Lưu trữ cho từ khóa: đau răng

Phương pháp tự nhiên khắc phục cơn đau răng

Chứng đau răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau đớn, khó chịu, nhiều khi khiến bạn phát sốt, không ăn uống được…

phuong-phap-tu-nhien-khac-phuc-con-dau-rang

Ảnh: flickr.com

Bạn có thể tự khắc phục các cơn đau răng bằng những biện pháp sau đây

:

•    Siêng năng uống nước. Uống nước thường xuyên sẽ làm cho vi khuẩn không có thời gian bám lâu trên răng, gây viêm nhiễm và đau răng.

•    Cần thay kem đánh răng sau mỗi vài tháng để phòng ngừa đau răng. Bởi vi khuẩn có xu hướng miễn dịch các hoạt chất diệt khuẩn trong kem đánh răng nếu chúng ta sử dụng một loại kem đánh răng trong thời gian dài.

•    Bạn cũng có thể dùng nước ấm pha muối để súc miệng. Cách làm đơn giản này có thể diệt vi khuẩn gây đau răng một cách hiệu quả.

•    Ngâm túi trà vào nước nóng, lấy ra để nguội, vắt nước rồi ngậm túi trà vào chỗ răng bị đau để làm giảm sưng và đau răng.

•    Một cách khác để làm giảm đau răng là thoa nước chanh vào chỗ răng bị đau. Vitamin C trong trái chanh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và làm giảm đau răng hữu hiệu.

•    Tránh ăn các loại thức ăn cứng, chứa nhiều đường, vị cay. Nên ăn các loại thức ăn mềm để không làm tổn thương răng.

•    Xay nhuyễn một củ tỏi rồi trám vào chỗ răng bị đau khoảng 5 phút, sao đó súc miệng bằng nước sạch rồi tiếp tục ngậm tỏi nhuyễn lần nữa. Các dưỡng chất trong củ tỏi có khả năng diệt khuẩn rất mạnh.

•    Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nha khoa (Mỹ) năm 2006 cho biết, dầu đinh hương có thể làm giảm đau răng hiệu quả. Chỉ cần cho 2 – 3 giọt tinh dầu đinh hương vào miếng bông gòn, sau đó chà xát lên chỗ răng đau.

•    Ớt bột Cayenne chứa hợp chất capsaicin có tác dụng như thuốc giảm đau. Bạn có thể hòa tan ớt bột Cayenne ớt vào nước nóng, nhúng miếng bông gòn vào cho thấm rồi ngậm vào chỗ răng bị đau.

•    Thường xuyên vệ sinh răng miệng thật sạch, đặc biệt là sau khi ăn, nhằm ngăn ngừa và giảm đau răng một cách an toàn.

Trên đây là những cách làm giảm đau răng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu thấy tình hình không được cải thiện, răng vẫn còn đau nhức dữ dội, bạn nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo Phunuonline.com.vn

Cách điều trị bệnh nghiến răng hiệu quả

Nghiến răng không những gây tiếng động khó chịu cho người cùng giường mà còn có thể gây đau đầu, đau quai hàm và mòn răng. Ngoài ra, không có phác đồ nào cho tất cả trường hợp vì nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.

Bởi vậy, việc tìm hiểu bản chất, biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách điều trị là những kiến thức cần thiết cho những ai đang mắc phải chứng bệnh oái ăm này.

cach-dieu-tri-benh-nghien-rang-hieu-qua

Nguyên nhân của bệnh nghiến răng

Nha sĩ Matthew Messina – phát ngôn viên cố vấn tiêu dùng cho Hiệp hội Nha Khoa Mỹ – nói: “Vì một số lý do, răng chúng ta có thể không vừa vặn với cơ thể hoặc răng mọc nhầm chỗ – nơi mà các cơ bị chèn ép. Vì vậy, cơ thể sẽ cố loại bỏ những chiếc răng “khó ưa” này bằng cách nghiến để bào mòn chúng. Dần dần, “gã” cơ thể khổng lồ sẽ chiến thắng vì chúng ta có dư sức mạnh để nghiền nứt răng”.

Nguyên nhân của căn bệnh này có thể do ban ngày bạn có dấu hiệu căng thẳng, đến đêm cơ thể sẽ có phản ứng co cơ bằng cách nghiến răng để giải toả sự dồn nén đó. Tuy nhiên, đó chỉ là một nguyên nhân phổ biến. Nhiều nguyên nhân khác như do tư thế ngủ, tai nạn tác động lực mạnh vào cằm hoặc nhai vật cứng làm lệch răng cũng có thể dẫn đến chững bệnh “gây ồn ào” này. Bởi có rất nhiều nguyên nhân phức tạp như vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để tìm hiểu rõ trường hợp bản thân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

cach-dieu-tri-benh-nghien-rang-hieu-qua

Nha sĩ khuyên bạn nên bỏ cà phê, rượu để hạn chế chứng nghiến răng

Chẩn đoán

Một chẩn đoán chính thức của bệnh nghiến răng là nó xảy ra khoảng 3 ngày hay hơn trong một tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng.

Cách điều trị

Sau đây là các lời khuyên hữu ích của nha sĩ Messina dành cho những ai đang mắc phải căn bệnh này:

1. Bỏ cà phê và rượu

Nha sĩ Messina cho biết: “Mục tiêu là làm thư giãn và làm giảm hoạt động các cơ để chữa bệnh nghiến răng về đêm. Cà phê và rượu thì lại có tác động ngược lại: Chất caffeine và rượu gây căng thẳng đầu óc.”

2. Áp khăn ấm vào hàm khi ngủ

Với trường hợp nghiến răng do bị lực mạnh tác động lên hàm và răng (như bị một cú đấm vào hàm), một miếng gạc hay khăn ép vào hai bên xương quai hàm có thể hữu ích với bạn.

3. Tham gia một lớp thiền hoặc yoga

Matthew Messina khuyên: “Thiền hoặc yoga giúp giảm căng thẳng và co cơ, vì vậy sẽ là phương pháp giảm thiểu tốt việc nghiến răng”.

4. Đến nha sĩ để được lắp dụng cụ bảo vệ hàm và không nên tự mua ở quầy thuốc

Nếu đến quầy thuốc để mua, bạn sẽ thiếu các chẩn đoán chuyên môn về trường hợp của mình. Nha sĩ Messina giải thích: “Chúng tôi cần nhìn vào vết cắn và cơ hàm để hiểu rõ về tình trạng bạn đang mắc phải, sau đó mới thiết kế một dụng cụ bảo vệ hàm phù hợp cho riêng bạn. Không có một phương pháp điều trị chung nào cho tất cả các trường hợp”.

Theo nld.com.vn

Đông y chữa bệnh đau răng

Đông y quan niệm răng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận

.

Nói cách khác, đau răng là hiện tượng bệnh lý của tạng, phủ. Điều trị chứng đau răng bao gồm cả trị tiêu và trị bản, điều trị tại chỗ và tác động toàn thân. Xin giới thiệu những bài thuốc chữa đau răng tùy từng thể bệnh để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Trị đau răng do phong nhiệt

Bài 1: Súc miệng cho sạch, dùng đại hoàng sao tồn tính hoặc bạch chỉ và ngô thù du đồng lượng nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau rồi ngậm và nuốt, ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Bài 2: Có thể dùng quả bồ kết bỏ hạt, cho muối vào đầy, thêm chút phèn chua buộc chặt, bọc đất sét bên ngoài đem nung kỹ rồi nghiền thành bột, dùng bột xát vào răng đau ngày vài lần hoặc bạch chỉ 4g, chu sa 2g, nghiền nhỏ rồi làm viên với mật bằng hạt đậu to dùng xát vào răng.

Trị đau răng do phong thấp

- Rễ cà gai leo 20g sắc đặc ngậm một lúc rồi nuốt, ngày 2 lần.

- Nếu do thấp nhiệt đau răng dùng nhựa mù u thêm một chút xạ hương tán bột mịn rồi thấm vào chỗ đau.

- Cốt toái bổ, nhũ hương đồng lượng, nghiền nhỏ làm viên, nhét vào chỗ sưng đau.

- Dế dũi 1 con, lấy cám để lâu năm nặn kín, dùng giấy ướt bọc kín rồi nướng, sau đó bỏ cám, lấy dế nghiền nhỏ đắp vào chỗ răng sưng đau đến khỏi.

dong-y-chua-benh-dau-rang

Cây và vị thuốc ngưu bàng tử trị đau răng, sưng mộng răng.

Trị răng đau sưng mộng răng

- Hương phụ sao tồn tính 3 phần, thanh đại nửa phần, sinh khương nửa phần đem nghiền nhỏ xát vào răng ngày 2-3 lần.

- Thương nhĩ tử 30g sắc đặc, lúc nóng thì ngậm, nguội thì nhổ đi, làm như vậy vài lần cho đến khỏi.

- Ngưu bàng tử sao sắc lấy nước ngậm, rồi nuốt.

- Củ thương truật to cắt thành hai nửa, giữa khoét lỗ cho muối vào đầy, đem sao tồn tính, lấy ra nghiền nhỏ, dùng bột xát vào chỗ lợi sưng rồi ngậm, sau súc miệng bằng nước muối, làm như vậy vài lần trong ngày.

Trị các loại răng đau:

lấy lá hương phụ sắc đặc, lấy nước ngậm, bột hương phụ đem xát vào nơi đau, ngày 2-3 lần.

Ngoài những bài thuốc trên, tùy theo chứng trạng cụ thể có thể dùng một số phương sau:

- Trường hợp răng đau do nhiệt, khi ăn các thức ăn cay nóng thì triệu chứng đau tăng, thích thứ mát, chân răng sưng trướng, khát nước; thường do hỏa nhiệt, phong độc bốc lên phải sơ phong, tán hỏa, mát huyết, tiêu sưng.

Bài thuốc: thăng ma 8g, cát căn 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g, hoàng cầm 12g, liên kiều 8g, mẫu đơn bì 8g, sinh địa hoàng 16g. Sắc uống. Nếu đau lâu không khỏi, thêm sài hồ 6g, tri mẫu 10g.

- Nếu nặng hơn, dùng sinh địa hoàng 18g, sinh thạch cao 15g, phòng phong 9g, tế tân 3g, mẫu đơn bì 9g, thanh bì 9g, kinh giới 9g, sinh thảo 3g, để thanh nhiệt, mát huyết, bình can, khu phong.

- Trường hợp răng đau nhức lại hay tái phát, sưng trướng do nhiệt độc ủng thịnh: Phép chữa: sơ biểu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng.

Bài thuốc: dùng thạch cao 18g, hoàng liên 6g, ngưu bàng tử 12g, bạch chỉ 10g, bạc hà 10g, kê kim 12g, đạm trúc diệp 10g, thạch hộc 12g, sinh địa hoàng 12g, phòng phong 10g, cát căn 10g, địa cốt bì 10g, hậu phác 12g. Sắc uống.

Nếu đau răng do huyết nhiệt uất kết, phải thanh nhiệt, hoạt lạc, tiêu sưng, chỉ thống, dùng thạch cao 30g, sơn tra 10g, uy linh tiên 12g, hạ khô thảo 12g, binh lang 12g, đan sâm 15g, cam thảo 10g, ô mai 10g.

Trường hợp ở người không còn trẻ đau răng không chịu nổi, chân răng lung lay, thích mát, sợ nóng, họng khô, gò má đỏ, lưng đùi yếu mỏi, nguyên nhân do thận hư hỏa vượng pháp điều trị phải tư âm, giáng hỏa.

Bài thuốc: địa hoàng 10g, hoài sơn 10g, sơn thù nhục 10g, phục linh 10g, trạch tả 8g, mẫu đơn bì 8g, hoàng bá 10g, quy bản 10g, tri mẫu 10g.

Nếu đau răng lâu, chân răng lung lay, bệnh tái phát nhiều lần, chân răng sưng đau, lưng đùi yếu mỏi, tâm phiền, mất ngủ do thận hư ở dưới, nhiệt ứ ở trên phải bổ thận, thanh nhiệt, dưỡng âm, làm bền răng, mát huyết, tán ứ.

Bài thuốc: hoài sơn 15g, sơn thù 6g, trạch tả10g, đan sâm 30g, kim ngân hoa 12g, sinh địa hoàng 20g, phục linh 10g, đan bì 12g, cốt toái bổ 15g. Sắc uống.

DSCKI. Phạm Hinh

Theo Suckhoedoisong.vn

Cách xử lý khi bị gãy răng

Việc rơi một chiếc răng ra khỏi hàm là chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguy cơ luôn thường trực khi bạn di chuyển, chơi thể thao….

Khác với các vết thương khác, bạn cần phải xử lý ngay lập tức khi răng rơi khỏi ổ xương.

cach-xu-ly-khi-bi-gay-rang

Tai nạn luôn thường trực mọi lúc mọi nơi.

Đối với răng sữa

Tình hình không quá nghiêm trọng vì răng vĩnh viễn sẽ mọc lại sớm. Trường hợp này chỉ cần rửa vết thương sạch (tốt nhất bằng nước muối sinh lý) và chặn 1 miếng gạc để cầm máu, sau đó dùng thuốc giảm đau Paracetamol. Do không thật sự nghiêm trọng, bạn chỉ đi khám bác sĩ nếu chảy máu quá nhiều hoặc có những tổn thương phức tạp khác.

Đối với răng vĩnh viễn

Toàn bộ răng – bao gồm cả chân răng – rơi ra khỏi ổ xương của xương hàm (khác với việc gãy răng, tức là chân răng vẫn còn nằm lại). Lúc này, bạn cần xem xét răng sạch hay không.

Với trường hợp răng sạch, bạn đặt răng trở lại vào ổ răng càng sớm càng tốt, không nên trì hoãn, không cần phải đợi can thiệp của bác sĩ. Ngay sau đó, bạn cần bác sĩ răng – hàm – mặt sớm nhất.

Với trường hợp răng rơi ra bùn hay đất cát bị bẩn,bạn nên rửa nhẹ nhàng răng dưới vòi nước nước lạnh, xả nước nhẹ nhàng hoặc rửa với sữa. Không cọ rửa, không dùng dung dịch khử trùng, vì sẽ làm tổn thương các tế bào ở chân răng có chức năng kết dính răng vào xương ổ.

cach-xu-ly-khi-bi-gay-rang

Giới hạn thân răng, nơi có thể giữ để tiến hành đặt răng trở lại.

Cách đặt răng vào lại ổ răng:

Khi giữ răng trong tay, phải giữ ở phần thân răng (là phần trắng bóng thường thấy ở trong miệng), tránh giữ ở chân răng – sẽ tổn thương tế bào mảnh có tác dụng gắn lai răng vào trong ổ răng.

Đặt răng đúng hướng một cách cẩn thận.

Cắn nhẹ trên một chiếc gạc (khăn tay hay vải mềm…) rồi đưa đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

Vì sao đặt ngay răng vào xương ổ lại là tốt nhất?

Các tế bào ở chân răng sẽ giúp răng dính chặt lại vào xương ổ răng. Tuy nhiên, những tế bào này sẽ khô và chết đi nếu không được đặt nhanh lại vào trong xương ổ hay bảo quản trong môi trường thuận lợi. Khi những tế bào này không còn hoạt động,  răng sẽ không dính lại được nữa. Vì thế răng càng được đặt lại sớm thì cơ hội thành công càng cao.

Phòng ngừa

Để tránh các tổn thương ở răng không đáng có, hãy bảo vệ hàm của bạn bằng mũ bảo hiểm toàn đầu khi chạy xe gắn máy, đeo cụng cụ bảo vệ hàm khi tham gia chơi thể thao.

cach-xu-ly-khi-bi-gay-rang

Bảo vệ răng bằng dụng cụ bảo vệ hàm, mũ bảo hiểm.

Theo Zing.vn

Hà răng là gì?

Con trai tôi năm nay 10 tuổi, răng sữa của cháu đã rụng hết và mọc răng mới nhưng hiện nay ở 2 răng cửa đã xuất hiện những vết hà, răng bị ăn mòn phần mặt quay ra phía trước. Đi khám răng bác sĩ nói thiếu canxi. Mong quý báo tư vấn cho tôi nên làm thế nào. Xin trân trọng cảm ơn.

Hoàng Thanh Bình (TP. HCM)

daurang

Nguồn ảnh google.

Hà răng là cách gọi dân gian của các tổn thương mô cứng thân răng bao gồm: sâu răng, sún răng (chỉ xảy ra ở răng sữa) và thiểu sản men răng. Trường hợp bạn mô tả răng con của bạn là răng vĩnh viễn thì chỉ có hai khả năng là sâu răng hoặc thiểu sản men răng. Nếu là tổn thương sâu răng thì bạn cần đưa con đến bệnh viện hoặc các phòng khám nha khoa để trám răng sâu, trong trường hợp sâu răng đã có biến chứng viêm tủy, chết tủy hoặc viêm quanh cuống thì cần điều trị tủy răng trước khi trám lỗ sâu. Nếu là thiểu sản men răng thì cần trám răng thẩm mỹ bằng vật liệu composite. Bạn nên hỏi kỹ bác sĩ đã khám răng cho con bạn xem răng bị tổn thương sâu răng hay thiểu sản men răng để có cách điều trị thích hợp.

ThS. BS. Lê Long Nghĩa

Theo Suckhoevadoisong.net

Bị bầm nướu, đau răng do ngã, xử lý thế nào?

Chào bác sĩ,

Con vừa mới bị té đập mặt xuống đất, nướu răng con bị bầm tím, có vết cắt, 1 chiếc răng cửa chạm vào có cảm giác hơi đau. Vậy cho con hỏi nướu răng bị bầm đen như vậy có tan máu bầm không và răng cửa của con có tự hồi phục như xưa được không ạ? Con phải xử lý ra sao? Mong nhận được tin từ BS!  – (Truong Giang – truonggiang…@gmail.com)

bi-bam-nuou-dau-rang-do-nga-xu-ly-the-nao

Ảnh minh họa

BS Đoàn Khánh Ngọc:

Bạn Giang thân mến,

Răng của bạn có lẽ đã bị chấn động mạnh nên mới đau như vậy. Nếu răng bạn không bị lung lay và chỉ hơi đau khi chạm vào thì bạn tạm thời cứ để đó nhưng phải tránh ăn nhai trên răng đó để răng có thời gian lành thương.

Tuy nhiên nên đi bác sĩ khám theo dõi trong vài tháng để xem răng có phục hồi lại được hay không. Nếu bác sĩ theo dõi và thấy rằng răng bạn đã bị chết tủy, tức là chấn thương không hồi phục được thì bạn sẽ phải lấy tủy răng đó và trám lại bình thường. Nếu răng bạn bị lung lay thì bác sĩ sẽ cố định răng của bạn lại trong 1 thời gian chờ cho răng cứng lại.

Nướu bạn bị bầm tím thì sẽ lành theo thời gian, bạn nhé.

Thân chào bạn!

Theo Alobacsi

Nguyên nhân gây đau khi mọc răng khôn

Tất cả chúng ta đều phải trải qua việc bị những cơn đau do răng khôn gây ra nhưng không phải ai có kiến thức về răng khôn và nguyên nhân gây đau.

Răng khôn là răng mọc sau cùng trên cung hàm. Sự có mặt của nó gây phiền toái cho rất nhiều người, là thủ phạm của những cơn đau có thể rất ghê gớm. Nhiều khi, bác sĩ phải ra quyết định nhổ bỏ.

Răng khôn (còn gọi là răng hàm lớn thứ ba) thường bắt đầu mọc từ tuổi 17 trở lên, nếu còn đủ chỗ sau răng số 7. Mỗi người có bốn răng khôn ở bốn góc hàm; tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm.

nguyen-nhan-gay-dau-khi-moc-rang-khon

Do mọc sau cùng nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc một cách bình thường, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp này gọi chung là mọc kẹt, nghĩa là cái răng đó không có đủ chỗ để mọc lên bình thường hoặc hướng mọc bị nghiêng nên không trồi lên được.

Khi răng khôn hàm dưới mọc ngầm, có thể sẽ có nang thân răng bao quanh và gây viêm nhiễm. Răng khôn mọc lệch sẽ dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn đến viêm nhiễm. Răng khôn hàm trên nếu thiếu chỗ thường mọc chếch ra phía má và phía sau. Trong lúc ăn nhai, bệnh nhân dễ cắn phải má. Nói chung, răng khôn hàm dưới thường gây biến chứng nhiều hơn và nặng hơn hàm trên.

Biến chứng thường gặp khi răng khôn hàm dưới mọc lệch là viêm túi quanh răng khôn rồi lan ra mô mềm xung quanh. Mủ có thể chảy ra mặt ngoài xương hàm dưới, xuống vùng thành bên họng rồi xuống cổ.

Khi có sưng đau và hạn chế há miệng ở vùng răng khôn, bệnh nhân cần được dùng kháng sinh và các thuốc giảm đau chống viêm. Nên uống kháng sinh phổ rộng và dùng nước súc miệng thường xuyên vì trong túi lợi răng khôn thường có vi khuẩn kỵ khí.

Nếu mủ tụ lại thành ổ áp xe thì cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau khi bệnh nhân hết sưng đau thì cần được nhổ răng khôn. Bệnh nhân được tiêm thuốc tê để mất cảm giác hoàn toàn ở quanh vùng răng khôn; một số trường hợp có thể gây mê nếu răng khôn kẹt hoàn toàn trong xương hàm (bệnh nhân không được ăn trong vòng 6 giờ trước khi gây mê).

Bác sĩ nha khoa sẽ rạch lợi, lấy ra chiếc răng khôn nguyên vẹn hoặc phải cắt nó làm nhiều phần nếu bị kẹt vào răng số 7. Sau đó, cần làm nhẵn rìa xương ổ răng khôn, rửa sạch, sát trùng rồi khâu đóng vạt lợi. Nếu dùng chỉ không tiêu thì sau 5 ngày, bệnh nhân cần quay lại để cắt chỉ.

(Theo BS Chuyên khoa của AloBacsi)

Răng bỗng nhiên bị rạn nứt, có sao không?

Chào bác sĩ, Tự nhiên răng em bị rạn nức ở giữa răng cộng thêm chứng hay bị lở miệng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn bác sĩ!  – (Hoài Thương – mss.hoai…@gmail.com)

rang-bong-nhien-bi-ran-nut-co-sao-khong

Chào em Hoài Thương,

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh lở miệng, có thể lở miệng do siêu vi, do vi trùng, do suy nhược cơ thể, do thiếu dinh dưỡng, stress…

Vì vậy, mỗi khi bị lở miệng, em cần khám trực tiếp, BS mới nhận định được bệnh và có hướng điều trị cho em, từ đó BS sẽ tư vấn cho em nên làm thế nào để giảm bớt lở miệng.

Còn vấn đề rạn nứt răng của em, em cũng cần khám chuyên khoa, BS mới hướng dẫn cho em cách chữa trị cụ thể. Đồng thời em cần tránh: dùng răng cắn, xé móng tay hoặc các vật dụng khác như chỉ, nút quần áo, nút chai… không nhai đá, không dùng nhiều nước ngọt có gas, cần chải răng sau mỗi bữa ăn và chải răng đúng cách, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng em nhé!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo

(Theo Alobacsi)

Mọc mụn mủ ở lợi, để lâu có sao không?

Thưa bác sĩ,

Tôi bị mọc mụn mủ ở lợi, chắc là bị viêm tủy nhưng hiện tại bận quá không có điều kiện để lấy tủy. Cho hỏi có thể để 5 tháng nữa không BS? Cái răng đó không bị đau nhức gì hết, chỉ bị mọc mụn mủ thôi. - (Xuân Giang – Pleiku, Gia Lai)

moc-mun-mu-o-loi-de-lau-co-sao-khong

BS Đoàn Khánh Ngọc:

Bạn Giang thân mến,

Một khi răng đã bị nhiễm trùng thì bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Khối mủ nếu để lâu không điều trị thì sẽ ngày càng lan rộng, gây tiêu xương bên dưới và có thể ảnh hưởng đến tủy của cả những răng bên cạnh.

Nếu hiện tại bạn quá bận thì có thể nói rõ với BS, có thể BS sẽ mở tủy cho bạn, bơm rửa cho thật sạch phần mủ bên dưới, sau đó quay thuốc vào rồi trám tạm lại cho bạn. Thuốc này có thể để trong ống tủy 1 – 2 tháng không cần lấy ra nên sau đó 1 tháng bạn có thể quay lại làm tiếp cũng được.

Điều quan trọng nhất là phải làm sạch ống chân răng và bơm rửa để sự nhiễm khuẩn không xảy ra tiếp được nữa. Ngoài ra thì thời gian lấy tủy cũng không phải là quá nhiều, thường là hoàn tất trong khoảng 3 – 4 lần hẹn và hẹn cách ngày chứ không phải đi liên tục nên hy vọng bạn có thể sắp xếp công việc để điều trị sớm.

Thân chào bạn!

(Theo Alobacsi)

Đau răng ở người bệnh tiểu đường

Tôi bị bệnh tiểu đường 5 năm, nay bị đau răng cần phải nhổ. Xin bác sĩ cho biết có nhổ răng được không?

dau-rang-o-nguoi-benh-tieu-duong

Trả lời:

Người bị tiểu đường, khi bị đau răng cần phải nhổ, vẫn nhổ răng được như những người khác. Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau:

- Trước khi nhổ răng cần phải thử đường máu. Nếu mức đường máu < 180mg/dl(<10mmol/l) thì có thể tiến hành nhổ răng ngay được. Nhưng nếu đường máu cao hơn thì phải điều trị tích cực để giảm đường máu xuống mức <180mg/dl mới được tiến hành nhổ răng.

- Khi nhổ răng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế là nơi có các bác sĩ nha khoa phụ trách để điều trị.

(Theo SK& ĐS)