Lưu trữ cho từ khóa: đau cơ

Giải mã những cơn đau không rõ nguyên nhân

Những cơn đau ngẫu nhiên, bí ẩn và đôi khi kéo dài được ví như những âm thanh lạ phát ra từ chiếc xe của bạn, vì chúng ta không phải là thợ cơ khí hiểu về máy móc nên cứ để nó tự hết và rồi theo thời gian, những vấn đề tiềm ẩn ngày càng lớn hơn. Trong khi hầu hết không phải là dấu hiệu của tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng , một số cơn đau bí ẩn chỉ đơn giản là không nên bỏ qua.

Đau hàm cấp tính

Mỗi lần đóng mở miệng là lại nghe thấy âm thanh giống như tiếng click chuột thì nguyên nhân rất có thể là rối loạn khớp. Muốn phòng tránh, hãy đối xử tốt với chiếc hàm của mình, thay vì siết chặt răng thì hãy đặt lưỡi phía sau răng cửa trên sẽ giúp giảm căng thẳng.

giai-ma-nhung-con-dau-khong-ro-nguyen-nhan

Ảnh: Internet

Tê chân, tay

Ngồi nguyên một tư thế quá lâu, ai đó sẽ bị tê chân do giảm lưu thông máu, chỉ cần đứng lên di chuyển là cảm giác đau đau, tê tê sẽ chấm dứt ngay. Tuy nhiên, nếu bình thường không ngồi lâu mà lại có triệu chứng tê chân, tay như vậy, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh. Cụ thể, bệnh thần kinh ngoại biên có nhiều nguyên nhân, trong đó có bệnh tiểu đường, nghiện rượu, thiếu vitamin B-12 và các rối loạn khác như bệnh zona chẳng hạn. Chấn thương, nhiễm trùng hay nhiễm chất độc cũng có thể gây tổn thương thần kinh.

Bắp tay đau kèm cảm giác mất cân bằng

Ít ra đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh Parkinson với chỉ báo rõ ràng là đau cả hai bắp tay trong thời gian dài. Một nghiên cứu của Đại học Harvard phát hiện ra rằng những người đàn ông luyện tập thường xuyên giảm 40% nguy cơ phát triển bệnh Parkinson.

Đau nhẹ ở mặt sau của đùi

Nguyên nhân tiềm ẩn có thể là thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng. Ngay cả khi vùng lưng có cảm giác bình thường, đau ở chân có thể là dấu hiệu dây thần kinh hông nối từ vùng thắt lưng xuống chân bị thoát vị đĩa đệm chèn ép. Một số chuyên gia cho biết thêm, ngoài cảm giác đau còn có cảm giác tê như kim châm. Vì vậy, cần hết sức tránh bê vác nặng hoặc cúi sai tư thế làm tổn thương vùng thắt lưng, trong khi tăng cường cơ bụng sẽ duy trì tư thế tốt.

Bắp chân đỏ và sưng

Nhiều người chỉ cảm thấy đau mỗi khi tập luyện hay đi bộ, nguyên nhân là do động mạch bị thu hẹp, cắt giảm lượng máu và oxy đến cơ bắp. Tuy nhiên, khả năng phổ biến nhất nên nghĩ tới là huyết khối tĩnh mạch sâu. Vì cảm giác đau tương tự như chuột rút nên nhiều người bỏ qua. Nếu cục máu đông vỡ ra, nó có thể di chuyển khắp cơ thể, gây nên tắc nghẽn động mạch phổi hay não – nguyên nhân gây đột quỵ. Những người thừa cân hoặc hút thuốc nếu có những cục máu đông dạng này nên thay đổi lối sống bởi đó là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của huyết khối tĩnh mạch sâu. Cách ngăn ngừa những cục máu đông có thể phát tác là uống đủ nước, nếu ngồi lâu cách 2 tiếng phải uống nước để đảm bảo lưu thông máu.

giai-ma-nhung-con-dau-khong-ro-nguyen-nhan

Ảnh: Internet

Đau lưng nghiêm trọng

Đau lưng hầu như ai cũng từng gặp phải nên hầu hết bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây là khu vực phức tạp bởi lưng tập trung các cơ quan thiết yếu gồm cơ, mô, bó dây thần kinh, cột sống…  mà nếu không có những cấu trúc  này, cơ thể chúng ta sẽ mềm như… sứa. Nếu đau lưng mãn tính, nên kiểm tra vì bỏ qua có thể trầm trọng thêm theo thời gian. Một lưu ý là loại trừ những tổn thương vùng sống lưng, đôi khi đau vùng thắt lưng lại là triệu chứng liên quan đến bệnh thận, cụ thể là sỏi thận phát triển đủ lớn sẽ làm thận sưng lên, gây ra đau lưng.

Đau nhói vùng bụng

Bụng là vùng bận rộn nên một cơn đau bất thường ở vùng bụng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy trục trặc ở cơ quan có liên quan. Vấn đề với các cơ quan lân cận như thận, phổi hoặc tử cung có thể dẫn đến khó chịu ở bụng. Đau ở vùng bụng dưới bên phải có thể là đau ruột thừa, cũng bên phải nhưng bụng trên là vấn đề với túi mật, đau ngay dưới xương ức là dấu hiệu của viêm tụy, viêm tuyến tụy. Đau bụng cũng có thể do tắc nghẽn đường ruột hoặc viêm gan. Lời khuyên của các chuyên gia là nếu đau bụng không rõ nguyên nhân, định kỳ hoặc đột ngột, nên đi khám càng sớm càng tốt.

Theo Anninhthudo.vn

Phương pháp ngăn ngừa các cơn đau cổ khi làm việc

Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ là “nạn nhân” của chứng đau cổ và đảm bảo tình trạng này sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Hầu hết tất cả chúng ta đều gặp phải những cơn đau nhẹ ở cổ tại một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống. Lý do thường thấy nhất của những cơn đau này là do tư thế ngủ chưa đúng hoặc do stress trong công việc.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây đau cổ có bao gồm những bất thường ở các mô mềm và bệnh nhân thường cố gắng chịu đau trong một thời gian dài. Cũng có trường hợp, các cơn đau cổ là do khối u nhiễm trùng nào đó cũng gây ra, cơn đau có thể lan xuống lưng trên, cánh tay và vai (trường hợp hiếm).

Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ là “nạn nhân” của chứng đau cổ và đảm bảo rằng tình trạng này sẽ không làm ảnh hưởng đến công việc của bạn.

phuong-phap-ngan-ngua-cac-con-dau-co-khi-lam-viec

Ảnh minh họa

- Một trong những điều đơn giản nhất bạn có thể làm là không nên ngồi quá lâu ở một tư thế. Bạn hãy nhớ liên tục thay đổi tư thế và thả lỏng hai vai.

- Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi sẽ giúp bạn thư giãn cơ bắp. Bạn cũng nên thực hiện một vài động tác thể dục để tăng cường sự dẻo dai của các khớp cổ. Hãy nghỉ giải lao 2 tiếng một lần để thư giãn và vận động. Ví dụ: cứ cách 2 giờ, bạn nên thả lỏng cằm xuống ngực, xoay cổ từ phải ra sau rồi sang trái và xuống dưới theo chuyển động tròn. Hãy làm động tác này trong vòng 5 phút và sau đó mới quay trở lại công việc của bạn.

- Hãy tránh các tư thế đưa đầu về phía trước và không được còng lưng xuống. Khi bạn ngồi trên ghế, hãy giữ cho phần lưng dưới được hỗ trợ và đảm bảo hai bàn chân đặt nằm trên sàn nhà.

- Màn hình máy vi tính của bạn nên được đặt ngang tầm mắt. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều giúp ngăn ngừa các cơn đau liên quan đến việc ngồi làm việc bên máy vi tính trong một thời dan dài.

- Nếu bạn phải nghe điện thoại nhiều, hãy sử dụng tai nghe hoặc sử dụng chức năng loa ngoài, đừng nên giữ điện thoại giữa vai và cổ.

- Nếu công việc của bạn liên quan đến lái xe, điều chỉnh ghế ngồi ở vị trí thẳng đứng. Đầu và lưng dưới của bạn luôn luôn phải được hỗ trợ. Tay lái nên ở vị trí dễ điều khiển và hai cánh tay của bạn nên hơi gập lại một chút.

- Sử dụng những chiếc ghế có thể điều chỉnh được để bạn có thể dễ dàng điều chỉnh độ cao theo yêu cầu của bạn.

- Bạn hãy thử điều chỉnh ghế làm việc sao cho thoải mái hơn. Bạn cần tuỳ chỉnh chỗ làm việc của mình theo ý mình chứ không phải là điều ngược lại.

- Trong khi bạn đánh máy, đầu gối, hông và khuỷu tay của bạn cần phải ở một góc 90 độ. Khuỷu tay của bạn nên để sát vào người trong suốt thời gian đó. Bằng cách thực hiện tư thế này, bạn không những sẽ ngăn ngừa được các cơn đau ở cổ khi phải ngồi làm việc trong một thời gian dài mà còn tránh được các vấn đề liên quan đến đau lưng.

- Hãy đảm bảo rằng chuột máy tính không nằm ngoài tầm với của bạn. Hãy giữ nó gần bạn và bàn phím. Bạn không nên cần phải nâng vai lên mới với được nó.

- Không được đặt máy tính xách tay trên đùi và nhìn xuống. Tư thế này không những tạo sức ép lên cổ của bạn mà còn lên cả cột sống của bạn nữa. Thậm chí khi sử dụng máy tính bảng, sức ép trên cổ của bạn có thể được giảm xuống bằng việc đặt các thiết bị điện tử ngang tầm mắt.

- Nếu công việc của bạn yêu cầu bạn phải nâng các đồ vật sau đó đứng gần với đồ vật mà bạn cần phải nâng, hãy gập hông của bạn lại, ôm đồ vật sát vào người bạn và nâng nó lên. Nếu bạn nghĩ là nó quá nặng, đừng cố gắng nâng nó lên, hãy thông báo với người khác để cùng làm.

phuong-phap-ngan-ngua-cac-con-dau-co-khi-lam-viec

Ảnh minh họa

Một số mẹo khác:

- Nhai giúp làm giảm căng thẳng vì nó làm giảm mức cortisol và giúp duy trì sự tỉnh táo. Hãy mang theo một vài củ cà rốt, dưa chuột hay những đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khoẻ khác khi bạn làm việc để xua tan căng thẳng, mệt mỏi.

- Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh cũng sẽ rất có lợi. Thỉnh thoảng đi massage để thư giãn cơ bắp của bạn.

- Điều cuối cùng nhưng rất quan trọng đó là bạn phải ngủ trên một chiếc gối thật thoải mái.

Những bí quyết này chắc chắn sẽ giúp bạn ngăn ngừa được các cơn đau ở cổ khi làm việc cũng như là các nguy cơ khác. Một tư thế làm việc đúng không chỉ tránh được các vấn đề về sức khỏe mà còn nâng cao hiệu quả công việc của bạn nữa.

Theo Afamily.vn

Vì sao hay bị đau cột sống và xương hông?

Giữa các đốt sống có đĩa điệm – để cột sống quay cúi dễ dàng. Tủy sống ở đốt sống thắt lưng đưa ra các đôi dây thần kinh điều khiển và vận động và cảm giác vùng chân.

Thời gian gần đây tôi hay bị đau cột sống và xương hông khiến việc đi lại khó khăn. Tôi đã đi khám Tây y, chụp X-quang thì không phát hiện được tổn thương và kết luận không bị bệnh, nhưng tôi thấy tình trạng ngày càng đau, thậm chí có lúc không đi lại được. Xin cho biết nguyên nhân gây bệnh của tôi và cách chữa theo Đông y? - Hoàng Khắc An (Việt Trì, Phú Thọ).

vi-sao-hay-bi-dau-cot-song-va-xuong-hong

Ảnh minh họa.

GS.TS Dương Trọng Hiếu

, nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Y học Cổ truyền T.Ư:

Giữa các đốt sống có đĩa điệm – để cột sống quay cúi dễ dàng. Tủy sống ở đốt sống thắt lưng đưa ra các đôi dây thần kinh điều khiển và vận động và cảm giác vùng chân. Khi đốt sống di lệch hay đĩa điệm di lệch sẽ chèn vào các rễ thần kinh đó gây đau, lan từ thắt lưng có thể tới bàn ngón chân. Các động tác làm di lệch hay đè nặng vào đốt sống (khiêng vác nặng, đứng lâu, đi lại nhiều) càng làm đau tăng.

Cách chữa cần đưa đốt sống và đĩa đệm về vị trí bình thường, giảm ứ huyết sưng nề gây chèn ép rễ thần kinh. Đông y chữa bằng cách: Xoa bóp nới dãn cột sống và dùng thuốc hoạt huyết lưu thông kinh lạc. Người nhiều tuổi thêm thuốc bổ can thận. Để phòng bệnh thì không khiêng vác nặng, không làm việc lệch tư thế, không đứng lâu, không chạy nhảy…

Theo Kienthuc.net.vn

Sử dụng máy tính bảng gây hại đến cơ vai

Việc sử dụng bàn phím cảm ứng trên máy tính bảng hay bàn phím ảo trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về vai mãn tính.

Một nghiên cứu trên số ra tháng mười một của Applied Ergonomics (khoa học liên ngành nghiên cứu về các phương tiện, phương pháp phù hợp với các đặc điểm con người để họ có thể làm việc có năng suất cao, an toàn,khỏe mạnh) đã so sánh các tác động lên cơ xương của ba loại bàn phím.

su-dung-may-tinh-bang-gay-hai-den-co-vai

Khi gõ bàn phím ảo hay máy tính bảng người dùng phải ngữ ngón tay lơ lửng trên bàn phím gây tác động có hại đến cơ vai. Ảnh minh hoạ.

Một nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng màn hình cảm ứng, hay là bàn phím ảo, thiếu một cơ chế phản hồi thông tin, đòi hỏi ít lực gõ và hoạt động của cơ ngón tay hơn so với bàn phím thông thường. Tuy nhiên, người sử dụng máy tính bảng phải giữ ngón tay của mình lơ lửng phía trên bàn phím để tránh vô tình chạm và kích hoạt các phím. Điều này có thể dẫn đến tải tĩnh bị kéo dài ở vai, một cách để trợ giúp cơ không di chuyển.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Northern Illinois DeKalb, Illinois đã chọn 19 người gồm 10 nam và 9 nữ ở độ tuổi 20 có kinh nghiệm sử dụng bàn phím ảo.Các đối tượng này thử nghiệm gõ một đoạn văn bản trong năm phút trên bàn phím màn hình cảm ứng, máy tính để bàn và máy tính xách tay. Các thử nghiệm đã được thực hiện hai lần trên mỗi bàn phím, trong khi gõ sẽ có thiết bị điện cực ghi lại hoạt động của cơ ở cánh tay và vai. Và một đế đo lực dưới bàn phím để đo lực gõ phím

Kết quả cho thấy tốc độ gõ bình quân trên máy tính để bàn và máy tính xách tay bàn phím là 63 từ một phút còn trên màn hình cảm ứng là 25 từ. Độ chính xác khi gõ các từ trên các bàn phím thông thường cũng cao hơn. Mặc dù lực cho cơ cánh tay là thấp nhất khi đối tượng được gõ trên bàn phím ảo, nhưng lực lại lớn hơn ở các cơ thang (khu vực sau cổ phần lưng trên), để giúp hỗ trợ vai và cánh tay. Các nhà nghiên cứu cho biết đó có thể là do bàn tay và cẳng tay phải giơ lên trong khi đánh máy. Sự khác biệt trong hoạt động cơ thang tuy nhỏ nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sau thời gian dài.

Các nhà nghiên cứu cho biết thêm màn hình bàn phím ảo rung nhẹ trong đánh máy, đó có thể làm giảm lực và thời gian gõ phím tắt.

Theo Vietq.vn

Bệnh Áp-xe cơ

Mùa hè nóng bức, ra nhiều mồ hôi nên dễ bị mụn nhọt trên da. Áp-xe cơ là tổn thương tạo thành bọc mủ trong cơ vân, thường xuất hiện sau viêm nhiễm ở da, vết thương… Bệnh nguy hiểm ở chỗ có thể gây nhiễm khuẩn máu dẫn đến tử vong.

Biểu hiện bệnh thế nào?

Ở những người đang và sau khi mắc các bệnh kể trên, nếu bị áp-xe cơ sẽ có biểu hiện như sau: sưng cơ, vùng da trên ổ áp-xe cơ có thể đỏ hoặc đau nhẹ. Từ 2 – 4 tuần sau thấy cơ sưng tấy đỏ rất đau, cảm giác bùng nhùng khi ấn, chọc hút ra mủ. Giai đoạn cuối xuất hiện các biến chứng như áp-xe ở nơi xa khác, viêm khớp lân cận, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn…

benh-ap-xe-co

Thiết đồ tổn thương áp-xe cơ.

Hội chứng nhiễm khuẩn gồm các triệu chứng: sốt cao 39 – 40oC, sốt liên tục, dao động. Bệnh nhân bị gầy sút, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn. Nếu xét nghiệm máu thấy: tăng số lượng bạch cầu, tăng tỷ lệ bạch cầu trung tính; tăng tốc độ máu lắng, tăng fibrinogen, tăng globulin. Nuôi cấy máu của bệnh nhân phát hiện được vi khuẩn. Siêu âm cơ thấy tổn thương: cơ tăng thể tích, mất cấu trúc sợi cơ; có các ổ trống âm ranh giới rõ ràng. Chọc hút ổ áp-xe: thấy mủ trào ra; xét nghiệm mủ có thể thấy nhiều bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa. Có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh qua soi trực tiếp hoặc nuôi cấy mủ. Chụp cộng hưởng từ khi bị áp-xe cơ ở chi hoặc cơ thắt lưng chậu thấy hình ảnh tổn thương của ổ áp-xe.

Nếu bị áp-xe cơ thắt lưng chậu thấy các triệu chứng: sưng đau vùng có ổ áp-xe. Viêm cơ thắt lưng chậu thường xảy ra sau các nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu sinh dục hoặc các phẫu thuật ở vùng bụng, thường do vi khuẩn lao hoặc do vi khuẩn sinh mủ với biểu hiện: đau ở vùng hạ sườn, không duỗi được chân bên có cơ bị viêm, trong khi đó, khám khớp háng vẫn bình hường. Chẩn đoán hình ảnh vùng cột sống thắt lưng có thể thấy rõ bóng cơ thắt lưng chậu, bóng khí, hình ảnh canxi hóa tại ổ áp-xe. Chụp cắt lớp vi tính phát hiện sớm tổn thương, thấy khí tại vùng cơ do ổ áp-xe tạo ra.

Bệnh áp-xe cơ cần phân biệt với một số bệnh khác như: u cơ, bệnh sarcom ở cơ có triệu chứng cơ sưng to nhưng không có triệu chứng viêm nóng đỏ đau.

Điều trị ra sao?

Điều trị áp-xe cơ là phải dùng kháng sinh sớm, mạnh, liều cao, tốt nhất là dùng kháng sinh dựa theo kháng sinh đồ. Thường phải chọc hút dẫn lưu mủ hoặc phẫu thuật dẫn lưu ổ mủ. Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng chế độ dinh dưỡng giàu đạm, bổ sung các loại vitamin C, nhóm B. Theo dõi sát để kịp thời chống sốc nhiễm khuẩn. Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ, có thể dùng các loại thuốc kháng sinh có hoạt phổ rộng. Phối hợp điều trị triệu chứng: hạ sốt giảm đau dùng paracetemol, aspirin…

Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh áp-xe cơ thường gặp nhất vào mùa hè, ở trẻ em và người già do nắng nóng gây suy giảm sức đề kháng. Hơn nữa, thời tiết nóng làm ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trên da phát triển và gây bệnh. Vì vậy, trẻ em và người già trong những đợt nắng nóng nên tránh ra nắng, ở trong phòng thoáng mát, ăn uống điều độ đủ chất, tắm rửa hàng ngày để giữ cho da sạch tránh mụn nhọt phát triển. Đối với những người đang bị mụn nhọt, có vết thương trên da, người đang bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tiết niệu, bệnh đái tháo đường, cơ thể suy kiệt… cần điều trị tích cực bệnh chính, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tăng cường ăn trái cây chín các loại để nâng cao sức khỏe, phòng tránh bệnh áp-xe cơ có thể phát triển trên nền bệnh chính.

Những người đang trong thời gian điều trị bệnh khác theo phương pháp tiêm chích, châm cứu… cần đảm bảo vô khuẩn tốt để tránh nhiễm khuẩn và áp-xe cơ qua vết tiêm hay châm cứu.

Ai dễ bị áp-xe cơ?

Những người sau đây dễ bị áp-xe cơ: trẻ em ra nhiều mồ hôi, có nhiều mụn nhọt; người có vết thương trên da bị nhiễm khuẩn; người đang bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, tiết niệu; tiêm bắp thịt không đảm bảo vô khuẩn; bệnh nhân đái tháo đường; bệnh nhân mắc các bệnh luput ban đỏ, viêm đa cơ tự miễn, xơ cứng bì; mắc bệnh ác tính; những người dinh dưỡng kém, cơ thể suy kiệt, người già, trẻ em, người bị suy dinh dưỡng; người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch như methotrexate, corticoid kéo dài…

BS. Nguyễn Minh Hạnh

Theo Suckhoedoisong.vn

Dị vật trong khớp gối

Dị vật trong khớp gối là những mảnh xương, hoặc sụn, hoặc cả hai di chuyển tự do trong khớp. Có thể chia thành 3 loại chính: Dị vật là các mảnh sụn: do chấn thương gây ra vỡ sụn khớp hoặc do thoái hóa khớp gối; Dị vật là các mảnh xương sụn: gây ra bởi chấn thương gãy xương, viêm xương sụn bóc tách, thoái hóa khớp hoặc u màng hoạt dịch lành tính; Dị vật là tổ chức xơ sợi: do hậu quả của chảy máu trong khớp hoặc do hoại tử các tế bào màng hoạt dịch, thường kèm theo lao khớp, thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.

di-vat-trong-khop-goi

Hình ảnh Xquang dị vật khớp gối.

Biểu hiện: Bệnh nhân thấy đau, sưng nề gối, dấu hiệu kẹt khớp gối: xuất hiện và biến mất tự nhiên, tái phát, có tiếng lạo xạo trong khớp khi cử động, khi thăm khám khớp gối có thể thấy gối sưng nề, có tiếng lạo xạo trong khớp, kẹt khớp ở tư thế mất duỗi… Xquang: phát hiện dị vật khớp cản quang và calci hóa. Với những trường hợp dị vật khớp nhỏ, không cản quang có thể chẩn đoán dựa vào CT Scanner hoặc chụp khớp cản quang. Cộng hưởng từ (MRI) giúp chẩn đoán các thương tổn kèm theo.

Để có phác đồ điều trị hợp lý trước một trường hợp dị vật khớp gối cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra dị vật khớp. Với dị vật khớp gối nhỏ, chỉ cần theo dõi và dùng các thuốc điều trị triệu chứng. Với dị vật khớp gối đã gây ra các triệu chứng như đau nhiều, kẹt khớp… cần phải được lấy bỏ.

Phẫu thuật mở khớp gối để lấy dị vật khớp gối được chỉ định với một số ít trường hợp dị vật rất lớn và ở phía sau khớp gối. Nội soi khớp gối là phương pháp hiệu quả nhất để lấy bỏ dị vật khớp gối nhờ vào các dụng cụ chuyên biệt để gắp các mảnh dị vật ra hoặc gặm nhỏ các mảnh dị vật và hút ra ngoài phối hợp với bơm rửa khớp gối.

TS. BS. Nguyễn Mạnh Khánh

Theo Suckhoedoisong.vn

Bị tê hai vai và đau dọc xuống lưng là do bệnh gì?

Triệu chứng đau nghe có vẻ rất chi tiết nhưng không gắn kết với nhau để suy đoán ra một bệnh lý nào đó.

Tôi năm nay 37 tuổi, là thợ máy. Tôi bị tê hai vai và đau dọc xuống lưng, tức hông bên trái nhiều và chân bên trái cũng bị tê buốt. Tôi đã đi khám Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình nhưng bác sĩ nói không sao. Xin hỏi bác sĩ tôi bị bệnh gì, nên đi khám chuyên khoa ở đâu và chế độ ăn uống thế nào? - Nguyễn Viết Thạnh (Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TPHCM).

bi-te-hai-vai-va-dau-doc-xuong-lung-la-do-benh-gi

Ảnh minh họa.

BS Võ Quang Đình Nam

, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM:

Triệu chứng đau của bạn nghe có vẻ rất chi tiết nhưng không gắn kết với nhau để suy đoán ra một bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở tuổi và công việc cơ khí của bạn có thể do làm việc sai tư thế, làm việc gắng sức trong điều kiện không có phương tiện làm việc đạt chuẩn.

Bạn đã đi khám Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình nhưng bạn chưa được giải đáp và chẩn đoán thấu đáo. Vậy bạn nên đến phòng khám chuyên khoa cột sống của bệnh viện để được tư vấn và thăm khám lại lần nữa. Trong khi sắp xếp công việc để đi khám bệnh, bạn nên làm việc vừa phải và ăn uống điều độ để đảm bảo sức khoẻ.

Theo Kienthuc.net.vn

Cách phòng tránh chứng đau lưng

Bạn chưa bị đau lưng bao giờ và muốn cũng không bao giờ muốn mắc phải? Hãy thử những kỹ thuật sau để phòng tránh căn bệnh này.

1. Ngồi đúng tư thế

Theo Jeffrey Goldstein, Giám đốc dịch vụ xương sống tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York (Mỹ): Bạn không cần phải thiết kế một cái ghế riêng, nhưng bạn cần có một cái thích hợp để khi ngồi, lưng của bạn cong thành hình chữ S, chứ không phải chữ C.
Cứ nửa giờ, bạn đứng dậy và đi bộ vòng quanh trong vài giây để giải tỏa căng thẳng vùng lưng.
cach-phong-tranh-chung-dau-lung

2. Đứng thẳng

Hãy tưởng tưởng ra một đường thẳng chạy từ trần nhà xuống xuyên qua cơ thể bạn, nhà vật lý trị liệu. Tai, vai, hông và đầu gối của bạn nên chồng lên đường thẳng đó, với đầu của bạn chồng trực tiếp lên cổ, không nhô về phía trước.

3. Đi giày đế mềm

“Nếu giày của bạn có ít đệm, mỗi khi chân bạn dẫm lên nền bê tông, bạn sẽ làm cho xương và các khớp dưới lưng va vào nhau”, Raj Rao, Phó chủ nhiệm Khoa phẫu thuật Chỉnh hình tại Cao đẳng Y Wisconsin nói. (Điều đó đúng đối với cả giày đế bằng cũng như giày cao gót).
Hãy tìm một chiếc giày đế đệm. Khi bạn ở nhà, hãy đi lại xung quanh bằng loại dép tông dày hoặc giày thể thao đệm tốt.
cach-phong-tranh-chung-dau-lung

4. Không hút thuốc

Một đánh giá năm 2010 về 40 nghiên cứu đau lưng cho thấy, những người hút thuốc bị đau lưng dưới nhiều hơn những người không hút thuốc, có thể vì hút thuốc làm giảm lưu lượng máu tới cột sống, bác sĩ Rao cho biết.

5. Học cách nâng đồ vật

Bạn biết cách nâng vật nặng lên bằng cách sử dụng chân chứ không phải là lưng. Nhưng còn những vật quá nặng thì sao?
Câu trả lời là: Cúi người xuống, hơi cong một bên gối, và mở rộng chân còn lại ra phía sau. Sau đó giữ đồ vật trên bàn hoặc ghế để nhờ giúp đỡ.

cach-phong-tranh-chung-dau-lung

6. Giảm kích cỡ gối ngủ

“Nằm ngủ với 2 hoặc 3 chiếc gối dưới cổ có thể làm cơ bắp của bạn bị căng lên”, Jessica Shellock, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cột sống tại Học viện Lưng Texas nói.
Theo Suckhoegiadinh.com.vn
The post Cách phòng tránh chứng đau lưng appeared first on Tin Sức Khỏe.

Bài thuốc chữa bệnh đau cổ vai

Đau cổ vai thường xuất hiện ở người trung và cao tuổi. Nếu để lâu hoặc điều trị không đúng phương pháp thì cơ cánh tay bên đau teo dần, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Đông y có nhiều bài thuốc chữa trị hữu hiệu căn bệnh này, xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.
Nguyên nhân do viêm dây thần kinh, do cảm nhiễm phong hàn, do đốt sống cổ bị thoái hóa, lại xuất hiện ở một cơ thể mà chức năng gan, thận bị suy giảm, sức đề kháng yếu kém… Bệnh diễn biến dai dẳng, khi thời tiết thay đổi, đau lại tăng lên. Đau từ cổ đến vai một bên, đau lan  xuống tới cánh tay và bàn tay, cảm giác tê bì, cử động hoặc giơ tay lên rất khó khăn. Da ở vùng đau bị lạnh.
bai-thuoc-chua-benh-dau-co-vai
Ảnh minh họa (nguồn I
nternet)

Thuốc uống

Bài 1: phòng phong 16g, kinh giới 16g, trinh nữ 16g, huyết đằng 16g, cát căn 16g, đỗ trọng 10g, độc hoạt 16g, tang chi 12g, lá đơn đại hoàng 16g, lá lốt 16g, củ đợi 12g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 16g, tần giao 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: dẹp phong, trừ hàn, thông kinh hoạt lạc.
Bài 2: ngải diệp 16g, kê huyết đằng 16g, hồng hoa 6g, tô mộc 16g, đương quy 16g, hà thủ ô (chế) 16g, ngưu tất 12g, nam tục đoạn 16g, thạch xương bồ 16g, cà gai leo 16g, đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, cát căn 16g, cam thảo 12g, bạch linh 10g, quế chi 8g, trần bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: khu phong, tán hàn, hoạt huyết, giảm đau, thông kinh lạc. Dùng thuốc từ 7 – 10 ngày.

Thuốc chườm

Bài 1: lá cúc tần, lá lốt mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, trộn rượu sao nóng. Dùng miếng vải gói lại đem chườm tại chỗ. Tác dụng: ôn kinh, tán hàn, trục ứ, giảm đau.
Bài 2: đậu đen 150g, thạch xương bồ 30g. Đậu đen để nguyên hạt, xương bồ cho vào cối đá giã giập. Trộn hai thứ rồi sao nóng, lấy khăn vải gói thuốc rồi chườm vào nơi bị đau. Công dụng: trừ phong trừ tà, thông kinh hoạt lạc.
bai-thuoc-chua-benh-dau-co-vai
Lá lốt giã nát sao nóng chườm vào nơi bị đau có tác dụng giảm đau, thông kinh hoạt lạc.

Thuốc ngâm rượu

Xuyên khung 16g, thủ ô chế 16g, ngưu tất 20g, đương quy 20g, thạch xương bồ 16g, tục đoạn 20g, ngũ vị 20g, phá cố chỉ 10g, quế chi 10g, chích thảo 15g, cát căn 16g, đại táo 16g, bạch truật 16g, phòng sâm 20g, hoàng kỳ 16g. Các vị cho vào bình sành, đổ 2 lít rượu trắng ngon, ngâm khoảng 15 ngày là được. Ngày uống 40 -50ml, chia 2 lần trước bữa ăn. Công dụng: khu phong, tán hàn, trừ tà, thông kinh hoạt lạc.
Lưu ý: Bệnh nhân cần tránh lạnh, ẩm thấp, luôn giữ ấm cơ thể, không tắm nước lạnh, có chế độ luyện tập hợp lý.

Lương y Trịnh Văn Sỹ

Theo Suckhoedoisong.vn
The post Bài thuốc chữa bệnh đau cổ vai appeared first on Tin Sức Khỏe.

Đau xóc vùng hông có thể là dấu hiệu bệnh đau thần kinh tọa

Tập thể dục, vận động mạnh, khiêng vác vật nặng… bỗng dưng một bên hông bị đau. Cơn đau xuất hiện năm, mười phút rồi hết, nhưng có khi kéo dài ngày này qua ngày khác. “Đau xóc vùng hông có thể là dấu hiệu bệnh đau thần kinh tọa” – BS Thái Thị Hồng Ánh – Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Nguyễn Tri Phương cảnh báo.

“Kết” nam giới

Dây thần kinh hông to (còn gọi là thần kinh tọa) là dây thần kinh lớn và dài nhất của cơ thể, được tạo nên bởi rễ thắt lưng 5 (L5) và rễ cùng 1 (S1) của tủy sống, có chức năng chi phối cảm giác, dinh dưỡng và vận động cho phần lớn hai chân. Đau vùng hông lưng có thể là do rễ thần kinh bị tổn thương hoặc chèn ép đột ngột hay mạn tính.
BS Hồng Ánh cho biết, nguyên nhân gây đau vùng hông lưng có nguồn gốc thần kinh chia làm hai nhóm: toàn thân và tại chỗ. Nguyên nhân toàn thân là do viêm dây thần kinh hông, xuất phát từ các bệnh nhiễm trùng. Nhưng nhóm này thường ít gặp.
Ở nhóm nguyên nhân tại chỗ, thoát vị đĩa đệm đóng vai trò quan trọng. Đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân keo ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm giúp giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương và giúp cơ thể chuyển động nhịp nhàng. Ở những người trên 30, đĩa đệm không còn mềm mại, nhân keo có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt. Khi khom lưng hoặc căng cơ lưng quá mức để khiêng vác một vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột, té… đĩa đệm bị rách, nhân keo bị đẩy ra phía sau, nơi rễ thần kinh đi ra và đè ép nó, gây đau vùng hông lưng, dọc theo chi dưới. Nam giới lao động nặng dễ bị đau vùng hông. Ngoài ra, đau vùng hông còn do thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, lao cột sống, trượt đốt sống, bệnh ở tiểu khung, gãy xương chậu, sỏi thận…
Biểu hiện chung là đau khi hoạt động, lúc đầu đau từ thắt lưng, sau đó lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân. Nếu đau nhẹ, người bệnh có thể đi lại, làm việc bình thường; còn khi đau nặng thì ho, hắt xì hoặc gắng sức cũng làm khởi phát cơn đau. Kèm theo cơn đau, người bệnh có thể có cảm giác tê bì hay bỏng rát dọc theo vùng cảm giác do thần kinh chi phối.
dau-xoc-vung-hong-co-the-la-dau-hiẹu-bẹnh-dau-than-kinh-toa

Có thể teo cơ, liệt

Bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Với những người bị chấn thương, những cơn đau thắt lưng – hông là cơn đau cấp tính, thường đau vài giờ hoặc vài ngày sẽ hết sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị kịp thời, bệnh trở thành mạn tính, cơn đau thường xuyên lặp lại, nhất là khi nâng vật nặng, thậm chí khi ngồi lâu hay thực hiện một vài động tác đơn giản trong sinh hoạt.
BS Hồng Ánh cho biết thêm, trong trường hợp nặng có chèn ép các dây thần kinh vùng thấp hơn gọi là chùm đuôi ngựa, bệnh nhân có thể mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện do rối loạn cơ tròn. Ngoài ra, khi dây thần kinh hông bị tổn thương, bệnh nhân có nguy cơ bị teo cơ các chi dưới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, lao động. Lúc này, cần phải can thiệp phẫu thuật.
Trong điều trị đau thần kinh tọa, ngoài thuốc men, các biện pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cũng đóng vai trò quan trọng. Để giảm bớt cơn đau, thầy thuốc có thể cho người bệnh dùng các thuốc kháng viêm không steroid, giảm đau, dãn cơ, vitamin nhóm B liều cao, corticoid tiêm ngoài màng cứng. Nếu các phương pháp này không đạt hiệu quả, một số trường hợp phải phẫu thuật.
BS Hồng Ánh hướng dẫn, khi bất ngờ xuất hiện cơn đau cấp tính, điều đầu tiên cần làm là nằm nghỉ, hạn chế vận động, không nên vặn bẻ cột sống hay cắt lể. Một số thuốc giảm đau có thể sử dụng trong một, hai ngày đầu là paracetamol, các loại thuốc kháng viêm giảm đau dùng ngoài da (không chà xát hay xoa bóp mạnh). Sau khi nghỉ ngơi và tạm thời uống những thuốc giảm đau thông thường khoảng ba ngày mà không thấy bệnh thuyên giảm hay chỉ giảm rất ít, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí thích hợp.
Để phòng bệnh, cần tuân thủ triệt để các quy tắc lao động để tránh các nguy cơ. Hàng ngày nên tập thể dục đều đặn để tạo sự dẻo dai cho gân, cơ, khớp. Không được gắng quá sức để mang vác vật nặng. Nếu tính chất công việc bắt buộc phải làm, cần có biện pháp bảo hộ lao động, nên thao tác đúng tư thế.
Theo Phunuonline.com.vn
The post Đau xóc vùng hông có thể là dấu hiệu bệnh đau thần kinh tọa appeared first on Tin Sức Khỏe.