Lưu trữ cho từ khóa: da dị ứng

Ngứa nhiều, coi chừng!

Ngứa thực chất là một triệu chứng của một bệnh nào đó được thể hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng ngứa.


Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, hầu như không di truyền (trừ ngứa do eczema) và không lây (trừ ngứa do ghẻ).

Bản chất của ngứa là do một chất được tiết ra trong dưỡng bào dưới da gọi là histamin. Khi chất histamin được tiết ra do một sự kích thích nào đó mà chất kích thích hoàn toàn xa lạ với cơ thể, chất này sẽ kết hợp với các nút tận cùng của thần kinh (cúc tận cùng của các đầu mút một dây thần  kinh) trên những thụ thể đặc biệt.

Khi da bị viêm do một nguyên nhân nào đó hoặc dị ứng một dị nguyên lạ (kháng nguyên lạ) thì ngay lập tức dưỡng bào dưới da sẽ tiết ra chất histamin và sự kết hợp tự nhiên giữa chất histamin và cúc tận cùng của một dây thần kinh sẽ tạo nên một cảm giác ngứa. Ngứa sẽ xuất hiện ngay tại da vùng bị kích thích làm đỏ da, nổi cục (sẩn) có khi to bằng đồng xu, có khi tạo thành từng mảng lớn (mề đay).

Ngứa sẽ tạo nên phản xạ gãi, có khi gãi là một giải pháp tình thế làm giảm ngứa hoặc hết ngứa nhưng rất nhiều trường hợp càng gãi  càng ngứa (ngứa do kiến lửa đốt, ngứa trong mề đay thì càng gãi càng ngứa dữ dội...), có khi gãi làm chảy cả máu nhưng ngứa vẫn hoành hành (ngứa trong chàm nhiễm khuẩn).

Nguyên nhân của ngứa là gì?

Mặc dù ngứa là một triệu chứng nhưng người ta vẫn chia nguyên nhân gây nên ngứa thành hai loại: ngứa do nguyên nhân ngoại lai và ngứa do nguyên nhân bên trong cơ thể (người ta gọi là nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh).

- Nguyên nhân ngoại sinh tức là các nguyên nhân bên ngoài cơ thể bao gồm các tác động như côn trùng, ký sinh trùng đốt (muỗi, ve, mò, chấy, rận, kiến, ghẻ...) hoặc do hóa chất trực tiếp tác động như xà phòng, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, sữa tắm, các loại kem dưỡng da, son môi, phấn thoa mặt hoặc do bụi phấn, phấn một số loài hoa. Người ta  cũng liệt kê cả các tác nhân của một số vi sinh vật như vi khuẩn (gây nhiễm khuẩn ghẻ, nhiễm khuẩn eczema), virut herpes, thủy dậu, zona...

- Nguyên nhân nội sinh  là một số bệnh làm cho xuất hiện triệu chứng ngứa như bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng (dị ứng thời tiết, dị ứng với một số hóa chất); bệnh nấm da (nấm da, nấm kẽ, lang ben, nấm tóc, rận mu...); bệnh sùi mào gà... Một số bệnh thuộc nội tạng cũng làm xuất hiện triệu chứng ngứa như bệnh nhiễm giun sán (giun đũa), bệnh vàng da do lượng sắc tố mật trong máu tăng cao, bệnh suy thận, bệnh đái tháo đường, viêm họng, mũi...

Nguyên nhân nội tạng còn do thức ăn, nước uống không phù hợp cũng gây ngứa như một số người sau khi uống bia, rượu là ngứa ngáy khó chịu. Trong một số trường hợp vết thương ở da bắt đầu tái tạo tổ chức mới (lên da non) cũng gây ngứa. Trong trường hợp này người ta giải thích rằng do các đầu mút thần kinh bắt đầu hồi phục và bị kích thích sẽ gây ngứa.

Ngứa cũng xuất hiện tùy theo bệnh, có khi ngứa liên tục, ngứa khắp toàn thân (mề đay) nhưng có khi ngứa chỉ xuất hiện ban đêm như ngứa trong bệnh ghẻ hoặc ngứa chỉ xuất hiện tại vùng da bị kích thích như ngứa do muỗi đốt, kiến lửa đốt. Ngứa đôi khi làm cho người bệnh phát chán, gây cáu gắt, khó chịu như ngứa do eczema (chàm), mề đay, kiến lửa đốt...

Làm thế nào để không ngứa hoặc hết ngứa?

Ngứa là một triệu chứng với muôn vàn các nguyên nhân khác nhau, muốn để không có ngứa xảy ra hoặc đã bị ngứa rồi làm cho hết ngứa thì tốt nhất là tìm được nguyên nhân gây ngứa từ bên ngoài hoặc từ bên trong gây ra:

- Nếu do côn trùng đốt cần cách ly côn trùng, ví dụ do kiến, muỗi, ve, rận, chấy đốt thì ngoài các biện pháp tiêu diệt chúng theo kinh nghiệm dân gian và hóa chất thì cần có biện pháp cách ly chúng, không tiếp xúc với chúng.

- Nếu do thức ăn, nước uống như tôm cua, rượu, bia thì nên kiêng được càng kỹ càng tốt hoặc hạn chế đến mức tối đa dùng chúng.

- Đối với một số người dị ứng với quần  áo (đặc biệt là quần, áo lót) làm bằng sợi tổng hợp thì nên thay bằng loại vải bông.

- Những người mắc các bệnh mà gây ngứa như ghẻ, hắc lào, lang ben, nấm da, nấm tóc, viêm da dị ứng, hoàng đản, đái tháo đường... thì nên đi khám bệnh để được điều trị dứt điểm và có sự tư vấn tường tận của thầy thuốc cho người bệnh thì bệnh càng chóng lành và không hoặc hạn chế sự tái phát.

- Khi bị ngứa không nên gãi nhất là gãi làm xây xước da vì như vậy rất dễ nhiễm khuẩn.

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)

Mặt nạ dưỡng da không thể dùng tùy tiện

Mặt nạ thường được các chị em hình dung là sản phẩm dưỡng da vô hại, ai cũng có thể đắp và đắp loại nào cũng tốt.

Đánh vào tâm lý này, các thương hiệu mỹ phẩm đã tung ra hàng trăm loại mặt nạ, từ “thượng vàng” giá hàng trăm ngàn đồng/miếng, đến “hạ cám” giá chỉ 8.000đ - 10.000đ/miếng. Tất thảy đều được giới thiệu là chứa những tinh chất đặc biệt như hồng sâm, tảo biển, cá hồi, bột vàng, collagen… và mang những “sứ mệnh” lớn lao cho da là chống nhăn, làm trắng, trị mụn, giảm thâm nám…

Tuy nhiên, theo ThS-BS Lê Thái Vân Thanh, ĐH Y Dược TP.HCM thì tính năng chính của mặt nạ là giúp người dùng thư giãn. Một số sản phẩm hàng hiệu có bổ sung thêm chất dưỡng ẩm, hoạt chất hút nhờn hoặc trị mụn.

Ảnh: SS

Đắp mặt nạ vẫn có khả năng gây viêm da dị ứng hoặc nhẹ hơn là bị kích ứng với những biểu hiện như nổi mẩn đỏ, mụt nước. Trong mặt nạ, dù hàng trôi nổi hay hàng hiệu, đều có chứa axít nhẹ, có tính năng lột nhẹ, tẩy tế bào chết. Những làn da mẫn cảm sẽ có nguy cơ bị kích ứng hoặc viêm da. Vì vậy, nên chọn sản phẩm mặt nạ ở những cơ sở có uy tín, đã quen dùng, tránh mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Cũng không nên thường xuyên đổi mặt nạ. Nhiều người có thói quen “ăn gì đắp đó”, từ sữa chua, sữa tươi đến đủ các loại trái cây chua ngọt. Điều này rất dễ gây tổn thương cho da vì tần suất đắp nhiều và vì da phải liên tục… chịu đựng những chất khác nhau. Dù là sản phẩm thiên nhiên thì mỗi loại da cũng chỉ phù hợp với một số loại trái cây nhất định.

Nếu da bị nổi mụn, cần hạn chế tối đa việc đắp mặt nạ, đặc biệt khi đang có những loại mụn bọc, mụn nước, mụn do viêm da. Chỉ nên dùng những loại mặt nạ đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, đắp mặt nạ một lần/một tuần là đủ, bởi nếu đắp nhiều, các tế bào sừng bị tróc ra nhanh thì khả năng bắt nắng của da lại càng cao. Nếu có vấn đề ở vùng da đặc biệt, như vùng chữ T thì có thể đắp hai lần/tuần. Đắp mặt nạ vào buổi tối là tốt nhất, bởi sau khi đắp có thể dùng kem dưỡng da để tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho da. Đồng thời cũng tránh được việc phải đi ra nắng, bụi  - những nguyên nhân gây viêm nhiễm, nám da. Khi đắp, nên nghe nhạc và thư giãn để tăng hiệu quả thẩm thấu. Nếu lỡ đắp mặt nạ vào ban ngày và sau đó đi ra ngoài thì nhất thiết phải dùng kem chống nắng và che chắn kỹ lưỡng.

Kinh nghiệm

ĐẮP MẶT NẠ MỖI NGÀY GIÚP DA ĐẸP - ĐÚNG VÀ SAI

Mặt nạ dù là trái cây tươi hay các loại thảo mộc đều có tác dụng giúp cho làn da tươi sáng và mịn màng. Tuy nhiên, nếu sử dụng liên tục mỗi ngày, làn da sẽ bị “bội thực” dinh dưỡng, dễ gây dị ứng và mụn.

DƯA LEO, NHA ĐAM ĐỂ DƯỠNG DA VÙNG MẮT - SAI

Dùng dưa leo, nha đam đắp lên mắt, vùng da này sẽ khô thêm. Đây cũng là thói quen của nhiều người, đắp mặt nạ vùng mặt rồi đắp luôn vùng mắt mà quên rằng da mắt mỏng hơn rất nhiều so với da mặt. Tốt nhất là dùng khoai tây nghiền, dưa mát (dưa màu xanh nhạt) đắp lên vùng mắt, vừa làm da mịn màng, vừa chống quầng thâm.

Huỳnh Ngọc Thủy (Chuyên viên tư vấn, Trung tâm Thẩm mỹ và Y khoa Uyên Anh)

Meo.vn (Theo PNO)

Khổ vì ngứa

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNgứa thực chất là một triệu chứng của một bệnh nào đó được thể hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng ngứa.

Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, hầu như không di truyền (trừ ngứa do eczema) và không lây (trừ ngứa do ghẻ). Bản chất của ngứa là do một chất được tiết ra trong dưỡng bào dưới da gọi là histamin. Khi chất histamin được tiết ra do một sự kích thích nào đó mà chất kích thích hoàn toàn xa lạ với cơ thể, chất này sẽ kết hợp với các nút tận cùng của thần kinh (cúc tận cùng của các đầu mút một dây thần  kinh) trên những thụ thể đặc biệt. Khi da bị viêm do một nguyên nhân nào đó hoặc dị ứng một dị nguyên lạ (kháng nguyên lạ) thì ngay lập tức dưỡng bào dưới da sẽ tiết ra chất histamin và sự kết hợp tự nhiên giữa chất histamin và cúc tận cùng của một dây thần kinh sẽ tạo nên một cảm giác ngứa. Ngứa sẽ xuất hiện ngay tại da vùng bị kích thích làm đỏ da, nổi cục (sẩn) có khi to bằng đồng xu, có khi tạo thành từng mảng lớn (mề đay). Ngứa sẽ tạo nên phản xạ gãi, có khi gãi là một giải pháp tình thế làm giảm ngứa hoặc hết ngứa nhưng rất nhiều trường hợp càng gãi  càng ngứa (ngứa do kiến lửa đốt, ngứa trong mề đay thì càng gãi càng ngứa dữ dội...), có khi gãi làm chảy cả máu nhưng ngứa vẫn hoành hành (ngứa trong chàm nhiễm khuẩn).

Nguyên nhân của ngứa là gì?

Mặc dù ngứa là một triệu chứng nhưng người ta vẫn chia nguyên nhân gây nên ngứa thành hai loại: ngứa do nguyên nhân ngoại lai và ngứa do nguyên nhân bên trong cơ thể (người ta gọi là nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh).

- Nguyên nhân ngoại sinh tức là các nguyên nhân bên ngoài cơ thể bao gồm các tác động như côn trùng, ký sinh trùng đốt (muỗi, ve, mò, chấy, rận, kiến, ghẻ...) hoặc do hóa chất trực tiếp tác động như xà phòng, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, sữa tắm, các loại kem dưỡng da, son môi, phấn thoa mặt hoặc do bụi phấn, phấn một số loài hoa. Người ta  cũng liệt kê cả các tác nhân của một số vi sinh vật như vi khuẩn (gây nhiễm khuẩn ghẻ, nhiễm khuẩn eczema), virut herpes, thủy dậu, zona...

- Nguyên nhân nội sinh  là một số bệnh làm cho xuất hiện triệu chứng ngứa như bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng (dị ứng thời tiết, dị ứng với một số hóa chất); bệnh nấm da (nấm da, nấm kẽ, lang ben, nấm tóc, rận mu...); bệnh sùi mào gà... Một số bệnh thuộc nội tạng cũng làm xuất hiện triệu chứng ngứa như bệnh nhiễm giun sán (giun đũa), bệnh vàng da do lượng sắc tố mật trong máu tăng cao, bệnh suy thận, bệnh đái tháo đường, viêm họng, mũi... Nguyên nhân nội tạng còn do thức ăn, nước uống không phù hợp cũng gây ngứa như một số người sau khi uống bia, rượu là ngứa ngáy khó chịu. Trong một số trường hợp vết thương ở da bắt đầu tái tạo tổ chức mới (lên da non) cũng gây ngứa. Trong trường hợp này người ta giải thích rằng do các đầu mút thần kinh bắt đầu hồi phục và bị kích thích sẽ gây ngứa.

Ngứa cũng xuất hiện tùy theo bệnh, có khi ngứa liên tục, ngứa khắp toàn thân (mề đay) nhưng có khi ngứa chỉ xuất hiện ban đêm như ngứa trong bệnh ghẻ hoặc ngứa chỉ xuất hiện tại vùng da bị kích thích như ngứa do muỗi đốt, kiến lửa đốt. Ngứa đôi khi làm cho người bệnh phát chán, gây cáu gắt, khó chịu như ngứa do eczema (chàm), mề đay, kiến lửa đốt...

Làm thế nào để không ngứa hoặc hết ngứa?

Ngứa là một triệu chứng với muôn vàn các nguyên nhân khác nhau, muốn để không có ngứa xảy ra hoặc đã bị ngứa rồi làm cho hết ngứa thì tốt nhất là tìm được nguyên nhân gây ngứa từ bên ngoài hoặc từ bên trong gây ra:

- Nếu do côn trùng đốt cần cách ly côn trùng, ví dụ do kiến, muỗi, ve, rận, chấy đốt thì ngoài các biện pháp tiêu diệt chúng theo kinh nghiệm dân gian và hóa chất thì cần có biện pháp cách ly chúng, không tiếp xúc với chúng.

- Nếu do thức ăn, nước uống như tôm cua, rượu, bia thì nên kiêng được càng kỹ càng tốt hoặc hạn chế đến mức tối đa dùng chúng.

- Đối với một số người dị ứng với quần  áo (đặc biệt là quần, áo lót) làm bằng sợi tổng hợp thì nên thay bằng loại vải bông.

- Những người mắc các bệnh mà gây ngứa như ghẻ, hắc lào, lang ben, nấm da, nấm tóc, viêm da dị ứng, hoàng đản, đái tháo đường... thì nên đi khám bệnh để được điều trị dứt điểm và có sự tư vấn tường tận của thầy thuốc cho người bệnh thì bệnh càng chóng lành và không hoặc hạn chế sự tái phát.

- Khi bị ngứa không nên gãi nhất là gãi làm xây xước da vì như vậy rất dễ nhiễm khuẩn.

Theo Sức Khỏe&Đời Sống

1001 kiểu… ngứa

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mớiNhiều người hay bị ngứa, có trường hợp ngứa gãi thì hết, nhưng có trường hợp càng gãi càng ngứa...

Gặp ở mọi lứa tuổi

Ngứa thực chất là một triệu chứng của một bệnh nào đó được thể hiện ra bên ngoài. Theo y học thì, ngứa gồm có 2 dạng, dạng thứ nhất là ngứa (pruritus) do sự kích thích cục bộ hoặc do rối loạn thần kinh cảm giác ở da, niêm mạc; dạng ngứa thứ hai là sẩn (prugino) - một dấu hiệu của bệnh ngoài da mãn tính mà ít khi xác định định được nguyên nhân. Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, hầu như không di truyền (trừ một số ngứa do exsema) và không lây (trừ một số ngứa do ghẻ). Ngứa sẽ tạo nên phản xạ gãi, có khi gãi là một giải pháp tình thế làm giảm ngứa, hoặc hết ngứa nhưng rất nhiều trường hợp càng gãi càng ngứa (chẳng hạn như ngứa do kiến lửa đốt, ngứa trong mề đay...). Có trường hợp gãi làm chảy cả máu nhưng ngứa vẫn hoành hành (đó là ngứa do chàm nhiễm trùng).

Vì sao ngứa?

Ngứa do nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh. Nguyên nhân nội sinh đó là một số bệnh xuất hiện triệu chứng ngứa như bệnh viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng (dị ứng thời tiết, dị ứng với một số hóa chất), bệnh nấm da (nấm da, nấm kẽ, lang ben, nấm tóc, rận mu...), bệnh sùi mào gà... Một số bệnh thuộc nội tạng cũng làm xuất hiện triệu chứng ngứa như: bệnh nhiễm giun sán (giun đũa), bệnh vàng - tắc mật, bệnh suy thận, bệnh đái tháo đường, viêm họng, mũi... Nguyên nhân nội tạng còn do thức ăn, nước uống không khù hợp cũng gây ngứa như một số người sau khi uống bia, rượu là xuất hiện ngứa rất khó chịu. Trong một số trường hợp vết thương ở da bắt đầu tái tạo tổ chức mới (lên da non) cũng gây ngứa.

Còn nguyên nhân ngoại sinh gây ngứa (tức là các nguyên nhân bên ngoài cơ thể) bao gồm các tác động như côn trùng, ký sinh trùng đốt (muỗi, ve, mò, chấy, rận, kiến, ghẻ...), hoặc do hóa chất trực tiếp tác động như xà phòng, dầu gội đầu, sữa rửa mặt, sữa tắm, các loại kem dưỡng da, son môi, phấn thoa mặt hoặc do bụi phấn, phấn của một số loài hoa. Người ta cũng liệt kê cả các tác nhân của một số vi sinh vật như: vi khuẩn (gây ghẻ nhiễm trùng, exsema nhiễm trùng), vi-rút herpes, thủy đậu, zona...

Ngứa là một triệu chứng với muôn vàn các nguyên nhân khác nhau, muốn ngứa không xảy ra, hoặc đã bị ngứa rồi làm cho hết ngứa thì tốt nhất là đi khám bệnh để bác sĩ khám và tìm nguyên nhân, nhất là nguyên nhân bên trong cơ thể mới có chỉ định điều trị thích hợp. Một số nguyên nhân dễ xác định như bia, rượu, muỗi đốt, kiến cắn, dị ứng hóa chất, xà phòng...  nếu loại nào gây ngứa thì phải loại trừ ngay để không bị ngứa.

Theo Thanh Niên

Ngứa ngoài da – vì sao?

Những ngày qua, tại các phòng khám da liễu của các bệnh viện, bệnh nhân đến khám do sẩn ngứa ngoài da tăng đột biến. Để có cái nhìn toàn diện về căn bệnh ngứa da, chúng tôi xin đăng bài viết của PGS.TS. Bùi Khắc Hậu để bạn đọc tham khảo.

Ngứa da là một triệu chứng thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Khi ngứa, người bệnh sẽ gãi làm xây xước da, chảy máu gây nhiễm trùng mưng mủ hoặc ngứa, gãi tạo thành các nốt sẩn, mụn nước, khi khỏi ngứa thường để lại các nốt thâm, thậm chí để lại các nốt sẹo nhỏ.

Nguyên nhân gây nên ngứa có thể ở ngay ngoài da hoặc có thể ở bên trong nội tạng của cơ thể.

Nguyên nhân ở ngoài da

Bệnh viêm da dị ứng:

Trong các bệnh viêm da dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có viêm da do tiếp xúc thường hay gặp. Viêm da tiếp xúc là do dị ứng nguyên khi gặp kháng thể gây nên hiện tượng phản ứng biểu hiện là viêm da và gây ngứa, ví dụ viêm da dị ứng ở một số người do đeo quai đồng hồ bằng da hoặc bằng nhựa hoặc viêm quanh thắt lưng quần do giây chun bằng cao su. Cũng có một số người dị ứng với da hoặc cao su nên không đi dép da hoặc dép nhựa được vì hễ mỗi lần đi dép vào là ngứa da vùng tiếp xúc trực tiếp tạo nên phản ứng gây ngứa.

Bệnh mề đay:

Mề đay là một bệnh dị ứng da do tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc do ăn, uống với chất hay gây dị ứng ở một số người như tôm, cua, ốc, mắm tôm... Đây là những chất đóng vai trò là dị ứng nguyên khi gặp kháng thể có sẵn trong máu bệnh nhân sẽ gây nên hiện tượng dị ứng.

Bệnh mề đay thường xảy ra ngứa đột ngột, dữ dội tại một vùng da nào đó hoặc có khi gần khắp da cơ thể như cánh tay, bụng, đùi, cẳng chân. Đôi khi bệnh mề đay còn xảy ra ở niêm mạc làm sưng mắt, môi, thậm chí gây viêm niêm mạc ruột gây đau bụng, tiêu chảy, viêm, phù thanh quản. Người ta gọi là nổi mề đay vì nổi lên các nốt sẩn, ngứa.

Trong bệnh mề đay, điển hình nhất là ngứa, người bệnh càng gãi càng ngứa. Các sẩn ngứa to, nhỏ khác nhau đôi khi tạo thành từng mảng. Viền của sẩn ngứa mề đay có màu hồng, trung tâm của sẩn ngứa có màu nhạt hơn.

Bệnh nấm da:

Viêm da do nấm là bệnh nói chung, nhưng do nhiều loài nấm khác nhau gây nên (nấm thân, nấm kẽ, nấm móng, nấm tóc...). Mỗi một loài nấm gây bệnh cho da được gọi các tên khác nhau. Bệnh nấm da cũng gây nên ngứa làm cho bệnh nhân rất khó chịu, ví dụ bệnh hắc lào.

Bệnh hắc lào

Là do nấm thân gây nên. Đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó  thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm. Viền này càng ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung. Do người bệnh bị ngứa, gãi làm lây lan ra nhiều vùng da khác trên cơ thể. Bệnh hắc lào là bệnh lây từ người này sang người khác do dùng chung quần áo, khăn tắm, ngủ chung giường, chiếu... Muốn phòng bệnh hắc lào cần vệ sinh cá nhân tốt. Không dùng chung quần áo, chiếu, khăn và không nằm chung giường với người bị bệnh hắc lào. Khi nghi bị bệnh hắc lào nên đi khám để được xác định và điều trị dứt điểm tránh lây lan cho người khác.

Bệnh lang ben

Là một bệnh do nấm gây ra và cũng gây ngứa ghê gớm. Bệnh gây ngứa đặc biệt là khi người bệnh ra nhiều mồ hôi nhất là khi trời nắng. Bệnh lang ben hay gặp ở cổ, vai, ngực, bụng, cánh tay. Bệnh lang ben cũng lây lan từ người này sang người khác do dùng chung quần áo, khăn mặt, ngủ chung giường... Khi bị lang ben nên đi khám bệnh để được làm các xét nghiệm xác định nấm và trên cơ sở đó người thầy thuốc sẽ cho thuốc điều trị thích hợp và tư vấn sát với thực tế hơn.

Gàu da đầu:

Ở người nhiều gàu thường kèm theo ngứa da đầu. Gàu là hiện tượng viêm da làm bong lớp sừng ở da vùng đầu. Hiện nay có nhiều loại dầu gội đầu khác nhau và tùy thuộc vào da đầu của từng người. Vì vậy khi bị gàu nên chọn loại dầu gội thích hợp với da đầu của mình mới hy vọng làm giảm hoặc hết gàu.

Nguyên nhân từ trong nội tạng của cơ thể

Dị ứng thuốc

Ngày nay hiện tượng dị ứng thuốc là điều làm cho thầy thuốc hết sức quan tâm. Loại thuốc nào cũng có thể gây nên dị ứng tùy từng cơ địa của từng người (kể cả thuốc Tây y và đông y). Khi dị ứng thuốc, ngoài các triệu chứng khác thì ngứa cũng chiếm một tỷ lệ khá cao.

Bệnh giun sán

Khi mắc bệnh giun, sán thì ngoài rối loạn tiêu hóa có thể có triệu chứng ngứa và nổi mẩn ngoài da. Những trường hợp này người ta ít nghĩ tới chỉ khi đi khám bệnh, xét nghiệm phân mới tìm ra được nguyên nhân và thầy thuốc mới có chỉ định dùng thuốc tẩy giun đúng loại. Song song với việc tẩy giun cần ăn uống hợp vệ sinh, không ăn rau sống và uống nước lã để đề phòng mắc bệnh giun tái phát.

Mắc bệnh tiểu đường (đường máu tăng cao):

Thường có sụt cân, ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều kèm theo có thể có ngứa da. Do ngứa nên gãi nhiều làm xây xước da gây nhiễm khuẩn. Mắc bệnh tiểu đường cần ăn kiêng một số thực phẩm như đường, các loại nước giải khát có đường, bia, rượu, chuối chín. Nên tập thể dục đều đặn. Cần vệ sinh da thật tốt để tránh nhiễm khuẩn.

Bệnh về gan, mật

Các bệnh về gan mật làm tắc mật làm vàng da và gây ngứa. Khi ngứa mà tìm các loại nguyên nhân chưa xác định được thì cần kiểm tra chức năng và kiểm tra gan, mật để xem có viêm nhiễm, sỏi, u hay không. Viêm gan thì có nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp nhất là viêm gan do virus và viêm gan do rượu. Muốn phòng tránh viêm gan do virus (virus viêm gan A,B,C) cần được tiêm phòng. Cần bỏ rượu, đặc biệt khi đã có hiện tượng viêm gan bất kỳ do nguyên nhân gì.

Như vậy, muốn hết bệnh ngứa cần tìm nguyên nhân, khi đã biết chắc chắn nguyên nhân của nó thì việc điều trị sẽ có nhiều thuận lợi cho dù là nguyên nhân bên trong cơ thể hay nguyên nhân ngoài da.

(Theo SK&ĐS)

Thảo dược trị phát ban

Để điều trị chứng phát ban hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân. Sau đó mới nghĩ tới chữa trị nó như thế nào.

Phòng tránh

Chứng phát ban là một trong nhiều phản ứng của da khi bị dị ứng. Nếu bạn biết được lý do gây nên dị ứng của cơ thể thì tốt nhất nên tránh những thứ gây kích ứng da. Nếu không biết thì bạn nên đề phòng những điều sau:

- Thay khăn trải giường mỗi tối trước khi đi ngủ. Với khăn trải giường sạch sẽ đảm bảo cho da bạn không bị dị ứng với bụi bẩn trên giường lúc ngủ.

- Cẩn thận khi dùng các loại xà phòng vì đôi khi các chất hoá học trong xà phòng là lý do gây nên dị ứng da.

- Tránh sử dụng chăn gối được làm từ lông các con vật.

- Tránh sử dụng mỹ phẩm nếu da bạn dễ bị kích ứng mà nên thay thế nó bằng các loại dược thảo.

- Nên tránh hút thuốc và uống rượu quá nhiều, nó cũng dễ gây dị ứng da và làm da bạn trở nên xấu đi.

Điều trị

- Nếu chứng phát ban có triệu chứng viêm tấy đỏ thì bạn nên dùng hồ bột gỗ đàn hương. Chà xát gỗ đàn hương lên một hòn đá ẩm sau đó lấy chỗ bột nhão đó bôi lên chỗ da bị phát ban. Gỗ đàn hương mát lạnh sẽ làm trung hoà chỗ da dị ứng và làm da bạn đỡ đau hơn. Mỗi ngày làm ba lần sau đó rửa sạch với nước mát và để da tự khô (không lau, chà xát lên da bằng khăn).

- Đối với da dầu, bạn nên trộn nước chanh với hồ bột gỗ đàn hương, nước chanh sẽ có tác dụng chống lại sự nhiễm khuẩn và làm giảm sự tiết dầu ở các lỗ chân lông.

- Lá cây hạnh có tác dụng chống lại dị ứng da. Ngâm lá quả hạnh vào nước nóng ngày hai lần để ngăn cản sự bộc phát của chứng phát ban và nó cũng có tác dụng chữa chứng phát ban.

- Lấy hạt đu đủ ngâm vào nước nóng, cho thêm một thìa nước chanh sau đó trộn đều lên và bôi lên chỗ da có nguy cơ bị phát ban. Thực hiện ngày một lần để ngăn cản da bị phát ban hoặc ngày hai lần nếu da phát ban bộc phát. Để khoảng 15 phút sau đó rửa sạch với nước mát, để khô tự nhiên không lau.

- Một phương phát khác cũng rất có hiệu quả là bạn trộn một thìa nước chanh với 30g tinh dầu dừa. Bôi rộng quanh chỗ phát ban và để khoảng 1 tiếng trước khi rửa sạch lại với nước mát.

- Vitamin C cũng có tác dụng ngăn cản dị ứng. Nó được khuyến cáo đối với người hay bị dị ứng, như vậy mỗi sáng bạn nên cung cấp cho mình một cốc nước chanh ép hoặc một cốc nước thêm hai thìa rượu táo cũng có tác dụng rất tốt.

Theo Dân Trí

Cách phòng bệnh cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh do cơ thể non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh vào mùa đông, nhất là các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da.

 

Do đó cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ, làm sao đảm bảo cho trẻ đủ ấm nhưng vẫn phải vệ sinh da trẻ sạch sẽ, thoáng khí để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da,...

Giữ đủ ấm cho trẻ

Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn, nhất là vào mùa lạnh, trong khi khả năng ổn định thân nhiệt của trẻ còn kém. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm.

Ngay sau khi sinh, nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm. Sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng.
Phòng trẻ nằm phải ấm, đủ ánh sáng thoáng khí, không có gió lùa. Cần mặc quần áo ấm cho trẻ, đội mũ vải mềm, che cả tai, mang tất tay và chân cho trẻ. Thường xuyên sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ. Tiếp xúc da kề da cũng là cách để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị hạ thân nhiệt hay khi bạn cần cho trẻ ra ngoài trong khi trời trở lạnh.
Vệ sinh da sạch sẽ

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh phải luôn đảm bảo cho trẻ đủ ấm để tránh mắc các bệnh đường hô hấp nhưng cũng cần phải thường xuyên vệ sinh da cho trẻ để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng (vì thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở trẻ phát triển), nhiễm trùng rốn,... bằng cách tắm rửa, thay tã lót thường xuyên cho trẻ.

Da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, không thoáng khí, quá trình trao đổi chất của da bị hạn chế sẽ rất dễ bị hăm da, viêm da, hoặc nhiễm trùng rốn nếu băng rốn quá kỹ sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Trong những ngày trời lạnh cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để trẻ không bị nhiễm lạnh. Không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ, chỉ nên tắm cho bé khoảng 2 lần/tuần là đủ. Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm.
Ngay sau khi tắm, cần lau sạch người bé, ủ ấm để bé không bị lạnh. Khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, nước ấm. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đó tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục. Lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé.
Trẻ sơ sinh thường hay đi tiêu, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm, lau khô và quấn tã, ủ ấm cho trẻ.

Giữ ấm để phòng bệnh cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh do cơ thể non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh vào mùa đông, nhất là các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da. Do đó cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ, làm sao đảm bảo cho trẻ đủ ấm nhưng vẫn phải vệ sinh da trẻ sạch sẽ, thoáng khí để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da,...

Giữ đủ ấm cho trẻ

Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn, nhất là vào mùa lạnh, trong khi khả năng ổn định thân nhiệt của trẻ còn kém. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm.

Ngay sau khi sinh, nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ trẻ ấm. Sữa mẹ giúp trẻ bảo vệ thân nhiệt và chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng.

Phòng trẻ nằm phải ấm, đủ ánh sáng thoáng khí, không có gió lùa. Cần mặc quần áo ấm cho trẻ, đội mũ vải mềm, che cả tai, mang tất tay và chân cho trẻ. Thường xuyên sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng mẹ, cho bú mẹ. Tiếp xúc da kề da cũng là cách để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị hạ thân nhiệt hay khi bạn cần cho trẻ ra ngoài trong khi trời trở lạnh.

Ủ ấm cho trẻ sơ sinh theo phương pháp kangaroo.

Vệ sinh da sạch sẽ

Chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa lạnh phải luôn đảm bảo cho trẻ đủ ấm để tránh mắc các bệnh đường hô hấp nhưng cũng cần phải thường xuyên vệ sinh da cho trẻ để tránh các bệnh về da như hăm da, viêm da, viêm da dị ứng (vì thời tiết lạnh và khô hanh là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da dị ứng ở trẻ phát triển), nhiễm trùng rốn,... bằng cách tắm rửa, thay tã lót thường xuyên cho trẻ.

Da trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, không thoáng khí, quá trình trao đổi chất của da bị hạn chế sẽ rất dễ bị hăm da, viêm da, hoặc nhiễm trùng rốn nếu băng rốn quá kỹ sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Trong những ngày trời lạnh cần lau rửa, tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm để trẻ không bị nhiễm lạnh. Không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ, chỉ nên tắm cho bé khoảng 2 lần/tuần là đủ. Trước khi tắm cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm. Ngay sau khi tắm, cần lau sạch người bé, ủ ấm để bé không bị lạnh. Khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, nước ấm. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đó tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, sau đó lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục. Lau khô bé. Mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé.

Trẻ sơ sinh thường hay đi tiêu, tiểu nhiều lần, nhất là vào ban đêm. Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm, lau khô và quấn tã, ủ ấm cho trẻ.

Bác sĩ  Thu Lan

Trẻ sơ sinh uống kháng sinh có thể bị eczema

Một kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Tây Ban Nha tiến hành và được công bố trên 'Tạp chí dị ứng và miễn dịch trẻ em' cho biết trẻ sơ sinh uống các loại thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau paracetamol có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh eczema sau này.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Tiến sỹ Luis Garcia-Marcos thuộc Đại học Murcia nói rằng phát hiện này không có nghĩa là các bậc cha mẹ tránh sử dụng paracetamol hay ở Mỹ còn gọi là acetaminophen bởi vẫn chưa biết rõ liệu nguy cơ tăng cao phải thật sự do dùng các loại thuốc này gây nên hay do nguyên nhân nào khác.'

Tiến sỹ Luis và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu, thu thập các dữ liệu về việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay giảm đau ở 13.900 trẻ em trong độ tuổi từ sáu đến bảy tuổi.

Kết quả cho thấy những trẻ em trong vòng một tuổi được các bậc cha mẹ cho uống paracetamol có nguy cơ mắc bệnh eczema cao hơn 56%, trong khi đó những đứa trẻ uống kháng sinh thì tỷ lệ nguy cơ thậm chí còn cao hơn, lên tới 66%.

Tuy nhiên, tác động đối với nguy cơ bệnh eczema cũng khác nhau ở những trẻ em có các triệu chứng hen suyễn, mắt mũi chảy nước. Khi những đứa trẻ này được cho uống paracetamol, không phải thuốc kháng sinh, khi chúng còn sơ sinh, không phát hiện thấy nguy cơ mắc bệnh eczema tăng cao.

Khi kết hợp cho uống cả paracetamol và thuốc kháng sinh, mới phát hiện nguy cơ tăng cao, thậm chí đối với cả những đứa trẻ không bị hen suyễn hay triệu chứng mắt, mũi chảy nước.

Tiến sỹ Luis cho biết điều này nói lên rằng đối với những đứa trẻ bị dị ứng, thuốc kháng sinh có thể là nhân tố quyết định trong việc liệu có phát triển triệu chứng eczema hay không. Dù vậy, các bậc cha mẹ không nên lo lắng.

Paracetamol là một loại thuốc rất an toàn và đã được dùng từ lâu, không phát hiện thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa việc dùng loại thuốc này với các hiệu ứng phụ, Tiến sỹ Luis nói. Eczema còn gọi là bệnh chàm - một bệnh da dị ứng mạn tính. Việc điều trị bệnh này đến nay vẫn là một điều khó khăn.

Tổn thương của bệnh eczema có các đặc trưng như khởi đầu trên bề mặt da sẩn đỏ, lấm tấm nhiều hạt nước nhỏ, người bệnh ngứa gãi nhiều; có thể chảy nước vàng do gãi, đóng vảy trên các tổn thương. Nếu bóc vảy, sẽ để lộ làn da bị đỏ, có nhiều vết xước, tổn thương này được gọi là 'giếng chàm.'

Bệnh có thể trở thành mạn tính, da dày lên, ngứa gãi nhiều. Nhiều trường hợp bội nhiễm gây viêm da mủ, hoặc nhiễm trùng ác tính, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Bệnh tiến triển từng đợt, kéo dài từ một đến hai năm./.

Khắc Hiếu (Vietnam+)

Dị ứng thuốc và cách phòng ngừa

Trong các tác dụng không mong muốn của thuốc thì dị ứng thuốc là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do thuốc, đặc biệt do dị ứng thuốc là một vấn đề y tế lớn cần được sự quan tâm của cả cộng đồng.

Dị ứng thuốc biểu hiện như thế nào?

Các phản ứng dị ứng có nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ nhất là sự kích ứng, các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như: buồn nôn, ói mửa cho đến các trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng, chẳng hạn shock phản vệ… Sau đây là các biểu hiện thường gặp nhất.

Mày đay: Là biểu hiện lâm sàng nhẹ và ban đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc. Sau khi dùng thuốc (nhanh từ 5 - 10 phút, chậm có thể vài ngày), người bệnh cảm thấy nóng bừng, ngứa, trên da nổi ban cùng sẩn phù. Trường hợp nặng có thể có khó thở, đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao...

Phù Quincke: Là tình trạng phù cục bộ, phù thường xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc ở những vùng da mỏng, môi, cổ, quanh mắt, bụng, các chi, bộ phận sinh dục... Màu da vùng phù bình thường hoặc hơi hồng nhạt, đôi khi phối hợp với mày đay. Trường hợp phù Quincke ở họng, thanh quản, người bệnh có thể bị nghẹt thở; ở ruột, dạ dày gây đau bụng; ở não gây đau đầu...

Viêm da dị ứng: Thương tổn cơ bản là mụn nước kèm theo ban đỏ, ngứa, phù da và tiến triển theo nhiều giai đoạn. Viêm da dị ứng có thể xuất hiện nhanh sau một vài giờ, trung bình sau vài ba ngày, có khi hàng tuần sau khi dùng hoặc tiếp xúc với thuốc.

Đỏ da toàn thân: Bệnh xuất hiện từ 2 - 3 ngày, trung bình 6 - 7 ngày, đôi khi 2 - 3 tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh thấy bừng nóng, ngứa khắp người, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, nổi ban đỏ toàn thân, trên da có vảy trắng, các kẽ chân tay có thể nứt và chảy nước vàng, đôi khi bị bội nhiễm có mủ.

Bệnh huyết thanh: Thường xuất hiện vào ngày thứ hai đến ngày thứ 14 sau khi dùng thuốc với biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, buồn nôn, đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao 38 - 390C, gan to, nổi ban mày đay khắp người. Nếu phát hiện kịp thời và ngừng ngay việc dùng thuốc, các triệu chứng trên sẽ dần hết.

Tổn thương do dị ứng thuốc.

Chứng mất bạch cầu hạt:

Biểu hiện lâm sàng điển hình là sốt cao đột ngột, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nhanh, nổi ban dạng sởi, dạng xuất huyết, loét hoại tử niêm mạc miệng, mũi họng, cơ quan sinh dục, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm xuất huyết dễ dẫn tới tử vong.

 

Sốc phản vệ: Là tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong. Biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc vài giây cho đến 20 - 30 phút, khởi đầu bằng cảm giác lạ thường (tê môi, lưỡi, bồn chồn, sợ hãi...). Tiếp đó là sự xuất hiện nhanh các triệu chứng như khó thở, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ, thể cấp tính người bệnh có thể hôn mê, nghẹt thở, rối loạn nhịp tim, ngừng tim và tử vong sau ít phút.

Hồng ban đa dạng: Bệnh bắt đầu sau một vài ngày dùng thuốc với những biểu hiện: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau khớp, sưng hạch, có cảm giác nóng bỏng toàn thân, trên da xuất hiện các sẩn tròn giống sẩn mày đay, rìa nổi gờ cao, đỏ hơi cộm, vùng trung tâm của sẩn hơi lõm và nhăn. Ngoài sẩn còn có các mụn nước, bọng nước, tổn thương niêm mạc các hốc tự nhiên, tổn thương nội tạng… trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Hội chứng Stevens-Johnson (hồng ban đa dạng có bọng nước): Sau khi dùng thuốc từ vài giờ đến 10 - 15 ngày, người bệnh mệt mỏi, ngứa khắp người, có cảm giác nóng ran, sốt cao, nổi ban đỏ, nổi bọng nước trên da, viêm loét hoại tử niêm mạc các hốc tự nhiên và có thể kèm theo tổn thương gan thận, nếu nặng có thể gây tử vong.

Hội chứng Lyell: Là tình trạng nhiễm độc da dị ứng nghiêm trọng nhất. Bệnh diễn biến từ vài giờ đến vài tuần sau khi dùng thuốc. Người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, sốt cao, ngứa khắp người, trên da xuất hiện các mảng đỏ; vài ngày sau, lớp thượng bì tách khỏi tổ chức da, khẽ động đến là tuột từng mảng, tương tự hội chứng bỏng toàn thân; tình trạng người bệnh thường rất nặng, nhanh dẫn đến tử vong.

Thuốc nào cũng có thể gây phản ứng

Thuốc nào cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng thuốc. Đứng đầu bảng các thuốc hay gây sốc phản vệ là các loại thuốc kháng sinh, nhất là các kháng sinh thuộc nhóm betalactam như penicillin, ampicillin, cefotaxim...

Một số thuốc như thuốc cản quang có chứa iod, thuốc điều trị bệnh phong, thuốc điều trị đái tháo đường có gốc sulfamid, thuốc điều trị đau khớp, thuốc kháng động kinh, thuốc điều trị gút… cũng có thể gây ra những phản ứng có hại rất nguy hiểm.

Các thuốc ảnh hưởng trên hệ tim mạch như thuốc tê novocain, lidocain, hay một số vitamin như vitamin C dạng tiêm, vitamin B1 tiêm... có thể gây sốc phản vệ.

Cũng cần lưu ý, có những thuốc dùng vài lần trước đó không việc gì nhưng lần dùng sau lại bị phản ứng dị ứng.

Không nên tự ý dùng thuốc phòng ngừa dị ứng.

Dự phòng như thế nào?

Không nên lạm dụng thuốc và đặc biệt không tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh và một số thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả thuốc nhỏ mắt, bôi da có chứa kháng sinh cũng phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Khi thấy nổi hồng ban trên da, đặc biệt có kèm thêm tổn thương niêm mạc như mắt, mũi, miệng hoặc bất cứ một biểu hiện bất thường nào sau khi dùng bất cứ một loại thuốc nào... không được tự ý điều trị bằng các biện pháp dân gian mà cần đến bệnh viện ngay để được khám và định bệnh chính xác, từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp thời.

ThS. Nguyễn Thu Hiền