chỉ định trong các trường hợp xốp xơ tai với chứng dẫn truyền trên 30 decibel, mổ bên nặng nhất. Nhiều trường hợp sau mổ lại, sức nghe cải thiện tăng dần. Tuy nhiên trên thực tế, có những trường hợp sau khi mổ một thời gian, sức nghe lại tiếp tục giảm, có thể do quá trình xốp xơ tái phát. Khi đó bệnh nhân cần khám lại, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể để quyết định có thể mổ lại nữa không. Do đó, khi có các triệu chứng nghe kém tăng, bệnh nhân cần đi khám để được phẫu thuật kịp thời. Người nhà và bệnh nhân cần chú ý không nên để đến khi điếc nặng rồi mới mổ vì lúc đó có mổ kết quả cũng bị hạn chế, thậm chí không mổ được nữa. Nhiều bệnh nhân khi có triệu chứng ù tai, nghe kém đi, nhưng khi vào chỗ đông người hoặc nơi có tiếng ồn vẫn có cảm giác nghe rõ nên lại nghĩ rằng sức nghe vẫn còn tốt, vì vậy đến khi bệnh nặng mới đi khám nên việc chữa trị rất khó khăn và kết quả kém.

BS. Trần Văn Phong

Theo Suckhoedoisong.vn

Bị đau tai, ngứa và chảy nước có phải do viêm tai?

Cháu bị đau tai, ngứa và chảy nước vàng. Có phải cháu đã bị viêm tai không, thưa bác sĩ?Vũ Thị Thu(Hải Dương)
bi-dau-tai-ngua-va-chay-nuoc-co-phai-do-viem-tai
Ảnh minh họa – Internet
Bình thường, ống tai ngoài dài khoảng 2,5cm, có lớp da mỏng lót bên trong, dưới lớp da này là lớp sụn ở nửa ngoài của ống, còn nửa trong là xương thái dương. Theo mô tả của cháu thì rất có thể cháu bị viêm tai ngoài cấp tính. Nguyên nhân khiến bị viêm tai ngoài cấp tính là do khi tắm gội, nước vào tai dẫn tới vi khuẩn xâm nhập khiến tai viêm nhiễm. Biểu hiện của bệnh là tai bị ngứa, đau, ống tai sưng đỏ, nề, nóng và bệnh nhân bị sốt nhẹ, khó nghe. Việc phòng ngừa đối với những người viêm tai ngoài cấp tính là rất cần thiết. Tốt nhất sau khi tắm gội, bơi lội nên dùng máy sấy tóc thổi khô nước trong ống tai, nhỏ thuốc sát khuẩn theo đơn chỉ dẫn của bác sĩ. Những người có ráy tai ướt, ống tai nhỏ hẹp, nhiều mồ hôi, hoạt động dưới nước nhiều nên vệ sinh tai thường xuyên, sạch và đúng cách. Bệnh nhân đang bị viêm tai ngoài cấp tính nên tránh bơi lội hay hoạt động dưới nước tới khi điều trị khỏi.

BS. Nguyên Diễn

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Bị đau tai, ngứa và chảy nước có phải do viêm tai? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Hay bị phòi mủ ở vùng trước tai, điều trị thế nào?

Con tôi hay phòi mủ ở vùng trước tai, mỗi lần như vậy cháu ngứa ngáy khó chịu, làm cho việc học tập của cháu bị sa sút.

Con tôi năm nay 12 tuổi, hay phòi mủ ở vùng trước tai, mỗi lần như vậy cháu ngứa ngáy khó chịu, làm cho việc học tập của cháu bị sa sút. Xin BS cho tôi một lời khuyên tôi cần đưa con đến đâu khám để có kết quả điều trị tốt nhất. – Nguyễn Hương Lan (Trực Ninh, Nam Định)

hay-bi-phoi-mu-o-vung-truoc-tai-dieu-tri-the-nao

Như vậy con chị bị rò trước tai, mặt trước của tai có lỗ nhiều như là một cái hố, lỗ này thường có kích thước như đầu que diêm , lần theo lỗ rò này thấy ăn sâu vào tổ chức nhu mô vùng trước tai. Lỗ này thường ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách. Các bà mẹ thường lau xung quanh lỗ rò này ở tai con mình và thấy phòi chất giống chất bã đậu

Tại sao lỗ rò này xuất hiện? Đây là lỗi xảy ra trong quá trình phát triển của tai trong thời kì bào thai. Khi các khe khác mang không khép kín hoàn toàn. Người ta còn gọi là rò bẩm sinh, tai là bệnh xuất hiện trước khi em bé ra đời.

Điều gì xảy ra khi trẻ em hay người lớn có lỗ rò trước tai? Vì phía đáy của lỗ rò được lót bởi lớp biểu mô nên dễ bị viêm nhiễm và viêm nhiễm này khó tự khỏi khi không dùng thuốc vì miệng lỗ rò như miệng túi, đáy lỗ rò lại rộng nên dễ hình thành ổ áp xe hoặc phát triển thành u nang.

Cha mẹ cháu cần nhận biết các dấu hiệu khi con mình bị nhiễm trùng lỗ rò trước tai Miệng lỗ rò phòi mủ màu vàng, Quanh miệng lỗ rò có máu đỏ, xung quanh sưng tấy, Khu vực trước tai mềm và ấn đau, Cháu có sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng sâu ở đâu lỗ rò là: đau, sưng, đỏ, mủ xuất hiện

Điều trị lỗ rò trước tai cần lấy bỏ đường rò là một sự lựa chọn tốt. Nhiễm trùng lỗ rò trước tai cần được điều trị kháng sinh trước khi cắt bỏ.

Ở người lớn phẫu thuật cắt bỏ lỗ rò có thể được thực hiện dưới dạng gây tê tại chỗ. Thời gian phẫu thuật này có thể kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ, thời gian tuỳ thuộc vào chiều dài và độ phức tạp của đường rò vì có những đường rò có thể có nhiều chân, nếu không lấy hết chân thì sẽ tái phát. BV Tai Mũi Họng Trung Ương có rất nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật này.

BS. Louis Phạm

BACSI.com (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bị điếc sau khi chảy máu tai có thể hồi phục không?

Xin chào bác sĩ,

Cách đây 3 năm em bị tai nạn va đập ở đầu làm máu trong tai chảy ra, sau quá điều trị thì sức khỏe đã hồi phục nhưng một bên tai phải thì hoàn toàn không nghe thấy gì nữa. Em muốn hỏi tai của em còn khả năng nghe trở lại được nữa không và cách điều trị như thế nào? Chân thành cảm ơn BS! – (Khắc Huy – Hải Phòng)

bi-diec-sau-khi-chay-mau-tai-co-the-hoi-phuc-khong

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Bạn Khắc Huy thân mến,

Nếu sau chấn thương đầu có chảy máu tai, hiện nay không nghe, bạn phải đi khám tại BV có chuyên khoa Tai Mũi Họng và Thần kinh sọ não để xác định mức độ và loại mất thính lực.

Xác định vùng thương tổn gây giảm thính lực mới có phương pháp điều trị và tiên lượng khả năng hồi phục sức nghe. Nếu mất thính lực do có dị vật, máu bầm tụ trong ống tai ngoài sau chấn thương thì cần làm sạch ống tai sẽ nghe lại. Nếu chấn thương gây rách màng nhĩ, tổn thương các bộ phận dẫn truyền âm thanh có thể phải phẫu thuật tái tạo phục hồi các cấu trúc này. Nếu chấn thương gây tổn hại ốc tai hay dây thần kinh số VIII thì khả năng hồi phục sẽ kém…

Như vậy, sau chấn thương gây giảm thính lực bạn cần phải thăm khám cẩn thận, đầy đủ của chuyên khoa Tai Mũi Họng và chuyên khoa thần kinh sọ não, bạn nhé!

Chúc bạn nhiều may mắn!

(Theo Alobacsi)

Vì sao lại bị chảy nước trong tai?

Con gái tôi 13 tuổi, khoảng 2 tháng nay cháu bị chảy nước trong tai ra, nước chảy ra không phải mủ nên tôi chưa cho cháu đi khám. Xin hỏi như thế là bệnh gì.

vi-sao-lai-bi-chay-nuoc-trong-tai

Theo mô tả của bạn, với triệu chứng chảy nước tai nhưng không phải mủ, có thể con bạn đã bị viêm tắc vòi nhĩ tiết dịch. Vòi nhĩ là ống nối tai giữa với vòm mũi họng, hay còn gọi là vòi Eustachi. Bình thường, vòi nhĩ có chức năng thông khí và dẫn lưu thùng tai.

Trường hợp vòi nhĩ bị tắc, không khí ở tai giữa bị hấp thụ và tạo nên áp lực âm. Một thời gian sau, áp lực âm sẽ gây tiết dịch, khi đó gọi là viêm tai tiết dịch. Ở trẻ em do vòi nhĩ hẹp hơn và nằm ngang hơn ở người lớn nên trẻ dễ bị bệnh này.

Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể bị bệnh, nhất là sau khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc chấn thương vùng tai. Bác sĩ có thể khám thấy màng nhĩ đục và không di động, thấy những bóng khí trong tai giữa. Bệnh nhân nghe kém hay điếc nhẹ do dẫn truyền bị suy giảm.

Điều trị bệnh có thể dùng thuốc corticosteroid ngắn ngày phối hợp với kháng sinh chống nhiễm khuẩn để làm thông vòi nhĩ. Bạn nên đưa con đi khám ở khoa tai mũi họng bệnh viện để cháu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

BS Đỗ Minh Hạnh

(Theo Sức khỏe & Đời sống)

Bị viêm tai tiết dịch, điều trị thế nào?

Chào bác sĩ,

Tôi bị viêm tai đã 3 năm nay. Tôi đã đi nội soi ở BV Tai Mũi Họng, BS kết luận tôi bị viêm tai tiết dịch. BS kê đơn thuốc và tôi uống hết đợt kháng sinh đó nhưng không khỏi. Tôi cũng đã uống rất nhiều đợt kháng sinh khác nhưng bệnh vẫn thế.

Tôi rất lo lắng mong bác sĩ cho tôi cách điều trị hiệu quả nhất. Cám ơn bác sĩ nhiều! – (Nguyen Cam – nguyencam…@gmail.com)

bi-viem-tai-tiet-dich-dieu-tri-the-nao

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng:

Bạn Nguyen Cam thân mến,

BS không rõ viêm tai tiết dịch như bạn đề cập là viêm tai giữa thanh dịch hay viêm ống tai ngoài có dịch tiết? Bạn có điều trị liên tục không hay chỉ dùng hết đợt kháng sinh BS kê rồi ngưng mà không tái khám, tự điều trị bằng thuốc bên ngoài?

Nếu bạn bị viêm tai giữa thanh dịch, bệnh thường liên quan tới viêm nhiễm của vùng mũi, xoang, hay u vòm (u lành như: polype, u nhú đảo ngược của mũi xoang phát triển tới vòm… hay u ác) gây tắc nghẽn tai vòi (là đường thông từ tai giữa xuống mũi hầu). Do đó việc điều trị phải giải quyết được tình trạng tắc nghẽn này, như: điều trị nhiễm trùng, chống sung huyết và phù nề mũi xoang ảnh hưởng tới lỗ thông tai vòi…

Còn nếu là viêm ống tai ngoài thì bạn phải được BS làm thuốc tai hằng ngày, dùng thuốc kháng sinh phù hợp theo chỉ định và theo dõi thường xuyên. Bạn tránh ngoáy tai, vì dễ làm cho ống tai bị trầy xước, nhiềm trùng.

Như vậy việc điều trị phải có sự thăm khám, chăm sóc, theo dõi cẩn thận, tái khám theo lịch hẹn của BS. Bên cạnh đó, bạn phải kiên trì điều trị, làm theo hướng dẫn, dùng đúng thuốc mới hi vọng sớm chữa khỏi, bạn nhé.

Chúc bạn chóng bình phục sức khỏe!

 (Theo Alobacsi)

Điếc – Bệnh không chỉ có ở người già

Tuổi già đi đôi với việc mắt mờ, tai điếc, nhưng ngày nay không ít người lại nghễnh ngãng, trông gà hóa cuốc… khi còn rất trẻ.

Tại sao?

Có nhiều nguyên nhân khiến tai hoạt động kém đi. Ví dụ, lối sống không lành mạnh ảnh hưởng lớn đến thính lực; thú vui bia, rượu, hút thuốc lá khiến xơ cứng mạch máu toàn thân, trong đó có cả mạch máu nuôi tai. Những người không hút thuốc nhưng phải hít khói thuốc, khói xe, khói nhà máy, khói bếp… cũng lãnh hậu quả tương tự.

Việc ăn uống không khoa học sẽ làm cho thính giác sớm nói lời chia ly. Trong đó, ăn các loại thực phẩm (cá mập, cá mặt quỷ, tôm alaska…) tẩm ướp nhiều gia vị, dầu mỡ, bơ, phô mai, margarine và cả hóa chất độc hại dẫn đến máu có mỡ, di chuyển chậm, gây xơ vữa mạch máu nhiều vùng trong cơ thể, trong đó có mạch máu nuôi tai.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận nhiều với công nghệ hiện đại cũng là một trong những yếu tố gây điếc sớm. Cụ thể, “tám” liên tu bất tận qua điện thoại là một nguyên nhân. Khi lao động quá sức, tai cũng “lên tiếng” bằng các triệu chứng khó chịu như rát, ù… nhưng hầu hết các dấu hiệu này đều bị bỏ qua. Chưa hết, tai còn bị “vắt” kiệt bằng những âm thanh qua tai nghe: học ngoại ngữ, nghe nhạc liên tục, khiến tai bị quá tải tiếng ồn. BS Đỗ Hồng Giang – Khoa Thính học BV Tai – Mũi – Họng TP.HCM nhắc nhở: “Tiếng ồn quá lớn, nghe liên tục hai giờ mỗi ngày, 10 năm mới thấy rõ hậu quả”.

Điều ít ai ngờ là khi bị một căn bệnh nào đó, không phải ở tai cũng khiến cho thính giác bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như khi nhiễm siêu vi, viêm họng, nhiễm trùng, bị bệnh kéo dài đến cuối đời (tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, suy thận, suy gan…) lại uống thường xuyên một loại thuốc làm ảnh hưởng cơ quan thính giác (gan thận lọc không tốt nên chất độc gây “liệt” cơ quan thính giác).

diec-benh-khong-chi-co-o-nguoi-gia

Phát hiện sớm

Khi thính giác có vấn đề, tai sẽ có “báo cáo” đầy đủ, nhưng đôi khi lời kêu cứu này lại rơi vào “im lặng đáng sợ”. Chẳng hạn như bệnh điếc đột ngột. Điếc đột ngột có thể coi như “đột quỵ” vùng thính giác do mạch máu nuôi thần kinh tai trong bị hẹp dẫn đến thiếu máu nuôi thần kinh thính giác. Song, bệnh nhân thường coi thường, bỏ qua vì cho rằng không quan trọng, tai này nghe không rõ, ù, lùng bùng thì… còn tai kia. Nhưng, nếu không chữa trị thì chỉ vài ba tháng sau là trở thành người tàn tật vì việc điều trị không còn hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân gây điếc đột ngột: viêm, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, rối loạn tuần hoàn tai trong, do bệnh tự miễn, nhiễm độc, căng thẳng thần kinh, stress kéo dài… Tình trạng trên cần được điều trị sớm bằng các loại thuốc giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, kháng viêm, kháng dị ứng… để giúp tai phục hồi. Khi có triệu chứng ù tai, nghe không rõ… phải đến chuyên khoa tai – mũi họng trong 24 – 48 tiếng đồng hồ.

Đối với trẻ em, việc phát hiện sớm bệnh điếc sẽ giúp bé thoát cảnh tàn tật. Bé bình thường khoảng hai-ba tháng tuổi đã biết ngoái đầu tìm tiếng kêu, sáu tháng tuổi đã “hóng hớt” muốn nói. Từ bảy-chín tháng thích các đồ chơi có tiếng động như: lắc trống, gõ thùng… Bé từ mười tháng trở đi đã hiểu được lời nói đơn giản, phát âm được âm: ba, má…

Câm là hậu quả của chứng điếc sớm. Bé bị điếc sau khi sinh không tiếp nhận được các tín hiệu âm thanh nên không biết nói. Theo BS Đỗ Hồng Giang: “Hệ thần kinh của bé giai đoạn này phát triển nhanh, vì thế phát hiện điếc càng trễ càng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Phát hiện khoảng sáu tháng tuổi thì việc điều trị đạt kết quả tốt, trẻ sẽ phát triển bình thường…”.

(Theo Phụ nữ online)