Lưu trữ cho từ khóa: đảng sâm

Đông y trị chứng huyết áp thấp

Đông y cho rằng, chứng huyết áp thấp do bất kỳ nguyên nhân nào đều thuộc chứng hư. Cách trị liệu còn tùy thuộc vào thể bệnh.

Điều trị theo thể bệnh

Tâm dương bất túc

Thường gặp ở tuổi thanh nữ và người cao tuổi. Biểu hiện lâm sàng là váng đầu, hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu trắng nhuận, mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế.

Phép trị: ôn bổ tâm dương.

Dùng phương “Quế chi cam thảo thang gia vị”, gồm nhục quế, quế chi, chích cam thảo đều 10g, mỗi ngày 1 thang, sắc uống liên tục 9 - 12 thang, hoặc hãm nước sôi uống như nước trà. Gia giảm: trong trường hợp chất lưỡi đỏ, rêu vàng khô, là chứng khí âm bất túc, gia mạch môn, ngũ vị để ích khí dưỡng âm.

Trường hợp khí hư, ít nói, ra mồ hôi thì bổ khí, gia hồng sâm để bổ khí trợ dương.

Trường hợp huyết áp tâm thu dưới 60mmHg, chân tay lạnh, có triệu chứng vong dương, đơn trên bỏ quế chi gia hồng sâm, phụ tử chế để hồi dương cứu thoát.

Trung khí bất túc, tỳ vị hư nhược

Biểu hiện lâm sàng như váng đầu, tim hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, chất lưỡi nhợt, rêu trắng hoạt, mạch hoãn vô lực.

Phép trị cần bổ trung ích khí, kiện tỳ vị.

Dùng phương “Hương sa lục quân gia giảm”, gồm hồng sâm 8g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, bạch thược 12g, chỉ thực 8g, trần bì 8g, mộc hương 6g, sa nhân 6g, quế chi 6g, chích thảo 4g, đại táo 12g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

Tỳ thận dương hư

Biểu hiện lâm sàng như váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.

Phép trị là ôn bổ tỳ thận dương.

Dùng phương “Chân vũ thang gia vị”, gồm đảng sâm 12g, chế phụ tử 6 - 8g (sắc trước), bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch linh 12g, nhục quế 6g, câu kỷ tử 12g, liên nhục 12g, bá tử nhân 12g, ích trí nhân 10g, toan táo nhân (sao) 20g, dạ giao đằng 12g, gừng tươi 3 lát, sắc uống.


Khí âm lưỡng hư

Biểu hiện lâm sàng: đau đầu, chóng mặt, mồm khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch tế sác. Phép trị là ích khí dưỡng âm. Dùng phương “Sinh mạch tán gia vị”, gồm tây dương sâm 20g, mạch môn 16g, ngũ vị tử 4g, hoàng tinh 12g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Những phương thuốc kinh nghiệm

- Trà Quế cam(Vương Hưng Quốc, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc): quế chi, cam thảo đều 8g, quế tâm 3g, ngày 1 gói hãm nước sôi uống. 50 ngày là 1 liệu trình.

- Quế chi cam phụ thang(Dương Vạn Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc): quế chi, cam thảo, xuyên phụ tử đều 15g, ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà trong ngày.

Gia giảm lúc dùng thuốc bệnh nhân ngủ kém gia dạ giao đằng 50 - 70g. Trường hợp nặng có thể gia thêm hồng sâm 15 - 25g, phụ tử gia đến 30g sắc trước 1 giờ.

- Thục địa hoàng kỳ thang (Vương Triệu Khuê, Hà Bắc, Trung Quốc): thục địa 24g, sơn dược 24g, đơn bì, trạch tả, phục linh, mạch môn, ngũ vị tử đều 10g, sơn thù 15g, hoàng kỳ 15g, nhân sâm 6g (đảng sâm 12g) sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Biện chứng gia giảm: khí hư rõ dùng hoàng kỳ 20 - 30g, khí âm lưỡng hư: thay nhân sâm bằng thái tử sâm 20g, huyết hư gia đương quy, váng đầu nặng gia cúc hoa, tang diệp, âm hư hỏa vượng gia hoàng bá, tri mẫu, kiêm thấp: trọng dụng phục linh, lưng gối nhức mỏi, chân sợ lạnh: gia phụ tử, nhục quế.

- Trương thị thăng áp thang (Trương Liên Ba, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc): đảng sâm 12g, hoàng tinh 12g, nhục quế 10g, đại táo 10 quả, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Liệu trình: 15 ngày.

Theo BS. Hoàng Xuân Đại

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Món ăn, bài thuốc chữa di tinh

Di tinh có thể chia làm 4 thể khác nhau. Về chữa trị, có thể bằng liệu pháp ăn uống, hoặc dùng bài thuốc.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, 4 thể di tinh bao gồm: thể thấp nhiệt hạ trú - thích ăn những thực phẩm rán nóng và thích uống rượu, tỳ vị nóng ẩm thấp xuống âm thiết, hoặc nhập phòng sau khi say rượu, ẩm nóng trong ngoài, xâm nhập buồng tinh gây ra di tinh; thận hư không bền - trước khi kết hôn thường mắc chứng thủ dâm, đã kết hôn rồi thì dâm dục quá độ, tổn thương thận, tiêu hao khí, gây ra hạ nguyên hư, lâu ngày dẫn đến di tinh; lao lực tổn thương tâm tỳ - phần nhiều do suy nghĩ vất vả lâu ngày, tâm tỳ bị tổn thương, sinh hoạt tình dục thái quá, thận mất khả năng tàng trữ lâu ngày gây ra di tinh; âm hư hỏa vượng dẫn đến di tinh.


Nữ trinh tử

Món ăn

- Cháo thỏ ty tử: Thỏ ty tử (vị thuốc) 30-60g, một ít gạo tẻ, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch thỏ ty tử rồi giã vụn cho vào nước sắc lấy nước cốt, bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo, khi chín cho đường trắng vào, nấu thêm một chút là được. Dùng hết trong ngày. Dùng 10 ngày là một liệu trình, nếu thấy có hiệu quả thì dùng thêm 2 liệu trình nữa.

- Cháo kim anh tử: Kim anh tử 10-15g, một ít gạo tẻ (hoặc gạo nếp). Sắc (nấu) kim anh tử lấy nước cốt, bỏ bã, rồi cho gạo tẻ hoặc gạo nếp vào nấu cháo, nêm nếm gia vị. Chia làm 2 lần, dùng hết trong ngày, một liệu trình từ 2-3 ngày. Lưu ý, nếu người đang cảm sốt thì không được dùng.

- Cháo sò biển: Sò biển 30g, trứng vịt muối 1 quả, gạo 100g. Vo gạo cho nước nấu cháo, rửa sạch sò biển, đợi cháo gần chín thì cho vào cùng nấu cháo. Trứng muối bóc vỏ, khi cháo chín cho vào cháo. Nấu thêm mươi phút nữa, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng mỗi buổi sáng, dùng liền trong nhiều ngày.

- Dùng thủ ô 100g, 2 cái trứng gà, cùng các gia vị, hành, gừng, rượu. Rửa sạch thủ ô sắt thành từng đoạn dài 4-5 cm. Cho trứng gà và thủ ô vào nồi cùng một lượng nước vừa đủ, nấu đến sôi thì cho các gia vị vào. Khi trứng chín, nước đặc thì vớt thủ ô ra, bóc vỏ trứng, cho vào trong nước nấu thêm vài phút nữa, nêm nếm gia vị. Dùng trứng và nước, dùng hết trong ngày.


Hoài sơn


Trạch tả


Thục địa - Ảnh: K.Vy

Bài thuốc

- Với thận hư không bền, nếu di tinh nhiều lần, thần sắc mệt mỏi, thường cảm thấy váng đầu hoa mắt, ù tai, mỏi lưng, thì có thể dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm 15g, hoàng kỳ tươi 18g, thục địa 12g, hoài sơn 10g, phục linh 12g, mẫu đơn bì 8g, kim anh tử (sao tẩm nước muối loãng) 20g, mẫu lệ (sắc trước) 20g, long cốt (sắc trước) 15g, liên tu 10g, trạch tả 8g, cam thảo 6g. Cho 3 chén nước, sắc (nấu) còn 180 ml, chia 3 lần uống nóng trong ngày.

- Với thể âm hư hỏa vượng - nếu thường xuyên váng đầu ù tai, nóng mặt, tim đập mạnh loạn nhịp, ngủ ít, ngủ thì bị mộng tinh, dương vật dễ bị cương lên, mỏi lưng hoạt tinh, thì dùng bài gồm các vị thuốc: thiên động 10g, sinh địa 12g, thục địa 8g, đảng sâm 8g, sa nhân 4g, hoàng bách 12g, tri mẫu 12g, kim anh tử (sao tẩm nước muối loãng) 30g, khiếm thực 15g, trạch tả 10g, nữ trinh tử 12g, đan bì 8g, cam thảo 7g. Cho 3 chén nước, sắc còn 180 ml, chia 3 lần, dùng lúc còn nóng trong ngày.

Ngoài việc dùng món ăn, bài thuốc, thì người bị tình trạng này cần chú ý tiết dục, tránh sinh hoạt tình dục quá mức, tăng cường luyện tập thể dục...

Meo.vn (Theo TNO)

Sa dạ dày và cách ăn uống

Bệnh xảy ra có thể do sự thay đổi khí hậu, lao động quá sức, ăn uống không điều độ.

Tính chất của cơn đau trong bệnh này tương tự như đau kiểu đói bụng; cũng có thể xuất hiện tình trạng trướng bụng, ợ hơi, đau thắt, các triệu chứng đi kèm là buồn nôn, nôn mửa, táo bón, khó tiêu. Khi nghiêm trọng có thể gây xuất huyết, nứt hậu môn. Người bị chứng sa dạ dày thường có những biểu hiện như: đau bụng ở vùng trên với những đặc điểm đau có tính nhịp điệu, mỗi lần phát bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hay vài tuần...

Sinh hoạt, ăn uống

Những người bị sa dạ dày cần thường xuyên chú trọng điều dưỡng - điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt, có thời gian nghỉ ngơi, làm việc thích hợp, đảm bảo ngủ đủ giấc. Nên dùng những loại thực phẩm ít xơ, mềm và dễ tiêu hóa. Tránh những thức ăn cứng, chiên xào và có tính kích thích như rượu, cà phê, trà, thực phẩm cay nồng. Nên ăn ít và chia thành nhiều bữa. Bệnh này có thể điều trị bằng ăn uống các loại trái cây hoặc thuốc Đông y như dưới đây:

Chuối tiêu - Cà rốt - Rau cần - Vị thuốc bạch truật / Ảnh: H.Mai

- Chuối trộn mật ong: Chuối tiêu 2 quả, táo tây 2 quả, mật ong 30 ml. Rửa sạch táo, chuối bỏ vỏ, xay nhuyễn, cho mật ong vào đảo đều, chia làm 2 lần dùng trong ngày.

- Nước củ sen, cam thảo: Củ sen 200g, cam thảo 3g, táo 2 quả, vị thuốc bạch thược 10g. Táo, củ sen rửa sạch, cắt nhỏ, ép thành nước, bạch thược và cam thảo cho vào nồi đất cùng 300 ml nước, nấu lấy nước. Trộn 2 loại nước với nhau khuấy đều để dùng, chia làm 2 lần dùng trong ngày.

- Cà rốt, rau cần: Cà rốt 400g, rau cần 200g, lá su hào 200g, táo 300g, mật ong 30 ml. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước, cắt nhỏ, cho vào máy, ép lấy nước. Nếu quá đậm đặc có thể cho thêm nước vào, nếu chất xơ trong nước quá nhiều có thể vớt bỏ bớt, sau đó cho mật ong vào trộn đều là dùng được. Chia làm hai lần dùng trong ngày.

Ngoài ra, trong Đông y cũng có bài thuốc dùng cho bệnh sa dạ dày, đó là bài gồm các vị: hoàng kỳ, đảng sâm (cùng 16g), bạch truật, đương quy (cùng 10g), trần bì, thăng ma, cam thảo (cùng 6g), sài hồ 4g. Cách sắc (nấu) như sau: Nước đầu cho 3 chén nước sắc còn 1 chén, cho nước thuốc ra riêng; nước thứ 2 cho tiếp 3 chén, sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần trong ngày uống lúc no (sau khi ăn 30 phút). Một đợt uống liên tục 7-10 ngày.

Meo.vn (Theo TNO)

Chữa kỳ kinh đến sớm

Người phụ nữ sức khoẻ bình thường, thì cứ 28 ngày thấy kinh nguyệt một lần nhưng cũng có những trường hợp chu kỳ kinh rút ngắn lại

Có khi chỉ còn 20 -  23 ngày, thậm chí một tháng có kinh 2 lần gọi là kinh nguyệt đến sớm hoặc kinh nguyệt trước kỳ. Tùy theo nguyên nhân mà có cách chữa khác nhau.

Do thực nhiệt ở huyết phận

Triệu chứng: Kinh nguyệt đến sớm, lượng nhiều, màu huyết đỏ tươi, tâm phiền, miệng khô. Nếu thuộc chứng nhẹ dùng bài thuốc: Đương quy 10g, sinh địa 10g, thăng ma 5g, hoàng liên 5g, ngải diệp 3g, xuyên khung 3g, bạch thược 12g, hoàng cầm 10g, đan bì 10g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn.
T12-thuoc-cho-nguoi-cao-tuoi-mau.jpg
Tùy theo nguyên nhân mà có cách chữa kinh nguyệt sớm khác nhau.

Do tỳ khí hư yếu, xung mạch không bền

Triệu chứng: Hành kinh trước kỳ lượng nhiều, sắc nhạt, có huyết cục, hồi hộp, đoản hơi, mặt vàng úa, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch tế nhược. Bài thuốc: Sinh hoàng kỳ 30g, đương quy 9g, chích cam thảo 6g, đảng sâm 24g, sinh long cốt 18g, tam thất 5g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.

Do khí hư kiêm hàn

Triệu chứng: Lưng lạnh, hai chân lạnh, đại tiện lỏng hoặc không thành khuôn, mạch trầm tế vô lực. Bài thuốc: Ngô thù du 9g, bán hạ chế 5g, bào khương 5g, mạch môn 6g, thương truật 9g, chích cam thảo 5g, đảng sâm 9g, đương quy 12g, xuyên khung 6g, a giao 6g, bạch truật 6g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi hành kinh.

Meo.vn (Theo Bee)

Bài thuốc trị chứng nôn mửa khi có thai

Phụ nữ có thai sau 15 - 20 ngày có hiện tượng nôn mửa, có trường hợp chỉ nôn khan hoặc ra ít đờm dãi, cũng có trường hợp ăn vào là nôn ra cả thức ăn, mệt mỏi, Đông y gọi là chứng "có thai nôn mửa".

Dưới đây là một số nguyên nhân và các bài thuốc:

http://meyeucon.org/wp-content/uploads/2010/09/buon-non-khi-mang-thai-02.jpg
Phụ nữ có thai sau 15 - 20 ngày có hiện tượng nôn mửa.

Nôn mửa do dương không hóa thấp, trung tiêu hư hàn

Triệu chứng: Có thai được 2 - 3 tháng, nôn mửa ra đờm dãi, hoặc bọt dính, hung cách đầy tức, đầu choáng, hoa mắt, ăn kém, buồn nôn, đại tiện phân không thành khuôn, rêu lưỡi trắng nhớt.

Bài thuốc: Đảng sâm 12g, thanh bán hạ 12g, can khương 6g.

Cách dùng: Tán bột mịn ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5g với nước sinh khương làm thang.

Do hàn nhiệt lẫn lộn, trung tiêu hư hàn khí nghịch  nên nôn mửa

Triệu chứng: Bệnh nhân nôn mửa, hay khát nước, thích uống nước lạnh, mặt đỏ bừng. Bài thuốc: Sa sâm 15g, phục linh 12g, can khương 6g, hoàng cầm 6g, phục long can 60g, cam thảo 3g, bạch truật (sao) 12g, pháp bán hạ 10g, trần bì 12g, hoàng liên 3g, sinh khương 10g.

Gia giảm: Nếu nôn mửa nặng gia trúc nhự 10g, mộc hương 10g, tăng hoàng liên 6g. Nếu nôn ít nhưng thể trạng yếu, ăn kém bỏ sa sâm, gia đảng sâm 12g, giảm hoàng liên xuống 1,5g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn.

Meo.vn (Theo Bee)

Món ăn thích hợp với mùa thu

Bây giờ trời đã sang thu, theo lương y Trần Khiết, khí hậu mùa thu khô ráo và nhu nhuận, con người dễ bị cảm nhiễm bởi khí nóng khô (gọi là táo tà phát bệnh). Dưới đây là một số món ăn thích hợp.

Tim heo nấu hạt sen

- Nguyên liệu: Một quả tim heo, 60g hạt sen, và 40g vị thuốc phòng đảng sâm.

Ngọc trúc

- Chế biến: Tim heo cắt mỏng, hạt sen bóc bỏ vỏ ngoài và tim bên trong, phòng đảng sâm lấy rượu rửa sạch, cắt khúc. Tất cả cho vào nồi cùng 6 chén nước, nấu với lửa lớn cho đến sôi, để sôi 10 phút thì hạ lửa nấu cho đến chín mềm các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này chữa mất ngủ và cảm sốt do tiết trời mùa thu.

Vịt nấu sa sâm

Nguyên liệu: Một con vịt, 60g vị thuốc bắc sa sâm, 60g vị thuốc ngọc trúc, 10g gừng tươi.

Sa sâm

- Chế biến: Vịt làm sạch, bỏ lòng ruột. Gừng tươi gọt sạch vỏ, thái mỏng. Tất cả các nguyên liệu cho vào nồi cùng 6 chén nước, nấu với lửa lớn đến khi sôi, nêm nếm gia vị, bớt lửa nấu tiếp cho đến khi chín, còn lại chừng hai chén nước. Món này dùng cho trường hợp phổi nóng gây ho và đại tràng táo nhiệt, bí đại tiện trong mùa thu, dùng thích hợp cho cả người bệnh tiểu đường.

Ngó sen nấu vị thuốc

- Nguyên liệu: 15g ngó sen tươi, 10g đường phèn, các vị thuốc: mạch môn đông 10g, sanh địa huỳnh 15g.

Ngó sen - Ảnh: H.Mai

- Chế biến: Cho ngó sen, sanh địa huỳnh, mạch môn vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén rưỡi, gạn lấy nước bỏ bã rồi cho đường phèn vào nước này để uống thay trà trong ngày. Nước này trị ho, viêm họng trong mùa thu. Nhưng lưu ý, người đang bụng đầy khó tiêu thì tạm không dùng.

Cháo gạo tẻ

- Nguyên liệu: Một ít gạo tẻ, đường cát trắng vừa đủ, cùng vị thuốc tỳ bà diệp.

- Cách nấu: Cho tỳ bà diệp vào túi vải nấu lấy nước bỏ bã. Dùng nước này đem nấu cháo, khi cháo chín thì ăn với đường cát (hoặc khi cháo chín tới cho đường vào trộn đều). Món này trị chứng táo nhiệt gây ra ho khan trong mùa thu.

Meo.vn (Theo TNO)

Bài thuốc chữa suy nhược

Y học cổ truyền thường dựa trên 4 yếu tố cơ bản là âm, dương, khí và huyết trong cơ thể để chia làm 4 loại suy nhược: khí hư, huyết hư, dương hư, âm hư.

Dưới đây là những phép trị liệu theo hướng dẫn của lương y Như Tá tùy vào từng thể bệnh. Lưu ý nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi nấu và dùng.

Thể phế khí hư: Triệu chứng thường mệt, hơi thở ngắn, người lúc nóng lúc lạnh, dễ ra mồ hôi, ho khan thì dùng phương thuốc gồm các vị: nhân sâm, huỳnh kỳ (chích mật) - mỗi loại cùng 12g, tang bì (chích mật), tử uyển - cùng 10g, thục địa 16g, ngũ vị 4g.

Thể tỳ khí hư: Triệu chứng thường là mệt mỏi, ăn ít, đi tiêu lỏng, sắc mặt vàng nhạt. Dùng bài gồm các vị: bạch truật, liên nhục, hoài sơn, ý dĩ, biển đậu (cùng 12g), đảng sâm 16g, sa nhân, trần bì, cát cánh, bạch linh (cùng 8g), cam thảo 6g.

Thể tâm huyết hư: Triệu chứng thường có là người hồi hộp, mau quên, mất ngủ, mộng nhiều, sắc mặt tái nhợt kém tươi nhuận, môi lưỡi nhợt. Dùng bài thuốc gồm các vị: đảng sâm 16g, huỳnh kỳ (chích mật), đương quy, bạch truật, nhãn nhục - cùng 12g, phục thần, viễn chí, táo nhơn (cùng 8g), mộc hương 6g, cam thảo 4g, thục địa 20g, 3 lát gừng, 3 quả táo.

Thể can huyết hư: Triệu chứng hay gặp là váng đầu, hoa mắt, ù tai, sườn đau, người bứt rứt, tính nóng nảy, phụ nữ kinh nguyệt không đều, sắc mặt tái sạm, môi lưỡi nhợt. Dùng bài gồm các vị: thục địa 20g, bạch thược, qui đầu (cùng 12g), xuyên khung 8g.

Thể tỳ dương hư: Triệu chứng thường có là sợ lạnh, chân tay lạnh, người hay mệt mỏi, lúc gặp lạnh dễ đau bụng, tiêu chảy, sắc mặt vàng sạm hoặc tái nhợt. Dùng bài gồm các vị: phụ tử, can khương (cùng 6g), nhân sâm 12g, bạch truật 10g, chích thảo 4g.

Thể thận dương hư: Triệu chứng biểu hiện gồm chân tay lạnh, lưng gối nhức mỏi (trời lạnh nhức nhiều), di tinh, tiểu nhiều, sắc mặt tái nhợt, giọng nói yếu, hay hụt hơi. Dùng bài gồm các vị: qui đầu 12g, lộc giác, kỷ tử, thố ty tử, đỗ trọng (cùng 16g), nhục quế, phụ tử (cùng 8g), thục địa 20g, hoài sơn, sơn thù (cùng 15g).


Bên trái từ trên xuống, Huỳnh kỳ (chích mật) - Thiên ma - Kỷ tử - Thố ty tử / Ảnh: H.Mai

Thể phế âm hư: Triệu chứng gặp phải là ho khan,  họng khô, miệng khô, có khi khàn giọng, người gầy, da nóng, hay sốt về chiều hay đêm, ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ. Dùng bài gồm các vị: sa sâm 20g, ngọc trúc, tang diệp, biển đậu, thiên hoa phấn (cùng 12g), cam thảo 4g.

Thể tâm âm hư: Triệu chứng gặp thường là người hồi hộp, khó ngủ, hay quên, bứt rứt, ra mồ hôi trộm, miệng lở, gò má đỏ, sốt về chiều, lưỡi đỏ. Dùng bài gồm các vị: huyền sâm, đơn sâm, đảng sâm, phục thần, thiên ma, qui đầu, bá tử nhân, táo nhân (sao đen), mạch môn - cùng 12g, sinh địa 16g, viễn chí 8g, cát cánh, ngũ vị (cùng 6g).

Thể tỳ vị âm hư: Triệu chứng thường gặp là miệng khô, môi khô, chán ăn, táo bón nặng, có thể nôn khan, mặt đỏ. Dùng bài gồm các vị: sa sâm, ngọc trúc (cùng 12g), mạch môn 10g, sinh địa 16g, đường phèn 20g.

Thể can âm hư: Triệu chứng hay gặp phải là đau đầu, chóng mặt, ù tai, mắt khô, sợ ánh sáng, người nóng nảy, dễ giận, lưỡi khô đỏ tía. Dùng bài gồm các vị: thục địa 20g, bạch thược, mạch môn (cùng 12g), xuyên khung, táo nhân, mộc qua (cùng 10g), qui đầu 16g, cam thảo 6g.

Thể thận âm hư: Triệu chứng hay gặp là đau lưng, mỏi gối, chân yếu, má đỏ, ù tai, dễ rụng tóc, lưỡi đỏ thẫm. Dùng bài gồm các vị: huỳnh bá, tri mẫu, kim anh tử (cùng 12g), thục địa 20g, qui bản 16g, long cốt, mẫu lệ (cùng 10g), liên tu 8g.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên như sau: nước thứ nhất cho các vị thuốc vào nồi cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chắt nước thuốc ra; nước hai tiếp tục cho 3 chén nước vào nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Meo.vn (Theo TNO)

Mười món ăn dưỡng sinh trị đau bụng mạn tính

Đau bụng mạn có nhiều nguyên nhân khác nhau thể hiện bằng nhiều hình thái khác nhau như đau bụng do lạnh, đau bụng do lạnh hay nôn, chân tay phù, đau bụng do viêm dạ dày, đau bụng do tỳ vị hư hàn… Để có thể tham khảo, dưới đây xin giới thiệu một số món ăn cụ thể.

Trị đau bụng do lạnh: Dùng món “Cháo thịt chó, cháo đậu”: thịt chó 250g, cháo đậu 20g, gạo lức 100g, muối vừa đủ. Thịt chó rửa sạch cắt nhỏ, gạo vo sạch, nấu cùng thịt chó. Khi cháo chín cho cháo đậu và muối, đun sôi một lúc  là được. Ngày ăn 2 lần.

Trị đau bụng, tức ngực, miệng khát: Dùng món “Cháo gạo  nếp  đậu xanh, lá sen”: đậu xanh 50g, lá sen tươi 2 lá, đường trắng 150g, gạo nếp 100g. Đậu xanh đãi sạch, cho vào nồi, nước vừa đủ, đun sôi, trước khi nhừ đậu cho gạo nếp vo sạch vào nấu cháo loãng. Rửa sạch lá sen, chần qua nước sôi, bỏ 1 lá dưới đáy nồi, đổ cháo  nếp đậu xanh lên trên, phía trên đậy 1 lá sen, đậy vung lại, 5 phút sau bỏ lá sen, cho đường vào là được. Ăn trong ngày.

Trị bụng đau do lạnh, hay nôn, chân tay phù: Dùng món “Cháo cá diếc, đậu đỏ”: cá diếc 250g, đậu đỏ 50g, gạo lức 100g, gừng, hành, rượu, muối vừa  đủ. Cá rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cho nước và các gia vị, nấu nhừ lọc lấy nước, bỏ xương. Cho đậu đỏ (đã ngâm nước 4 tiếng đồng hồ) và gạo vào, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi gạo nở cho bột ngọt vào là được. Ăn trong ngày.

Trị đau bụng, viêm dạ dày, nôn: Dùng món “Cháo nấm thịt bò”: nấm 100g, thịt bò 100g, gạo lức 100g, hành băm 10g, gừng tươi băm nhỏ, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt bò nấu chín, thái mỏng,  nấm rửa sạch. Thịt, gạo, nấm cho vào nồi, nước vừa đủ, nấu cháo. Cháo chín cho gia vị vào một lúc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con.

Trị đau bụng do tỳ vị hư nhược,  viêm ruột, dạ dày mạn tính: Dùng “Cháo táo đỏ, gạo nếp”:  táo đỏ 15g, gạo nếp 60g. Táo ngâm 1 giờ, sau cho cùng gạo nếp nấu cháo. Ngày ăn  2 lần. Trị đau bụng do tỳ vị hư nhược,  viêm ruột, dạ dày mạn tính.

Chữa tỳ vị hư hàn, bụng trướng mạn, đau: Dùng món “Canh gà nấu đảng sâm”: gà trống 1 con, quế bì 5g, gừng khô 10g, đảng sâm 30g, thảo quả 8g, trần bì 5g, hạt tiêu 10 hạt, xì dầu, muối vừa đủ. Thịt gà bỏ ruột rửa sạch cho vào nồi cùng các gia vị, nước vừa đủ ninh kỹ thấy thịt chín thì lọc lấy nước. Ăn thịt, uống canh.

Trị tỳ vị hư hàn, bụng đau, lưng gối đau yếu, dương sự kém: Dùng món “Canh cật dê”: cật dê 1 cái, mỡ dê 50g, nhục thung dung 12g, thảo quả 5g, bột mỳ 50g. Xì dầu, hành, muối vừa đủ. Bột mỳ gia công thành sợi dẹt. Cật dê rửa sạch bóc màng mỡ. Các món kia cho vào túi vải bỏ vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa. Khi cật dê chín cho gia vị, sợi mì nấu chín là được. Ăn trong ngày.

Trị bụng đau ngâm ngẩm, nôn nước trong: Dùng món “Canh dạ dày lợn”: dạ dày lợn 150g, gừng tươi 15g,  nhục quế 3g, muối vừa đủ, hầm cách thuỷ. Ăn kèm trong bữa ăn, ngày ăn 2 lần.

Trị bụng lạnh đau, viêm loét dạ dày tá tràng, ăn uống kém: Dùng món “Canh thịt bò nấu cao lương khương”: thịt bò 200g, cao lương khương 10g, gừng khô 3g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch, lọc gân, dây chằng, thái nhỏ. Cao lương khương rửa sạch. Cho các thứ vào nồi đất, nước vừa đủ, đun sôi, rồi hạ nhỏ lửa sau 2 giờ thì  cho gia vị là được. Ăn kèm trong bữa ăn.

Trị đau bụng, dạ dày do vị hàn, ăn uống kém, tiêu hoá không tốt: Dùng món canh này có công hiệu ôn trung hòa vị lý khí. Món “Canh cá diếc nấu gừng vỏ quýt”: cá diếc 1 con 250g, gừng tươi 30g, vỏ quýt 10g, hạt tiêu, muối vừa đủ. Làm cá sạch, bỏ ruột. Gừng vỏ quýt rửa sạch thái nhỏ, cho vào bụng cá. Nước vừa đủ, đun nhỏ lửa, ninh chín, cho gia vị là được. Ăn cá uống nước canh lúc bụng đang còn đói.

Theo suckhoedoisong

Chữa chứng ác lộ

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiThông thường, sản phụ sau khi sinh khoảng 3 tuần, thì sản dịch (ác lộ) không còn tiết ra nữa. Nếu quá thời gian này mà ác lộ vẫn cứ tiết ra không dứt thì gọi là chứng sản hậu ác lộ bất tuyệt (máu hôi ra không dứt), hay ác lộ bất chỉ (máu hôi ra không ngừng).

Về nguyên nhân khiến sản phụ sau sinh ác lộ cứ dây dưa, theo lương y Phạm Như Tá là: do khí hư, huyết nhiệt, huyết ứ.

Với trường hợp khí hư (sau khi sinh, quá thời gian bình thường mà sản dịch vẫn còn rỉ rả không ngừng, màu hồng nhạt, lượng nhiều, có tính dẻo dính, không có mùi hôi, có cảm giác bụng dưới trệ xuống, tinh thần mỏi mệt, chất lưỡi hồng nhạt), thì phép trị là 'ích khí, nhiếp huyết', bài thuốc dùng là 'bổ trung ích khí gia giảm', gồm các vị: phòng đảng sâm 16g, chích huỳnh kỳ 20g, bạch truật, ngải diệp (sao đen) – cùng 12g, quy đầu 14g, thăng ma, chích cam thảo (cùng 6g), sài hồ 8g.

Nếu trường hợp huyết ứ (sinh xong đau bụng, ác lộ ra không dứt, huyết có màu tím đen hoặc có cục), thì phép trị là 'hoạt huyết, hóa ứ, lý huyết, quy kinh', dùng bài thuốc gồm các vị: đương quy, ích mẫu (cùng 12g), đào nhân, tam thất (cùng 8g), xuyên khung 10g, bào khương 6g, cam thảo 4g.

Nếu là huyết nhiệt (ác lộ ra không dứt, sắc huyết đỏ tươi, tâm phiền, miệng khát nước, rêu lưỡi hồng), thì phép trị là 'dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết', bài thuốc dùng là 'bảo âm tiễn gia giảm', gồm: sinh địa 20g, bạch thược, hoài sơn (cùng 12g), tục đoạn, huỳnh cầm, a giao, hạ liên thảo (cùng 10g), huỳnh bá (sao đen), ô tặc cốt (cùng 8g), và 6g cam thảo.

Cách sắc (nấu) những bài thuốc trên như sau: nước đầu cho vào 4 chén nước, nấu còn 1 chén; nước hai cho

3 chén nước sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Theo Thanh Niên

Món ăn cho người rối loạn nhịp tim

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures/11fgdfhpd.jpg

Nấm bào ngư - Ảnh: K.Vy

Theo y học cổ truyền, ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống là yếu tố quan trọng trong điều trị rối loạn nhịp tim.

Tránh rượu và thuốc lá

Theo y học cổ truyền, loạn nhịp tim tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể phân các thể bệnh sau đây để điều trị: khi âm lưỡng hư, âm hư hỏa vượng, tâm tỳ lưỡng hư và tỳ thận dương hư. Loạn nhịp có thể quy về phạm trù bệnh 'tâm quý' của y học cổ truyền: chủ yếu là dung lượng khí không đủ, âm huyết khuy tổn, tâm không được nuôi dưỡng, hoặc đàm ẩn nội đình, ứ huyết trở trệ, mạch tim bất ổn đưa đến. Bệnh biến đổi trong tim, đặc điểm của triệu chứng là cả hư lẫn thực, nhưng hư là chính. Phương pháp thường dùng trị liệu là bổ ích khí huyết, điều lý âm dương, hóa đờm địch ẩm, hoạt huyết hóa ứ, dưỡng tâm an thần. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống là yếu tố quan trọng để điều trị rối loạn nhịp tim.

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra loạn nhịp tim, người bệnh cần tuân theo những nguyên tắc ăn uống khác nhau như: người bị tâm lực suy kiệt hạn chế ăn muối, nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa; người mắc bệnh động mạch vành, nên ăn những thức ăn ít cholesterol, ít lipid. Ngoài ra, người bị loạn nhịp chú ý kỵ hút thuốc và uống nhiều rượu.

 

Cải non - Ảnh: K.Vy

Những món dùng

Loạn nhịp dạng khí huyết lưỡng hư thường được nhận thấy do các triệu chứng như: run sợ do tim khí đoản, chóng mặt, mắt mờ, sắc mặt không tốt, mệt mỏi lao lực, tâm phiền không ngủ được, mộng nhiều... Nên dùng các món dưới đây:

* Táo đỏ đảng sâm hầm bào ngư: táo đỏ 10 trái, đảng sâm 10g, bào ngư 100g, canh gà 400 ml, cải non 100g, rượu 10g, hành 5g, gừng 5g, muối 5g, dầu ăn 30g. Táo đỏ bỏ hột, rửa sạch; đảng sâm cắt miếng; bào ngư rửa sạch, cắt miếng, cải rửa sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát. Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng cho táo, đảng sâm, gừng, hành vào xào sơ, đổ canh gà, bào ngư, rượu, muối, cải vào, rồi vặn lửa nhỏ nấu thêm 25 phút thì dùng được. Ngày dùng 1 lần, dùng trong bữa ăn chính, hoặc chia liều trên thành 2 lần trong ngày.

* Táo đỏ đảng sâm hầm hải sâm: táo đỏ 10 trái, đảng sâm 10g, hải sâm 50g, nấm mèo 30g, cà rốt 100g, rượu 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 5g, canh gà 300 ml, dầu ăn 50g. Táo đỏ bỏ hột, hải sâm, nấm mèo ngâm cho nở, cắt thành miếng, cà rốt cắt khúc khoảng 4 cm; hành cắt khúc; gừng đập dập. Để chảo nóng đổ dầu vào, đợi dầu nóng cho hành, gừng vào phi cho thơm, rồi bỏ hải sâm, rượu, muối, đảng sâm, táo đỏ, nấm mèo, cà rốt vào, xào đều, đổ canh gà vào, vặn lửa nhỏ lại hầm cho chín. Ngày dùng 1 lần.

* Rượu sâm đỏ câu kỷ: táo đỏ 10 trái, sâm đỏ 10g, câu kỷ 20g, sơn tra 20g, rượu nếp 500g. Táo đỏ bỏ hột, sâm đỏ cắt miếng, câu kỷ rửa sạch; sơn tra bỏ hột. Bỏ táo đỏ, sâm đỏ, câu kỷ vào rượu, đậy nắp bình cho kín, mỗi ngày lắc 1 lần, ngâm 20 ngày thì được. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 15 ml.

http://www.thanhnien.com.vn/News/Pictures200901/Congthang/11fgdfhpc.jpg  

Hà thủ ô - Ảnh: K.Vy

* Canh hoàng kỳ nấm hương: hoàng kỳ 10g, đương quy 10g, hồng hoa 6g, nấm hương 100g, rượu 10g, gừng 5g, muối 5g, hành 10g, tiêu xay 3g, canh gà 100 ml. Nấm hương rửa sạch, để vào thau, đổ nước nóng khoảng 50oC vào ngâm, khoảng 30 phút thì vớt ra, bỏ rễ, cắt miếng mỏng; gừng cắt lát; hành cắt khúc; hoàng kỳ cắt miếng; đương quy cắt khúc dài khoảng 4 cm; hồng hoa rửa sạch, rồi bỏ tất cả vào nồi và đổ canh gà vào. Nấu sôi bằng lửa lớn, vặn lửa nhỏ hầm thêm 25 phút thì dùng được. Ngày 1 lần dùng trong bữa ăn chính.

* Cháo thủ ô táo đỏ: hà thủ ô 10g, táo đỏ 10 trái, đảng sâm 15g, gạo 100g, đường 30g. Hà thủ ô sấy khô, tán thành bột, táo rửa sạch, bỏ hột; đảng sâm cắt miếng, gạo vo sạch. Bỏ gạo, hà thủ ô, táo vào nồi đổ vào một lượng nước vừa đủ, rồi bỏ đảng sâm vào. Nấu sôi bằng lửa lớn, vặn lửa nhỏ lại nấu thêm 30 phút, rồi bỏ đường vào khuấy đều, nấu cho gạo nở hết thì dùng được.

Ngày 1 lần, dùng thay bữa ăn sáng, mỗi lần ăn 50g cháo.

Theo Thanh Niên