Lưu trữ cho từ khóa: đái dầm

Người lớn bị tè dầm ban đêm, điều trị thế nào?

Bác sĩ cho em hỏi chồng em thời gian gần đây bị tè dầm ban đêm! Em đoán do công việc quá căng thẳng phải lo nghĩ nhiều! em có thể đưa chồng đi khám ở đâu là tốt nhất? Nếu do căng thẳng thì phải chữa trị thế nào? – Ho Lan Huong (…[email protected]
/* */
)

nguoi-lon-bi-te-dam-ban-dem-dieu-tri-the-nao

Ảnh minh họa.

Chào bạn!

Đái dầm trong khi ngủ thường xảy ra ở trẻ em. Nhưng người lớn cũng có thể lâm vào tình thế này. Sau đây là một số yếu tố gây ra tình trạng đái dầm ở người trưởng thành.

Do di truyền:

Rối loạn hormone chống lợi tiểu.

Bàng quang nhỏ hơn: Ý muốn đề cập đến ở đây không phải là bạn có bàng quang nhỏ mà là sức chứa của nó nhỏ.

Do thuốc: tác dụng phụ của các loại thuốc một số loại thuốc trị bệnh tâm thần

Rượu:

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác được cho là gây chứng đái dầm bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, sỏi niệu đạo, các chứng rối loạn thần kinh, dị dạng cơ thể học, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt phì đại, chứng ngừng thở khi ngủ… Trong một số trường hợp sự lo âu quá mức cũng có thể khiến người trưởng thành đái dầm.

Trường hợp của chồng bạn, do rối loạn tiểu tiện mà nguyên nhân là do cơ thắt của bàng quang, chưa có xuất hiện nghi ngờ bệnh lý của bệnh thận. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này như: căng thẳng thần kinh, ngủ mê mót tiểu,… Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, trước hết để khám và loại trừ các bệnh lý về thận, hơn nữa để được tư vấn trực tiếp về bệnh và phác đồ điều trị.

Chúc bạn khoẻ mạnh!

Bác sỹ Nguyễn Xuân Trừ
Chuyên khoa nội – Phòng khám đa khoa Medelab
1B, Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Theo Giadinh.net.vn

Bài thuốc trị đái dầm hiệu quả

Bài thuốc đơn giản chế biến từ màng mề gà, bong bóng lợn, dế mèn, dạ dày lớn, gan gà trống… để chữa tật đái dầm ở trẻ nhỏ.

Đái dầm là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khi ngủ trẻ đái ướt quần mà không biết, một đêm trẻ thường đái dầm 1 đến 2 lần, có khi 3 hoặc 4 lần.

Theo Đông y, đái dầm là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, bàng quang bị lạnh, sự co bóp bị rối loạn mà gây nên.

Để chữa trẻ nhỏ bị đái dầm, có thể dùng một trong các bài thuốc sau:

1. Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu) 4-12g, phá cố chỉ 4-12g, thố ty tử (hạt tơ hồng) 2-8g, đảng sâm 4-12g, ích trí nhân 2-8g, ba kích (dây ruột gà) 2-8g.

Nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

bai-thuoc-tri-dai-dam-hieu-qua

Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm có thể dùng thành bài thuốc trị đái dầm hiệu quả. Ảnh minh họa: blogspot

2. Củ mài (hoài sơn) 4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân (quả ré) 3 phần. Ba vị sấy khô, tán mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô, sấy khô bảo quản trong lọ sạch.

Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần cho uống 4-8g, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng.

3. Màng mề gà (kê nội kim) sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm, vào lúc đói bụng.

Có thể phối hợp với tang phiêu tiêu, lượng bằng nhau 4-12g, nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Có thể dùng một bộ ruột gà (theo kinh nghiệm dân gian: con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống) rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội kim 1 cái phơi khô, sao vàng.

Bốn thứ hợp lại tán bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g, uống với nước ấm trước bữa ăn.

- Cách chế màng mề gà: Khi mổ gà, bóc lấy màng mề gà, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 12%. Khi dùng, đem sao với cát cho phồng lên. Lấy ra rây sạch cát là được.

Có khi người ta sao màng mề gà với lửa to cho tới khi thấy có màu vàng sẫm, vẩy vào một ít giấm, lấy ra đem phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, kín gió.

4. Dế mèn đen nhúng vào nước sôi, lấy ra phơi khô hoặc sấy khô. Đông y gọi là tất xuất. Dùng một con dế mèn đen tán bột, quấy với nước ấm cho uống.

Trẻ ít tuổi uống một con, mỗi ngày tăng thêm một con. Theo kinh nghiệm thường uống tới 11 con thì khỏi.

5. Mang cua biển tức là lớp trắng xốp ở trong, nấu canh hoặc chưng cách thủy, tùy tuổi của trẻ mà cho ăn ngày 1-3 lần.

6. Bong bóng lợn (trư phao) 1 cái, rửa thật sạch, nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, thêm ít hạt tiêu. Bỏ gạo nếp, lấy bong bóng lợn xắt nhỏ.

Tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần, mỗi lần 20-50g vào lúc đói bụng.

7. Dạ dày lợn (trư đỗ) 1 cái rửa thật sạch, dồn hạt sen (bỏ vỏ và tim sen, tẩm rượu 2 đêm, sấy khô, 100-150g. Nấu chín tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần.

8. Gan gà trống (luộn chín), nhục quế (tán bột mịn). Hai thứ lượng bằng nhau, quết nhuyễn, làm viên bằng hạt đậu xanh.

Mỗi lần cho uống 5-15 viên tùy tuổi, ngày uống 2-3 lần với nước ấm vào lúc không no không đói quá.

Đối với trẻ gái bị đái dầm, cần lưu ý tẩy giun định kỳ cho trẻ, vì có thể giun kim là nguyên nhân gây ra.

Ngoài ra, một số thực phẩm cần được hạn chế trong thực đơn của trẻ như sôcôla, chất cà phê, nước soda, các trái cây thuộc họ cam, quýt. Cho trẻ uống sữa và nước với lượng thích hợp sẽ giúp cải thiện được tình trạng đái dầm.

Để phòng ngừa, nên hướng dẫn cho trẻ tạo thói quen đi tiểu đúng giờ, sắp xếp giờ giấc sinh hoạt vui chơi đừng để trẻ chơi quá mệt vào buổi chiếu tối.

Bữa ăn chiều nên cho trẻ ăn ít canh, nhất là canh các loại rau. Chú ý gọi trẻ dậy đúng giờ để đi tiểu trong.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TPHCM

(Theo VnExpress)

Đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ

“Người ta bảo bắt nhện nhà đem nướng chín, ăn vài con, thì chữa được bệnh đái dầm. Có đúng như vậy không?”.

Đái dầm ở trẻ nhỏ là chuyện bình thường vì hệ thần kinh của các cháu chưa hoàn thiện. Với người lớn thì đây là hiện tượng bệnh lý. Một số nguyên nhân gây đái đường ở người lớn:

- Căng thẳng tâm thần.

- Bất thường trong cấu trúc đường tiết niệu bẩm sinh.

- Bệnh tiểu đường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Cột sống chẻ đôi, tổn thương tuỷ sống…

Tuỳ theo từng trường hợp mà bác sĩ chuyên khoa sẽ có cách xử lý thích hợp.

dong-y-chua-benh-dai-dam-o-tre

Đông y có nhiều cách chữa trị bệnh đái dầm thông thường ở trẻ em:

- Lấy nhện hay trứng nhện sao vàng, tán bột, dùng riêng rẽ hay phối hợp với ngưu hoang, thanh đại, băng phiến. Mỗi ngày dùng 1-2 con nhện hay 1-2 bọc trứng.

- Tiêm 40 g huỳnh kỳ với thịt một con gà. Có thể thêm đại táo, câu kỷ tử, mỡ, hành… Ăn cả cái lẫn nước, 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều tối).

- Lấy 40 g phá cổ chỉ tán nhỏ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê (trẻ nhỏ 1/2 thìa cà phê). Thìa cà phê là loại thìa nhỏ hay dùng để uống cà phê.

GS Nguyễn Lân Dũng

(Theo Nông Nghiệp)

Làm sao để tật đái dầm của trẻ không thành bệnh?

Việc thường xuyên đái dầm sẽ khiến trẻ thiếu tự tin và ngày càng ngượng ngùng, nhút nhát trước người lớn. Cách tốt nhất để chữa được tật bệnh này là nhờ đến sự giúp đõ của bố mẹ. Hãy động viên để trẻ hiểu rằng đái dầm chỉ là một vấn đề bình thường mà bất cứ đứa trẻ nào cũng gặp phải và cho con thấy rằng, bé có thể khắc phục được tật bệnh này.

Cho bé dùng bỉm khi đi ngủ chỉ làm vấn đề thêm nghiêm trọng

Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bé “giải quyết” được những vấn đề tâm lý do tật đái dầm gây ra:

• Chỉ tập trung vào vấn đề con đái dầm. Không nên đổ lỗi hay trừng phạt con. Bạn cần nhớ rằng, chính trẻ cũng không thể điều khiển được việc đái dầm khi đi ngủ và việc đổ lỗi, trừng phạt chỉ làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng.

• Kiên nhẫn và giúp đỡ con. Thường xuyên động viên tinh thần con. Đừng xem đái dầm là một vấn đề nghiêm trọng mỗi khi con bạn gây ra.

• Trong gia đình, không nên trêu ghẹo bé về việc đái dầm. Không ai được trêu chọc bé, những người bên ngoài gia đình cũng thế. Đừng nói trước mặt những người khác về việc bé đã đái dầm đêm qua.

• Khuyến khích bé có trách nhiệm. Giúp con hiểu rằng, trách nhiệm dọn dẹp giường chiếu là của bé chứ không phải của bố mẹ. Hãy để bé cùng bạn dọn sạch “chiến tích” để bé có trách nhiệm hơn và quyết tâm vượt qua vấn đề gặp phải.

• Để dọn dẹp dễ dàng. Hãy chọn các vật dụng, ga trải giường dễ giặt, không thấm nước và thường xuyên dùng thuốc khử mùi phòng trẻ.

Chọn ga giường dễ giặt, không thấm nước.

Cách chữa tật đái dầm

Song song với việc giúp đỡ trẻ thoát khỏi các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý, các cha mẹ có thể thực hiện các phương pháp dưới đây để hạn chế tình trạng “ướt đẫm giường” mỗi sáng bé thức dậy:

• Hạn chế uống nước vào buổi tối. Không cho trẻ uống bất cứ loại nước gì 2 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ.

• Trước khi đi ngủ, nên cho bé đi vệ sinh.

• Giải thích cho trẻ biết là cần phải thức dậy đi vệ sinh vào đêm khi thấy có nhu cầu. Thay vì chỉ tập trung quan tâm làm sao cho bé không đái dầm, bố mẹ hãy giúp con hiểu tầm quan trọng của việc dậy đi vệ sinh hàng đêm.

• Đảm bảo trẻ đi vệ sinh ban đêm được dễ dàng, nên đặt đèn chiếu sáng ở nhà vệ sinh. Nếu trẻ sợ bóng tối, bạn có thể đặt bô trong phòng.

• Trao phần thưởng cho trẻ nếu con không đái dầm. Bạn hãy lập một chiếc bảng nhỏ và để trẻ tự đánh dấu những ngày bé giữ được giường khô, nếu bé đạt được một số ngày nhất định, bạn hãy nhớ tặng bé một món quà khuyến khích nhé!

• Xem xét việc sử dụng bỉm vào ban đêm. Nhiều người tin rằng, bạn không nên dùng bỉm cho con ở nhà vì điều đó sẽ khiến bé ỉ lại, lười dậy vào bạn đêm và lười sử dụng nhà vệ sinh. Nhiều người khác lại tin rằng bỉm khiến bé thêm tự tin vì không còn bị đái dầm nữa. Bạn cần xem xét xem cách nào là hiệu quả nhất cho con.

BACSI.com (Theo PLVN)

Bài thuốc chữa suy nhược thần kinh từ cây kim anh tử

Kim anh tử có vị hơi ngọt, chát, tính bình; công dụng chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái dầm, suy nhược thần kinh…

Kim anh tử hay còn được gọi là kim anh, thích lê tử, đường quán tử. Người Tày gọi là mác nam coi. Là loại cây nhỏ mọc thành bụi.

Thân cành có gai, lá kép, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt. Mùa hoa quả: vào tháng 3 - 6; Quả vào tháng 7 - 9.

Bộ phận được dùng làm thuốc là quả giả (đế hoa lõm biến thành) bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 - 4 cm, rộng 0,3 - 1,2 cm. Mép cắt thường quăn gập lại.

Mặt ngoài hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Cây mọc hoang ở vùng núi thấp ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn… và thường được trồng làm hàng rào. Kim anh tử thường được thu hái vào tháng 10 - 11, khi quả chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng.

Theo y học cổ truyền, kim anh tử có vị hơi ngọt, chát, tính bình; có công dụng chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, đái dầm, suy nhược thần kinh…

Bài 1:

Chữa di mộng hoạt tinh, lưng gối mỏi đau: Quả kim anh 20g, củ sung 16g, cẩu tích 16g. Rửa sạch, cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml. ngày một thang, chia 2 lần, mỗi liệu trình 5-10 ngày.

Bài 2:

Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Với thể chất yếu ớt, dễ mệt mỏi, đái dầm thường xuyên, nước tiểu trong, da nhợt, tay chân lạnh, lưng đau gối mỏi, trí lực kém, hay quên: Kim anh tử 20g, khiếm thực 50g, đường trắng vừa đủ. Kim anh tử sắc kỹ lấy chừng 100ml dịch chiết rồi cho khiếm thực vào nấu thành cháo, chế thêm đường, chia ăn 2 lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10-15 ngày.

Bài 3:

Chữa suy nhược thần kinh: Kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Hai vị kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen.

Tất cả cho vào nồi thêm 2000ml nước đun nhỏ lửa còn 1000ml. Lọc lấy nước cốt bỏ riêng. Sau đó thêm 1000ml nước đun nhỏ lửa còn 500ml. Lọc lấy nước, trộn đều 2 loại nước với nhau thêm đường đun nhỏ lửa còn 1000ml. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày chia 2 lần, mỗi lần 1  thìa cà phê. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.

Bài 4:

Chữa tiểu són, tiểu rắt: Kim anh 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Theo BS Thu Hương

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Khi trẻ đái dầm

Các chuyên gia thuộc Tổ chức Nemours (Mỹ) đưa ra những gợi ý sau về cách xử lý khi trẻ mắc chứng đái dầm.

1. Hãy có thái độ tích cực và thông cảm cho trẻ, đồng thời trấn an trẻ không có gì phải cảm thấy xấu hổ khi tè ra giường

2. Khuyến khích trẻ đi tiểu lần cuối ngay trước khi đi ngủ mỗi đêm

3. Khuyên trẻ uống nhiều nước trong ngày, nhưng giảm bớt vào ban đêm

4. Tránh cho trẻ dùng bất kỳ thức uống nào có chứa caffeine

5. Hãy cân nhắc việc đánh thức trẻ trong đêm để đi vệ sinh

6. Khen ngợi hay có phần thưởng động viên khi trẻ thức dậy mà không tè dầm.

Meo.vn (Theo TNO)

Cho con ngon giấc suốt đêm – Phần 1

(Webtretho) Nếu giống những người mới làm mẹ khác, hẳn bạn sẽ thở phào và ăn mừng khi thiên thần vừa chào đời của mình ngủ ngoan suốt đêm. Nhưng rồi khi bé mọc răng, đi nhà trẻ... bạn sẽ lại bắt đầu mất ngủ. Bé đang lớn dần nhưng về đêm vẫn có thể giật mình thức giấc. Một vài trường hợp như vậy cần được chữa trị.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề tiêu biểu cùng cách xử trí, cả tức thời và lâu dài nhé:

1. Bé chạy sang phòng bạn, nói rằng có quái vật đuổi mình.

Có thể là: Một cơn ác mộng. Các bé thường bắt đầu mơ thấy ác mộng vào khoảng 3 tuổi và đó là kết quả bình thường của sự phát triển não bộ. Bác sĩ Judith Owen, giám đốc phòng khám chuyên về rối loạn giấc ngủ trẻ nhỏ cho biết, “Về mặt nhận thức, có hai việc xảy ra cùng lúc với trẻ ở tuổi mầm non: Trí tưởng tưởng của trẻ phát triển, và chúng đang nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh. Từ đó, chúng cũng cảm thấy sợ hãi hơn bởi vì đã biết có điều gì đó có thể làm mình bị đau.”

Giải pháp tức thời: Hãy trấn an con nhưng đừng nhân nhượng. Nếu để con ngủ chung, bé có thể sẽ hiểu mình chỉ được an toàn khi ngủ cùng bố mẹ, và có điều gì đó thật sự đáng sợ trong phòng bé. Thay vào đó bạn hãy đưa con về giường, nói vài câu vỗ về và hẹn gặp lại bé sáng hôm sau.

Biện pháp lâu dài: Bạn có thể giúp con bằng cách hình thành kỹ năng đối đầu với sợ hãi. Hãy yêu cầu con kể bạn nghe những giấc mơ vào buổi sáng hôm sau, và khi bé kể đến đỉnh điểm, bạn hãy khuyến khích bé sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo một kết thúc mới và tích cực (người khổng lồ đáng sợ nghe tiếng mẹ gọi nên đã chạy trốn, hoặc nó trở nên hiền lành và ở lại ăn tối cùng bé). Cách khác là yêu cầu bé vẽ lại cơn ác mộng của mình, sau đó vò nát và quăng vào sọt rác. Bạn cũng có thể làm một chiếc vòng “trừ mơ” và treo ở đầu giường con nằm, kể cho bé nghe câu chuyện của người da đỏ - khi treo chiếc vòng này gần giường thì những cơn ác mộng sẽ tránh xa, nhường chỗ cho chỉ những giấc mộng đẹp mà thôi. Nếu bé tiếp tục cảm thấy khó chịu bởi những cơn ác mộng, hãy thảo luận vấn đề này với bác sĩ.

Bạn có biết? Những điều đáng sợ mà bé đã trải qua, như lạc mẹ khi đi chơi công viên, có thể khiến bé gặp ác mộng.

webtretho_ác mộng

Bé có thể bắt đầu gặp ác mộng khi lên 3 tuổi. (Ảnh: Inmagine)

2. Bé không bao giờ đái dầm ban ngày nhưng đến đêm lại làm chăn gối ướt sũng.

Có thể là: Tè dầm là bình thường. Nhiều bé đang tập ngồi bô không thể nín tiểu đến tận 12 tiếng đồng hồ vào buổi tối – nó ngoài khả năng kiểm soát của bé. Lên 5 tuổi, khoảng 15% bé vẫn tè dầm, nhưng hầu hết đều "khỏi". Nếu bé đã không tè dầm trong hơn 6 tháng và đột nhiên lại bắt đầu gây "lụt lội", bạn hãy cho bé đi khám. Đó có thể là dấu hiệu bệnh lý như nhiễm trùng đường tiểu, giải quyết vấn đề chính này sẽ đồng thời giải quyết hiện tượng tè dầm của bé.

Giải pháp tức thời: Hãy tập cho con thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Bạn có thể nói, “Con không cần phải đi vệ sinh nhưng đừng tè dầm đấy nhé.” Hãy cho bé mặc tã đi ngủ cho đến khi sáng hôm sau bé thức dậy mà tã vẫn khô ráo; sau vài tháng như vậy thì không cần cho bé mặc tã nữa. Bạn cũng hãy nhớ nếu con tè dầm thì đừng để cảm xúc chen vào,  đừng để bé cảm thấy mình là kẻ thất bại vì cảm giác này sẽ làm bé bị stress. Cuối cùng, đừng để bé uống nước nhiều trong khoảng một tiếng trước khi ngủ.

Biện pháp lâu dài: Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc để bé không tè dầm nhưng thường chỉ nên dùng vào những trường hợp cần thiết, bất khả kháng như đi cắm trại. Ngay sau khi  ngừng dùng thuốc, bé có thể sẽ lại tè dầm chứ chẳng giải quyết được gì.

Bạn có biết? Tè dầm có tính di truyền. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu không biết rõ lý do nhưng nếu bố/mẹ gặp khó khăn trong việc giữ chăn mền khô ráo về đêm, thì con sinh ra cũng có thể giống vậy.

(Còn tiếp)

<!]]>

Ðái dầm ở trẻ, chữa thế nào?

Con trai tôi năm nay hơn 4 tuổi. Từ nhỏ cháu đã có chứng đái dầm cả ngày lẫn đêm, kể cả lúc không ngủ. Xin hỏi bác sĩ, nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này?

Phan Quỳnh Hoa (Hà Nội)

Đái dầm ở trẻ em là trẻ đái trong khi ngủ hoặc khi chơi mà không biết. Người ta chỉ coi đái dầm ở trẻ em là bệnh lý khi trẻ được trên 3 tuổi. Có hai loại đái dầm ở trẻ em là đái dầm ban đêm và đái dầm ban ngày. Đái dầm ban đêm thường gặp ở bệnh nhi ngủ say hơn những trẻ khác. Đái dầm ban ngày khi trẻ đái ra quần vì mải chơi hoặc do trẻ xấu hổ không dám xin đi tiểu, thường thấy ở những trẻ có tính tình nhút nhát, sợ hãi. Đái dầm cũng có thể do dị tật đường tiểu như hẹp bao quy đầu hoặc bệnh ở cột sống như gai đôi cột sống, viêm đường tiết niệu gây đái dắt, cũng có thể do nước tiểu axít hoặc kiềm.

Việc điều trị cần phải căn cứ vào nguyên nhân, nếu do hẹp bao quy đầu nhiều cần cắt bao quy đầu, nếu nước tiểu axít cần cho uống dung dịch natri bicarbonat, nếu nước tiểu kiềm cho uống dung dịch axít phosphoric và natri phosphat acid pha trong nước có thêm một ít đường. Nếu không rõ nguyên nhân, cần chú ý chế độ ăn uống, tránh không cho uống nhiều nước vào chiều tối, cần động viên, khuyến khích tính tự tin của trẻ.

Bạn nên cho cháu đi khám tại chuyên khoa tiết niệu hoặc ngoại nhi để tìm nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cụ thể.

PGS. TS.Hà Hoàng Kiệm

Mẹo hay chữa đái dầm cho bé

Nếu em bé nhà bạn mắc chứng đái dầm, có thể chữa cho bé bằng một số cách dưới đây.

Chuẩn bị 50 gr đậu đen, 100 gr thịt chó. Thái nhỏ thịt, thêm nước rồi đem nấu. Khi nào thấy thịt nhừ thì thêm muối, tỏi, hành, gừng. Cứ cách một ngày ăn một lần, dùng liên tục 5 - 7 lần.

Lấy trứng gà, đập một lỗ nhỏ ở đầu to, cho vào 5 hạt tiêu trắng, đem hấp chín. Trẻ lên 5 tuổi mỗi ngày ăn hai quả vào lúc tối. Trẻ dưới 5 tuổi mỗi tối ăn một quả; ăn liền 5 - 7 ngày.

Theo kinh nghiệm dân gian, trẻ vừa mới cai sữa chuyển sang ăn cơm, nếu mớm cho một ít nước trong ống tre, ống trúc thì có thể tránh được chứng đái dầm.

Theo BDV

Meo.vn

Mẹo chữa đái dầm ban đêm cho con

Nếu như con bạn đã 4- 5 tuổi rồi mà vẫn còn đái dầm ban đêm như con trai tôi thì bạn hãy áp dụng những biện pháp tự nhiên sau mà không cần cho con uống thuốc trị đái dầm nhé.

5 tuổi mà con trai đêm nào cũng đái dầm!

Con trai đầu lòng của tôi năm nay đã 5 tuổi rồi, nhưng không hiểu sao cháu vẫn thường xuyên đái dầm vào ban đêm. Điều này khiến vợ chồng tôi rất lo lắng.

Ý nghĩ đầu tiên tôi nghĩ đến là có lẽ con trai tôi bị yếu thận chăng nên không kiểm soát được bàng quang của mình trong khi ngủ. Vì thế tôi đã ít nhất 2 lần đưa con trai đi khám tại các bệnh viện lớn nhưng đều có kết luận, thận của cháu rất bình thường, cháu không bị yếu thận. Do đó, vợ chồng tôi lại nghĩ, hay là cháu đái dầm thành thói quen nhỉ? Bởi vì lúc cháu đi lớp, cả ngày cháu không hề đái dầm. 3 năm đi lớp, số lần cháu đái dầm ở lớp trong khi ngủ hoặc khi mải chơi đùa chỉ đếm chưa hết đầu ngón tay. Nhưng cứ hễ ban đêm cháu ngủ thì hầu như đêm nào cũng đái dầm ướt sũng. Có rất ít những hôm cháu không đái dầm.

Mẹo chữa đái dầm ban đêm cho con, Làm mẹ, chữa đái dầm cho trẻ, meo chua dai dam, meo cho be, day con, nuoi con, lam me

Qua theo dõi, tôi toàn thấy cháu đái vào những giờ cố định nào đó. Trước khi đi ngủ cháu đã đi vệ sinh rồi nhưng cứ đến khung 12h, 3h sáng là thể nào cháu cũng đái dầm nếu mẹ không dậy si tè. Nhưng do mẹ đi làm về mệt nên thường khung 3h sáng, mẹ cháu rất ít khi mở mắt ra để si cháu đái được. Kết quả là hôm nào chăn chiếu cũng ướt và khai mù lên.

Cháu đái dầm ban đêm vào mùa hè không sao lắm. Nhưng cực khổ nhất là mùa đông. Cho cháu nằm chăn đệm mà vẫn phải phòng bị dải một chiếc chăn siêu thấm nước đái của cháu. Khi cháu đái xong thì tôi lại quăng chiếc chăn đó xuống đất và sáng nào cũng phải đi giặt chăn. Nhiều khi thấy con đái dầm ban đêm thường xuyên mà nản quá.

Hành trình tìm biện pháp chữa đái dầm ban đêm cho con

Chữa đái dầm ban đêm cho con đúng là cả một cuộc hành trình dài của vợ chồng tôi. Khi cháu bắt đầu 4 tuổi, hễ cứ nghe ai đó mách ở đâu có thuốc chữa đái dầm, dù thuốc nam hay thuốc bắc, là vợ chồng tôi đều đến lấy cho cháu uống. Tuy nhiên, uống rất nhiều loại thuốc nam bắc khác nhau mà tình trạng đái dầm ban đêm khi ngủ của cháu vẫn không khấm khá hơn.

Mẹo chữa đái dầm ban đêm cho con, Làm mẹ, chữa đái dầm cho trẻ, meo chua dai dam, meo cho be, day con, nuoi con, lam me

Rồi chúng tôi lại quay ra tìm hiểu về chứng đái dầm ban đêm và bắt đầu chiến dịch không cho con uống sữa hay uống nhiều nước trước khi đi ngủ vì sợ nó có thể kích thích bàng quang của cháu. Nhưng dù đã hạn chế cho cháu điều này đến mức tối ưu, đái dầm vẫn hoàn đái dầm. Sốt ruột, chúng tôi lại cho cháu uống thuốc Tây trị đái dầm. Nhưng tất cả đều chẳng khiến tình trạng đái dầm của cháu thuyên giảm đi mấy.

Mãi cho đến mấy tháng trước, tình cờ gặp lại một chị ngày xưa cùng làm ở cơ quan cũ trên đường đi chợ. Khi hỏi han đến con cái, tôi có tâm sự chuyện con trai 5 tuổi vẫn còn đái dầm. Ngay lập tức chị ấy bày cho tôi những phương pháp chữa trị đái dầm tự nhiên mà chị ấy cũng đã áp dụng với con gái chị khi còn nhỏ. Và chị bảo những biện pháp này có thể giúp đỡ và cải thiện rõ rệt tình trạng đái dầm của trẻ nhỏ ban đêm. Chị cũng nói đây là những biện pháp nhằm giúp cho bé thực hành giữ tiểu lâu hơn một chút so với bình thường, giúp tăng cường và kéo dài khả năng chịu đựng của bàng quang.

1. Uống nước ép nam việt quất: Đây là thứ nước rất tốt cho đường tiết niệu.  Cho bé uống một ly nhỏ nước ép nam việt quất một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp chữa bệnh đái dầm.

2. Ăn mật ong: Cho con uống một muỗng canh mật ong trước khi đi ngủ.

3. Quả óc chó và nho khô: Cho con của bạn ăn 1 muỗng cà phê hạt nho khô và 2 muỗng cà phê hạt óc chó như một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

4. Tránh cho con ăn sô cô la, uống nước nhiều đường cũng là một trong những biện pháp khắc phục đái dầm tốt nhất.

5. Không cho con uống sữa sau 4h chiều cũng giúp chữa bệnh đái dầm tự nhiên.

Mẹo chữa đái dầm ban đêm cho con, Làm mẹ, chữa đái dầm cho trẻ, meo chua dai dam, meo cho be, day con, nuoi con, lam me

6. Tránh cho con kết thân với các chất gây dị ứng thực phẩm vì thực tế một số bé có thể bị dị ứng thực phẩm và cũng gây ra chứng đái dầm ban đêm. Những thực phẩm đó là: sữa, trứng, đậu nành, hải sản, cam quýt, thực phẩm có màu đỏ và màu vàng, thực phẩm chứa chất phụ gia nhân tạo…

7. Cho con uống một số loại thảo dược để giúp tăng cường bàng quang non nớt của trẻ như: dâu ngô, bột yến mạch, cây tầm ma, chuối...

Sau khi tích cực áp dụng các lời mách nước trên của chị đồng nghiệp ở cơ quan cũ, quả đúng như lời chị nói, con trai tôi giảm hẳn tình trạng đái dầm ban đêm. Giờ tôi đang tích cực áp dụng tiếp biện pháp trên để hy vọng cháu có thể dứt hẳn đái dầm đây. Hy vọng mùa đông này, chăn đệm nhà tôi sẽ ít phải giặt giũ hơn và thơm tho hơn.

Thu sang, đông đã sắp đến rồi, các mẹ có con đang đái dầm ban đêm hãy cùng áp dụng thử biện pháp này xem hiệu quả với con bạn ra sao rồi phản hồi lại nhé!

Meo.vn (Theo Phụ nữ today)