Lưu trữ cho từ khóa: đái dầm ban đêm

Ðái dầm ở trẻ, chữa thế nào?

Con trai tôi năm nay hơn 4 tuổi. Từ nhỏ cháu đã có chứng đái dầm cả ngày lẫn đêm, kể cả lúc không ngủ. Xin hỏi bác sĩ, nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này?

Phan Quỳnh Hoa (Hà Nội)

Đái dầm ở trẻ em là trẻ đái trong khi ngủ hoặc khi chơi mà không biết. Người ta chỉ coi đái dầm ở trẻ em là bệnh lý khi trẻ được trên 3 tuổi. Có hai loại đái dầm ở trẻ em là đái dầm ban đêm và đái dầm ban ngày. Đái dầm ban đêm thường gặp ở bệnh nhi ngủ say hơn những trẻ khác. Đái dầm ban ngày khi trẻ đái ra quần vì mải chơi hoặc do trẻ xấu hổ không dám xin đi tiểu, thường thấy ở những trẻ có tính tình nhút nhát, sợ hãi. Đái dầm cũng có thể do dị tật đường tiểu như hẹp bao quy đầu hoặc bệnh ở cột sống như gai đôi cột sống, viêm đường tiết niệu gây đái dắt, cũng có thể do nước tiểu axít hoặc kiềm.

Việc điều trị cần phải căn cứ vào nguyên nhân, nếu do hẹp bao quy đầu nhiều cần cắt bao quy đầu, nếu nước tiểu axít cần cho uống dung dịch natri bicarbonat, nếu nước tiểu kiềm cho uống dung dịch axít phosphoric và natri phosphat acid pha trong nước có thêm một ít đường. Nếu không rõ nguyên nhân, cần chú ý chế độ ăn uống, tránh không cho uống nhiều nước vào chiều tối, cần động viên, khuyến khích tính tự tin của trẻ.

Bạn nên cho cháu đi khám tại chuyên khoa tiết niệu hoặc ngoại nhi để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể.

PGS. TS.Hà Hoàng Kiệm

Mẹo chữa đái dầm ban đêm cho con

Nếu như con bạn đã 4- 5 tuổi rồi mà vẫn còn đái dầm ban đêm như con trai tôi thì bạn hãy áp dụng những biện pháp tự nhiên sau mà không cần cho con uống thuốc trị đái dầm nhé.

5 tuổi mà con trai đêm nào cũng đái dầm!

Con trai đầu lòng của tôi năm nay đã 5 tuổi rồi, nhưng không hiểu sao cháu vẫn thường xuyên đái dầm vào ban đêm. Điều này khiến vợ chồng tôi rất lo lắng.

Ý nghĩ đầu tiên tôi nghĩ đến là có lẽ con trai tôi bị yếu thận chăng nên không kiểm soát được bàng quang của mình trong khi ngủ. Vì thế tôi đã ít nhất 2 lần đưa con trai đi khám tại các bệnh viện lớn nhưng đều có kết luận, thận của cháu rất bình thường, cháu không bị yếu thận. Do đó, vợ chồng tôi lại nghĩ, hay là cháu đái dầm thành thói quen nhỉ? Bởi vì lúc cháu đi lớp, cả ngày cháu không hề đái dầm. 3 năm đi lớp, số lần cháu đái dầm ở lớp trong khi ngủ hoặc khi mải chơi đùa chỉ đếm chưa hết đầu ngón tay. Nhưng cứ hễ ban đêm cháu ngủ thì hầu như đêm nào cũng đái dầm ướt sũng. Có rất ít những hôm cháu không đái dầm.

Mẹo chữa đái dầm ban đêm cho con, Làm mẹ, chữa đái dầm cho trẻ, meo chua dai dam, meo cho be, day con, nuoi con, lam me

Qua theo dõi, tôi toàn thấy cháu đái vào những giờ cố định nào đó. Trước khi đi ngủ cháu đã đi vệ sinh rồi nhưng cứ đến khung 12h, 3h sáng là thể nào cháu cũng đái dầm nếu mẹ không dậy si tè. Nhưng do mẹ đi làm về mệt nên thường khung 3h sáng, mẹ cháu rất ít khi mở mắt ra để si cháu đái được. Kết quả là hôm nào chăn chiếu cũng ướt và khai mù lên.

Cháu đái dầm ban đêm vào mùa hè không sao lắm. Nhưng cực khổ nhất là mùa đông. Cho cháu nằm chăn đệm mà vẫn phải phòng bị dải một chiếc chăn siêu thấm nước đái của cháu. Khi cháu đái xong thì tôi lại quăng chiếc chăn đó xuống đất và sáng nào cũng phải đi giặt chăn. Nhiều khi thấy con đái dầm ban đêm thường xuyên mà nản quá.

Hành trình tìm biện pháp chữa đái dầm ban đêm cho con

Chữa đái dầm ban đêm cho con đúng là cả một cuộc hành trình dài của vợ chồng tôi. Khi cháu bắt đầu 4 tuổi, hễ cứ nghe ai đó mách ở đâu có thuốc chữa đái dầm, dù thuốc nam hay thuốc bắc, là vợ chồng tôi đều đến lấy cho cháu uống. Tuy nhiên, uống rất nhiều loại thuốc nam bắc khác nhau mà tình trạng đái dầm ban đêm khi ngủ của cháu vẫn không khấm khá hơn.

Mẹo chữa đái dầm ban đêm cho con, Làm mẹ, chữa đái dầm cho trẻ, meo chua dai dam, meo cho be, day con, nuoi con, lam me

Rồi chúng tôi lại quay ra tìm hiểu về chứng đái dầm ban đêm và bắt đầu chiến dịch không cho con uống sữa hay uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì sợ nó có thể kích thích bàng quang của cháu. Nhưng dù đã hạn chế cho cháu điều này đến mức tối ưu, đái dầm vẫn hoàn đái dầm. Sốt ruột, chúng tôi lại cho cháu uống thuốc Tây trị đái dầm. Nhưng tất cả đều chẳng khiến tình trạng đái dầm của cháu thuyên giảm đi mấy.

Mãi cho đến mấy tháng trước, tình cờ gặp lại một chị ngày xưa cùng làm ở cơ quan cũ trên đường đi chợ. Khi hỏi han đến con cái, tôi có tâm sự chuyện con trai 5 tuổi vẫn còn đái dầm. Ngay lập tức chị ấy bày cho tôi những phương pháp chữa trị đái dầm tự nhiên mà chị ấy cũng đã áp dụng với con gái chị khi còn nhỏ. Và chị bảo những biện pháp này có thể giúp đỡ và cải thiện rõ rệt tình trạng đái dầm của trẻ nhỏ ban đêm. Chị cũng nói đây là những biện pháp nhằm giúp cho bé thực hành giữ tiểu lâu hơn một chút so với bình thường, giúp tăng cường và kéo dài khả năng chịu đựng của bàng quang.

1. Uống nước ép nam việt quất: Đây là thứ nước rất tốt cho đường tiết niệu.  Cho bé uống một ly nhỏ nước ép nam việt quất một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp chữa bệnh đái dầm.

2. Ăn mật ong: Cho con uống một muỗng canh mật ong trước khi đi ngủ.

3. Quả óc chó và nho khô: Cho con của bạn ăn 1 muỗng cà phê hạt nho khô và 2 muỗng cà phê hạt óc chó như một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

4. Tránh cho con ăn sô cô la, uống nước nhiều đường cũng là một trong những biện pháp khắc phục đái dầm tốt nhất.

5. Không cho con uống sữa sau 4h chiều cũng giúp chữa bệnh đái dầm tự nhiên.

Mẹo chữa đái dầm ban đêm cho con, Làm mẹ, chữa đái dầm cho trẻ, meo chua dai dam, meo cho be, day con, nuoi con, lam me

6. Tránh cho con kết thân với các chất gây dị ứng thực phẩm vì thực tế một số bé có thể bị dị ứng thực phẩm và cũng gây ra chứng đái dầm ban đêm. Những thực phẩm đó là: sữa, trứng, đậu nành, hải sản, cam quýt, thực phẩm có màu đỏ và màu vàng, thực phẩm chứa chất phụ gia nhân tạo…

7. Cho con uống một số loại thảo dược để giúp tăng cường bàng quang non nớt của trẻ như: dâu ngô, bột yến mạch, cây tầm ma, chuối...

Sau khi tích cực áp dụng các lời mách nước trên của chị đồng nghiệp ở cơ quan cũ, quả đúng như lời chị nói, con trai tôi giảm hẳn tình trạng đái dầm ban đêm. Giờ tôi đang tích cực áp dụng tiếp biện pháp trên để hy vọng cháu có thể dứt hẳn đái dầm đây. Hy vọng mùa đông này, chăn đệm nhà tôi sẽ ít phải giặt giũ hơn và thơm tho hơn.

Thu sang, đông đã sắp đến rồi, các mẹ có con đang đái dầm ban đêm hãy cùng áp dụng thử biện pháp này xem hiệu quả với con bạn ra sao rồi phản hồi lại nhé!

Meo.vn (Theo Phụ nữ today)

13 nguyên nhân khiến con bạn đái dầm ban đêm

Tại sao có những em bé mới chỉ gần 1 tuổi đã chẳng hề đái dầm ban đêm nhưng một số trẻ đã lên 6 tuổi vẫn cứ 'tồ tồ' tè dầm thậm chí đến 2-3 lần/ đêm? Thường thì đa số trẻ em đái dầm là hiện tượng bình thường nhưng đái dầm cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu một bệnh tật tiềm ẩn nào đó. Trong thực tế, nguyên nhân này chỉ có ở khoảng 1% số trẻ em đái dầm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những trẻ đái dầm ban đêm là những trẻ lười biếng, cố ý đái dầm, hoặc không vâng lời.

Nhìn chung, đái dầm chứng tỏ dấu hiệu thần kinh non nớt của một đứa trẻ. Một đứa trẻ đái dầm thường không nhận ra cảm giác bàng quang đầy trong khi ngủ và vì vậy chúng không ý thức phải trở dậy vào nhà vệ sinh đi tiểu.

Nguyên nhân có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân kết nhân kết hợp dưới đây:

- Những đứa trẻ không cos khả năng kìm giữ được nước tiểu của mình qua đêm.

- Trẻ em không tự ý thức được khi bàng quang của mình đã đầy.

- Cơ thể trẻ sản xuất một lượng lớn nước tiểu trong suốt thời gian buổi tối và ban đêm.

- Trẻ em có thói quen lười vệ sinh vào ban ngày. Nhiều trẻ thường xuyên bỏ qua các yêu cầu đi tiểu và trì hoãn đi tiểu.

- Nhiễm trùng tiết niệu: Các kích thích bàng quang có thể gây đau bụng dưới hoặc bị dị ứng với đi tiểu. Trẻ bị bệnh này thường thôi thúc mạnh mẽ việc đi tiểu nhiều hơn và đi tiểu thường xuyên hơn. Bên cạnh đó nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em có thể chỉ ra một vấn đề khác, chẳng hạn như một bất thường giải phẫu.

- Tiểu đường: Những người bị bệnh tiểu đường loại 1 thường có nhiều đường trong máu. Từ đó, cơ thể làm tăng lượng nước tiểu do hậu quả của lượng đường trong máu quá nhiều. Trẻ phải đi tiểu thường xuyên có thể là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường.

- Bất thường về cấu trúc hoặc giải phẫu: Một bất thường trong các cơ quan, cơ, hoặc dây thần kinh trong cơ thể cũng có liên quan đến việc đi tiểu ban đêm không kiểm soát được.

- Vấn đề về thần kinh: Sự bất thường trong hệ thần kinh, hoặc chấn thương hoặc bệnh về hệ thần kinh có thể phá vỡ sự cân bằng tinh tế của thần kinh trong việc kiểm soát đi tiểu của trẻ.

- Vấn đề tình cảm: Một cuộc sống gia đình căng thẳng, hoặc các bậc cha mẹ luôn xung khắc đôi khi cũng là nguyên nhân khiến trẻ đái dầm. Bên cạnh đó, sự thay đổi môi trường như bắt đầu đi học, chuyển nhà mới cũng có thể gây đái dầm. Trẻ em đang bị lạm dụng tình dục thể chất cũng bắt đầu đái dầm.

- Giấc ngủ có vấn đề: Sự tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ (đặc trưng bởi tình trạng trẻ gáy quá lớn hoặc nghẹt thở trong khi ngủ) có thể được kết hợp với đái dầm.

- Nhiễm giun kim: biểu hiện trẻ bị ngứa dữ dội ở vùng hậu môn hoặc vùng sinh dục.

- Trẻ ăn uống nhiều chất lỏng quá mức, nhất là trước khi đi ngủ.

- Di truyền: Trẻ bị đái dầm cũng có xu hướng do di truyền trong gia đình. Nếu cha mẹ trẻ đái dầm cũng sẽ khiến trẻ bị đái dầm. Trog trường hợp này, hầu hết các trẻ em sẽ dừng hiện tượng đái dầm ngày ở đúng tuổi mà trước đây cha mẹ chúng ngừng đái dầm.