Lưu trữ cho từ khóa: đào nhân

Ăn uống chữa viêm phế quản mãn tính

Viêm phế quản mãn tính thường khiến người bệnh viêm và ho mỗi khi trời lạnh, nhất là vào sáng sớm, khi mới ngủ dậy.

Theo y học cổ truyền, viêm phế quản có các thể bệnh và triệu chứng khác nhau. Với từng thể bệnh có thể dùng các món ăn - bài thuốc phù hợp sẽ có tác dụng điều trị tích cực.

1. Thể phổi khí hư

Ho tiếng thấp vô lực, viêm nhiều đờm trong và lỏng, khí đoản, thần sắc mệt mỏi, tiếng nhỏ, toát mồ hôi, lưỡi lợt, mốc trắng, mạch yếu.


Ảnh minh họa.

* Hoàng kỳ hầm gà mái

Hoàng kỳ tươi 120g, gà mái một con, gia vị. Gà mái làm sạch, bỏ ruột, nhồi hoàng kỳ vào trong bụng gà, khâu lại. Đặt vào trong nồi đổ ngập nước, thêm gia vị hầm nhừ. Dùng cả thịt và nước canh. Mỗi tuần 2 lần. Nên ăn thường xuyên.

* Thịt dê áp chảo

Thịt dê 100g, rượu táo tàu hoàng kỳ 10 - 15 ml. Bắc chảo nóng áp chảo thịt dê vừa chín ăn ngay. Nhắm với rượu hoàng kỳ táo tàu. Có thể dùng thường xuyên vào mùa đông.

2. Thể viêm thấp nghẽn phổi

Ho nhiều đờm, đờm trắng nhớt khó khạc nhổ. Ngực tức, dạ dày khó tiêu, chân tay rã rời, lưỡi mốc trắng nhờn, mạch chậm.


Ảnh minh họa.

* Nước gừng

Gừng sống rửa sạch, thái nhỏ giã lấy nước nửa muỗng canh, đường phèn 1 thìa. Uống với nước sôi nguội, ngày 2 lần.

* Cháo hạnh nhân

Ý dĩ nhân 30g, hạnh nhân 10g, đường phèn vừa đủ. Ý dĩ rửa sạch, hạnh nhân bóc vỏ, đường phèn giã nhỏ. Cho ý dĩ vào nồi, đổ nước vừa ngập, đun sôi rồi hạ lửa đến khi chín, cho hạnh nhân vào nấu tiếp đến chín rồi cho đường phèn vào quậy cho tan ra là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.

3. Thể can nóng ảnh hưởng phổi

Ho từng cơn, thậm chí ho ra máu, mặt mắt đỏ, lưỡi đỏ mốc vàng, mạch không đều.

* Nước nấu thanh quả, củ cải trắng


Củ cải trắng. - Ảnh minh họa.

Thanh quả 15g, củ cải trắng 150g. Thanh quả bỏ hạt, củ cải trắng rửa sạch, cắt miếng, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, rồi hạ lửa nấu kỹ lấy nước uống.

* Nước nấu hải chấp, củ năng

Hải chấp bì 30g, củ năng tươi 120g. Đem hải chấp bì ngâm nước rửa sạch hầm với củ năng lấy nước uống.

* Cháo tỳ bà, la hán quả

Lá tỳ bà tươi 40g (khô thì 15g), la hán quả 1 trái, gạo tẻ 50g. Lá tỳ bà tươi lau sạch lông tơ ở mặt sau lá, rửa sạch, thái nhỏ cho vào túi vải khâu lại. La hán quả rửa sạch, giã nhỏ, nấu thành cháo, cho đường vừa ngọt, ăn.

4. Thể thận bất nạp khí

Ho nhiều đợt, đờm trong lỏng, hoạt động khó thở, lạnh bụng, lưỡi đau, ngực mềm, tiểu đêm nhiều, lưỡi mốc trắng ẩm, mạch chậm.

* Nước hạt đào, nhân sâm


Nhân sâm. - Ảnh minh họa.

Hạt đào nhân 20g, nhân sâm 6g, gừng 3 lát, đường trắng vài thìa. Nhân hạt đào, nhân sâm, gừng nấu kỹ còn khoảng 200 ml, cho đường vừa uống, uống nhiều lần trong ngày.

* Phụ tử hầm thịt chó

Phụ tử chín 20g, gừng 100g, thịt chó 500 - 1.000g. Thịt chó rửa sạch, cắt miếng, xào qua với dầu ăn và tỏi. Sau cho nước, phụ tử, gừng đun sôi rồi nhỏ lửa hầm 2 giờ là được. Chia ra ăn nhiều lần.

Lưu ý: Người mắc bệnh viêm khí quản mãn tính, sức khỏe suy yếu, nên bồi bổ cho đủ dinh dưỡng. Hạn chế những thực phẩm kích thích, cay, đắng, các món chiên xào; ; kiêng thuốc lá để tránh làm bệnh nặng thêm.

Lương y Hoài Vũ

Meo.vn (Theo Khoemoingay)

Hoa bưởi chữa chứng ngáp vặt

Ngoài ra, hoa bưởi còn là một loại thuốc quý để chữa chứng ho đờm, đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi…

* Hoa bưởi 12g, chưng với trà uống tiêu được túc thực (thức ăn ứ đọng), nấc, khí trệ, hay rên rỉ và ngáp vặt, bưởi và bạch cập mỗi thứ 10g chưng với trà uống, có thể làm đẹp. Hoa bưởi và hoa sen mỗi thứ 10g, chưng với trà uống có thể khai tâm tỉnh tỳ.


Hoa bưởi là một loại thuốc quý để chữa chứng ho đờm, đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi….Ảnh: IE

* Hoa bưởi 4g, hoa đậu một bát, nước gừng nửa thìa, đường phèn một thìa. Hoa bưởi rửa sạch cho vào nồi đun khoảng 10 phút sau đó bỏ bã lấy nước. Cho tiếp nước gừng, đường, hoa đậu vào rồi đun tiếp sau đó lấy ra ăn. Có tác dụng tiêu đờm, thông đại tiện.

* Hoa bưởi 5g, đường phèn một thìa nhỏ. Đun trong 200ml nước, sau khi sôi 5 phút cho đường vào rồi đun tiếp. Đem uống có tác dụng tuần hoàn khí huyết, chữa đau dạ dày.

Ngoài hoa bưởi, lá bưởi, cùi bưởi cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh: Lá bưởi một nắm (50 – 100g), lá sả một nắm (50 – 100g), lá duối một nắm (50 – 100g), lá cúc tần một nắm (50 – 100g) cho vào nồi nước đun thật sôi dùng để xông trừ cảm mạo, cho ra mồ hôi và viêm đường hô hấp trên;

Trị ho ở người già: Dùng 300g cùi bưởi (bỏ lớp vỏ bên ngoài) và 50g phèn chua đun chín với 500ml nước mỗi ngày uống từ 100ml.

Vỏ một quả bưởi tươi, đem nướng cháy lớp vỏ rồi cạo vỏ, cho vào nước sạch ngâm một ngày để vị đắng tan ra, sau đó tiếp tục cắt thành miếng rồi cho vào đun với nước, khi gần chín cắt nhỏ 3 củ hành cho vào, thêm muối, dầu ăn để ăn kèm trong bữa ăn.

Có tác dụng giải uất trong gan, hạ khí, tiêu đờm, dùng thích hợp để trị chứng tức ngực, đau sườn, khí thượng, chán ăn do giận dữ mà ảnh hưởng đến gan.

* Vỏ quả bưởi 50g, đào nhân 10g, kê nội kim 10g, sơn tra 20g, thần khúc 20g, đem sắc với 500ml nước uống, sau khi ăn cơm uống thay trà thì tiêu được thực tích, có tác dụng làm thon đẹp thân hình, tươi nhan sắc.

Ths Thanh Tâm

Meo.vn (Theo Bee)

Bài thuốc giúp bổ não

Khi về trung tuổi, mọi người thường thấy đau đầu, khó ngủ, ngủ hay mê man. Dưới đây là bài thuốc bạn có thể tham khảo.

Nhiều ngày như vậy, dẫn đến mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chán chường. Để cải thiện cho tình hình đó, nhiều người tìm tới thuốc Tây, nhưng sử dụng nó một thời gian chúng ta dễ bị lệ thuộc.


Tùy vào thể trạng và tình hình bệnh tật mà có thể gia giảm các vị thuốc

Tùy vào thể trạng và tình hình bệnh tật mà có thể gia giảm các vị thuốc sau: Đương quy 100g, xương bồ 40g, đào nhân 60g, ngũ vị 60g, đởm tinh 40g, khởi tử 80g, tất cả tán bột, thêm mật ong vào viên thành viên, mỗi viên khoảng 4g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống 15 ngày.

Ngoài ra, người bệnh ngủ hay mê, khó ngủ, đau đầu thì không nên vì thế mà xem nhiều ti vi cho hết thời gian mà thay vào đó nên tập thể dục điều độ, tránh các chất kích thích...

Theo ThS.BS Nguyễn Thị Hằng

Meo.vn (Theo alobacsi)

Các loại trái cây có lợi cho trí tuệ

Thường ăn chuối tiêu có ích cho đại não, bồi bổ thần kinh, nhuận phế, trị ho, phòng bí đại tiện.

1. Chuối tiêu

Chuối tiêu chất thịt nhu nhuyễn, thơm ngọt, dễ tiêu, tính hàn, có giá trị dược dụng khá cao, chữa đại tiện bí, thanh nhiệt nhuận phế, trừ phiền khát, giải tửu độc, bồi tinh tủy. Vì có tính hàn, nên người nhiều vị toan không nên ăn, người đau dạ dày, người tiêu chảy nên ăn ít.

Chuối tiêu có rất nhiều dinh dưỡng. Trong 100g chuối tiêu có 1,2g an-bumin, 0,5g chất béo, 19,5g hy-đrô các-bon, 0,9g xen-luy-lô, 9mg can-xi, 31mg phốt-pho, 0,6mg sắt. Ngoài ra, chuối còn chứa các chất như sun-phát am-mô-ni-um, vi-ta-min C, E…

Chuối tiêu có thể giúp cho đại não chế tạo thành phần hóa học của “huyết thanh tố” trong cơ thể người. Chất này có thể kích thích hệ thần kinh mang lại niềm vui, các tín hiệu bình tĩnh, làm an giấc ngủ cho người, lại còn có hiệu ứng giảm đau nên được gọi là “quả của trí tuệ”.

Hơn nữa, chuối cung cấp nhiều ion ka-li-um, có thể hạ huyết áp, ức chế tác dụng của ion na-tri-um - nhân tố làm huyết áp cao, thương tổn mạch máu.

Nếu thiếu ka-li-um sẽ có hiện tượng chóng mặt, toàn thân vô lực. Chuối tiêu không những chứa nhiều dinh dưỡng, chứa rất ít na-tri-um, không chứa cô-léttơ-rôn nên ăn nhiều chuối phòng được bệnh béo phí. Thường ăn chuối tiêu có ích cho đại não, bồi bổ thần kinh, nhuận phế, trị ho, phòng bí đại tiện.


2. Nho

Nho (bồ đào) còn gọi là “thảo long châu” là loại quả mọi người ưa thích. Nho vị ngọt, lợi tiểu, thanh huyết, có hiệu quả đối chứng bệnh yếu dạ dày, thống phong (goutte). Nó còn có khả năng ích khí, chịu đựng đói, chịu đựng rét. Thường xuyên ăn nho có thể mạnh thân ích thọ.

Trong 100 gam nho, nước chiếm 87,9g, an-bu-min 0,4g, chất béo 0,6g, hy-đrô các-bon 8,2g, xen-luy-lô 2,6g, can-xi 4mg, phốt pho 7mg, sắt 0,8mg, ca-rô-ten và các vi-ta-min B1, B2, C, P. Nho còn chứa hơn 10 loại chất đạm cần thiết cho cơ thể và nhiều loại a-xít trái cây.

Thường xuyên ăn nho có tác dụng bổ ích đối với người thần kinh suy nhược, người mệt mỏi quá độ. Rượu nho là một thứ đồ uống có độ cồn thấp, lại có nhiều loại đạm chứa nhóm NH2, vi-ta-min… Tính ôn hòa, màu đẹp, có tác dụng hoạt huyết khai khiếu, kiện tì, giúp tiêu hóa, tỉnh thần kinh.

Nếu bạn bị nhiệt, phiền khát, có thể lấy nước trấp nho, dùng lửa nhỏ cô đặc quánh như dạng cao, thêm mật ong (gấp bội), đun tiếp, khi sôi thì tắt lửa, để nguội làm bánh dùng dần mỗi lần bạn dùng 1 thìa canh chiêu với nước sôi để ấm. Nho có thể dùng điều chế rượu. Những người thiếu máu não đầu choáng, tim hồi hộp, có thể uống lượng rượu nho thích hợp, mỗi ngày 2-3 lần.

3. Long nhãn

Long nhãn còn có tên là phế viên, là một trong 4 “đại danh quả”, được mọi người tôn sùng, có nhiều ở Việt Nam. Long nhãn vị ngọt, công năng chủ yếu là khai vị tỉnh tì, dưỡng huyết, an thần, bổ hư, ích trí tuệ.

Long nhãn có thể ăn tươi, chế thành dạng mứt, thành cao long nhãn, hoặc sấy khô. Long nhãn có giá trị dinh dưỡng cao, được thị trường trong và ngoài nước tôn là thượng phẩm. Có thể bóc thịt long nhãn tươi cho vào cháo ăn càng tăng khẩu vị.

Trong 100g thịt long nhãn chứa 80g nước, 1,2g an-bu-min, 0,1g chất béo, 16g hy-đrô các-bon, 0,2g xen-luy-lô, 13mg can-xi, 26mg phốt-pho, 0,4mg sắt. Ngoài ra còn chứa một ít suyn phát, hạch hoàng tố, a-xít ar-cor-bi-que (thuốc chống hoạt huyết). Long nhãn là thần phẩm, già trẻ đều dùng rất thích hợp.

Nếu bạn dùng long nhãn nhục sao với toan táo nhân, sấy cùng bạch truật và phục linh đều 50 gam, lại thêm mộc hương, nhân sân đều 25g, chích cam thảo 12g nấu thành thang gọi là quy tì thang. Thang này chữa được chứng tư lự quá độ, hay quên, hồi hộp, tâm phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, co giật…

4. Táo Tây (bình quả)

Táo Tây có một tên đẹp là kí ức quả vì ăn nhiều táo Tây có hiệu quả tăng trí nhớ và nâng cao trí tuệ. Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng hợp nhu cầu đại não như đường, vi-ta-min, chất khoáng. Điều quan trọng là táo có nhiều chất kẽm (Zn). Kẽm là nguyên tố trong phân tử chất hạch toan liên quan đến trí nhớ. Nếu thiếu kẽm sẽ khiến cho khu "hải mã" tiếp cận vỏ não phát dục kém, ảnh hưởng đến sức của trí nhớ. Kẽm còn liên quan tới sự phát sinh kháng thể, nâng cao miễn dịch cho cơ thể.

Táo Tây có tác dụng hạ thấp lượng cô-lét-tơ-rôn, gia tăng công năng phân tiết mật và a-xít mật, vì vậy có thể tránh được cô-lét-tơ-rôn trầm lặng trong dịch mật gây sỏi mật. Táo có tác dụng thông đại tiện. Trong táo chứa nhiều a-xít hữu cơ có thể kích thích nhu động dạ dày, ruột làm cho dễ đại tiện. Ngoài ra táo lại ức chế được chứng tiêu chảy nhẹ.

Táo chứa khá nhiều ka-li, ức chế sự thừa nát-ri và tăng bài tiết nát-ri ra ngoài. Trong táo còn chứa phốt-pho và sắt (Fe) có tác dụng bổ não, bổ máu, an thần dễ ngủ. Ngửi mùi thơm của táo có tác dụng làm tâm cảnh con người chuyển biển tốt, tinh thần khoan khoái nhẹ nhàng. Nước táo ép có tác dụng hạ huyết áp.

Trong 100g táo tây chứa 6-12g đường quả (fructose), 2-4g đường glu-cô, 1-5g đường sắc-ca-rô, lại còn chứa nguyên tố vi lượng như kẽm, can-xi, phốt-pho, sắt, ka-li, các vi-ta-min C, B1, B2…

Phương ngôn có câu: “Nếu sau bữa ăn, ăn một quả táo, thì chẳng cần mời thầy thuốc đến nhà”.

5. Hạch đào (đào nhân)

Hạch đào còn gọi là hồ đào. Trước tiên, người ta đập vỡ vỏ hạt đào, bỏ vỏ lấy nhân để ăn, có thể thêm đường phèn trộn đều thành dạng kem hạch đào. Khi ăn dùng 2 thìa canh kem đó hòa với nước chín mà uống. Trộn đều sẽ thấy nổi lên thứ váng màu trắng gọi là sữa hạch đào.

Sữa đó có tác dụng bổ não rất mạnh. Hạch đào không chỉ là món ăn bổ não mà còn chữa được thần kinh suy nhược. Nếu người già có các chứng đầu choáng, mất ngủ, tim hồi hộp, kém ăn, eo và lưng đau, toàn thân vô lực… mỗi buổi sáng nên ăn 10g nhân hạt đào để bồi bổ.

Ngoài ra, đào có công năng bổ khí dưỡng huyết, nhuận táo hóa đàm, ôn phế, nhuận tràng.

Trong 100g hạch đào có 20g an-bu-min, 60g chất béo, 10g hy-đrô các-bon. Ngoài ra còn chứa can-xi, phốt-pho, sắt, các chất ca-rô-ten, hạch hoàng tố. Sau khi ăn hạch đào nhân sẽ giảm sự hấp thu cô-lét-tơ-rôn qua đường ruột.

Nhân hạch đào là thuốc bổ cho người cao huyết áp, xơ hóa động mạch vành. Trong hạch đào có nguyên tố kẽm là thành phần cần thiết cho não thùy thể.

Thường ăn đào nhân có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho não, làm khỏe bổ não, ích trí tuệ

Theo Bác sĩ  Ngô Xuân Thiều

Meo.vn (Theo alobacsi)

Hồ đào nhục phục vụ người cao tuổi

Càng lớn tuổi, hầu hết các cụ đều cảm thấy sức khoẻ ngày càng xuống dốc, bệnh về tim mạch, thận, hô hấp… xuất hiện. Tuy nhiên, nếu biết phối hợp một số món ăn – bài thuốc có thể giúp sức khoẻ các cụ khả quan hơn. Một trong những “trợ thủ” đó là vị hồ đào nhục.

Hồ đào hay hạnh đào có tên khoa học là Juglans regia, họ hồ đào (Juglandaceae); còn gọi là cây óc chó. Cây hồ đào cho những vị thuốc sau đây: lá, vỏ quả (hồ đào xác, thanh long y); hạt còn vỏ cứng (hạch đào); màng mềm giữa vỏ và nhân hạt (phân tâm mộc); nhân hạt (hồ đào nhân, hạnh đào nhân).

Hồ đào nhục phục vụ người cao tuổi

Bồi bổ cơ thể - cải lão hoàn đồng: hạnh đào chứa 16% protein, 63,9% chất béo, các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như: vitamin A, vitamin B, vitamin E, vitamin PP và các nguyên tố vi lượng như: canxi, phốt pho, sắt, kẽm, magiê, crôm. Trong hồ đào rất giàu chất acid béo Omega-3, chất chống oxy hoá… rất tốt đối với sức khoẻ của những bệnh nhân mắc các bệnh xơ cứng động mạch, tim, não… Dân gian thường nói ăn hồ đào có thể cải lão hoàn đồng, vì vậy hồ đào được coi là thức ăn kéo dài tuổi thọ, bồi bổ sức khoẻ lý tưởng nhất, còn được gọi là quả trường thọ.

Hải Thượng Lãn Ông, trong Dược phẩm vựng yếu, đã nhận định về hồ đào như sau: “Có vị ngọt khí nóng không độc, ăn luôn thì mạnh khoẻ, tóc đen dài…”.

Tim mạch: 100g hồ đào nhân sinh 642 calori, có 14g protein, 62g chất béo. Nếu tính ra calori, 8% do chất béo bão hoà, 55% do chất béo chưa no nhiều nối đôi, 20% do chất béo một nối đôi. Như vậy chất béo cuả hồ đào nhân tương đối tốt, gần bằng dầu hướng dương.

Ăn quả hồ đào có thể cải thiện chức năng não, phòng trị xơ cứng mạch máu não, có thể bổ não dưỡng sinh, acid béo không bão hoà nhiều giá trị chứa trong quả hạch đào còn có tác dụng giảm cholesterol.

Trong hồ đào còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: canxi, magiê, crôm, những chất này tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Canxi có tác dụng đối kháng cadmin chất gây nên cao huyết áp. Crôm có thể xúc tiến việc lợi dụng đường glucô và bài tiết cholesterol, bảo vệ tim mạch. Crôm và magiê còn có tác dụng tăng cường chức năng của cơ tim. Vì vậy, nếu mỗi ngày ăn mấy quả hồ đào có thể cải thiện tình trạng tim mạch, có tác dụng rất tốt đối với việc phòng trị bệnh tim mạch như chứng xơ cứng động mạch.

Theo thử nghiệm, dùng liên tục mỗi ngày 3 quả hồ đào, sẽ giảm được 50mg cholesterol, người bị bệnh vành tim sẽ giảm được nguy hiểm.

Hô hấp: hồ đào vị ngọt tính ôn, có tác dụng bổ phế thận vì vậy được dùng để trị chứng ho suyễn do thận hư. Thực nghiệm dược lý chứng minh rằng, hồ đào có tác dụng bình suyễn giảm ho. Những người bị chứng hư ho suyễn, kiên trì ăn mỗi ngày mấy quả hạnh đào sẽ khỏi dần.

Người già ho, thở dốc do sưng phổi, viêm khí quản mạn tính, ăn hồ đào vào sáng sớm mỗi ngày sẽ có tác dụng bổ thận nạp khí, bồi phục sức khoẻ. Người ho suyễn có đờm vướng bên trong cổ thì có thể dùng 30g hồ đào, phối hợp với 30g hạnh nhân, 30g gừng tươi, nghiền nát từng thứ thành bột, cho thêm ít mật ong, trộn đều, mỗi ngày ăn 6g trước khi đi ngủ, uống với nước gừng tươi.

Hoặc lấy hồ đào 150g, 2 quả trứng và 150g rau sống kết hợp với thịt vịt, nấu canh ăn. Dùng để trị chứng ho suyễn kèm theo chứng lưng gối lạnh, đau, tiểu nhiều lần, tinh thần mệt mỏi, rất hiệu nghiệm.

Người già ho suyễn do phế hư, có thể lấy vừng, quả hồ đào, hai thứ này với lượng bằng nhau và bột tắc kè bằng 1/3 lượng vừng, đem nghiền tất cả thành bột, trộn đều, mỗi lần uống 1 thìa với nước sôi, ngày 3 lần.

Tiêu hoá: những người mắc các chứng bệnh như bệnh van tim, cao huyết áp, mỡ máu cao, hoặc người già đại tiện táo, dùng 15g hồ đào, 5g sơn tra, 20g đường cát nấu thành dạng chè ăn, rất tốt. Quả hồ đào ích phế bổ thận, làm vững tinh thần, nhuận tràng, trị ho bình suyễn; sơn tra tiêu thực kiện tỳ, trừ ứ đọng, sản sinh mới. Dùng kết hợp hai vị, chế thành chè để uống, vị ngọt chua ngon miệng, mùi vị thơm ngon, có tác dụng bổ dưỡng phế thận, nhuận tràng táo, hỗ trợ tiêu hoá và sản sinh tân dịch.

Trị chứng mất ngủ: sách Bản thảo cương mục có ghi: “Có một người tên là Hồng Mại mắc bệnh hen suyễn, đêm ngủ không ngon giấc, ông này tìm ra một bài thuốc: trước khi đi ngủ, lấy quả hồ đào, đập nát, cắn ăn, rồi nhai 3 lát gừng tươi, sau đó uống mấy ngụm nước, rồi lại tiếp tục ăn hồ đào, gừng tươi với số lượng như lần trước. Sau đó đi ngủ, thì ông ngủ rất ngon giấc, hôm sau tỉnh dậy thì bệnh hen suyễn cũng đã cao chạy xa bay”.

Quả hồ đào dễ kiếm và rất dễ ăn, người già cơ thể suy nhược hoặc những người sau khi ốm dậy, dịch hư tổn mất ngủ thì nên ăn.

Khi ăn hồ đào cần chú ý: người nào có hàn đờm ứ trệ không nên ăn gừng sống mà phải sắc lấy nước, sau khi ăn hồ đào xong thì uống. Nếu đờm màu vàng, miệng khô, táo bón thì không ăn gừng mà có thể dùng 15g ý dĩ, 30g rễ lau, sắc lên uống.

Trị chứng đau lưng:

- Lấy 2kg hồ đào, 500g đường đỏ. Trộn đều hai thứ rồi đổ rượu vàng vừa đủ vào ngâm 10 ngày thì dùng được. Mỗi ngày ăn 3 quả hồ đào và uống 50ml rượu. Những người đau lưng thuộc tính hư hàn, đau lưng sợ lạnh và thích xoa bóp, đau nhiều khi bị lạnh, uống rượu này sẽ rất hiệu nghiệm.

- Lấy 1 bộ cật heo, 9g hồ đào, nấu chín, chia làm 2 lần ăn. Cách này vừa có thể trị bệnh đau lưng tính hàn hư, còn có thể dùng để trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ.

- Lấy 1 bộ cật heo, bổ đôi, bỏ gân trắng, rửa sạch, thêm 15g hồ đào, 10g sơn thù du, vào trong cật heo rồi ép chặt lại, đun chín, ăn món này có tác dụng bổ thận tráng lưng, cố tinh, giảm đi tiểu, phù hợp với những người thận hư lưng đau nhức, đầu gối đau, bàn chân tê mỏi, di tinh, đi tiểu đêm.

- Lấy 500g hồ đào, nghiền nát, 250g bổ cốt chỉ, cho rượu vàng vào hấp lên, rồi đem phơi khô, nghiền thành bột, trộn đều hai thứ, cho thêm mật ong vào trộn đều. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần lấy 1 thìa, uống với nước ấm. Bổ cốt chỉ là vị thuốc bổ thận có tác dụng bổ gân cốt, chống đau lưng mỏi gối. Nếu dùng kết hợp với hồ đào thì tác dụng càng cao.

Trị bệnh liệt dương - đau lưng: 150g hồ đào, 50g nhộng tằm, đường phèn vừa đủ. Đem hồ đào rang lên, bỏ vỏ, nhộng tằm đun nhỏ lửa xào qua, cho hai thứ vào bát hấp, bỏ đường phèn và một ít nước vào, sau đó đem hấp cách thuỷ 2 tiếng là được. Chia làm 2 ngày ăn trước khi ăn cơm.

Nhộng tằm rất giàu prôtêin, chất béo, cholesterol, vitamin, vitamin PP. Nhộng tằm là thức ăn giàu dinh dưỡng hàm lượng albumin cao, nhiều chất béo, có tác dụng ích tinh tráng dương. Nếu ninh với hồ đào bổ thận tráng dương, ăn vào sẽ làm ôn dương, bổ hư, tăng cường sinh lực, phù hợp với những người đau lưng chân mỏi, liệt dương di tinh, đại tiện táo.

Những người bị đau lưng, tê mỏi chân, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, hay quên, và mắc chứng tiểu nhiều nên dùng 15g hồ đào, 12g đỗ trọng, 10g bổ cốt chỉ. Nấu, bỏ bã lấy nước uống. Đỗ trọng, bổ cốt chỉ đều là vị thuốc bổ thận. Hồ đào cũng bổ thận. Dùng kết hợp 3 thứ sẽ có tác dụng bổ dưỡng gan thận, tăng cường trí tuệ, sinh lực.

Trị bệnh liệt dương: 250g hồ đào, 10 con tôm tươi to, rau sống, lòng trắng trứng gà, dầu ăn, rượu vang, muối tinh, đường trắng, gia vị vừa đủ, nấu ăn.

Hồ đào vị ngọt tính ôn, có tác dụng bổ thận chống đau lưng mỏi gối, tôm bổ thận tráng dương, là thực phẩm phòng trị bệnh thận hư nội hàn, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm. Hồ đào dùng kết hợp với tôm thì càng hiệu nghiệm, ăn thường xuyên sẽ trị được bệnh liệt dương.

Cố tinh: Chè hồ đào, câu kỷ, hạt sen, củ sen, đại táo. Chè này bổ thận sáp tinh, chống di hoạt tinh.

Tiền liệt tuyến: các cụ ông càng lớn tuổi, càng dễ bị chứng rối loạn tiền liệt tuyến như phì đại, u xơ, ung thư tiền liệt tuyến. Học viện Davis, Đại học California, Mỹ, cho chuột mang khối u tiền liệt tuyến trong người dùng hàng ngày, vào khoảng 68g hồ đào nhục. Sau 18 tuần thực nghiệm, so với những con chuột không ăn hồ đào, tốc độ phát triển của những khối u trong người những con chuột này giảm xuống 30 - 40%.

Tuy nhiên, nhận định của Paul Davis, người phụ trách đề tài nghiên cứu này còn cho thấy: “Không chỉ làm nhỏ hoặc giảm tốc độ sinh trưởng của khối u tiền liệt tuyến trong cơ thể các con chuột thử nghiệm, mà một loại mức độ protein có liên quan mật thiết đến ung thư tiền liệt tuyến trong máu của chúng cũng có dấu hiệu giảm xuống rõ rệt. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này rất có khả năng có thể áp dụng trên con người”.

Chú ý: Tránh dùng nếu không thuộc chứng hư hàn. Phế nhiệt đờm, mệnh môn hoả cấm dùng. Hồ đào nhân để lâu hoặc nấu nóng quá có mùi ôi khó chịu.

Phụ nữ cho con bú tránh dùng (vì tắt sữa). Hồ đào nhân có vị ngọt, tính ôn. Làm thuốc bổ nhưng dùng nhiều có độc; do đó không dùng mình nó mà thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Lương y HOÀNG DUY TÂN

Meo.vn (Theo SKĐS)

Hoạt huyết hoá ứ, lý khí, giảm đau bằng cá mực

Tài liệu nói thích hợp tiểu đường kèm viêm tiền liệt tuyến. Mực 1 con, đào nhân 6g. Nấu canh để ăn.

Chú ý:

- Nên ăn mực tươi không qua ướp đá.

- Do mực chứa nhiều cholesterol nên người có mỡ máu cao phải hạn chế.

- Khi chế biến thức ăn nên nướng, xào, không nên rán.

Theo SK&ĐS

 

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Rau diếp cá.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khíđầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trựctràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữalà do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.

Thuốc xông, rửa tại chỗ:

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

- Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

- Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

- Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.

- Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.

- Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Hòe hoa 20g, kinhgiới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộcqua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.

Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g,sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.

Thuốc uống:

- Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g,tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ,đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g,đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bádiệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoamắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g,trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

DSCKI. Phạm Hinh

Dê và tôm… giúp bạn hứng thú hơn trong chuyện ái ân

Thịt dê, tôm nõn... thêm các loại gia vị xung quanh ta, như hành, gừng tươi, vài loại thuốc bắc, giúp bạn hứng thú trong chuyện ái ân.


Ảnh minh họa (Nguồn: essentialbaby.com.au)

Suy giảm tình dục (sexual hypoesthesia, hyposexuality) là một trạng thái không hiếm gặp ở nữ giới, biểu hiện cụ thể là : trong điều kiện đời sống tình dục có quy luật và đều đặn nhưng do một nguyên nhân nào đó, ham muốn tình dục bị giảm sút hoặc mất hẳn, cảm giác hứng thú trong chuyện “ái ân” suy giảm ở các mức độ khác nhau, thậm chí đến mức hoàn toàn thờ ơ và lạnh nhạt.

Trong y học cổ truyền, suy giảm tình dục nữ thuộc phạm vi các chứng Âm suy, Âm lãnh...và được xử trí bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các món ăn - bài thuốc (dược thiện) khá đơn giản, dễ chế, dễ dùng và mang đậm tính tự nhiên.

Bài 1 : Thịt dê 100g, nhục thung dung 15g, kỷ tử 15g, hành củ, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Thịt dê rửa sạch, thái miếng ; nhục thung dung thái vụn và kỷ tử cho vào túi vải buộc kín miệng, hành củ nướng qua, gừng tươi đập giập. Tất cả đem hầm thật nhừ, vớt bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày, dùng liên tục trong 7 ngày. Công dụng : bồi bổ thận tinh, ôn bổ thận dương, cải thiện dục tính và nâng cao năng lực tình dục.

Bài 2 : Tôm nõn 15g, hải mã (cá ngựa) 10g, gà choai 1 con (nặng chừng 500g). Gà làm thịt, bỏ hết nội tạng ; hải mã và tôm nõn ngâm nước ấm chừng 10 phút rồi cho vào bụng gà cùng với hành củ, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Tất cả đem hầm cách thuỷ cho chín rồi chia ăn 2 lần trong ngày, 3 - 5 ngày ăn 1 lần, dùng liên tục 5 lần. Công dụng : ôn bổ thận dương, dưỡng huyết ích tinh, nâng cao hưng phấn trong sinh hoạt tình dục.

Bài 3: Đương quy 15g, kỷ tử 20g, hoàng tinh 15g, thịt dê 100g, gừng tươi 20g, gia vị vừa đủ. Thịt dê rửa sạch thái miếng, các vị thuốc thái vụn rồi cho vào túi vải buộc kín miệng. Tất cả đem hầm thật nhừ, bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày, dùng liên tục trong 7 ngày. Công dụng : ích khí dưỡng huyết, ôn trung bổ dương, cải thiện công năng tình dục.

Bài 4: Hoài sơn 50g, tôm nõn 50g, trứng gà 1 quả, cá hoa vàng thái lát (một loại cá sống ở biển, mình dẹt, đuôi hẹp, đầu to, còn gọi là hoàng ngư) 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hoài sơn thái phiến, tôm nõn rửa sạch, trừng gà đập ra bát cho thêm hành hoa, gừng tươi băm nhỏ, hạt tiêu và gia vị vừa đủ.

Đổ dầu thực vật vào chảo đun nóng già rồi bỏ tôm nõn và cá hoa vàng vào đảo đều tay cho chín vàng rồi đổ trứng gà đun thêm vài dạo là được, ăn nóng, dùng liên tục trong 7 ngày. Công dụng : bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ bổ thận, nâng cao năng lực tình dục.

Bài 5: Nhục thung dung 10g, thỏ ty tử 10g, hạch đào nhân 10g, hoài sơn 50g, thịt dê 100g. Thịt dê rửa sạch thái miếng, nhục dung thái vụn cho vào túi vải cùng thỏ ty tử buộc kín miệng, hoài sơn và hạch đào nhân thái phiến. Tất cả đem hầm thật nhừ, chế thêm hành hoa, gừng tươi và gia vị vừa đủ, ăn nóng trong ngày, dùng liên tục 7 ngày. Công dụng : bổ thận tráng dương, trợ dục.

Bài 6: Tôm nõn 50g, thịt gà 50g, rau hẹ 200g. Thịt gà rửa sạch thái miếng, rán vàng rồi cho rau hẹ cắt đoạn, tôm nõn, nước bột đao và gia vị vừa đủ, đun to lửa, đảo nhanh tay vài dạo là được, ăn nóng. Công dụng : ôn bổ thận dương, cải thiện công năng tình dục.

Bài 7: Nhục thung dung 10g, kỷ tử 15g, ba kích 10g, đại hồi 5g, thịt chó 100g. Các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng, thịt chó rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào nồi hầm thật nhừ, chế thêm một chút rượu vang và gia vị vừa đủ, ăn nóng. Công dụng : bổ thận ôn dương, nâng cao năng lực tình dục.

Ngoài ra, trong ăn uống cần trọng dụng các thực phẩm có công dụng bổ thận trợ dương như thịt chó, thịt dê, thịt hươu, bồ dục chó, tinh hoàn dê, tôm tươi, thịt chim sẻ, thịt gà, rau hẹ, hạch đào nhân, tùng tử nhân, hạt dẻ...

BS. Hoàng Khánh Toàn - BV Quân y 108

Meo.vn (Theo SKĐS)

Địa long chữa sốt rét, tê bại

Địa long hay thổ long, khau dẫn là tên thuốc trong y học cổ truyền của giun đất, tên khác là giun khoang, trùn hổ. Là một dược liệu được dùng làm thuốc chữa bệnh từ lâu đời.

Về mặt hóa học giun đất chứa chất lumbrifebrin, lumbritin, terrestro, lumbrolyzin, chất béo, muối vô cơ, hypoxamthin và nhiều chất acid amin như alanin, adenin, cholin, lysin, các vitamin A, D, E.

Dược liệu địa long có vị mặn, hơi tanh, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, chỉ suyễn, thông kinh lạc, lợi tiểu, hạ huyết áp, được dùng riêng với liều hằng ngày 6-12g sắc uống hoặc 2-4g dưới dạng bột.

Có thể phối hợp địa long với nhiều vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

- Chữa sốt rét: Địa long 12g, vỏ thân cây xoan rừng 12g, hậu phác nam 12g, gừng 8g, trần bì 8g, dây thần thông 8g. Tất cả phơi khô tán nhỏ, rây bột mịn trộn với hồ làm thành viên, uống hết trong ngày.

Hoặc địa long 8g; quả na điếc 40g, tẩm rượu sao vàng, phèn phi 20g. Tán thành bột mịn, luyện với nước tỏi làm viên bằng hạt đỗ xanh. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên. Dùng 4-5 ngày.
Địa long.

- Chữa sốt cao, co giật:

Địa long 30g, quả trám trắng 100g. Hai thứ phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ hoặc mật làm viên chừng 5g. Mỗi ngày uống 6 viên, chia làm 2 lần trước bữa ăn.

- Chữa sốt phát ban, sốt xuất huyết: Địa long 5-6 con, cỏ nhọ nồi 10g, bạc hà 8g, trắc bá 8g, lá dâu 8g, kinh giới 8g, củ sả 5g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

- Chữa liệt nửa người, mồm méo, sùi bọt: Địa long 8g, đương quy 8g, hoàng kỳ 8g, xích thược 6g, xuyên khung 4g, đào nhân 4g, hồng hoa 4g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa cấm khẩu, tê bại: Địa long, lông nhím, quả bồ kết mỗi thứ 12g đốt thành than, tán bột. Mỗi lần uống 4-8g với nước ấm. Ngày 2 lần.

- Chữa tăng huyết áp: Địa long 12g, cao ngựa 10g, thịt gà 50g, cần tây 50g, nấm hương 10g, hành, gừng, muối (mỗi thứ 5g). Tất cả nấu với 100ml nước cho thật nhừ. Ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày (Theo tài liệu nước ngoài).

Dùng ngoài địa long đốt tồn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn, bôi chữa lở vành tai. Hoặc bột địa long trộn với lòng trắng trứng gà, đánh nhuyễn, phết vào chỗ đau, chữa sưng bìu ở trẻ em.

TTƯT.DSCKII. ĐỖ HUY BÍCH

(suckhoe-doisong)

Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khí đầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trực tràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữa là do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.

Thuốc xông, rửa tại chỗ

Hoa thiên lý.

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

- Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

- Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

- Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.

- Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.

- Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Rau diếp cá.

Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Hòe hoa 20g, kinh giới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộc qua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu 12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.

Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g, sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.

Thuốc uống

- Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g, tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ, đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g, đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bá diệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g, trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

DSCKI. Phạm Hinh