Lưu trữ cho từ khóa: đam mê

Ứng dụng phương pháp Montessori vào giáo dục mầm non tại Việt Nam

Gần đây, “phương pháp Montessori” hay “trường Montessori” là chủ đề đang được các bậc phụ huynh, nhất là các mẹ của những bé trong độ tuổi mầm non quan tâm bàn luận.

Phải chăng đây là một phương pháp giáo dục mới dành cho trẻ nhỏ và đang được du nhập vào Việt Nam?

Tìm hiểu về phương pháp Montessori

Được hình thành từ năm 1907 bởi bác sĩ – nhà giáo dục người Ý cùng tên, Maria Montessori, phương pháp giáo dục thực tiễn mang tính đột phá này đã nhanh chóng được phổ biến và thu được thành công vang dội trên khắp thế giới. Mục tiêu giáo dục của Montessori không phải nhằm lấp đầy những chỗ khuyết của bé mà là tạo điều kiện tối đa để trẻ trau dồi niềm đam mê học hỏi, thông qua thực hành thường xuyên để hình thành các kỹ năng và phát triển năng khiếu toàn diện cho từng bé.

Nền tảng của phương pháp Montessori là tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác trực quan sinh động với 5 môn học gồm: kỹ năng sống; cảm nhận qua các giác quan, ngôn ngữ, toán học, khoa học thường thức và văn hóa nghệ thuật Trong đó, giáo viên chỉ đóng vai trò là “người hướng dẫn”, hỗ trợ và định hướng cho trẻ thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ được giao dựa vào khả năng thực của từng bé, đồng thời tạo không gian hứng thú trong lớp học. Sự hướng dẫn ở đây còn liên quan chặt chẽ đến các phụ huynh trong việc giáo dục con em mình, do đó, mối liên kết giữa giáo viên – các bé – gia đình cần được trú trọng.

Motessori tại Việt Nam

Với nhiều ưu điểm vượt trội, từ lâu phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường mầm non công lập và tư thục ở Việt Nam, tuy nhiên đa phần vẫn chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo hoặc áp dụng một phần ý tưởng và giáo cụ mà Montessori sáng tạo ra. Trong khi đó, số lượng “trường Montessori” thực thụ ở Việt Nam, đáp ứng đẩy đủ các tiêu chuẩn của cộng đồng Montessori Mỹ hay Liên hiệp Montessori Quốc tế (hai tổ chức Montessori chính thức và lớn nhất trên thế giới) là rất ít. Bởi yêu cầu về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục cho những trường như vậy là rất cao, đó là chưa kể đội ngũ giáo viên ngoài việc có bằng cấp chuyên môn (đại học) còn phải trải qua chương trình đào tạo và đạt chứng chỉ Montessori của hai tổ chức kể trên. Điều này cũng khiến học phí tại một trường như vậy luôn ở mức ngất ngưởng.

Lựa chọn nào cho các bậc phụ huynh?

Với cơ sở vật chất hiện đại của một trường mầm non quốc tế cùng những bộ giáo cụ được nhập từ nước ngoài đúng theo tiêu chuẩn Montessori và nhiều giáo viên được đào tạo và có chứng chỉ giáo viên Montessori (do cộng đồng Montessori Mỹ cấp), có thể nói trường mẫu giáo Việt Mỹ (thuộc hệ thống trường Việt Mỹ VASS) đã tạo ra một môi trường giáo dục mầm non sát nhất với tiêu chuẩn Montessori ngay tại Việt Nam. Chương trình đào tạo của bậc mầm non tại VASS giúp phát triển toàn diện 5 mặt nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ cho các bé từ 2,5 đến 6 tuổi.

- Kỹ năng sống: Bé được trải nghiệm những hoạt động đầu tiên nhằm biết cách tự bảo vệ bản thân và tự tin hơn.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Cảm nhận qua các giác quan: Giúp bé nhận thức thế giới xung quanh qua xúc giác, vị giác, khướu giác, thính giác và thị giác từ đó giúp bé học được tính độc lập, sự tập trung, tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự chủ.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Ngôn ngữ: bé được nghe, học và sử dụng từ vựng cụ thể trong tất cả các hoạt động tại lớp giúp phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng và lưu loát.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Toán học: phát triển tư duy khoa học của bé bằng cách sử dụng những vật cụ thể để khuyến khích các bé, cho bé làm quen với khái niệm về những con số, biết đếm số, biết so sánh lớn bé, nặng nhẹ..

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Khoa học thường thức: thúc đẩy ý thức tự khám phá của bé với những điều đầu tiên học được như: Cái gì? Tại sao? Khi nào? Ai? Như thế nào?

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

- Văn hóa nghệ thuật: giúp bé thể hiện mình thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo như âm nhạc, kể chuyện, đóng kịch, biểu diễn, nấu ăn, thủ công, ca múa.

(Ảnh do trường Montessori cung cấp)

Ngoài ra với những trò chơi phát triển vận động, dã ngoại giúp các bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, dạn dĩ và rèn luyện tính đồng đội. Đây là những kỹ năng bước đầu nhưng rất quan trọng để rèn luyện tính cách và cách ứng xử cho các bé. Thời gian còn lại, các bé được học và thực hành theo chương trình đào tạo tiếng Anh.

Hội thảo “Áp dụng phương pháp Montessori tại trường mẫu giáo Việt Mỹ”

Vào lúc: 8h30 sáng ngày 31/3/2013.

Tại: 143 Nguyễn Văn Trôi, P.11, Q. Phú Nhuận – TPHCM.

- Quà tặng cho tất cả các bé và phụ huynh tham dự.

- Giảm 30% học phí khi ghi danh tại Hội thảo (áp dụng cho bé ghi danh lần đầu).

Đặt chỗ tham dự Hội thảo, quý phụ huynh vui lòng gọi (08) 3845 9111 hoặc email [email protected]

Triệu phú bò sữa trên đất Ba Vì

Ba Vì, nơi được ví là cái “rốn sữa” của cả nước, đang ngày một thay da đổi thịt nhờ nghề nuôi bò sữa. Vài năm trở lại đây, rất nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và trở thành những triệu phú nông dân kể từ khi gắn bó với nghề nuôi bò theo mô hình nông trại bò sữa Việt.

Từng trắng tay vì “bão Melamin”

Anh Nguyễn Xuân Khanh được mọi người biết đến là một trong những triệu phú thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ bò sữa tại Phú Châu, Ba Vì. Đến thăm đàn bò 27 con của anh Khanh, chúng tôi được chứng kiến quy trình nuôi bò sữa nông hộ rất chuyên nghiệp: chuồng bò sạch tinh tươm, máy vắt sữa, dụng cụ vắt sữa được sắp xếp gọn gàng trên giá để đồ, có cả bảng lịch vệ sinh, vắt sữa và cho bò ăn. Kế đó là một dinh cơ rất khang trang khiến mọi người đều trầm trồ.

Ít ai ngờ cách đây 5 – 6 năm, nơi đây chỉ là một căn nhà lụp xụp, tường vách chưa kịp trát vữa, hai vợ chồng phải chạy ăn từng bữa cho bò và cho 5 miệng ăn, con cái nheo nhóc, món nợ vay ngân hàng đè nặng trên vai. Nhớ về chặng đường lập nghiệp không ít gian nan của mình, gương mặt anh Khanh có phần đăm chiêu. Sinh ra và lớn lên với nghề nông, anh bươn trải mọi cách cũng chỉ đủ miếng ăn. Vợ chồng anh từng chắt chiu vay mượn mua được chiếc xe công nông chạy thuê kiêm bán vật liệu xây dựng. Nghề cực nhọc, song chỉ sau một cú lừa quỵt nợ, hai vợ chồng thành tay trắng.

Với tính hay lam hay làm, gia đình anh Khanh sau đó đã cuốn vào làn sóng nuôi bò của Ba Vì. Anh nhớ lại: “Khi đó tôi đặt nhiều hy vọng vào bò sữa lắm. Nhưng vì chẳng có kinh nghiệm, đàn bò ba con của nhà tôi bị viêm tuyến vú triền miên, sản lượng sữa thấp.” Chưa kịp trang trải vốn liếng vay ngân hàng thì bất ngờ cơn “bão Melamin” năm 2008 tràn tới xô ngã hàng loạt đàn bò của các nông hộ nuôi theo kiểu tự phát. Cũng như rất nhiều dân Ba Vì đắm đuối với bò sữa, vợ chồng anh Khanh ứa nước mắt khi hàng thùng sữa vắt ra không bán được phải đem đổ đi, trong khi bò thì vẫn phải cho ăn hàng ngày. Cực chẳng đã, họ phải bán tống bán tháo đàn bò. Giấc mơ bò sữa sụp đổ, nhưng vẫn còn đó nợ ngân hàng chưa trả hết.

Cuộc đổi đời từ mô hình Nông Trại bò sữa Việt

Năm 2009, khi đang trong tình trạng bế tắc thì có thông tin về chính sách hỗ trợ cho nông dân nuôi bò theo mô hình Nông Trại bò sữa Việt của công ty Cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP), niềm đam mê bò sữa của anh Khanh lại bùng lên. IDP cho dân vay 20 triệu VNĐ/ con, hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng mua thùng xô chậu inox và khăn lau, khăn lọc sữa; 10 triệu đồng mua máy vắt sữa, 3 triệu đồng xây hố phân xa chuồng để bảo đảm vệ sinh. Tất cả không tính lãi, mà trả dần bằng sản phẩm. IDP còn đào tạo kiến thức nuôi bò chuẩn cho nông dân; hàng ngày cử các cán bộ thực địa xuống tận nhà dân thăm nom, giám sát, hướng dẫn cách chăm sóc bò, vệ sinh chuồng trại, tư vấn về thức ăn, thú y, gây giống…

Anh đem bàn ý định quay lại nghề nuôi bò sữa với vợ thì bị gạt đi – dư chấn “bão Melamin” với hàng thùng sữa tươi đổ phí mỗi ngày khiến chị sợ hãi. Nhưng anh Khanh rất tin tưởng vào thành công vì ngoài hỗ trợ vốn và kỹ thuật, IDP sẽ thu mua sữa ổn định với giá cao. Anh lặng lẽ đăng ký vay mượn để mua một đôi bò sữa, rồi đi học không sót một buổi phổ biến kiến thức nào của IDP. Thức đêm dậy sớm với 2 con bò, chỉ sau 1 năm anh đã có lãi, trả được cả món nợ của “bão Melamin”. Anh hào hứng kể, “Khi nuôi theo bộ tiêu chuẩn của Nông Trại bò sữa Việt, bò hiếm khi bị bệnh, béo khỏe và cho sữa rất năng suất. Khi đó vợ tôi vững dạ, chúng tôi mạnh dạn vay vốn của Công ty IDP để mua thêm 4 con bò nữa, nhờ vậy thu nhập bình quân đã tăng 30 triệu đồng/ tháng.”

Anh Nguyễn Xuân Khanh và nông trại đã được cấp giấy chứng nhận nông trại bò sữa Việt - Love'inFarm (Ảnh được cung cấp bởi Love'inFarm)

Thu nhập 30 triệu/ tháng là con số trong mơ của gia đình anh, bởi trước đó thời điểm kiếm tiền khấm khá nhất anh chị cũng chỉ đạt 3 triệu/ tháng. Họ mạnh dạn thuê được 2 hecta trồng cỏ cho bò và đến 2011 đàn bò tăng lên 22 con, trong đó có 14 con khai thác sữa với sản lượng bình quân 250 kg/ ngày, trừ chi phí mỗi tháng anh bỏ ra 40 triệu đồng – mức thu nhập mà không ít người thành thị cũng phải ao ước. Năm 2012, tổng đàn bò là 27 con, dự kiến đến cuối 2013 anh sẽ có 40 con bò sữa và thu nhập sẽ tăng xấp xỉ gấp đôi. Rất nhiều bạn bè, họ hàng anh Khanh tham gia mô hình Nông Trại bò sữa Việt sau khi tận mắt chứng kiến sự đổi đời của gia đình anh.

Ngắm đàn bò béo mượt, giọng anh Khanh xúc động: “Bò sữa đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi. Nếu không đến với nghề này, có lẽ tôi khó lòng chăm lo được cho các con như ngày hôm nay”. Anh có ba con, một cháu tốt nghiệp đại học, một cháu đang học đại học và một cháu học cấp 3. Vừa qua, anh lo việc làm nơi ăn chốn ở cho con đầu hết 300 triệu, chính từ tiền bán sữa.

Anh Khanh khẳng định, rất nhiều gia đình đổi đời nhờ mô hình Nông Trại bò sữa Việt. Chương trình này của IDP nhằm phát triển mở rộng số lượng và chất lượng đàn bò sữa theo mô hình nông trại bò sữa Việt do chính người nông dân làm chủ tại Ba Vì và vùng phụ cận giai đoạn 1 từ 2009-2012 đã thực sự làm nghề nuôi bò sữa hồi sinh trên vùng đất Ba Vì: 35 tỷ đồng đã đến tay người nông dân, nhờ vậy đàn bò tăng trưởng 300% so với năm 2008.

Sản phẩm sữa tươi và sữa chua Love'inFarm được làm từ nguồn sữa tươi nguyên liệu của những nông trại bò sữa Việt (Ảnh được cung cấp bởi Love'inFarm)

Nông Trại bò sữa Việt giúp nguồn nguyên liệu sữa tươi nội dồi dào và nâng cao về chất lượng. Và điều quan trọng là qua đó người dân làm chủ được kỹ thuật tiên tiến, tiếp cận được nguồn vốn, biến nghề này thực sự trở thành một mô hình phát triển kinh tế bền vững, làm xuất hiện ngày càng nhiều triệu phú bò sữa.

Kathy Uyên không thích bị gò bó

“Cơn gió lạ” trong làng điện ảnh Việt Nam – Kathy Uyên – sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Thế nên cô luôn để tự do nuôi dưỡng cảm xúc và tinh thần để theo đuổi đam mê.

Không để rào cản kìm chân đam mê

Từ nhỏ, cô bé Kathy đã tỏ ra có năng khiếu và rất đam mê diễn xuất. Nhưng ở Mỹ, để một người gốc Việt được tham gia làng điện ảnh đắt giá này thì không phải chuyện giản đơn hoặc ngày một ngày hai.

Thế nên, cô vừa học vừa theo phụ việc sản xuất video, dựng phim, lồng tiếng để hiểu hơn về quy trình làm việc thực tế, làm quen với không khí phim trường và tìm kiếm cơ hội casting.

Sở hữu một gương mặt thanh tú, vóc dáng cao, thanh mảnh và diễn xuất có hồn, nhưng may mắn không phải lúc nào cũng mỉm cười với Kathy Uyên. Hiếm khi cô được giao vai nữ chính hoặc vai phụ ấn tượng.

Mặc dù vậy, Kathy không hề nản lòng, vai nhỏ hay lớn, cát-xê nhiều hay ít, đối với cô không quan trọng bằng cơ hội được tham gia đóng phim và hóa thân vào nhiều tính cách nhân vật để trau dồi kinh nghiệm. Với Kathy, hai chữ “từ bỏ” hoàn toàn không có trong từ điển và khó khăn không thể kìm chân niềm đam mê của cô đối với môn nghệ thuật thứ bẩy này.

“Cảm hứng tự do” tiếp thêm nội lực để thành công.

Kathy Uyên trưởng thành qua từng vai diễn của Hollywood trong phim How I Met Your Mother, Everything Must Go, Asian Task Force,… và đặc biệt để lại dấu ấn trong lòng khán giả với phim ngắn Spirits của đạo diễn Victor Vũ.

Bất ngờ xuất hiện trong làng phim Việt, Kathy đã tạo nên một cơn sốt thực sự với giải thưởng Cánh diều vàng năm 2008 dành cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc trong Chuyện tình xa xứ và tiếp đó là vai nữ chính trong bộ phim Để Mai Tính.

Thành công ngay từ những ngày đầu tham gia diễn xuất tại Việt Nam không phải là một sự may mắn. Với Kathy, thành công là kết quả của cả một quá trình dài học hỏi, kiên trì theo đuổi đam mê và đặc biệt, “cảm hứng tự do” là một “hương liệu” không thể thiếu.

“Cảm hứng tự do” của Kathy thể hiện ngay từ cuộc sống hàng ngày, quan điểm và phong cách làm việc của cô. Trong cuộc sống, Kathy là một cô gái thân thiện, cởi mở và thoái mái khi chia sẻ những suy nghĩ riêng. Còn trong công việc, mọi thứ luôn được Kathy nhìn nhận ở góc nhìn lạc quan và rất thoáng. Không ưa gò bó, dường như không một sự trói buộc nào có tác dụng với Kathy, bởi cô luôn để tự do nuôi dưỡng cảm xúc và tinh thần để theo đuổi điều mình yêu.

 (Theo 2Sao)