Lưu trữ cho từ khóa: đại hoàng

Đại hoàng, an hòa ngũ tạng

Trong giới y học cổ truyền lưu truyền rằng “Nhân sâm giết người vô tội, đại hoàng cứu người vô công”, điều đó chứng minh rằng nhận thức về đại hoàng còn rất thiên lệch, coi nhẹ tác dụng của đại hoàng, dù giá trị về kinh tế không cao nhưng khi cần, dùng đúng bệnh thì rất có tác dụng. Trong y học cổ truyền, đại hoàng là vị thuốc tốt, được coi là “lão tướng quân”.

Theo Đông y, đại hoàng vị đắng, tính hàn; vào kinh tỳ, vị, đại trường, tâm bào, can. Tác dụng tả nhiệt thông tiện, phá ứ, phá đàm thực, khứ hủ sinh tân, thông lợi thủy cốc, điều trung, lợi trường vị, an hòa ngũ tạng. Chủ trị kết tích ở trường vị do thực nhiệt, huyết ứ kết khối ở vùng bụng, kinh nguyệt bế, cuồng táo do thực hỏa, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu viêm ứ, bỏng nóng (bôi ở ngoài).

Một số phương thuốc có dùng đại hoàng:

Trị biến chứng đái tháo đường

Trị đái tháo đường biến chứng thận: hoàng kỳ 50g; xích thược 25g; xuyên khung, đương quy, kê nội kim, thương truật mỗi vị 15g; đào nhân, hồng hoa, đại hoàng mỗi vị 6g; tang ký sinh 30g, sắc uống. Phù hợp với những trường hợp khí hư, huyết ứ, người mệt mỏi, sắc mặt vàng khô, có protein trong nước tiểu.

Trị đái tháo đường biến chứng võng mạc mắt giai đoạn sớm: thiên hoa phấn 15g; cát căn, hoài sơn mỗi vị 20g; ngọc trúc, sinh địa, bạch thược, sơn thù du, kiều mạch diệp, đan sâm mỗi vị 15g; đại hoàng sao 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này phù hợp với thể âm hư táo nhiệt có triệu chứng: phiền khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều lần hoặc người gầy, hay đói, lưỡi đỏ thẫm, ít rêu, mạch tế sác; khám mắt phát hiện thấy có hiện tượng phình vi mao mạch, chấm xuất huyết rải rác, võng mạc phù nhẹ.

Trị huyết trệ, kinh bế và sản hậu ứ huyết, bụng dưới đau: đại hoàng 12g, đào nhân 12g, miết trùng 4g. Sắc uống.

Trị chấn thương đụng dập, bỏng, mụn nhọt lở loét: đại hoàng tán bột trộn dấm hoặc mật bôi vào vết thương.

Trị các bệnh về gan

Vàng da do viêm gan cấp: ngoài điều trị tích cực bằng y học hiện đại có thể phối hợp với y học cổ truyền hiệu quả điều trị rất tốt. Phép điều trị là thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng. Dùng bài “Nhân trần cao thang” gồm nhân trần 84g, đại hoàng 24g, chi tử 14g, sắc uống. Tác dụng: lợi mật, giảm mỡ máu, ức chế sự thoái hóa của tế bào gan đạt hiệu quả tốt, vàng da giảm nhanh, tế bào gan hồi phục nhanh chóng.

Xơ gan: đại hoàng 12g, bạch hoa xà thiệt thảo 12g, bán chi liên 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, xích thược 10g, đào nhân 10g, uất kim 8g, sài hồ 12g. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, ích khí hoạt huyết hóa ứ, nhuyễn kiên tán kết, tiêu trướng trừ mãn, cải thiện chức năng gan, hạn chế xơ hóa tế bào gan; đạt hiệu quả cao.

Lưu ý: – Uống quá liều gây ra buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng trướng, đại tiện lỏng… Mặc dù đại hoàng có tác dụng thông tiện nhuận tràng nhưng dùng liên tục trong một thời gian dài lại gây ra hiện tượng táo bón thứ phát.

- Thận trọng khi dùng cho những người tỳ vị hư nhược, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Trị đại tiện táo

Khí suy đại tiện táo: nhân sâm (đảng sâm 15g), hoàng kỳ 15g, đại hoàng 10g. Sắc uống.

Huyết hư đại tiện táo: đương quy, bạch thược, đại hoàng mỗi vị 10g. Sắc uống.

Âm hư đại tiện táo: mạch đông, thiên đông mỗi vị 12g, đại hoàng 10g. Sắc uống.

Dương hư đại tiện táo: chế phụ tử 10g sắc kỹ trước, can khương 6g, đại hoàng 10g. Sắc uống.

Đại tiện táo do thực tích khí trệ: binh lang 6g, mộc hương, đại hoàng mỗi vị 10g. Sắc uống.

Đại tiện táo do nhiệt kết tinh khô: dùng “Ma tử nhân hoàn” gồm đại hoàng 10g, chỉ thực 6g, hậu phác 12g, bạch thược 12g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.

TS. Nguyễn Thị Tâm Thuận

Mật cá trắm : “Viagra” hay thuốc độc?

Trong những năm gần đây, tình trạng ngộ độc mật cá trắm có xu hướng gia tăng. Không biết căn cứ vào đâu, người ta vẫn truyền nhau một kinh nghiệm gây chết người mà tự cổ chí kim không hề có sách thuốc nào nói đến: mật cá trắm có thể chữa được các chứng đau bụng, đau lưng, hen suyễn, ho kinh niên, suy nhược cơ thể..., có khả năng tăng cường sinh lực, làm trơn tóc trắng da, thậm chí với cánh “mày râu” có thể dùng loại mật này thay cho “viagra” !?

Người ta mách nhau nên uống mật cá trăm tươi hoặc hòa cùng với rượu thì mới có hiệu quả. Nhưng rốt cuộc, tất cả những người áp dụng kinh nghiệm này đều phải đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng: sau khi uống chừng 1 đến 2 giờ, xuất hiện đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều, tiêu chảy nặng..., nếu không được cứu chữa kịp thời đến ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sẽ thấy các triệu chứng đái ít hoặc vô niệu, phù, khó thở do suy thận, thậm chí có thể nôn ra máu, hôn mê và đi đến tử vong.

Trong y học cổ truyền, mật cá trắm (thanh như đởm), kể cả cá trắm đen và cá trắm trắng, đều được dùng để làm thuốc. Mật cá trắm vị đắng, tính hàn, có công dụng thanh nhiệt giải độc, thoái ế minh mục, được dùng để chữa các chứng bệnh như cổ họng sưng đau, trẻ em đờm dãi ủng trệ...

Trong sách Lĩnh Nam bản thảo, danh y Hải Thượng Lãn Ông viết : “Thanh ngư mật cá trắm giang hồ, mua lấy đem về và để khô, chữa kẻ té cây cùng nhiệt độc, vì chưng tính phó thủy ngao du”. Sách Dược tính chỉ nam ghi rằng : “Mật cá trắm chủ trị những chứng ác sang, hòa nó với vôi mà bôi vào chỗ lở. Người đau cổ họng hoặc sưng tấy, hòa nó với bột bạch phấn phơi chỗ bóng mát, dùng một chút thổi vào được là khỏi. Theo sách Bản thảo cương mục, mật cá trắm có công dụng tả nhiệt, làm sáng mắt, dùng để chữa mắt sưng đỏ đau, có màng, hầu tý (đau họng), nhiệt sang (lở loét do nhiệt).

Để chữa đau mắt đỏ, sáchCung thị dị giản phương dùng hoàng liên thái phiến, sắc đặc, bỏ bã, cô thành cao rồi cho mật cá trắm vào trộn đều, thêm một chút mai phiến, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày nhỏ mắt 1 lần. Sách Tứ xuyên trung dược chí ghi lại kinh nghiệm chữa ác sang bằng cách lấy mật cá trắm, hạt gấc và thổ đại hoàng sấy khô, tán mịn, trộn đều rồi bôi vào vết loét...

Có thể thấy, người xưa hầu hết sử dụng mật cá trắm dưới dạng dùng ngoài và sấy khô, rất ít dùng đường uống trong và liều lượng không rõ rệt. Một số tài liệu ghi rõ mật cá trắm là có độc. Không hề có y thư nào nói đến việc dùng mật cá trắm để bồi bổ và tăng cường sinh lực. Bởi vậy, muốn sử dụng mật cá trắm phải hết sức thận trọng về cả chỉ định, cách dùng và liều lượng, tuyệt nhiên không được tùy tiện, cẩu thả và nhất thiết phải có sự tư vấn của các thầy thuốc có chuyên khoa.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Các phương pháp trị béo phì

Theo y học cổ truyền, béo phì thuộc phạm trù Phì nhân, Nhục nhân và tùy theo từng thể để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.


Hóa thấp pháp: do tỳ hư vận hóa không tốt làm cho thấp tụ lại mà gây béo phì, biểu hiện người mệt mỏi, ăn uống không ngon, tâm ngực đầy tức, rêu lưỡi bẩn, mạch trầm tế.
Bài thuốc: Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia giảm. Phòng kỷ 10g, hoàng kỳ 15g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, sinh khương 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Khứ đàm pháp: do đàm trọc gây béo phì, biểu hiện các chứng khí hư, ngực đầy tức, đầu nặng, thích ngủ ngại vận động, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, mạch hoạt.

Bài thuốc: Ôn đởm thang gia giảm. Bán hạ 10g, trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, quất bì 10g, phục linh 12g, sinh khương 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lợi thủy pháp: hay gặp ở những người béo bệu, mặt phù chân phù, tiểu tiện ít, bụng chướng, đại tiện nát, mạch trầm tế.

Bài thuốc: Đạo thủy phục linh thang gia giảm. Xích linh 10g, mạch môn đông 12g, trạch tả 10g, bạch truật 12g, tang bạch bì 10g, tử tô 6g, binh lang 8g, mộc qua 10g, đại phúc bì 8g, trần bì 8g, sa nhân 8g, mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thông phủ pháp: thường gặp ở những người béo phì do ăn nhiều đồ béo ngọt, uống rượu nhiều, đại tiện bí kết, đàm trọc tích tụ, phủ khí không thông mà kèm theo có bụng trướng, tức ngực khó chịu, rêu lưỡi vàng dày, mạch thực.

Bài thuốc: Phòng phong thông thánh tán gia giảm. Phòng phong 8g, kinh giới 6g, bạc hà 8g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, bạch truật 12g, chi tử 8g, đại hoàng 8g, mang tiêu 8g, thạch cao 15g, hoàng cầm 12g, hoạt thạch 20g, cam thảo 8g, ma hoàng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Sơ lợi pháp: người béo phì kiêm có can uất khí trệ hoặc huyết ứ; lâm sàng biểu hiện đau mạng sườn, cấp táo, huyễn vựng, mệt mỏi, bụng trướng, miệng đắng phiền muộn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh bế hoặc trước kỳ kinh nhũ phòng trướng đau, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Bài thuốc: Đại sài hồ thang gia giảm. Sài hồ 15g, hoàng cầm 9g, đại hoàng 6g, chỉ thực 9g, xích thược 9g, bán hạ 9g, sinh khương 12g, đại táo 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kiện tỳ pháp: thường có biểu hiện của tỳ hư khí nhược, người mệt mỏi không có lực, đoản khí ngại nói, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược vô lực.

Bài thuốc: Dị công tán gia giảm. Đảng sâm 15g, bạch truật 12g, phục linh 10g, cam thảo 8g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tiêu đạo pháp: gặp ở những người ăn ít mà vẫn béo phì, mệt mỏi ngại vận động, sau ăn bụng trướng đầy khó tiêu, rêu lưỡi trắng.

Bài thuốc: Bảo hòa hoàn gia giảm. Sơn tra 20g, thần khúc 12g, mạch nha 10g, bán hạ 10g,    phục linh 10g, trần bì 8g, liên kiều 8g, lai phục tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ôn dương: bệnh lâu ngày, tuổi cao, lâm sàng biểu hiện: sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, tứ chi phù nặng, thường hay gặp ở người do thận dương hư.

Bài thuốc: Tế sinh thận khí hoàn gia giảm. Phụ tử chế 9g, nhục quế 8g, thục địa 15g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, mẫu đan bì 10g,  trạch tả 12g, trư linh 12g, ngưu tất 15g, xa tiền tử 10g, ba kích 12g, thỏ ty tử 10g, tang ký sinh 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Dưỡng âm: do âm dịch không đủ, âm hư sinh nội nhiệt, thường có biểu hiện trên lâm sàng: đau đầu, váng đầu, lưng gối đau mỏi, hai gò má đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch tế sác hoặc vi huyền.

Bài thuốc: Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm. Tri mẫu 10g, hoàng bá 8g, sơn dược 12g, sơn thù du 10g, thục địa 15g, mẫu đan bì 8g, phục linh 10g, trạch tả 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Béo phì thường phát sinh với tăng huyết áp, mỡ máu cao, bệnh mạch vành... do đó càng làm nhanh quá trình lão hóa và tử vong.    

TS. Trần Xuân Nguyên - Trung ương Hội Đông y Việt Nam

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Vị thuốc từ hoa phù dung

Hoa phù dung thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ...…

Phù dung có tên khoa học là Hibiscus mutabilis L., thuộc họ Bông (Malvaceae). Phù dung còn gọi là mộc liên, cự sương…là một loài thực vật cho hoa đẹp được trồng để làm cảnh.

Cành phù dung mang lông ngắn hình sao. Lá có năm cánh, cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể tới 15cm, mặt dưới nhiều lông hơn, năm thùy hình ba cạnh ngắn có bảy gân chính. Hoa phù dung lớn, có hai loại: Hoa đơn (năm cánh), hoa kép (nhiều cánh), khi nở xòe to bằng cái chén, chất cánh xốp, trông như hoa giấy. Màu sắc của phù dung thay đổi từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ) vì trong cánh hoa có chất anthoxyan bị oxy hóa dần khi tiếp xúc với không khí.

Lá và hoa phù dung được dùng làm thuốc từ lâu theo kinh nghiệm dân gian, hoa thu hái lúc mới nở, dùng tươi hoặc phơi khô và lá thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô.


Theo Đông y, cả lá và hoa phù dung có vị cay, khí bình. Có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, tiêu thũng (chữa phù thũng), chỉ thống (giảm đau). Thường dùng chữa mụn nhọt, sưng vú, bỏng, rong kinh, viêm khớp, chữa chắp lẹo, làm hết mủ...…

Hoa phù dung được dùng để chữa các chứng bệnh sau:

- Tổn thương do chấn thương: Dùng hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương, hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với giấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.

- Chữa bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên chỗ bị tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi 3 lần vào vùng bị tổn thương do bỏng.

- Viêm khớp: Dùng hoa phù dung và đậu đỏ (hạt nhỏ) mỗi thứ 15g, nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau.

- Chắp và lẹo mắt: Dùng hoa phù dung tươi và bạc hà tươi, mỗi thứ 3g, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ chắp hoặc lẹo, mỗi ngày 2-3 lần.

- Mắt sưng đau do chấn thương: Dùng một nắm hoa phù dung và 6g sinh địa nghiền nát, trộn với sữa người rồi đắp lên mắt bị bệnh.

- Viêm kết mạc: Lấy 9-30g hoa phù dung sắc uống.

- Cảm mạo: Lấy 30g hoa phù dung và 3g hậu phác, sắc kỹ 2 lần, lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.

- Zona, vết thương do ong đốt, rết, rắn không độc và côn trùng cắn: Dùng hoa phù dung phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào vết thương.

- Mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé: Dùng hoa phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm tỷ lệ 1/4, rồi đắp lên chỗ tổn thương, thay thuốc hằng ngày hoặc cách ngày.

- Chữa sưng vú: Hoa hoặc lá phù dung 50g, mầm húng dũi 50g. Hai vị dùng tươi, rửa sạch, giã đắp. Ngày đắp một lần vào buổi trưa, đắp liên tục trong 3 ngày.

- Kinh nguyệt ra nhiều: Hoa phù dung (loại mới nở) phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc hoa phù dung phơi khô đem tán bột mịn, gương sen đốt tồn tính, tán mịn. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau. Ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với nước cơm, uống trước bữa ăn. Uống trong 5 -7 ngày.

Theo DS Mỹ Nữ

Meo.vn (Theo Nongnghiepvietnam)

Hỗ trợ trị viêm khớp khuỷu bằng thuốc chườm, món ăn

Viêm khớp khuỷu là bệnh thường gặp. Y học cổ truyền có nhiều phương pháp chữa trị bệnh này hiệu quả. Trên số báo thứ năm (152) ra ngày 22/9/2011, chúng tôi đã giới thiệu  đến bạn đọc cách xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp khủyu, số này chúng tôi giới thiệu những bài thuốc xông, bôi, đắp ngoài và một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh để bạn đọc tham khảo.

Các bài thuốc xông, đắp ngoài:

- Hành củ 20g, gừng già 6g, lá hẹ 20g. Nghiền nát các vị thuốc trên đắp vào chỗ đau ở khuỷu tay, băng chặt lại. Cách ngày thay thuốc 1 lần.

- Gừng tươi 10g giã nhỏ vắt nước, hành củ tươi 5 cây, giã nát nhuyễn, bột đại hoàng sống 4g, rượu trắng và bột mì một ít trộn đều đắp vết đau, ngày 1 lần.

- Hành 1 nắm, gừng tươi 30g, xuyên khung 30g. Tất cả cho vào ấm sắc, đem xông khuỷu, cánh tay đau.

- Hoặc dùng chương mộc 60g, tô mộc 30g, lá ngải cứu 15g, sắc nước xông rửa mỗi ngày 1 lần.


Cháo đậu đen hoạt huyết chữa viêm khớp.

Món ăn - bài thuốc

- Cháo đỗ đen: đỗ đen 100g, rửa sạch cho vào nồi, nước vừa phải đun chín dở. Mặt khác dùng vị tô mộc 15g, kê huyết đằng 30g, cho nước đang sôi trong 40 phút rồi lọc bỏ bã lấy nước, cho đỗ đen chín dở vào gạo lức 100g đã vo sạch, lại thêm nước cho vừa đủ, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu thành cháo, thêm đường đỏ tùy thích. Ăn ngày 2 lần .

- Cháo củ từ, hồng táo: củ từ 100g, hồng táo 10 quả, gạo lức 250g. Đem 3 vị rửa sạch cùng đổ vào nồi, nước vừa đủ đun to lửa cho sôi rồi chuyển đun nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo. Ăn lúc nóng này 2 lần.

- Cháo rắn hổ mang, tê tê: rắn hổ mang 1 con, vẩy tê tê nướng 15g, gạo lức 100g. Cho hai thứ trên vào nước rồi đổ gạo đã voc ho sạch vào nấu cháo. Ăn trong ngày, ăn liền 40 ngày.

Lương y Minh Chánh

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Dùng thuốc bổ máu cần lưu ý gì?

Thuốc bổ máu là loại thuốc dùng cho những người bị thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm lượng hemoglobin (huyết cầu tố) trong một đơn vị thể tích máu. Biểu hiện của thiếu máu là da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, mau mệt, khó thở khi gắng sức…

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu, nhưng thường hay gặp là do thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu acid folic, thiếu vitamin B12, thiếu protein. Bên cạnh đó là những thiếu máu cấp tính (chảy máu…) hoặc mạn tính (giun móc, trĩ, loét dạ dày – tá tràng…).

Các thuốc có chất sắt

Nếu cơ thể thiếu sắt (chất cần thiết để tổng hợp huyết sắc tố) thì có thể dùng các thuốc có chứa các muối sắt hóa trị hai (sắt II). Trong cơ thể, chính sắt quyết định màu của máu và cả tính chất chủ yếu của máu nghĩa là khả năng liên kết ôxy và khả năng cho ôxy. Khả năng đó là của phức chất hem – một hợp phần của phân tử hemoglobin.

Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ. Trẻ em thiếu máu thường mệt mỏi, kém ăn, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, tóc thưa dễ rụng, tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức. Mặt khác, có thể gây rối loạn hành vi, ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động, ngôn ngữ và giảm trí thông minh, kết quả học tập kém hơn so với những trẻ cùng lứa tuổi. Người lớn thiếu máu thiếu sắt hay bị hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau ngực, kém minh mẫn, dễ mệt, hay quên, năng suất lao động giảm, phụ nữ thì kinh nguyệt không đều…

Khi thiếu máu thiếu sắt cấp tính, hay kéo dài thì nhất thiết phải bổ sung bằng thuốc có chứa sắt. Có thể dùng các loại viên thuốc có chứa sắt đơn thuần như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt oxalat… Muốn dùng viên sắt có hiệu quả thì không dùng thuốc đã quá hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng vì đã chuyển sang dạng sắt khó hòa tan.

Tác dụng phụ của viên sắt là buồn nôn, táo bón, nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe. Để tránh táo bón, một số viên sắt người ta có cho thêm đại hoàng vào để nhuận tràng, nhưng nếu dùng nhiều đại hoàng sẽ bị tiêu chảy, ngừng dùng sẽ hết. Hoặc dùng thuốc có sắt phối hợp với một số chất khác bào chế dưới dạng dung dịch hoặc sirô cho dễ uống như: tót héma, ferrolip, sắt peptonat hòa tan…

Khi dùng thuốc có sắt nên uống thêm vitamin C để sắt dễ được hấp thu. Mặt khác, không nên uống nhiều nước trà và quả xanh có nhiều tanin vì sẽ ức chế hấp thu sắt. Nên ăn nhiều rau tươi, quả chín có nhiều vitamin C. Sau khi dùng thuốc phục hồi đủ sắt thì ngừng thuốc, mà chỉ duy trì bằng chế độ ăn giàu chất sắt, protein và vitamin.

Acid folic

Acid folic (còn gọi vitamin B9, vitamin Bc…) là một vitamin tan trong nước, biến đổi trong cơ thể dưới dạng hoạt động tetrahydrofolat (FH4) phân bố ở hầu hết các tổ chức, đặc biệt ở gan. Lượng acid folic dự trữ trong toàn bộ cơ thể rất ít, thay đổi từ 6 – 20mg. Thiếu acid folic làm chậm sự phân chia tế bào máu, gây thiếu máu. Đặc điểm thiếu máu do thiếu acid folic là thiếu máu hồng cầu to, hồng cầu không đều. Vì vậy, thuốc được sử dụng để phòng và điều trị các trường hợp thiếu máu hồng cầu to.

Acid folic được bào chế dưới dạng viên nén và ống tiêm, với các tên biệt dược: folacin, foldine, folvite, millafol… có bán rộng rãi trên thị trường. Người lớn dùng 0,5-1mg/ngày, nếu thiếu máu nặng thì 5mg/ngày, uống đến khi hết thiếu máu. Dùng đường uống là đủ, chỉ dùng đường tiêm khi có hội chứng kém hấp thu nặng, hay khi dùng thuốc làm ức chế hấp thu acid folic. Mặt khác, thiếu máu do thiếu acid folic thường hay phối hợp với thiếu sắt. Khi điều trị acid folic đơn thuần mà kết quả hạn chế, cần xem xét điều trị phối hợp sắt.

Vitamin B12

Vitamin B12 còn gọi cyanocobalamin với hơn 100 tên biệt dược, dạng thuốc ống tiêm 100 – 500 và 1.000mcg. Bình thường trong cơ thể, vitamin B12 phân bố ở tất cả các tổ chức, nhưng chủ yếu ở gan, thận. Nó rất cần thiết cho một số phản ứng enzym tham gia vận chuyển gốc methyl để tổng hợp một số acid amin và mạch DNA. Thiếu vitamin B12 làm phân chia tế bào chậm ở tổ chức tạo máu gây thiếu máu. Khi thiếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động khu trú ở chân. Nhu cầu bình thường vitamin B12 hàng ngày từ 1 – 3mcg.

Với trẻ em bị thiếu vitamin B12, có thể cho trẻ tiêm bắp vitamin B12 từ 500 – 1.000mcg/ngày, kéo dài 6 – 8 tuần, sau đó duy trì mỗi tháng tiêm 1 lần.

Ngoài ra, còn nhiều chất khác có thể dùng trong điều trị thiếu máu như erythropoietin, recormon, vitamin B6, đồng, kẽm coban… Nhưng 3 chất đã đề cập ở trên là quan trọng, thường dùng trong điều trị thiếu máu do thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu (thiếu máu dinh dưỡng). Dùng riêng lẻ hay phối hợp với nhau là tùy tình trạng bệnh lý.

BS. Vũ Hướng Văn
(suckhoe-doisong)

Bài thuốc cổ điều trị đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa - một trong những căn bệnh thuộc nhóm bệnh của thời đại (tiểu đường, tim mạch, béo phì...) gây ra các biến chứng nặng nề lên tim mạch, mạch máu, thần kinh, thận, mắt...

Triệu chứng thường gặp của bệnh là: Uống nhiều, tiểu nhiều, luôn có cảm giác đói, người mệt mỏi, mờ mắt, sụt cân... Đông y coi tiểu đường thuộc phạm trù chứng tiêu khát và từ lâu đã có những bài thuốc chữa bệnh nổi tiếng.

http://bee.net.vn/dataimages/201109/original/images769410_T12_bai_thuoc_co_tri_DT.jpg
Đái tháo đường gây ra các biến chứng nặng nề lên tim mạch, mạch máu, thần kinh, thận, mắt...

Đào hạnh thừa khí thang: Đào nhân 9g, đại hoàng 12g, quế chi 6g, chích thảo 6g, mang tiêu 6g sắc uống.
Tiêu khát phương: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa người (hoặc sữa bò), nước củ sen, nước sinh địa, nước gừng tươi, lượng mỗi thứ vừa đủ trộn mật ong làm nước uống hoặc ngậm nuốt.

Thược dược cam thảo thang: Bạch thược, chích cam thảo mỗi thứ 30g sắc uống. Bài thuốc này đã được nghiên cứu dùng trị cho 240 ca, kết hợp thuốc Tây 34 ca. Kết quả, số người không dùng thuốc Tây phối hợp tốt 54 ca, có kết quả 67 ca, không kết quả 17 ca. Số dùng thuốc Tây, kết quả tốt 7 ca, có kết quả 18 ca, tiến bộ 2 ca, không kết quả 7 ca.

Nhị đông thang: Thiên đông 6g, mạch đông 9g, thiên hoa phấn, hoàng cầm, tri mẫu, hà diệp mỗi thứ 3g, nhân sâm, cam thảo đều 1,5g. Sắc uống điều trị chủ yếu chứng thượng tiêu (khát nhiều) kết quả tốt.

Meo.vn (Theo Bee)

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu mô bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi hoặc nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh trĩ thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày người mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

Rau diếp cá.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh theo Đông y là do tạng phế và đại trường thông nhau mà hậu môn thuộc về đại trường, tạng phế mạnh thì khíđầy đủ, nếu hư yếu thì hàn khí không thu liễm lại được làm cho trựctràng lòi ra, đại trường nóng cũng có thể thoát ra. Một nguyên nhân nữalà do ăn uống không điều độ, dùng rượu quá mức, ăn nhiều thức ăn béo, ngồi lâu, ít vận động làm cho thấp tụ lại, mót đi tiêu mà không đi ngay, hoặc táo bón, rặn nhiều, dương minh phủ không điều hòa, quan lạc bị bế tắc, phong nhiệt không lưu thông mà gây nên bệnh.

Tùy theo thể bệnh và mức độ bệnh tật mà có phương pháp điều trị thích hợp kể cả việc can thiệp ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y để điều trị bệnh này.

Thuốc xông, rửa tại chỗ:

Theo kinh nghiệm dân gian dùng một trong những phương sau:

- Nhân hạt gấc (mộc miết tử) 40g, giã nát trộn với một ít giấm thanh rồi bọc vào vải đắp vào nơi búi trĩ.

- Lá muống biển, lá dây đau xương, thêm củ sả, một ít vỏ dừa đốt lên lấy khói xông vào nơi trĩ.

- Lá thiên lý non hoặc loại bánh tẻ 100g, đem rửa sạch giã nhỏ trộn với 10g muối, thêm 300ml nước cất, lọc qua vải gạc, rồi tẩm bông băng vào vết trĩ sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím, ngày 1-2 lần, làm trong vài ba ngày.

- Diếp cá 50g sắc đặc uống ngày 2 lần, bã còn lại dùng đắp vào búi trĩ.

- Xà sàng tử 40g, cam thảo 40g, tán thành bột trộn đều, ngày uống 9g chia làm 3 lần. Đồng thời nấu nước xà sàng tử xông và rửa.

Hoặc dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Hòe hoa 20g, kinhgiới 40g, chỉ xác 20g, ngải cứu 40g, phèn chua 12g. Cho vào nồi dùng lá chuối bọc kín, đem đun sôi độ 10 phút, chọc một lỗ thủng xông trực tiếp vào chỗ trĩ. Khi nguội dùng nước đó ngâm rửa, ngày hai lần.

Bài 2: Bạch chỉ 12g, mộcqua 18g, sinh bạch phàn 9g, rau sam 60g, ngũ bội tử 30g, xuyên tiêu12g, hòe hoa 30g, cam thảo 12g. Sắc lấy nước dùng xông rồi rửa nơi đau.

Bài 3: Nếu trĩ thoát ra bên ngoài, sưng đau dùng minh phàn 30g, đại hoàng 20g, huyền minh phấn 30g,sắc lấy nước ngâm rửa trong 15 phút, ngày 2 lần liên tục trong 3-4 ngày búi trĩ sẽ tiêu.

Thuốc uống:

- Trường hợp trĩ nội xuất huyết có khi thành giọt, màu đỏ sắc tươi, họng khô, miệng khát do nhiệt ủng, huyết ứ phải hành huyết, tán ứ, lương huyết, chỉ huyết.

Bài 1: Nụ hòe 50g, tam lăng 40g, chỉ thực 40g, tam thất 10g, thiến thảo 40g. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần.

Bài 2: Sinh địa 20g, đương quy 12g, xích thược 12g, hoàng cầm 12g, địa du 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Sinh địa 12g, bạch thược 12g, trắc bá diệp 12g, hắc chi ma 12g, đương quy 8g, xuyên khung 8g, hòe hoa 8g, đào nhân 8g, chỉ xác 9g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Nếu thiên về huyết nhiệt phải lương huyết, chỉ huyết, tán ứ và lý khí. Dùng khổ sâm 10g, hòe hoa 10g, tiểu kế 10g, sa nhân 10g, ô tặc cốt 10g, cam thảo 10g, địa du 10g, bồ công anh 20g, bạch đậu khấu 10g, bối mẫu 10g, lá sen 10g,tam thất bột 3g. Sắc uống ngày một thang.

- Trường hợp trĩ ngoại bị viêm nhiễm do thấp nhiệt, hậu môn sưng đỏ,đau, táo bón, nước tiểu đỏ, phải thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, giảm đau.

Bài 1: Hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, xích thược 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, đào nhân 8g,đương quy 8g, đại hoàng 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Hòe hoa 12g, trắc bádiệp 12g, địa du 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới sao đen 16g, kim ngân hoa 16g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

- Trường hợp người lớn tuổi, trĩ ra máu lâu ngày gây thiếu máu, hoamắt, chóng mặt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng, mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, thuộc thể khí huyết lưỡng hư, phải bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết. Dùng phương “Bổ trung ích khí”: Nhân sâm 12g, đương quy 10g, bạch truật 12g, cam thảo 10g, hoàng kỳ 24g,trần bì 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g. Sắc uống ngày một thang.

Tùy theo tình trạng bệnh tật và sức khỏe người bệnh, có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống tác động toàn thân vừa điều trị tại chỗ sẽ cho kết quả tốt hơn.

DSCKI. Phạm Hinh

Hai bài thuốc trị đau bụng lúc hành kinh

Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp phải ở phụ nữ trong những ngày có nguyệt sự (hành kinh). Một số bài thuốc theo y học cổ truyền sau đây theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền – ĐH Y Dược, TP.HCM), nhằm giúp chị em trị chứng đau bụng ấy.

Bài 1:

+ Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đại hoàng (mỗi thứ 12gr), cam thảo, quế chi, mang tiêu (mỗi thứ 6gr).

+ Cách chế biến: đem các vị thuốc trên nấu với 2 chén nước (khoảng 400ml), nấu còn lại 1 chén.

+ Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần 1/3 chén), lúc còn ấm trước mỗi bữa ăn.

Bài thuốc này còn dùng để chủ trị: táo bón, mặt có mụn… Lưu ý, người đang mang thai, người thường bị tiêu chảy thì không dùng bài này.

Bài 2:

+ Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đương quy, đơn bì, bạch phục linh, bạch thược, quế chi (mỗi vị bằng nhau 100gr).

+ Cách chế biến: loại bỏ tạp chất của 3 vị quế chi, bạch phục linh và đơn bì. Bạch thược thì đem tẩm giấm ăn, sao vàng. Đào nhân thì sao vàng lấy cả vỏ. Đương quy thì tẩm rượu, sao vàng. Xong các công đoạn trên, đem tất cả trộn chung, trộn đều, rồi tán thành bột mịn, cho vào thố, lọ đậy kín.

+ Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần độ 10gr), dùng với nước ấm, trước bữa ăn.

theo TN

Bí ngô tốt từ quả đến hạt

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiBí ngô còn gọi là bí đỏ, bí rợ... Giá trị dinh dưỡng của lá, hoa, quả bí ngô đã được nói đến nhiều. Trong bài này chỉ đề cập đến tác dụng chữa bệnh của quả và hạt bí ngô.

Quả bí ngô: quả non (chưa có hạt, tốt nhất là loại mới rụng rốn) có tác dụng làm giảm những cơn đau đầu cơ năng (tức không có tổn thương thực thể trong não) và là một loại thực phẩm có tác dụng làm giảm đường máu đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Cách làm: dùng quả non thái mỏng xào (hay nấu) với tỏi ta (khác với tỏi Tây), ăn hằng ngày. Đối với người bị tiểu đường thì nên coi đây là một món ăn hằng ngày.

Hạt bí ngô là một loại thuốc trị giun sán rất hiệu quả và lành, dùng được cho mọi lứa tuổi. Cách sử dụng: hạt bí ngô già bỏ vỏ (để lại vỏ lụa có màu xanh) ăn sống hoặc giã nhỏ hòa trong nước ấm (có thể cho thêm 1 ít đường). Mỗi ngày dùng 30 - 60 gr (tùy độ tuổi). Cũng có thể uống vào mỗi buổi sáng (tốt nhất là đêm hôm trước chỉ ăn cháo, rồi sáng hôm sau uống nước có hạt bí ngô để tăng hiệu quả) và liên tiếp trong 3 buổi sáng. Muốn có kết quả tốt hơn, sau lần ăn (hay uống) thứ 3 khoảng 2 - 4 giờ, có thể tẩy bằng thuốc tẩy muối (20 gr với trẻ nhỏ, 40 gr với người lớn), hoặc đại hoàng (10 gr- 20 gr) sắc với 100 ml - 200 ml còn 50 ml -100 ml (tùy độ tuổi), uống 1 lần.

Theo TN