Lưu trữ cho từ khóa: đau đầu gối

Đầu gối đau nhẹ và phát tiếng kêu lục cục là do bệnh gì?

Tôi năm nay 45 tuổi, thời gian gần đây tôi thấy đầu gối bị đau nhẹ, khi vận động thì nghe tiếng kêu lục cục. Xin hỏi tôi bị bệnh gì, điều trị thế nào? – Lê Thị Tuyết (Kiên Giang)

dau-goi-dau-nhe-va-phat-tieng-keu-luc-cuc-la-do-benh-gi

Theo mô tả, nhiều khả năng khớp gối của chị đang bị thoái hóa.  Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh thấy đau tại chỗ, đau tăng khi vận động, đau từng đợt; sưng khớp; vận động khó khăn; biến dạng chi như vẹo trong, vẹo ngoài khớp gối; gồ ghề quanh khớp hay vẹo cột sống thắt lưng…; nghe, cảm nhận tiếng lục cục khi bắt đầu vận động khớp…

Nguyên tắc điều trị bệnh là giảm đau cho người bệnh, đồng thời phục hồi chức năng vận động của khớp, sức mạnh của cơ. Không có thuốc đặc trị quá trình thoái hóa khớp, chỉ có thể điều trị triệu chứng và phục hồi sự vận động của khớp bằng tổng hợp các phương pháp nội khoa, vật lý trị liệu và ngoại khoa, tùy tình trạng bệnh cụ thể.

Điều trị nội khoa có thể dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc tăng cường dịch khớp, tái tạo sụn. Phương pháp vật lý trị liệu gồm tập thể dục, vận động vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng, tập yoga, đạp xe tại chỗ, tập bơi trong nước khoáng nóng, tắm bùn… với nguyên tắc không làm tăng áp lực cho khớp đã và đang bị đau; xoa bóp, nắn gân xương, bấm huyệt, châm cứu…

Khi đã áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh. Nếu thoái hóa khớp độ III hoặc IV thì người bệnh được chỉ định thay khớp nhân tạo hoặc hàn cứng khớp.

Để xác định có bị thoái hóa khớp hay không chị cần đến chuyên khoa xương khớp để khám và làm các xét nghiệm, tùy tình trạng cụ thể của bệnh bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thích hợp.

BS Đỗ Tiến Dũng

Theo Suckhoedoisong.vn

Đầu gối thường hay đau và phát ra tiếng “rắc” khi bước đi là bệnh gì?

Khoảng một năm trở lại đây, đầu gối trái của tôi thường hay đau và phát ra tiếng “rắc” khi bước đi, nhất là khi thời tiết lạnh. Đi khám bác sĩ nói bị thoái hoá khớp gối nhưng không cho chụp hình, uống thuốc gì hết. Mỗi tối tôi có ngâm chân nước nóng và muối nhưng chưa bớt. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Có thể uống thêm glucosamine, ăn hải sản thường xuyên được không? – THU VÂN, EMAIL THUVAN@…

dau-goi-thuong-hay-dau-va-phat-ra-tieng-rac-khi-buoc-di-la-benh-gi

PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, chủ tịch hội Tĩnh mạch học TP.HCM:

Khớp gối có một hệ thống giải phẫu rất phức tạp bao gồm xương, khớp, gân cơ, v.v. Do đó chỉ cần một trong các thành phần bị viêm, tổn thương là gây ra rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Nhẹ nhất là phát ra những tiếng “rắc” khi đi lại như bạn đã kể. Nặng hơn là đau khi đi lại, kèm theo sưng đỏ và nóng khớp gối. Muốn chẩn đoán chính xác tổn thương phần nào của khớp gối, cần phải chụp phim cộng hưởng từ (MRI) khớp gối. Qua phim này, thầy thuốc chuyên khoa sẽ xác định xem bệnh nhân có bị viêm các dây chằng, vôi hoá dây chằng, đứt dây chằng, tổn thương mặt sụn của khớp gối, v.v. không và từ đó mới có điều trị chính xác bằng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật. Với những người trẻ, tổn thương khớp gối chưa nhiều, nếu phát hiện và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh rất cao. Ăn nhiều hải sản không ảnh hưởng đến bệnh lý xương khớp, có chăng là gây tăng cholesterol và axit uric trong máu. Còn glucosamine thật ra cũng chỉ là một dạng thuốc hay được các bác sĩ xương khớp cho nhưng tác dụng thật sự đến đâu còn cần phải nghiên cứu thêm.

Theo SGTT.vn

6 sai lầm cần tránh để bảo vệ đầu gối

Có hai từ luôn là nỗi ám ảnh với những người tập thể thao: phẫu thuật đầu gối.

Bất kể bạn là một người chơi thể thao chuyên nghiệp hay chỉ là một người rèn luyện sức khỏe bình thường, bạn đều muốn đầu gối của mình luôn duy trì trạng thái hoạt động tốt cho đến lúc tuổi già.

Đầu gối là một khớp phức tạp và rất dễ bị tổn thương nên bạn cần tăng cường bảo vệ chúng. Dưới đây là sáu sai lầm thường thấy mà bạn có thể tránh để bảo vệ đầu gối của mình.

1. Bỏ qua cơn đau đầu gối

Thật là khó để nhận biết đâu chỉ là một đau thông thường, còn đâu là một cơn đau nghiêm trọng hơn. Theo WebMD, có một nguyên tắc nhỏ để bạn nhận biết là nếu cơn đau đầu gối làm giới hạn khả năng làm những việc thông thường mà bạn hay làm, thì đó là lúc bạn cần phải có cuộc kiểm tra với bác sĩ.

6-sai-lam-can-tranh-de-bao-ve-dau-goi

2. Thừa cân

Trọng lượng thừa trên cơ thể làm tăng thêm những áp lực lên đầu gối và cũng làm tăng nguy cơ của chứng viêm khớp đầu gối, một hình thức phổ biến của viêm khớp làm mòn sụn đầu gối.

3. Không nghỉ ngơi và phục hồi chấn thương

Nếu bị thương, nên cho đầu gối của bạn được nghỉ ngơi và phục hồi cần thiết. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và điều trị, hãy dành từ hai tuần đến vài tháng để đầu gối có thời gian phục hồi.

4. Không quan tâm đến dây chằng trước

Dây chằng trước là một trong các dây chằng thường dễ bị tổn thương nhất ở đầu gối, nguy cơ càng cao hơn trong các môn thể thao như bóng đá và bóng rổ. Tuy nhiên, so với phụ nữ thì nam giới ít có nguy cơ tổn thương dây chằng trước hơn từ hai đến tám lần. Hãy tìm hiểu thông qua người huấn luyện về những gì bạn có thể làm để tránh loại chấn thương này.

5. Bắt đầu gối hoạt động quá nhiều

Đừng quá nhiệt tình với tập luyện, từ từ thêm cường độ hoặc tăng thời gian cho chế độ tập luyện của bạn để cho cơ thể thời gian để điều chỉnh.

6. Không quan tâm đến các cơ xung quanh đầu gối

Bệnh viện Mayo cho biết cơ bắp yếu và thiếu linh hoạt là một nguyên nhân chính của chấn thương đầu gối. Để tránh điều này, DiNubile đề nghị tăng cường sức mạnh cho cơ bốn đầu và cơ gân kheo với các bài tập như duỗi chân mở rộng đầu gối, dây chằng chéo trước, tập chân và căng dãn cơ.

(Theo Đàn ông)

Đau đầu gối khi ngồi xổm có phải ung thư xương?

Chào bác sĩ,

Em năm nay 18 tuổi, bị đau vùng đầu gối đã hơn 2 tháng nay. Khi đi lại không cảm thấy đau, khi ngồi xổm rất đau, đau ở trong khớp gối nên không thể ngồi xổm được, sờ xung quanh thì không thấy đau và không có khối u. Ngoài ra thỉnh thoảng chỉ đau một tí ở các khớp khác.

Em đi khám bác sĩ cho thuốc uống nhưng không hết mà còn nặng hơn. Không biết có phải là em lao động nặng và đi lại rất nhiều nên mới bị tổn thương xương?

Em đi thử máu theo giấy của bác sĩ thì cho kết quả là CRP 0.29 và ASLO 38.5, không biết có bị ung thư xương hay không? - (Bạn đọc)

dau-dau-goi-khi-ngoi-xom-co-phai-ung-thu-xuong

Trả lời:

Chào em,

Theo như bạn mô tả chúng tôi nghĩ bạn có thể bị rách sụn chêm của gối và mảnh rách kẹt vào giữa khớp gối.

Triệu chứng hay gặp của bệnh này là thường bệnh nhân có tiền căn chấn thương (đôi khi bệnh nhân không để ý). Bệnh nhân vẫn đi lại bình thường nhưng một hôm nào đó tự nhiên khi co duỗi gối bỗng cảm thấy đau lói ở gối, gối bị kẹt gấp cũng không được mà duỗi cũng không xong, phải lựa thế lắc gối thì mới duỗi gối ra được. Đôi khi ngồi xổm làm mảnh sụn rời kẹt vào khớp gây đau.

Triệu chứng này có thể xuất hiện một hay nhiều lần với tần suất xảy ra khác nhau. Nguyên nhân là do mảnh rách của sụn chêm ở gối kẹt vào giữa lồi cầu đùi và mâm chày gây kẹt khớp và gây đau.

Sụn chêm gối là hai mảnh sụn nằm ở giữa lồi cầu và mâm chày ở bên trong và bên ngoài. Sở dĩ có tên sụn chêm vì nằm chêm giữa hai cấu trúc lồi cầu đùi ở trên và mâm chày ở dưới. Chức năng của miếng sụn này là làm giảm lực tác động lên lồi cầu và mâm chày khi đi, góp phần giữ vững khớp gối.

Những người bị lấy bỏ sụn chêm ở độ tuổi quá sớm sẽ dễ bị hư khớp gối hơn những người còn sụn chêm. Sụn chêm có thể bị rách do chấn thương vùng gối hay có thể rách thoái hóa ở người lớn tuổi.

Để chẩn đoán rách sụn chêm, các bác sĩ sẽ có một số cách khám nhằm phát hiện sụn bị rách. Chụp cộng hưởng từ cho phép nhìn thấy sụn chêm bị rách và có thể tiên lượng một phần về điều trị như khâu lại hay cắt bán phần sụn chêm. Chẩn đoán chắc chắn nhất vẫn là nội soi khớp gối để nhìn trực tiếp mảnh sụn bị rách và sẽ xử trí cùng lúc.

Về điều trị. Nếu miếng sụn rách lớn, vùng rách nằm ở vùng có máu nuôi và bệnh nhân còn trẻ thì có chỉ định làm nội soi khớp để khâu lại. Nếu miếng rách lâu đã hư hay nằm ở vùng không có máu nuôi trên bệnh nhân lớn tuổi có thể cắt bỏ một phần sụn chêm qua nội soi khớp. Nội soi khớp gối có ưu điểm tuyệt đối so với mổ mở trong phẫu thuật cắt hay khâu sụn chêm.

Th.S-BS Tăng Hà Nam Anh

(Theo Tuổi Trẻ)

Sau khi đi bộ đầu gối càng ngày càng đau là do bệnh gì?

Cháu đau hơn 2 tuần rồi, giờ còn đau lên phía sau đùi phía trên đầu gối, khi đứng thăng bằng trên chân phải rất đau.

Thưa bác sĩ,
 
Hôm đi tập thể dục (cụ thể là đi bộ) về cháu bị đau phần phía sau đầu gối phải, khi đi lại hay đi cầu thang thấy đau, ấn vào chính giữa phần phía sau đầu gối rất đau nhưng không hề sưng đỏ.
 
Cháu nghĩ đó chỉ là căng cơ nên không dùng thuốc và để tự nhiên. Nhưng đã đau hơn 2 tuần rồi mà không thấy giảm đi, còn đau hơn, giờ còn đau lên phía sau đùi phía trên đầu gối, khi đứng thăng bằng trên chân phải rất đau. Bác sĩ cho cháu hỏi thế là cháu bị làm sao ạ và phải làm gì để khỏi ạ? - (Mai Lan - Hà Nội)

Ảnh minh họa - nguồn internet

Trả lời:
 
Chào Mai Lan,

Cháu đi bộ đã quen chưa? Đi nhiều lần chưa hay mới đi vài lần, cháu có đi bộ đúng cách không?

Cháu chú ý: Lúc đầu đi nhẹ nhàng khởi động khoảng 5 phút để tăng quá trình vận chuyển máu đến bắp chân làm cho cơ thể ấm dần lên, sau đó hãy tăng dần tốc độ đến mức có thể. Nên mang giày vừa vặn chân để không gây đau chân và đi thoải mái...

Đau phía sau đầu gối, đau cẳng chân thường do đi bộ không đúng cách. Cháu nên nghỉ ngơi thư giãn, có thể uống thuốc kháng viêm giảm đau thông thường như Paracetamol, Diclofenac; thuốc gãn cơ như Coltramyl, Decontractyl mỗi loại 1 viên, ngày 2 lần uống sau ăn. Nếu uống vài ngày vẫn không bớt thì nên đi khám nhé!

Thân ái!

BS Châu Thị Kiều Oanh

(Theo Alobacsi)