Lưu trữ cho từ khóa: đau bụng kinh

Bài thuốc trị bệnh đau bụng kinh

Đau bụng kinh là một bệnh lý phụ khoa thường gặp. Y học cổ truyền gọi đau bụng kinh là thống kinh.

Nguyên nhân gây bệnh là do cảm nhiễm phong hàn, hàn tà vào mạch xung nhâm mà dẫn đến huyết hư, hành kinh không lợi hoặc do sinh hoạt tình dục không điều độ; ăn uống không đầy đủ, lao động quá sức gây tổn thương khí huyết. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.

bai-thuoc-tri-benh-dau-bung-kinh

Thống kinh do huyết ứ

Chị em thấy đau bụng trước kỳ kinh, có thể đau quặn, vùng bụng dưới căng đầy, chất lưỡi đỏ, đau đầu, mạch hồng. Phép trị là điều kinh, tán ứ, chỉ thống. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ích mẫu 16g, nga truật 12g, hồng hoa 10g, sinh địa 12g, quy vĩ 16g, tô mộc 20g, kê huyết đằng 16g, vỏ quế 8g, trạch lan 16g, xuyên khung 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang (uống ấm).

Bài 2: hồng hoa 10g, tô mộc 20g, nga truật 12g, bạch đồng nữ 16g, uất kim 10g, hà thủ ô 16g, vỏ quế 8g, thiên niên kiện 10g, tam thất 10g, hương phụ 10g, thổ phục linh 16g, đan sâm 12g, nam tục đoạn 16g. Sắc uống ngày 1 thang (uống ấm).

Thống kinh do khí trệ

Chị em thường đau bụng, đầy bụng ấm ách, ợ hơi, cảm giác bí kết, chậm kinh, ăn uống kém, đau lan ra hai bên sườn, người mệt mỏi, có thể phù nhẹ. Phép trị là điều kinh, khai trệ, giảm đau, thuận khí. Dùng bài: nga truật 12g, hoài sơn 16g, bạch đồng nữ 16g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, trần bì 10g, kê huyết đằng 16g, ngũ gia bì 12g, bạch truật 16g, ích mẫu 12g, sinh khương 4g, xa tiền 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Thống kinh do hàn tà ngưng trệ

Chị em có biểu hiện đau bụng lâm râm, chân tay lạnh, kinh đến muộn, niêm mạc nhợt nhạt, da bụng dày, thường bị rối loạn tiêu hóa, đau nhức các khớp, ăn uống kém, hay bị lợm giọng. Phép trị là ôn kinh tán hàn, thuận khí. Dùng một trong các bài:

Bài 1: tế tân 10g, hương phụ 10g, quế vỏ 10g, thiên niên kiện 10g, sinh khương 10g, thục sao khô 12g, hạt sen 10g, bạch truật 12g, đan sâm 6g, hoàng kỳ 10g, xuyên khung 10g, nga truật 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang (uống ấm).

Bài 2: bài thuốc chườm: xuyên khung 24g, lá ngải diệp 70g. Xuyên khung tán vụn, trộn đều với lá ngải, sao rượu. Dùng khăn vải gói thuốc lại, chườm lên bụng. Công dụng: ôn kinh, tán hàn, khai trệ, thông huyết mạch (thông kinh nguyệt), phù hợp cho những trường hợp đau bụng bế kinh, hàn ngưng, huyết ứ…

Lương y Thanh Ngọc

Theo Suckhoedoisong.vn

Vì sao lại bị đau bụng kinh?

Nguyên nhân gây đau bụng trong kì kinh nguyệt có thể do bẩm sinh hoặc di truyền hoặc do thay đổi hormone trong những ngày này.
Thưa bác sĩ, cháu có kinh nguyệt từ năm lớp 8, năm nay cháu 20 tuổi. Trong suốt từng ấy năm có kinh nguyệt, cháu không hề bị đau bụng hay khó chịu gì. Nhưng gần 1 năm trở lại đây, cháu thường xuyên bị đau bụng trong 1-2 ngày khi có kinh. Những hôm bị đau bụng nhiều quá, cháu đều phải uống thuốc giảm đau, nhưng cháu sợ uống nhiều thuốc sẽ có ảnh hưởng không tốt sau này. Bác sĩ cho cháu hỏi, tại sao đến bây giờ cháu lại bị đau bụng và có cách nào điều trị việc này để khỏi cần uống thuốc hay không? Cháu xin cảm ơn bác sĩ!

(Hồng Thu)

vi-sao-lai-bi-dau-bung-kinh
Nguyên nhân gây đau bụng trong kì kinh nguyệt có thể do bẩm sinh hoặc di truyền hoặc do thay đổi hormone trong những ngày này. Ảnh minh họa

Trả lời:

Bạn Hồng Thu thân mến!
Đau bụng trong kì kinh nguyệt là triệu chứng khó chịu thường gặp ở chị em, nó khiến chị em phụ nữ mệt mỏi. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng gặp phải trục trặc này khi có kinh nguyệt, hoặc mức độ đau bụng cũng khác nhau ở từng chị e, có người bị đau dữ dội, kéo dài nhưng cũng có người chỉ bị đau âm ỉ và nhanh chóng biến mất. Nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể do bẩm sinh hoặc di truyền hoặc do thay đổi hormone trong những ngày này. Về mặt di truyền, nếu bà, mẹ của bạn bị đau bụng kinh thì bạn cũng có khả năng bị như vậy.
Nếu không phải do di truyền thì bạn có thể bị đau bụng kinh do những nguyên nhân sau đây:
- Tử cung quá co thắt mạnh, vị trí tử cung lệch về phía sau hoặc phía trước so với bình thường …  khiến máu kinh lưu thông chậm, cơ tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài khiến đau bụng kinh.
- Ống cổ tử cung quá hẹp khiến cơ tử cung phải co bóp mạnh khiến đau bụng kinh.
- Cơ tử cung co bóp mạnh kết hợp hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, cơ thể nào có chất cảm thụ đặc hiệu với prostaglandin quá nhạy khiến cơn đau bụng càng dữ dội hơn.
- Sự suy giảm đột ngột progesteron và estrogen trong ngày đầu của chu kì kinh.
Cơ thể yếu, trúng gió, ăn uống đồ lạnh hoặc tâm lý không thoải mái…. cũng có thể dẫn đến những cơn đau bụng kinh hàng tháng.
Để giảm những cơn đau bụng này, bạn nên đi khám để biết nguyên nhân do đâu thì bác sĩ mới có thể giúp bạn có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo cho mình thói quen ăn uống, thể dục lành mạnh để tăng cường lưu thông trong cơ thể, điều tiết các kích thích tố một cách ổn định… Nếu dùng thuốc giảm đau, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để tránh lạm dụng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại và sau này.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Afamily.vn
The post Vì sao lại bị đau bụng kinh? appeared first on Tin Sức Khỏe.

Đau bụng kinh có thể gây vô sinh

Đau bụng khi hành kinh là triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, không đơn giản như bạn nghĩ, triệu chứng này có thể gây vô sinh.

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi đến ngày “đèn đỏ” và có thể lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ còn trẻ và thời gian bị đau tùy thuộc vào cơ địa từng người. Có người đau mấy tiếng nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến vài ngày.

Với triệu chứng đau lưng, đau bụng âm ỉ, có khi đau dữ dội kèm theo hạ huyết áp, toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn… thậm chí có thể dẫn tới hôn mê, đau bụng kinh thường khiến nhiều chị em mệt mỏi, khó chịu. Nhiều người buộc phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt.

dau-bung-kinh-co-the-gay-vo-sinh

Đau bụng kinh có thể gây tắc vòi trứng, dẫn đến vô sinh (Ảnh minh họa)

Đau bụng kinh thường chia làm hai loại: – Đau bụng kinh nguyệt phát ban (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể nhe tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…)

Đau bụng kinh có thể gây vô sinh

Theo bác sĩ Dương Phương Mai, Bệnh viện Từ Dũ, tình trạng đau bụng xảy ra khi hành kinh là do đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, muốn máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này, chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh.

Ngoài ra, bác sĩ Mai còn khuyến cáo, đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, nghĩa là lớp niêm mạc không nằm trong tử cung mà di cư đến những chỗ khác như: bụng, bàng quang, thậm chí là buồng trứng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến vô sinh, niêm mạc có thể nằm ở vòi trứng dẫn đến tắc vòi trứng.

Ngoài ra, khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ bị viêm nhiễm và gây dính, tắc vòi trứng…

Không chỉ thế, đây còn có thể là dấu hiệu của chửa ngoài tử cung. Chị em bị chảy máu, đau bụng nhưng vì rơi đúng vào chu kỳ kinh nguyệt. Điều này rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện sớm, thai bị vỡ, chảy máu nhiều có thể dẫn đến chứng vô sinh, thậm chí là tử vong.

Vì thế, trong trường hợp đau bụng kinh dữ dội, kéo dài không chịu được thì nên đi khám sản phụ khoa để xác định rõ nguyên nhân;  khi đó mới có biện pháp điều trị hiệu quả.

Theo Doisongphapluat.com

Nghiên cứu mới về điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ

Đau bụng kinh (còn gọi là thống kinh) rất phổ biến, chiếm tới trên 50% phụ nữ trong độ tuổi có kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt, học tập và lao động. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tác dụng điều trị chứng đau bụng kinh của một số loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên.

Nổi bật gần đây là nghiên cứu “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ” do bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Trang – trường đại học Y Hà Nội thực hiện. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chứng đau bụng kinh và những kết quả mà công trình nghiên cứu mang lại, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Thị Hiền – nguyên phó Trưởng khoa Y học cổ truyền, đại học Y Hà Nội, người hướng dẫn đề tài nghiên cứu này.

(Ảnh do Phụ Lạc Cao cung cấp)

- Xin PGS cho biết nguyên nhân và những ảnh hưởng của chứng đau bụng kinh cũng như phương pháp điều trị chứng bệnh này?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh và có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…). Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

Để điều trị đau bụng kinh, chị em có thể dùng các thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau và thuốc nội tiết… Trong y học cổ truyền, người bệnh thường được dùng các vị thuốc có tính chất hành khí, hoạt huyết, tiêu ứ giúp giảm đau với ưu điểm ít gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

- Được biết PGS phụ trách hướng dẫn đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị thống kinh cơ năng tuổi trẻ”. Vậy PGS có thể chia sẻ một số kết quả của đề tài này ?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 60 sinh viên nữ trong độ tuổi 18-25, có đau bụng kinh, được dùng thuốc Phụ Lạc Cao điều trị trong 3 kỳ kinh liên tiếp. Kết quả cho thấy: 90% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100% đối tượng sau điều trị có lượng kinh nhiều hơn, màu đỏ sẫm, không có cục và duy trì cả khi đã ngừng sử dụng thuốc 2 tháng. Phụ Lạc Cao không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu. Kết quả nghiên cứu này đã chứng minh tác dụng điều trị đau bụng kinh của thuốc Phụ Lạc Cao. Những thông tin này cần được phổ cập để các chị em bị đau bụng kinh có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả cho mình.

- Xin PGS cho một vài lời khuyên đối với chị em phụ nữ khi bị đau bụng kinh?

- PGS.TS Lê Thị Hiền: Khi có đau bụng kinh (trong 3 chu kỳ kinh liên tiếp), chị em nên đến bệnh viện khám để kiểm tra, chẩn đoán tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp. Chị em có thể dùng thuốc giảm đau của y học hiện đại hoặc các thuốc có nguồn gốc thiên nhiên như Phụ Lạc Cao để điều trị. Ngoài dùng thuốc thì châm cứu cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh.

- Xin cảm ơn PGS!

Đau bụng nhiều khi “đến tháng” có nguy hiểm?

Để giảm cơn đau trong những ngày “đến tháng” này, bạn cũng có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách: tránh ăn các thực phẩm lạnh, giữ cho cơ thể ấm để máu lưu thông được thuận lợi.

Em năm nay 22 tuổi. Cứ đến tháng là em bị đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn và có nhiều lần nôn, kèm theo là hiện tượng đi ngoài, những lúc đau nhất thì hầu như huyết ra rất ít hoặc không ra được.

Em bị đau như vậy trong suốt ngày đầu tiên có kinh, những ngày sau cơn đau giảm dần và hết. Trước đây, mỗi lần đau bụng em thường uống 1 viên thuốc giảm đau, nhưng sau này thường phải uống 2 viên mới có tác dụng.

Xin bác sĩ cho em hỏi, trường hợp của em có đặc biệt không, có nguy hiểm không và em phải làm sao để không bị đau trong những ngày này nữa? Em xin cảm ơn!(Hạnh Mỹ)

dau-bung-nhieu-khi-den-thang-co-nguy-hiem

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn Hạnh Mỹ thân mến,

Những dấu hiệu đau bụng dữ dội, người lạnh toát, ra mồ hôi, buồn nôn và có nhiều lần nôn, kèm theo là hiện tượng đi ngoài… như bạn mô tả là những biểu hiện đặc biệt liên quan đến chuyện kinh nguyệt mà rất nhiều chị em thường gặp ở thời điểm trước hoặc trong ngày “đèn đỏ”. Nếu các dấu hiệu này xuất hiện trước ngày “đèn đỏ” thì được gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt, nếu trong ngày “đèn đỏ” thì gọi là đau bụng kinh.

Các cơn đau là triệu chứng mà nhiều chị em thường gặp nhất trong ngày có kinh. Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung.

Đau bụng kinh có thể do cấu tạo cơ địa mỗi người, cũng có thể là do chị em mắc bệnh tình dục hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, dù là đau do cơ địa nhưng không phải ai cũng đau giống nhau, có người đau nhẹ, có người lại rất đau.

Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy và cơn đau xảy ra không nhất định: có khi trước kinh kỳ, có khi sau kinh kỳ, có khi đang hành kinh thì  Đông y gọi là Thống kinh. Nguyên nhân chủ yếu gây nên thống kinh là do khí huyết vận hành không lưu thông.

Nếu đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều, đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn… thì rất có thể liên quan tới bệnh lạc nội mạc tử cung.

Biểu hiện của đau bụng kinh gồm có: đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), có thể kèm theo đau ngực, đau thắt lưng, mệt mỏi, cảm giác đầy hơi ở bụng, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, tiêu chảy… Ở mức độ nghiêm trọng, đau bụng kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, khiến chị em phải nghỉ làm trong những “ngày đèn đỏ”.

Vì vậy, em cần đi khám phụ khoa tại các phòng khám hoặc là các bệnh viện để có kết luận chính xác và điều trị kịp thời. Nếu ở Hà Nội, em có thể đến Bệnh viện phụ sản Trung ương hoặc Bệnh viện phụ sản Hà Nội để được các bác sĩ khám và điều trị.

Để giảm cơn đau trong những ngày “đến tháng” này, bạn cũng có thể tự chăm sóc bản thân bằng cách: tránh ăn các thực phẩm lạnh, giữ cho cơ thể ấm để máu lưu thông được thuận lợi. Nếu ăn những thực phẩm lạnh, máu sẽ bị kích thích và thay đổi về nhiệt độ, làm máu lưu thông không tốt, gây nên hiện tượng đau bụng kinh.

Bạn cũng nên tránh các thực phẩm chua, cay, quá nóng để tránh hiện tượng máu không lưu thông. Bạn nên chọn các món ăn giàu vitamin D, vitamin nhóm B và canxi để tăng cường sức khỏe trong những ngày “mất nhiều máu” này.

Ngoài ra, giảm căng thẳng, tránh làm việc nặng hoặc vận động quá sức cũng là cách để giữ cho bạn khỏe mạnh hơn, tăng cường sức khỏe và giảm sự co bóp quá mức ở tử cung gây ra những cơn đau.

Chúc bạn vui khỏe!

(Theo TTVN)

Những lợi ích bất ngờ mà mẹ bầu không biết

- Mang thai sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ mà nhiều phụ nữ không biết...

Cảm giác hạnh phúc hơn

Trong suốt 9 tháng thai kỳ, mỗi ngày trôi qua, bạn sẽ cảm thấy gắn bó hơn với hình hài nhỏ bé trong bụng của mình. Mặc dù quá trình mang thai rất khó khăn và vất vả, tuy nhiên khi cảm nhận được sinh linh bé bỏng lớn lên từng ngày trong bụng của mình, bạn sẽ cảm thấy rất hạnh phúc và thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn. Chính niềm hạnh phúc này là động lực cho bạn sống tốt hơn, yêu bản thân hơn…

mang-thai

Giảm nguy cơ gãy xương đùi

Theo nghiên cứu của các chuyên gia người Mỹ tiến hành trên 9704 người phụ nữ mang thai trong suốt một thập kỷ vừa qua cho biết thì những phụ nữ chưa từng sinh con sẽ có chu kỳ mãn kinh và nguy cơ gãy xương vùng đùi cao hơn gấp 44% so với những phụ nữ khác.

Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi lần mang thai, chúng ta sẽ giảm được 9% nguy cơ gãy xương đùi. Nguyên nhân chính là vì trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ có những thay đổi hết sức tự nhiên giúp căng cường cơ xương đùi và điều này khiến cho xương vùng đùi của người mẹ trở nên cứng cáp, mạnh mẽ hơn.

Mang thai giúp phụ nữ thông minh hơn

Mang thai sẽ tác động khiến cho não bộ của người phụ nữ có những thay đổi tích cực. Điều này được thể hiên ở việc phụ nữ mang thai sẽ có trí nhớ tốt cũng như năng lực nhận biết, phân tích sự việc nhanh nhẹn hơn rất nhiều. Giáo sư Virginia (Đại học Washington) cùng nhóm nghiên cứu của mình đã tiến hành khảo sát trên loài chuột và nhận thấy rằng bộ nhớ của chuột mẹ tốt hơn khi mang thai.

Không còn đau bụng kinh

Trước khi sinh con, có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội mỗi khi đến tháng. Tuy nhiên, hiện tượng này đã không còn hoặc giảm đi rất nhiều từ sau khi họ mang thai và sinh con. Hiện tượng này là rất phổ biến, tuy nhiên rất ít người biết lý do là gì. Các chuyên gia cho biết rằng, trong quá trình mang thai, cơ thể đã tiết ra hormone có tên là Prostaglandin trong tử cung giúp ức chế các cơn đau bụng kinh.

Phòng chống các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Một lợi ích bất ngờ của việc mang thai chính là có thể giảm thiểu các căn bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Hormone progesterone được tiết ra trong quá trình mang thai có thể bảo vệ và phòng ngừa các căn bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng…

Giảm ngu cơ ung thư vú

Cho con bú có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Không chỉ vậy, sau khi sinh con, phụ nữ còn giảm nguy cơ mắc các bệnh lành tính khác liên quan tới ngực.

Nhạy cảm hơn

Có một sự thật là sau khi mang thai, cơ thể bạn sẽ nhạy cảm hơn với các mùi hương và hương vị. Nguyên nhân chính là do trong quá trình mang thai, mức độ estrogen trong cơ thể được tăng lên làm tăng độ nhạy cảm của khứu giác. Điều này sẽ giúp bạn sớm nhận ra những loại thực phẩm độc hại và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Trì hoàn giai đoạn mãn kinh

Một số phụ nữ vì sợ sự lão hóa và quá trình mãn kinh nên đã không có ý định sinh con. Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi lẽ, cơ thể người phụ nữ chỉ có một số lượng trứng nhất định. Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi và quá trình rụng trứng tạm dừng cho đến khi bạn hoàn thành quá trình thai kỳ. Chính điều này giúp trì hoãn quá trình mãn kinh.

 (Theo Afamily)

“Yêu” trong ngày đèn đỏ lợi hay hại?

Mấy hôm trước, chúng em trót có quan hệ cho dù hôm đó mới là ngày thứ 3 của chu kì kinh nguyệt của em. Mặc dù ngay sau đó “đèn đỏ” của em chỉ kéo dài hơn bình thường 1-2 ngày nhưng đến giờ em lại rất lo. Vì em nghe nói nếu liên tục có quan hệ trong ngày này sẽ dẫn tới vô sinh về sau.

Mong bác sĩ tư vấn cụ thể cho em, em có quan hệ trong ngày “đèn đỏ” thì có hại gì không? Em xin cảm ơn!

(Thanh Mai)

den-do
Nếu bạn vẫn có thói quen quan hệ tình dục trong ngày “đèn đỏ”
thì tốt nhất bạn nên chú ý hơn đến vệ sinh. Ảnh minh họa

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Thanh Mai thân mến,

Chuyện tình dục là nhu cầu của con người nên sẽ khó có thể kiểm soát cũng như kiềm chế ham muốn của mình. Nhưng cũng phải nói rằng, những gì bạn nghe nói (liên tục có quan hệ trong ngày này sẽ dẫn tới vô sinh về sau) chưa hẳn là đúng.

Cũng giống như các hoạt động tình dục khác, quan hệ tình dục trong những ngày “đèn đỏ” vừa có những cái lợi vừa có những tác hại.

Rất nhiều chị em thường có ham muốn nhiều hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Điều này không phải ngẫu nhiên mà là do tại thời điểm này, hàm lượng testosterone tăng đột biến, kích thích nhu cầu tình dục.

Chúng ta vẫn thường được nghe khuyến cáo không nên quan hệ tình dục trong thời kỳ nguyệt san vì không đảm bảo vệ sinh, có thể mắc một số bệnh viêm nhiễm. Điều này đúng một phần vì lúc có kinh nguyệt, cổ tử cung thường bị giãn rộng hơn bình thường, cộng với máu kinh chảy ra, môi trường âm đạo ẩm ướt, nếu có quan hệ rất dễ viêm nhiễm. Trong kì đèn đỏ, các chị em tăng nguy cơ bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn do nồng độ pH của âm đạo ít tính axit hơn. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát liên tục thì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, thậm chí gây vô sinh.

Ngoài ra, “yêu” trong ngày có kinh nguyệt cũng khó tránh nguy cơ có thai. Điều này trái ngược hẳn với quan niệm của nhiều người là không thể có thai nếu có quan hệ tình dục trong ngày “đèn đỏ”.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh, quan hệ trong khi “đèn đỏ” cũng có thể đem lại nhiều lợi ích cho chị em. Thứ nhất, khi bạn đạt cực khoái, tử cung co thắt khiến máu chảy ra với số lượng nhiều, nhưng sau đó, chu kỳ của bạn sẽ được rút ngắn. Thứ hai, cực khoái giúp giải phóng endorphins – một chất giảm đau tự nhiên và cải thiện tâm trạng, điều này có thể giúp bạn giảm nhẹ các cơn đau bụng kinh, đau đầu, trầm cảm và tính dễ nổi cáu trong những ngày đèn đỏ.

Vậy nên, nếu bạn vẫn có thói quen quan hệ tình dục trong ngày “đèn đỏ” thì tốt nhất bạn nên chú ý hơn đến vệ sinh. Cần vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh tình trạng viêm nhiễm. Nếu chu kì ra nhiều máu kinh thì tốt nhất nên kiêng để tránh những tổn thương đáng tiếc.

Chúc bạn vui khỏe!

(Theo Afamily)

Giảm đau bụng trong kì kinh nguyệt

(Webtretho) Tâm trạng khó chịu, đau lưng, mệt mỏi, đau bụng... là những triệu chứng "khó ở" thường gặp khi tới kì kinh nguyệt. Đặc biệt khi những cơn đau bụng hoành hành, bạn thật sự chẳng thể tập trung để làm việc gì khác được nữa.

Làm sao để giảm đau bụng trong kì kinh nguyệt đây? Mời bạn theo dõi sự giải đáp, tư vấn của các thành viên Webtretho tại đây nhé.

Giảm đau bụng kinh

Ảnh: Getty Images

XX làm gì khi bị mất kinh nguyệt?

Mất kinh là khi bạn không vướng mắc thời kỳ kinh nguyệt.

Mất kinh là khi bạn không vướng mắc thời kỳ kinh nguyệt. Thời kỳ thứ nhất mất kinh là lúc bạn không bị kinh nguyệt ở độ tuổi 16 hoặc lớn hơn.

Thời kỳ thứ hai mất kinh là khi bạn đang trong thời kinh nguyệt bình thường nhưng sau đó bạn không có kinh 1-3 tháng liên tục. Bạn nên khám bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn bị mất kinh nguyệt.

Có hai thời kỳ chính dẫn đến mất kinh ở bạn gái.
Ảnh minh họa: Internet.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân mất kinh nguyệt lần thứ nhất

- Vấn đề liên quan não điều khiển thân nhiệt, chính là vùng não tác động lên tuyến yên điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

- Nhiễm sắc thể khác thường.

- Bệnh tuyến yên, ảnh hưởng tuyến yên. Tuyến yên định vị ngay phía dưới não bộ và giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

- Gây tắc nghẽn vùng âm đạo, như màng gây trở ngại lưu lượng kinh nguyệt.

Nguyên nhân mất kinh lần thứ hai

- Thai nghén.

- Sử dụng thuốc tránh thai đường miệng hoặc thuốc tránh thai do tiêm như viên thuốc sinh đẻ có kế hoạch.

- Quá căng thẳng.

- Một số loại dược phẩm nào đó, như thuốc chống trầm cảm, dược phẩm chữa trị hóa học và dược phẩm chống loạn thần kinh.

- Cơ thể giảm cân nghiêm trọng.

- Vấn đề liên quan tuyến giáp, tuyến khác khiến cho hormone thay đổi kinh nguyệt.

- Điều chỉnh tập luyện, như chạy việt dã.

Chữa trị:

Điều trị phụ thuộc nguyên nhân làm mất kinh. Có lẽ đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống và chương trình tập luyện. Bạn có thể cần đến dược phẩm, hiếm khi phẫu thuật.

Ngăn ngừa tình trạng mất kinh

- Trao đổi với bác sỹ nếu bạn bị mất kinh nguyệt 3 lần hoặc nhiều hơn.

- Nếu kinh nguyệt của bạn không giống nhau mỗi tháng, ghi lại ngày đầu và kéo dài bao lâu. Sau đó cung cấp thông tin cho bác sĩ.

- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh với chế độ ăn uống hàng ngày và rèn luyện.

- Tìm ra nếu thành viên trong gia đình bạn có vấn đề kinh nguyệt tương tự như vậy.

ABCSI.com (Theo iOne)

 

10 cách giảm các cơn đau khó chịu khi nguyệt san

Tránh các cơn đau khó chịu khi nguyệt san, bạn nên tham khảo những thực đơn sau.

1. Chế độ ăn

Một số thực phẩm được tin rằng sẽ làm giảm cơn đau kinh nguyệt như hạt lanh và cá. Một chế độ ăn uống giàu trái cây và rau quả có thể giúp thúc đẩy sức khỏe, giúp bạn giảm bị đau khi có kinh nguyệt.

2. Giảm lượng muối và đường

Cố gắng tránh thực phẩm có nhiều muối và đường. Natri giúp giữ nước, dẫn đến đầy hơi. Một vài nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên kết giữa chu kỳ kinh nguyệt và lượng đường trong máu.

3. Bổ sung vitamin B, canxi và magie

Nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin B6 có thể giảm đau, và các giả thuyết khác cho rằng sự thiếu hụt magie có thể là một nguyên nhân gây đau bụng kinh ở một số phụ nữ. Kali là một khoáng chất trong cơ thể để kiểm soát co thắt cơ bắp.

Bạn cũng không nên cắt giảm lượng sữa, canxi vì nó sẽ giúp bạn đỡ bị đau bởi kỳ kinh nguyệt.

4. Tránh uống rượu

Một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ uống ít rượu sẽ ít bị đau kinh nguyệt hơn so với những người phụ nữ uống nhiều rượu. Không chỉ có rượu mà ngay cả việc giảm lượng caffeine cũng có thể giảm đau kinh nguyệt.

5. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước không chỉ giữ cho cơ thể đủ nước mà còn giúp cơ thể xả chất độc.  Nhiều phụ nữ dùng thuốc lợi tiểu để chống đầy hơi trong chu kỳ kinh nguyệt, nhưng không nên sử dụng cách này vì nó sẽ đẩy khoáng chất cần thiết ra khỏi cơ thể của bạn.

6. Tắm nước nóng

Đau là do sự co lại của tử cung trong khi hành kinh. Tắm nóng, nhẹ nhàng có thể giúp cung cấp một số tác dụng đến cơ bắp. Cho thêm ít muối biển vào nước nóng.

7. Tập thể dục

Một số nghiên cứu cá nhân cho thấy tập thể dục có thể giảm đau bụng kinh. Yoga và các kỹ thuật thiền sẽ thúc đẩy sự thư giãn, có ích cho việc giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.

8. Quan hệ tình dục

Nhiều người phụ nữ cho rằng quan hệ tình dục thực sự giúp giảm đau thời kỳ kinh nguyệt. Những cơn cực khoái sản sinh ra lượng hormone lớn có vai trò thư giãn cơ thể, giảm áp lực vùng bụng và làm dịu thành tử cung.

9. Cứu trợ y tế

Đôi khi chảy máu quá nhiều có thể xảy ra do bệnh tật nữa, chằng hạn như khối u hoặc rối loạn máu. Trường hợp này tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sỹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm đau bằng cách dùng aspirin hoặc các thuốc giảm đau khác.

10. Phương pháp cổ truyền

Một số người đã châm cứu hoặc bấm huyệt để giảm đau vùng chậu. Nếu bạn không thích bị chọc bởi hàng chục kim tiêm, hãy thử massage chân.

(Theo Eva)