Lưu trữ cho từ khóa: đại tiện táo

Đại hoàng, an hòa ngũ tạng

Trong giới y học cổ truyền lưu truyền rằng “Nhân sâm giết người vô tội, đại hoàng cứu người vô công”, điều đó chứng minh rằng nhận thức về đại hoàng còn rất thiên lệch, coi nhẹ tác dụng của đại hoàng, dù giá trị về kinh tế không cao nhưng khi cần, dùng đúng bệnh thì rất có tác dụng. Trong y học cổ truyền, đại hoàng là vị thuốc tốt, được coi là “lão tướng quân”.

Theo Đông y, đại hoàng vị đắng, tính hàn; vào kinh tỳ, vị, đại trường, tâm bào, can. Tác dụng tả nhiệt thông tiện, phá ứ, phá đàm thực, khứ hủ sinh tân, thông lợi thủy cốc, điều trung, lợi trường vị, an hòa ngũ tạng. Chủ trị kết tích ở trường vị do thực nhiệt, huyết ứ kết khối ở vùng bụng, kinh nguyệt bế, cuồng táo do thực hỏa, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu viêm ứ, bỏng nóng (bôi ở ngoài).

Một số phương thuốc có dùng đại hoàng:

Trị biến chứng đái tháo đường

Trị đái tháo đường biến chứng thận: hoàng kỳ 50g; xích thược 25g; xuyên khung, đương quy, kê nội kim, thương truật mỗi vị 15g; đào nhân, hồng hoa, đại hoàng mỗi vị 6g; tang ký sinh 30g, sắc uống. Phù hợp với những trường hợp khí hư, huyết ứ, người mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, có protein trong nước tiểu.

Trị đái tháo đường biến chứng võng mạc mắt giai đoạn sớm: thiên hoa phấn 15g; cát căn, hoài sơn mỗi vị 20g; ngọc trúc, sinh địa, bạch thược, sơn thù du, kiều mạch diệp, đan sâm mỗi vị 15g; đại hoàng sao 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này phù hợp với thể âm hư táo nhiệt có triệu chứng: phiền khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều lần hoặc người gầy, hay đói, lưỡi đỏ thẫm, ít rêu, mạch tế sác; khám mắt phát hiện thấy có hiện tượng phình vi mao mạch, chấm xuất huyết rải rác, võng mạc phù nhẹ.

Trị huyết trệ, kinh bế và sản hậu ứ huyết, bụng dưới đau: đại hoàng 12g, đào nhân 12g, miết trùng 4g. Sắc uống.

Trị chấn thương đụng dập, bỏng, mụn nhọt lở loét: đại hoàng tán bột trộn dấm hoặc mật bôi vào vết thương.

Trị các bệnh về gan

Vàng da do viêm gan cấp: ngoài điều trị tích cực bằng y học hiện đại có thể phối hợp với y học cổ truyền hiệu quả điều trị rất tốt. Phép điều trị là thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng. Dùng bài “Nhân trần cao thang” gồm nhân trần 84g, đại hoàng 24g, chi tử 14g, sắc uống. Tác dụng: lợi mật, giảm mỡ máu, ức chế sự thoái hóa của tế bào gan đạt hiệu quả tốt, vàng da giảm nhanh, tế bào gan hồi phục nhanh chóng.

Xơ gan: đại hoàng 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 12g, bán chi liên 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, xích thược 10g, đào nhân 10g, uất kim 8g, sài hồ 12g. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, ích khí hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, tiêu trướng trừ mãn, cải thiện chức năng gan, hạn chế xơ hóa tế bào gan; đạt hiệu quả cao.

Lưu ý: – Uống quá liều gây ra buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng trướng, đại tiện lỏng… Mặc dù đại hoàng có tác dụng thông tiện nhuận tràng nhưng dùng liên tục trong một thời gian dài lại gây ra hiện tượng táo bón thứ phát.

- Thận trọng khi dùng cho những người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Trị đại tiện táo

Khí suy đại tiện táo: nhân sâm (đảng sâm 15g), hoàng kỳ 15g, đại hoàng 10g. Sắc uống.

Huyết hư đại tiện táo: đương quy, bạch thược, đại hoàng mỗi vị 10g. Sắc uống.

Âm hư đại tiện táo: mạch đông, thiên đông mỗi vị 12g, đại hoàng 10g. Sắc uống.

Dương hư đại tiện táo: chế phụ tử 10g sắc kỹ trước, can khương 6g, đại hoàng 10g. Sắc uống.

Đại tiện táo do thực tích khí trệ: binh lang 6g, mộc hương, đại hoàng mỗi vị 10g. Sắc uống.

Đại tiện táo do nhiệt kết tinh khô: dùng “Ma tử nhân hoàn” gồm đại hoàng 10g, chỉ thực 6g, hậu phác 12g, bạch thược 12g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.

TS. Nguyễn Thị Tâm Thuận

Ăn lê – trợ giúp tiêu hóa

Quả lê chứa một lượng đường phong phú và nhiều loại vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa. Vì vậy, đối với những người bị viêm gan, xơ gan, quả lê có thể làm thực phẩm phụ trợ cho việc chữa trị nhiều bệnh.

Quả lê hầm phổi lợn: Phổi lợn 250g, xuyên bối mẫu 10g, lê 2 quả, đường phèn 30g. Lê gọt bỏ vỏ ngoài, thái thành miếng, phổi lợn thái miếng mỏng, rửa sạch. Lấy phổi lợn, lê, xuyên bối mẫu cho vào nồi, cho đường phèn vừa đủ, nước lạnh, để lửa nhỏ nấu đến khi phổi lợn chín thì có thể ăn.

Tác dụng: Đối với những người ho khan ít đờm, đại tiện táo và lao phổi, âm hư triều nhiệt, họng khô, ho khan, khạc máu. Còn có thể trị các chứng bệnh suy lao hen suyễn, thổ huyết, khạc máu, liệt phổi, phế ung, phụ nữ ung thư vú, mụn độc và chữa nấc.


 

Nước thu lê củ sen: Lê 500g, củ sen trắng 500g. Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ hạt, củ sen cắt đốt, đập nát rồi dùng miếng vải lọc lấy nước. Uống thay trà.

Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, nhuận phế ngưng ho. Có thể bổ trợ trong việc trị bệnh hen suyễn, phát nhiệt, họng khô rát.

Xuyên bối lê: Lê 2 quả, xuyên bối mẫu 4g, đường phèn 70g, bột đậu 10g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng. Xuyên bối rửa sạch, lê đựng vào bát hấp, cho bối mẫu, đường phèn và thêm 50ml nước sôi, dùng khăn bông ướt bịt miệng bát, cho vào nồi hấp 2 tiếng rồi lấy ra, bày lê ra đĩa, nước vẫn để trong nồi, cho thêm một ít nước lạnh rồi cho bột đậu ướt vào quấy, tưới lên trên ăn.

Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, phù hợp với người bị viêm phổi do phong nhiệt tắc phế.

Nước mã thầy, củ sen, lê tươi: Lê căn tươi 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ, bỏ hạt. Mã thầy 500g bỏ vỏ, củ sen tươi 500g cắt đốt hoặc mạch đông tươi 50g, đập dập hoặc nấu nhừ, lấy miếng vải sạch lọc lấy nước, uống lạnh hoặc ấm, ngày uống nhiều lần.

Tác dụng: Thanh phế do hỏa nhiệt, phù hợp với người bị ngoại cảm, nhiệt, mồm khát, họng khô rát.


Meo.vn (Theo Dinh dưỡng)

Cây mía – “Phục mạch thang” thiên nhiên

Giữa ngày hè nóng nực, thư thả ngồi uống cốc nước mía vàng tươi nguyên chất ướp lạnh, thật thú vị biết nhường nào! Hương vị ngọt tươi mát của nước mía như xua hết những mệt nhọc của công việc và nỗi bức bối của tiết trời mùa Hạ. Chẳng thế, mà ở các nước phương Đông, việc trồng mía, ăn mía, ép lấy nước uống và chế biến đường từ mía đã có một lịch sử lâu đời.

Để có một cốc nước mía "chính hiệu và chất lượng", cần chừng 250g - 500g mía tươi, thân mập; rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, dùng máy ép lấy nước cốt, đem ướp lạnh hoặc cho thêm một chút nước đá xay và chút nước quất (tắc) tươi rồi uống. hiện nay, các cơ sở nước mía siêu sạch có dùng thêm hương đào, hương ổi, hương chanh... nhưng phần lớn chỉ là hương liệu công nghiệp nên không thể thay thế hương quất thiên nhiên vừa thơm lại vừa có lợi cho sức khoẻ.

Theo dinh dưỡng học hiện đại, cứ mỗi 100g mía có chứa 84g nước, 0,2g chất đạm, 0,5g chất béo, 12g chất đường và nhiều các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt.., các vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin D... Ngoài ra, còn có các acid hữu cơ và nhiều loại enzym.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía (cam giá, vu giá, thử giá, can giá...) vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh Vị và Phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hoá, thường được dùng để chữa các chứng trạng bệnh lý như môi khô miệng khát, sốt cao gây mất nước, tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, chứng nôn mửa, ăn vào thì bụng đầy chướng, sáng ăn chiều mửa, chiều ăn sáng mửa, mửa ra thức ăn không tiêu hoá, sốt cao phiền nhiệt... Theo sách Tuỳ tức cư ẩm thực phổ thì nước mía có giá trị như Phục mạch thang thiên nhiên.

Theo kinh nghiệm dân gian: dùng nước mía pha thêm một chút nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa; viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên - chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng; với các bệnh lý hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết... nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm...

Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc. Mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.

Meo.vn (Theo Thucphamvadoisong)

Quả lê giúp bảo vệ gan

Quả lê chứa một lượng đường phong phú và nhiều loại vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa. Vì vậy, đối với những người bị viêm gan, xơ gan, quả lê có thể làm thực phẩm phụ trợ cho việc chữa trị nhiều bệnh.

Quả lê hầm phổi lợn: Phổi lợn 250g, xuyên bối mẫu 10g, lê 2 quả, đường phèn 30g. Lê gọt bỏ vỏ ngoài, thái thành miếng, phổi lợn thái miếng mỏng, rửa sạch. Lấy phổi lợn, lê, xuyên bối mẫu cho vào nồi, cho đường phèn vừa đủ, nước lạnh, để lửa nhỏ nấu đến khi phổi lợn chín thì có thể ăn.

Tác dụng: Đối với những người ho khan ít đờm, đại tiện táo và lao phổi, âm hư triều nhiệt, họng khô, ho khan, khạc máu. Còn có thể trị các chứng bệnh suy lao hen suyễn, thổ huyết, khạc máu, liệt phổi, phế ung, phụ nữ ung thư vú, mụn độc và chữa nấc.
a
Quả lê chứa một lượng đường phong phú và nhiều loại vitamin, có tác dụng bảo vệ gan và trợ giúp tiêu hóa.

Nước thu lê củ sen: Lê 500g, củ sen trắng 500g. Rửa sạch lê, gọt vỏ, bỏ hạt, củ sen cắt đốt, đập nát rồi dùng miếng vải lọc lấy nước. Uống thay trà. Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, nhuận phế ngưng ho. Có thể bổ trợ trong việc trị bệnh hen suyễn, phát nhiệt, họng khô rát.

Xuyên bối lê: Lê 2 quả, xuyên bối mẫu 4g, đường phèn 70g, bột đậu 10g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng. Xuyên bối rửa sạch, lê đựng vào bát hấp, cho bối mẫu, đường phèn và thêm 50ml nước sôi, dùng khăn bông ướt bịt miệng bát, cho vào nồi hấp 2 tiếng rồi lấy ra, bày lê ra đĩa, nước vẫn để trong nồi, cho thêm một ít nước lạnh rồi cho bột đậu ướt vào quấy, tưới lên trên ăn. Tác dụng: Thanh nhiệt hóa đờm, phù hợp với người bị viêm phổi do phong nhiệt tắc phế.

Nước mã thầy, củ sen, lê tươi: Lê căn tươi 100g rửa sạch, lê 1.000g gọt vỏ, bỏ hạt. Mã thầy 500g bỏ vỏ, củ sen tươi 500g cắt đốt hoặc mạch đông tươi 50g, đập dập hoặc nấu nhừ, lấy miếng vải sạch lọc lấy nước, uống lạnh hoặc ấm, ngày uống nhiều lần. Tác dụng: Thanh phế do hỏa nhiệt, phù hợp với người bị ngoại cảm, nhiệt, mồm khát, họng khô rát.

ThS Thanh Tâm
Meo.vn (Theo Bee)

Sứa giúp thanh nhiệt, giải độc

Nộm sứa là món ăn được nhiều người - đặc biệt là dân vùng biển - ưa chuộng. Nhưng ít người biết được sứa có thể chế biến làm nhiều món ăn khác nhau và dùng sứa làm thực phẩm còn có tác dụng chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, sứa tính bình vị mặn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đờm, hạ áp, khứ phong trừ thấp, nhuận trường bình gan, an thai, có thể trị liệu được các bệnh ho hen nhiều đờm, đại tiện táo kết, phong thấp viêm khớp, cao huyết áp, viêm loét, phù chân.

Món nộm sứa mát miệng, thanh nhiệt, giải độc.
Món nộm sứa mát miệng, thanh nhiệt, giải độc.

- Sứa trộn: Sứa 150g, lõi rau diếp, dầu hành, muối tinh, nước mắm, đường, mỳ chính, dầu vừng đủ dùng. Lõi rau diếp tước vỏ thái chỉ ướp muối 20 phút lấy ra vắt hết nước rồi rắc mỳ chính và dầu hành vào trộn đều.

Sứa biển ngâm nước sạch, rửa cho hết bùn đất, thái sợi, ngâm vào nước ấm một lúc rồi vớt ra cho ráo nước, trộn với nước mắm, đường, mỳ chính, dầu vừng, cho vào đĩa, xung quanh đĩa để nộm rau diếp...
Món ăn này mát miệng, thanh nhiệt giải độc, nhuận trường, tiêu tích, khứ phong, trừ thấp, hoá đờm hạ huyết áp, bình gan, tốt cho ngũ tạng còn trị liệu được chứng thấp khớp.
- Trị ho lâu đờm nhiều: Sứa 80g, củ cải trắng 60g. Sứa rửa sạch, củ cải trắng rửa sạch, thái sợi, rồi cho vào nấu chung với sứa, đổ 750ml nước nấu bao giờ còn lại 1 nửa nước là được, uống nước canh, phân làm 2 lần uống, uống liên tục 1 tuần.

Lưu ý: Do sứa có tính mát nên cần thận trọng đối với người tạng hàn, hay bị lạnh bụng, đi ngoài.

Trong 100g sứa chứa 1,3g protein; 0,1g lipit; 3,9g cacbonhydrat; 182mg canxi; 9,5g sắt; Ngoài ra, sứa còn có vitamin B1, B2 và axit nicotinic. Trong sứa biển còn có hàm lượng iốt phong phú và một số hoạt chất có tác dụng nong rộng mạch máu, làm hạ huyết áp. Bên cạnh đó, sứa cũng có loại chất keo với tác dụng chống xơ hoá mạch máu.

Meo.vn (Theo Bee)

Long nhãn, nhân sâm tăng trí nhớ

Vì nhiều lý do khác nhau như thiên bẩm, thể chất, tuổi tác, môi trường sống, điều kiện giáo dục, chế độ ăn uống… nên khả năng ghi nhớ của mỗi người cũng khác nhau. Để bảo vệ và tăng trí nhớ, thuốc cổ truyền cũng đóng một vai trò quan trọng.Long nhãn:

Là cùi quả, có tác dụng ích trí, an thần, được dùng trong các trường hợp trí nhớ suy giảm, hay quên. Còn có tác dụng bổ huyết, dùng khi cơ thể thiếu máu, da xanh, gầy. Khi dùng có thể phối hợp với hoàng kỳ, đương quy… hoặc phối hợp với cao ban long trong cổ phương “Nhị long ẩm”: Long nhãn 32g, cao ban long 32g. Cách dùng: long nhãn nấu kỹ với nước, vắt lấy một bát nước (300 ml), nhân lúc còn nóng, cho các miếng cao ban long vào, quấy cho tan đều. Uống ấm, cách 2 ngày uống một lần. Phương thuốc này tốt cho những người trí nhớ suy giảm, hay quên, kém ăn, kém ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm, hay sốt về chiều, đại tiện táo kết, sắc mặt vàng vọt, da khô, phụ nữ lượng kinh nguyệt ít.

Nhân sâm:

Là vị thuốc bổ khí, đứng đầu trong 4 vị quý nhất của Đông y (sâm, nhung, quế, phụ), có tác dụng “định thần ích trí”, tức làm cho tinh thần ổn định và tăng trí nhớ, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Dùng dưới dạng thuốc hãm, thuốc sắc, thuốc rượu, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong cổ phương “Thiên vương bổ tâm đan”: nhân sâm 8g, sinh địa 6g, đan sâm 8g, huyền sâm 8g, bạch linh 8g, ngũ vị tử 12g, cát cánh 8g, đương quy 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, bá tử nhân 12g, toan táo nhân (sao đen) 12g. Phương này có thể bào chế dưới dạng viên hoàn, ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 12-16 g, uống với nước ấm, hoặc dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang. Uống 2 tuần liền. Phương thuốc thích hợp cho những trường hợp tâm huyết bất túc, tinh thần bất an, thiếu máu, tim hồi hộp, mất ngủ, hay quên, trí nhớ suy giảm.

Theo SK$ĐS

Vừng, vị thuốc đông y quen thuộc

Vừng là thức ăn thường dùng, quen thuộc. Trong các cuốn sách Đông y các thời đại thì vừng được gọi là  vị thuốc kéo dài tuổi thọ. Tại sao vừng lại đựợc gọi là vị thuốc “trường sinh”?Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong vừng có chứa rất nhiều các chất chống lão hóa như vitamin E…; có các chất mà cơ thể cần như protein, chất béo, đường, khoáng chất, có các chất phòng chống bệnh xơ cứng động mạch như axit béo không bão hòa, vitamin PP, vitamin B1, những thứ này đều là cơ sở cho việc kéo dài tuổi thọ.

Vừng có tác dụng bổ não dưỡng sinh: Do vừng có chứa nhiều chất chống lão hóa, bổ não, tăng cường trí lực, lại chứa nhiều axit béo không bão hòa có thể phòng bệnh xơ cứng động mạch, bởi vậy nó có tác dụng bổ não dưỡng sinh rất tốt.

Các bài thuốc người trung niên và người già có thể dùng để bổ não chống lão hóa. Nếu thanh thiếu niên do học hành căng thẳng, não lực mệt mỏi, hay đau đầu, giảm trí nhớ có thể dùng:

- Đem vừng sao thơm, khi sao cho vào ít muối, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30g.

- Lấy 30g vừng, 60g gạo tẻ, cho nước ninh thành cháo, ăn một lần một ngày.

- Lấy quả dâu khô và vừng với lượng bằng nhau nghiền từng thứ thành bột, trộn đều, mỗi lần lấy một thìa trộn với một thìa mật ong, pha với nước sôi uống.

Vừng với tác dụng trị táo bón:

Vừng có chứa chất dầu có tác dụng nhuận tràng dễ đại tiện, lại bổ nên phù hợp với những người đại tiện táo hoặc khô do âm tân khí huyết hư tổn. Các bài thuốc dùng vừng để nhuận táo dễ đại tiện:

Bài 1: Dùng 90g vừng đen, 20g hạnh nhân ngọt, 90g gạo tẻ, ba vị này đổ nước vào ngâm cho nở ra rồi đem nghiền nát, đun chín, cho ít đường, chia làm 2 lần ăn trong ngày.

Bài 2: Lấy 30g vừng đen, 60g hạnh đào, cả hai thứ đem giã nát, mỗi ngày lấy một thìa, pha vào
nước sôi, cho thêm ít mật ong, quấy đều uống vào sáng sớm.

Bài 3: Đem sao vừng đen, lá dâu (hai thứ lượng bằng nhau), rồi nghiền thành bột, mỗi lần ăn 3 thìa, ngày 2-3 lần.

Dùng vừng trị chứng thiếu sữa:

Vừng có tác dụng thông sữa, trị chứng thiếu sữa. Vừng vị tính bình hòa, tác dụng bổ gan thận, bổ dưỡng tinh huyết, nên có tác dụng bổ dưỡng cho sản phụ bị tinh huyết hư tổn, thiếu sữa.

Bài thuốc kinh nghiệm là lấy 30g vừng giã nhỏ, 10g tằm khô nghiền bột, cho ít đường đỏ vào trộn đều, hãm nước sôi, đậy kín khoảng 10 phút thì uống một lần cho hết, ngày uống một lần vào lúc đói.


Theo Netlife

Những bài rượu dưỡng sinh mùa thu

Theo quan niệm của y học cổ truyền, tiết thu, dương khí thu liễm bế tàn, âm khí từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, là giai đoạn quá độ của “dương tiêu âm trưởng”.

Cũng như ẩm thực cổ truyền nói chung, việc dùng rượu trong mùa thu phải tuân thủ nguyên tắc “thu đông dưỡng âm”, “phòng táo giữ âm, tư thận nhuận phế”. Nghĩa là phải chú ý bổ sung đầy đủ chất dịch cho cơ thể, trọng dụng những đồ ăn thức uống có công dụng dưỡng âm nhuận táo. Dưới đây xin được giới thiệu một số cách chế biến những loại rượu dưỡng sinh mùa thu để bạn đọc có thể tham khảo và chọn dùng khi cần thiết.

Rượu hoàng tinh: Hoàng tinh 20g, rượu trắng 500 ml. Hoàng tinh rửa sạch, thái phiến, cho vào túi vải buộc kín rồi thả ngâm trong rượu, sau nửa tháng có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20ml, có công dụng kiện tỳ, nhuận phế, bổ thận. Dùng thích hợp cho những người tỳ vị hư yếu, chán ăn, mệt mỏi, lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa.

Rượu vừng đen: Vừng đen 50g, rượu trắng 500 ml. Vừng đen đãi sạch, để khô rồi đem ngâm với rượu trong bình kín, sau nửa tháng thì dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10-20 ml, công dụng bồi bổ can thận, nhuận dưỡng tỳ phế, chống lão hóa. Dùng thích hợp cho những người bị chứng can thận phế âm hư – biểu hiện: hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt, lưng đau gối mỏi, râu tóc bạc sớm. Với trường hợp đại tiện lỏng loãng không nên dùng.

Rượu cúc hoa: Hoa cúc 50g, rượu trắng 500 ml. Hoa cúc rửa sạch, để ráo, cho vào bình ngâm với rượu, sau 10 ngày có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10-20 ml, có công dụng thanh can, làm sáng mắt, giải cảm phong nhiệt. Dùng thích hợp cho những người hay bị cảm mạo phát sốt, hay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và có cảm giác bốc nóng lên đầu, thị lực giảm sút.

Rượu liên tử: Hạt sen 50g, rượu trắng 500ml. Hạt sen bỏ vỏ và tim, đập vụn rồi ngâm với rượu trong bình kín, sau nửa tháng thì dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml. Công dụng: dưỡng tâm an thần, kiện tỳ, ích thận. Dùng cho những người bị mất ngủ, hay hồi hộp đánh trống ngực, di tinh, đái dầm, xuất tinh sớm, phụ nữ bị khí hư, đi lỏng do tỳ vị hư yếu. Với trường hợp đại tiện táo kết không nên dùng.

Rượu nhân sâm kỷ tử: Nhân sâm 10g, kỷ tử 20g, rượu trắng 500ml. Nhân sâm thái phiến, kỷ tử rửa sạch cho vào bình kín ngâm với rượu, sau nửa tháng có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml. Công dụng: đại bổ nguyên khí, dưỡng can và làm sáng mắt. Dùng thích hợp cho những người bị chứng khí hư  - biểu hiện: dễ đổ mồ hôi, chán ăn, chậm tiêu, da nhợt, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện nhiều lần về đêm, khả năng tình dục sút kém, hay hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ….

Rượu hà thủ ô: Hà thủ ô 150g, rượu trắng 500ml. Hà thủ ô rửa sạch, thái vụn, ngâm với rượu trong bình kín, sau 15-20 ngày có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 10-20ml. Công dụng: bổ thận ích tinh, tư âm dưỡng huyết, chống lão hóa. Dùng thích hợp cho người bị chứng can thận bất túc – biểu hiện: đầu choáng, tai ù, mất ngủ hay quên, râu tóc bạc sớm, di tinh, liệt dương.

Rượu dâu: Quả dâu chín 200g, rượu trắng 500ml. Hai thứ ngâm trong bình kín, sau nửa tháng có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10-20ml. Công dụng: thanh nhiệt nhuận phế, tư âm dưỡng huyết. Dùng thích hợp cho những người âm hư – biểu hiện: môi khô miệng khát, lòng bàn tay bàn chân nóng, ho khan, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo.

Cần lưu ý: Khi uống phải tuân thủ đúng liều lượng, không nên quá chén mà lợi bất cập hại

Theo TN

Mía chữa viêm dạ dày mãn tính

Cây mía rất quen thuộc với chúng ta, trong cây mía có nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là đường (12%). Theo các chuyên gia y học, mía bổ sung dinh dưỡng cho cơ bắp, thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa. Theo y học cổ truyền nước mía vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng.

Sau đây là một số bài thuốc từ mía:

Chữa viêm dạ dày mạn tính: Nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.

Chữa đại tiện táo bón: Nước mía, mật ong mỗi thứ một cốc, trộn đều. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi ăn.

Chữa nội nhiệt miệng khô, nôn mửa, ho, viêm họng, chứng miệng khô nóng ở người già sau khi sốt: Nấu cháo bằng gạo nếp, khi chín thì cho nước mía vào quấy đều để uống.

Chữa ngộ độc: Thân mía 80g, thục địa, ý dĩ, cam thảo bắc mỗi thứ 30g, lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất, mỗi thứ 20g. Cho vào 1 lít nước, nấu sôi rồi đun lửa nhỏ 15 – 20 phút, uống nóng hoặc để nguội tùy theo sở thích mỗi người. Cũng có thể chữa ngộ độc bằng cách lấy thân cây mía giã nát cùng với rễ cỏ tranh, ép lấy nước đun sôi trộn với nước dừa mà uống.

Chữa khí hư: Lá cây mía tím 30g, lá huyết dụ 30g, hoa mò đỏ 20g, rễ mò trắng 80g. Tất cả các vị trên thái nhỏ, sao vàng rồi sắc lên uống hàng ngày.

Làm thuốc an thai: Mầm mía 30g, củ gai 30g, ích mẫu 20g, củ gấu 80g, sa nhân 2g. Tất cả các vị thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100 ml uống trong ngày, chia làm 2 lần.

Lưu ý: Trong bữa ăn có cua thì không nên ăn mật mía, dễ sinh độc.

suckhoedoisong.vn

Trị chứng tai ù

Tai ù làm giảm thính giác, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày, chữa trị không đơn giản. Đông y gọi chứng tai ù là “nhĩ minh” .


Những chứng trạng điển hình

Theo lương y Huyên Thảo (Hà Nội), chứng tai ù có thể do bệnh cục bộ ở tai nhưng chủ yếu thường do các bệnh toàn thân gây nên. Nhĩ minh có liên quan trực tiếp tới sự thịnh suy của âm dương khí huyết và có những chứng trạng điển hình  dễ nhận biết.

+ Thể Can hỏa thượng viêm với những biểu hiện: Khả năng nghe đột ngột giảm, tai ù khi nặng khi nhẹ, nhiều lúc cảm giác như có gió rít trong tai, bực bội thì tai ù nặng thêm, đau đầu, choáng váng, hoa mắt, mặt đỏ, họng khô, miệng đắng, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo kết, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác.

+ Thể Thận tinh suy tổn với những biểu hiện: Tai như có tiếng ve kêu, về đêm to hơn gây khó ngủ, tai nghe kém dần. Chứng bệnh này hay gặp ở người già, người cơ thể suy nhược. Cùng với tai ù, bệnh nhân thấy lưng mỏi, gối yếu, mắt mờ, có thể bị di tinh, mạch tế nhược.

+ Thể Đàm trọc ung kết với những biểu hiện: Tai ù nhiều khi như bị nghẽn trong tai, bụng đầy trướng có khi nôn mửa, đầu choáng váng, miệng khô đắng, đại tiện khó khăn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Bài thuốc theo chứng trạng

+ Nếu ở thể Can hỏa thượng viêm dùng một trong những bài thuốc sau: Bài 1: Cúc hoa 30g, xa tiền thảo 30g, xương bồ 15g. Cho vào sắc dùng uống thay trà liên tục 7-8 ngày. Bài 2: Chỉ tử 9g, sài hồ 9g, thiên hoa phấn 18g, xa tiền thảo 30g. Sắc lấy nước. Cho thêm chút đường trắng, uống nhiều lần trong ngày, liên tục 7-8 ngày.

+ Nếu ở thể Thận tinh suy tổn dùng một trong những bài thuốc sau: Bài 1: Bầu dục lợn 2 quả, đậu đen 60g, đỗ trọng 15g, sinh khương 9g, xương bồ 10g. Hầm chín ăn trong ngày, ăn liên tục nhiều ngày. Bài 2: Thịt chó 250g, đậu đen 60g. Hầm kỹ, ăn hết trong ngày, chia 2 lần sáng và tối.

+ Nếu ở thể Đàm trọc ung kết dùng một trong những bài thuốc sau: Bài 1: Hạnh nhân 20g, trần bì 10g, sinh khương 10g. Sắc uống thay trà trong ngày; uống liên tục 7-8 ngày. Bài 2: Rau cần cả rễ 120g, gạo tẻ 250g, nấu cháo ăn nhiều bữa trong ngày, liên tục trong nhiều ngày.

Theo Thanh Niên