Lưu trữ cho từ khóa: củng mạc

Lồi mắt do bệnh Basedow

  
  
Thứ ba, 24/5/2011, 10:35  
  
  
  
  
SỐ CHỦ NHẬTSỐ CUỐI TUẦNSỐ CUỐI THÁNGCHUYÊN ĐỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚIY TẾ THÔN BẢN
  
  
    
Trang chủThời sựBạn đọcSức khỏe người cao tuổiSức khỏe trẻ emThuốc và sức khỏeChữa bệnh bằng YHCTGiáo dục giới tínhY học thường thứcThông tin y dượcCác bệnh chuyên khoa Mắt Cơ - xương - khớp Tai - mũi - họng Răng - hàm - mặt Sản phụ khoa Nội tiết Các bệnh ngoài da Nam học Tim mạchVăn hoáThể thaoLàm đẹpQuốc tếTư vấn sức khỏeSự hy sinh thầm lặng
    
Tổng biên tập
Thầy thuốc ưu tú
BS.Trần Sĩ Tuấn
Đường dây nóng 24/24h
0906277704
Nhận các thông tin phản ánh
bức xúc về KT-XH
Thứ sáu, 6/5/2011, 9:15 (GMT+7)

Lồi mắt do bệnh Basedow

Basedow là một bệnh lý của tuyến giáp. Bệnh xuất hiện do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoóc môn. Hàm lượng hoóc môn giáp cao trong máu gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song phần lớn là ở độ tuổi lao động, nữ giới hay mắc hơn nam giới. Trong bệnh Basedow, ngoài triệu chứng điển hình như bướu cổ, rối loạn tim mạch thì lồi mắt cũng là một trong những dấu hiệu hay gặp của bệnh. Nguy hiểm hơn chứng lồi mắt này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời dễ viêm loét gây nhiễm trùng mắt, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Khám bướu cổ cho bệnh nhân tại Bệnh viện Nội tiết TW. Ảnh: Khánh Linh

Nguyên nhân gây lồi mắt

Nguyên nhân cơ bản do thâm nhiễm tế bào Lympho đi kèm với sự phù nề của các mô và ở hốc mắt và sau nhãn cầu gây ra. Những thành phần này đẩy nhãn cầu ra phía trước làm cho mắt bị lồi. Khi mắt bị lồi cơ mi trên của mắt co lại, nhìn thấy cả vùng củng mạc trắng ở phía trên. Đi kèm với chứng lồi mắt, bệnh nhân thường cảm thấy chói mắt, chảy nước mắt, cảm giác như có bụi bay vào mắt hoặc rất nóng rát. Bên mắt lồi thường long lanh hơn bình thường, ít chớp mắt, người bệnh thường không nhắm kín mắt khi ngủ. Khi bị lồi quá mức, mắt sẽ không nhắm kín, mi hở nên giác mạc dễ viêm loét và tổn thương. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng mắt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị khô và loét giác mạc là nguyên nhân gây mù lòa vĩnh viễn. Độ lồi mắt nhiều hay ít không liên quan tới bướu cổ của bệnh nhân là to hay nhỏ. Mắt có thể lồi rất nhiều trên những bệnh nhân có bướu cổ nhỏ và ngược lại có thể lồi rất ít trên những bệnh nhân bướu cổ to. Lồi mắt thường xảy ra ở cả hai mắt, đôi khi rõ rệt ở một bên hơn là bên kia. Cũng có những bệnh nhân chỉ bị lồi một bên mắt nhưng rất hiếm gặp.
Trường hợp lồi mắt do bệnh Basedow. Ảnh: KH

Khi nào cần điều trị chứng lồi mắt do Basedow?

Nếu ở mức độ nhẹ như chưa có các triệu chứng cộm, chói mắt… bệnh nhân chưa cần điều trị. Khi bệnh nhân luôn có cảm giác chói mắt, chảy nước mắt, nóng rát hoặc như có bụi bay vào…bệnh nhân cần được điều trị. Việc điều trị sớm rất hiệu quả, nhiều bệnh nhân sẽ hết chứng lồi mắt. Tùy mức độ lồi mắt các bác sĩ có phác đồ điều trị thích hợp dùng thuốc, xạ trị hay phẫu thuật.

Việc điều trị chứng lồi mắt do bệnh Basedow phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ nhãn khoa và theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị. Người bệnh không tự ý nhỏ thuốc mắt hay thẩm mỹ viện ở những cơ sở y tế  không có uy tín. Quan trọng hơn, trong quá trình điều trị người bệnh tuyệt đối không được hút thuốc lá - đây là yếu tố làm bệnh nặng hơn. Khi có những dấu hiệu của lồi mắt do bệnh Basedow như: chói mắt, chảy nước mắt, nóng rát... cần đến ngay cơ sở  y tế có chuyên khoa mắt để khám và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Huy Thái
(suckhoe-doisong)

Lựa chọn mới cho trẻ bị cận thị nặng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Mắt Việt Nga đã thành công trong tạo hình củng mạc điều trị cận thị nặng cho trẻ em chỉ trong vòng 15 – 20 phút. Đây là một phẫu thuật ít tổn thương và không có biến chứng đáng kể giúp làm giảm mức độ tiến triển của bệnh cận thị xuống 2,5 lần và ngăn chặn sự xuất hiện các biến chứng gây giảm thị lực và mù lòa cho trẻ.Nhiều ưu điểm khi điều trị cận thị bằng phương pháp mới

TS. Kurochkei Vladimir Nhicolaievich, Bệnh viện Mắt quốc tế Việt Nga cho biết, để điều chỉnh tật khúc xạ, ngoài việc đeo kính và điều trị nội khoa, đối với các trường hợp cận thị tiến triển hoặc cận thị nặng, trước đây người ta dùng phương pháp rạch giác mạc hình nan hoa, làm thay đổi hình thể giác mạc và bệnh nhân nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, phẫu thuật này dễ gây ra nhiều biến chứng nặng nề: không được tốt và ổn định, gây mờ đục giác mạc, gây mù. Năm 1983, người ta phát hiện ra rằng tia laser excimer có tác động làm thay đổi hình thể giác mạc mà không làm tổn hại phần còn lại. Kỹ thuật này không phải dùng những đường rạch giác mạc theo hình nan hoa, hình thể giác mạc được làm thay đổi dưới tác động của laser. Sự bào mòn giác mạc được thực hiện tinh xảo làm cho một phần mô của giác mạc như bị “bốc hơi” từ bề mặt giác mạc. Phẫu thuật có độ chính xác cao nên cho kết quả ổn định, giảm được đáng kể các biến chứng phẫu thuật. Tuy nhiên, với phương pháp này, từ 2 – 4 ngày của giai đoạn phục hồi là thời gian bệnh nhân phải chịu cảm giác khó chịu nhất. Đó là thời gian giác mạc biểu mô hoá, bệnh nhân có cảm giác sợ ánh sáng, thấy cộm, đau nhức nhẹ và còn chưa nhìn rõ. Thời gian thích nghi sau mổ thường kéo dài khoảng 3 – 4 tuần. Hiện nay, phổ biến là phương pháp lasik. Bằng một dụng cụ chuyên dụng, người ta tạo một vạt giác mạc rồi nâng lên để bộc lộ phần giác mạc phía dưới. Phần giác mạc được bộc lộ này sẽ chịu tác động để thay đổi cấu trúc nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra, sau đó vạt giác mạc sẽ được đặt lại vào vị trí cũ. Phương pháp này đã hạn chế được các nhược điểm của các phương pháp trên. Tuy nhiên, nó chỉ thực hiện được ở các bệnh nhân trên 18 tuổi. Đặc biệt, với những bệnh nhân có tật khúc xạ không ổn định do trục nhãn cầu bị kéo dài, phương pháp lasik không đáp ứng được yêu cầu về cơ chế bệnh sinh.

Cấu tạo của mắt

Để ngăn ngừa cận thị tiến triển, đặc biệt giúp nhãn cầu ổn định, các chuyên gia Nga đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp tạo hình củng mạc. TS. Kurochkei Vladimir Nhicolaievich cho biết, đây là loại phẫu thuật nhằm gia cố củng mạc (lớp màng ngoài cùng của nhãn cầu). Phẫu thuật này không giúp tăng thị lực cho bệnh nhân mà ngăn chặn sự tiến triển của cận thị do trục nhãn cầu bị kéo dài, nhờ đó ngăn chặn sự suy giảm thị lực và ổn định cận thị. Phương pháp tiến hành rất đơn giản, trẻ trên 10 tuổi gây tê tại chỗ, dưới 10 tuổi gây mê. Thông qua một vết cắt rất nhỏ trong mắt, các chuyên gia  sẽ đưa vào thành sau của nhãn cầu bốn miếng ghép củng mạc, gắn chặt vào củng mạc của bệnh nhân giúp củng mạc bền chắc, nhờ đó nhãn cầu không bị kéo giãn ra, đồng thời nó có tác dụng hoạt huyết cho nhãn cầu giúp ngăn chặn thoái hóa võng mạc ngoại vi, một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân cận thị nặng và tiến triển.

TS. Kurochkei Vladimir Nhicolaievich cho biết, chỉ định của phẫu thuật này là những bệnh nhân bị cận thị từ 3D trở lên và tăng dần hàng năm. Sau phẫu thuật 5 – 7 ngày, bệnh nhân bình phục mà không phải áp dụng chế độ sinh hoạt đặc biệt nào, chỉ cần tránh tiếp xúc hay va đập trực tiếp vào mắt. Đặc biệt, phẫu thuật gần như không có chống chỉ định cũng như tác dụng phụ nghiêm trọng.

Không chủ quan với tật khúc xạ

Các chuyên gia về mắt cho biết, nhiều người cứ nghĩ cận thị là một tật khúc xạ đơn giản, chỉ cần đeo kính nhưng thực tế, cận thị tiến triển nếu không được điều trị sẽ gây thoái hóa mắt, mất thị lực và mù lòa. Hiện nay, đây là căn bệnh học đường đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở cả trẻ em thành phố và nông thôn. Các bác sĩ cho hay, đối với các bệnh về mắt ở trẻ gây ảnh hưởng đến khả năng nhận biết hình thể, sử dụng bàn tay, sự nhanh nhạy, năng động, giao tiếp xã hội… gây ra nhiều hạn chế trong việc học tập và giao tiếp, khám phá thế giới xung quanh. Đặc biệt, các bệnh về mắt còn làm cho quá trình giảm thị lực và lão hóa xảy ra nhanh hơn, có thể dẫn tới mù lòa.

Theo TS. Kurochkei Vladimir Nhicolaievich, phần lớn cận thị ở trẻ là do trục nhãn cầu bị kéo dài ra nên hình ảnh sẽ rơi trước võng mạc, thay vì rơi đúng trên võng mạc nên trẻ buộc phải nhìn gần. Khi trục nhãn cầu bị kéo dài ra dẫn tới cấu trúc bên trong của mắt cũng bị kéo giãn, đặc biệt là võng mạc. Từ đó sẽ xuất hiện những thay đổi do đáy mắt bị thoái hóa, hậu quả cuối cùng là mất thị lực không hồi phục. Đối với những trường hợp nhẹ, ít tiến triển thì trẻ có thể đeo kính nhưng với những trường hợp tiến triển nhanh, độ cận thị ngày một gia tăng thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.

suckhoe&doisong

Thực phẩm giúp phòng và chữa cận thị

Cận thị là bệnh liên quan mật thiết đến vấn đề ăn uống. Vậy nên từ xưa, trong Đông y học đã có khoa 'Thực Trị', tức là khoa chữa bệnh bằng các thức ăn đồ uống trong đó có nhiều món có tác dụng bổ dưỡng và chữa trị các chứng bệnh ở mắt.

Phòng cận thị

- Điểm tâm: Caramen trộn mật ong

Cách chế và dùng: Đánh đều trứng gà với 1 ly sữa. Đun cách thủy đến khi chín, đến khi thấy chỉ còn âm ấm thì trộn mật ong vào. Ăn sau khi ăn sáng.

Trứng gà và sữa là những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng có tác dụng tốt đối với thần kinh, võng mạc và các bộ phận của mắt, đặc biệt là có tác dụng làm tăng độ dẻo dai của các cơ mắt. Mật ong cũng bao gồm nhiều hoạt chất sinh học quý. Các thứ thức ăn trên có tác dụng tăng cường sức khỏe toàn thân và phòng chống cận thị.

- Món lót dạ buổi chiều

Thành phần: 10g kỷ tử, 3g trần bì (vỏ quýt lâu ngày), 10 quả long nhãn, mật ong 1 muỗng nhỏ.

Cách chế và dùng: Kỷ tử và trần bì gói vào vải mỏng rồi cùng đun với các thứ còn lại. Cho nước vừa phải, đun nhỏ lửa trong 1/2 giờ; vớt kỷ tử và trần bì ra rồi ăn phần còn lại. Ăn lót dạ thêm vào đầu giờ chiều.

Kỷ tử bổ can, thận, là vị thuốc làm sáng mắt kinh điển trong Đông y. Long nhãn an thần, bổ tỳ. Trần bì kiện tỳ, khai vị. Các vị thuốc trên đồng thời cũng là thức ăn có tác dụng bổ dưỡng toàn thân và phòng các bệnh về mắt.

Nếu có điều kiện, nên thường xuyên sử dụng hai món ăn trên.

Chữa cận thị

Thành phần: Kỷ tử 10g, trần bì 3g, hồng táo 8 quả, mật ong 2 thìa.

Cách làm: Lấy kỷ tử, trần bì và  đại táo đun nhỏ lửa với 200ml nước trong 20 phút, chắt nước ra rồi thêm nước vào, đun lần thứ hai như trên. Hai nước trộn đều, chia hai lần uống; các lần uống cách nhau 3 đến 4 tiếng. Mỗi lần uống thêm một thìa mật ong vào.

Hồng táo, ta thường gọi là 'táo tàu', bán ở các hiệu thuốc. Hồng táo chứa các sinh tố A, B2, C và các nguyên tố vi lượng có ích cho mắt; tác dụng tăng cường cơ nhục của nó đã được chứng minh bằng thực nghiệm. Món ăn trên có tác dụng bổ tỳ, can, thận; đặc biệt là tăng cường sự dẻo dai của các cơ vùng củng mạc và vùng thể mi, những loại cơ có liên quan mật thiết đến chứng cận thị.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Thức ăn cho người cận thị

Cận thị có thể cải thiện được nhờ ăn uống. Dưới đây là những món ăn người cận thị nên dùng.

Thức ăn chứa nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng quáng gà, đến mức không nhìn rõ được thứ gì dưới ánh đèn yếu. Ngoài ra còn sẽ làm cho tế bào biểu mô tuyến lệ bị tổn hại, dẫn đến bệnh khô mắt. Thức ăn chứa nhiều vitamin A có các loại gan động vật, sữa bò, sữa cừu, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá, v.v...

* Thức ăn chứa nhiều caroten. Sau khi được cơ thể hấp thu, nó sẽ chuyển hoá thành vitamin A. Những thức ăn này chủ yếu có rau xanh, cải trắng, rau cải xanh,  rau  chân vịt, cài dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, gấc.

* Thức ăn có chứa nhiều vitamin B1  và niacine. Thiếu vitamin B1 sẽ gây viêm dây thần kinh thị giác, sung huyết nhú dây thần kinh thị, xuất huyết thị võng mạc, giảm thị lực nhanh. Thiếu niacine sẽ gây ra  rung giật nhãn cầu, thị giác yếu. Thức ăn chứa hai loại chất này tương đối nhiều, có đậu các loại, thịt nạc, lạc, gạo lứt, rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô.

* Thức ăn có nhiều vitamin B2, nhằm đảm bảo cho thị võng mạc và giác mạc chuyển hoá được bình thường. Thiếu vitamin B2 sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm viền mi, viêm giác mạc, đục thuỷ tinh thể. Những thức ăn chứa vitamin B2 tương đối nhiều có nội tạng động vật, sữa bò, cừu, thịt nạc, trứng các loại, đậu các loại, rau lá xanh.

* Thức ăn có chứa nhiều crom, nguyên tố liên quan chặt chẽ với việc gây cận thị. Thiếu crom sẽ kích thích thuỷ tinh thể mắt lồi ra, gây tăng độ cận thị. Nguồn thức ăn chủ yếu có chứa crom là men bia rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại.

* Thức ăn chứa nhiều kẽm. Võng mạc mắt chứa nhiều kẽm cao nhất, trong mi mắt hàm lượng cũng tương đối nhiều. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới thị lực. Thức ăn chứa nhiều kẽm có sò biển, cá trích, gan, trứng.

http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=217933

* Thức ăn chứa nhiều calcium (canxi), liên quan tới nhãn cầu. Thiếu calcium, sự đàn hồi của củng mạc nhãn cầu sẽ bị giảm, nhãn cầu giãn, phát triển thành cận thị. Thức ăn chứa nhiều calcium có tôm moi, rau câu, tương vừng, đậu tương, bơ, lòng đỏ trứng.

* Thức ăn chứa selen, liên quan  tới độ nhanh nhạy của thị lực. Nếu mỗi ngày không  đưa vào một lượng selen nhất định, sẽ phát sinh cận thị và các bệnh về mắt khác. Thức ăn chứa nhiều selen có cá tôm, các loại sò, hến và các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm, rau mã thầy, cà rốt.

* Thức ăn chứa nhiều phosphor, chất quan trọng để duy trì độ dẻo dai của củng mạc. Thức ăn chứa nhiều phosphor có cá, tôm, sò biển, sứa, tảo đỏ, rau câu

* Thức ăn kiềm tính. Nếu đưa vào quá nhiều các thức ăn acide (axit)  tính, dễ gây ra cận thị. Thức ăn kiềm tính chủ yếu là rau xanh, trái cây, đậu các loại. Cá thịt, trứng, đường, gạo mì, v.v…, thuộc loại thức ăn axit tính.

Theo Kiên Tâm

Kháng sinh nhỏ mắt và những nguy cơ

Phần lớn các thuốc nhỏ mắt là kháng sinh. Cũng như khi uống hay bôi kháng sinh nhỏ mắt có thể gây ra các tai biến, đặc biệt là khi dùng không đúng chỉ định hoặc không  đúng cách.

Nhóm thuốc chỉ chứa kháng sinh

Nhóm này gồm các biệt dược chứa kháng sinh thông thường như chloramphenicol, tetracyclin đến các biệt dược chứa kháng sinh mạnh như cyprofloxacin, moxifloxacin...

Các bệnh về mắt đôi khi có biểu hiện bề ngoài rất giống nhau, nhưng lại do những tác nhân gây bệnh khác nhau, cần phải dùng kháng sinh đặc hiệu, nếu không sẽ không khỏi mà còn tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Ví dụ, viêm kết mạc đều làm cho mắt bị cộm, đỏ nhưng nếu do vi khuẩn phải dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol, nếu do virut phải dùng thuốc mỡ mắt tetracyclin, nếu do lậu cầu phải dùng mỡ mắt tetracyclin kèm theo tiêm penicilin.

Một số thuốc kháng sinh nhỏ mắt có thể gây ra một số tác dụng phụ tại chỗ làm khó chịu ở mắt. Ví dụ, thuốc nhỏ mắt moxifloxacin (vigamox) làm giảm thị lực, khô mắt, viêm giác mạc, cương tụ, đau mắt ngứa mắt, xuất huyết dưới kết mạc. Thông thường, những tác dụng phụ này ít xuất hiện (khi dùng liều thấp), xuất hiện nhiều hơn (khi cần phải dùng liều cao) sẽ hết khi ngừng thuốc. Để đỡ khó chịu ở mắt, đôi khi cần dùng xen kẽ thuốc rửa mắt có tác dụng bôi trơn, giảm kích ứng, tạo cho mắt cảm giác dễ chịu.

Khi dùng nhỏ mắt, có một phần kháng sinh theo các mạch máu ở mắt vào trong cơ thể, tạo ra nồng độ trong huyết tương tuy không cao bằng khi uống với liều điều trị thông thường, nhưng nếu nhỏ quá liều và (hoặc) dùng lâu dài (trên hai tuần) thì thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ như khi uống. Điều này càng dễ xảy ra hơn với những thuốc có tốc độ thải trừ chậm. Vì lý do này mà chỉ được dùng đúng thuốc, đúng liều (số lần, số giọt phải nhỏ) và không dùng kéo dài (quá 2 tuần). Một vài thuốc dễ gây ra tác dụng phụ toàn thân thường có ghi rõ các chống chỉ định như: không dùng thuốc nhỏ mắt chloramphenicol cho trẻ sơ sinh, người suy tuỷ. Không dùng thuốc nhỏ mắt cyprofloxacin cho phụ nữ có thai, cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi. Một số thuốc nhỏ có gây ra tác dụng toàn thân như khi uống nhưng chưa có thông tin đầy đủ. Tuy nhiên khi dùng loại nhỏ mắt này thường được khuyến cáo  thận trọng.

Thận trọng với các kháng sinh nhỏ mắt.

Trong khi dùng thuốc nhỏ mắt  có kháng sinh, nếu có bệnh khác cần dùng một loại kháng sinh bằng đường uống hay đường tiêm phải rất thận trọng nhằm tránh những tương tác bất lợi. Ví dụ, khi dùng thuốc nhỏ mắt chứa chloramphenicol thì không uống hay tiêm gentamycin, tetracyclin, cephalosporin, polymycin; khi dùng thuốc nhỏ mắt tetracyclin thì không uống hay tiêm penicilin.

Một số thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh có phổ kháng khuẩn trong phòng thí nghiệm rất rộng, nhưng trong thực tế lâm sàng lại chưa hẳn đã có hiệu lực với toàn thể các chủng vi khuẩn đó. Những kháng sinh này nếu dùng lâu dài có thể dẫn đến tăng quá sản những chủng không nhạy cảm, tạo nên sự nhiễm khuẩn khác. Ví dụ, thuốc nhỏ mắt moxifloxacin được chỉ định cho viêm kết mạc do rất nhiều loại vi khuẩn, nhưng nếu dùng kéo dài thì chính nó cũng gây ra bội nhiễm, kể cả bội nhiễm nấm. Một trong những tác dụng phụ hay gặp ở thuốc này lại là gây viêm kết mạc. Các kháng sinh thế hệ mới có phổ kháng khuẩn rộng, nếu cứ coi là loại thuốc đa năng, cứ dùng kéo dài, dễ dẫn đến tác dụng phụ này.

Nhóm phối hợp kháng sinh và corticoid

Nhóm này bao gồm loại kết hợp corticoid với kháng sinh (như chlorocid-H chứa  hydrocortison, chloramphenicol) hoặc với hai hay ba kháng sinh (như maxitrol chứa  dexamethason, neomycin, polymycin)...

Thuốc tiện dùng vì vừa chống nhiễm khuẩn (do kháng sinh), vừa giảm viêm (do corticoid). Tuy nhiên, thành phần corticoid trong thuốc làm giảm sức đề kháng của cơ thể nên làm giảm hiệu lực của kháng sinh hiện có, làm nặng thêm bệnh và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn thứ phát (bao gồm cả virut và nấm), làm chậm quá trình liền vết thương, làm tăng áp lực nội nhãn có khả năng tiến triển thành glaucom, tổn thương thị giác, khiếm khuyết thị lực không thường xuyên, hình thành đục thuỷ tinh thể (cataract) dưới bao phía sau, làm mỏng củng mạc dẫn đến thủng nhãn cầu. Tùy theo thành phần và tỷ lệ phối hợp, mỗi biệt dược có hiệu quả và tác dụng phụ ở mức khác nhau. Vì vậy chỉ dùng loại thuốc này khi mà sự phối hợp với liều lượng tương thích trong sản phẩm đem lại hiệu quả đủ chống nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của corticoid chỉ ở mức hạn chế (ví dụ dùng trong nhiễm khuẩn bán phần trước của mắt) chứ không dùng rộng rãi cho mọi nhiễm khuẩn hoặc tổn thương khác (như không thể dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, viêm kết mạc do nhiễm siêu vi, nhiễm nấm, tổn thương nhãn cầu do lao, loét giác mạc củng mạc).

Kháng sinh nhỏ mắt cần phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc. Do không thấy ý nghĩa quan trọng của thuốc nhỏ mắt, lại chưa hiểu hết các tác dụng phụ, nhiều người dùng kháng sinh nhỏ mắt tuỳ tiện rất dễ gây tai biến.

Ds. Vũ Trung Hải

Bị vỡ nhãn cầu mắt vì chơi pháo tự chế

Được bạn bè cho mấy tút đạn chế pháo, khi tiếng nổ vừa phát ra, mắt em Lê Đức T. (15 tuổi, Cát Hải, Hải Phòng) bỗng nhòe đi, đau đớn, máu chảy ồ ạt.

Ngày 29/1, Ths.Bs Nguyễn Quốc Anh, Trưởng Khoa chấn thương (Bệnh viện Mắt TƯ) cho biết, em Lê Đức T. được chuyển đến Bệnh viện Mắt TƯ trong tình trạng mắt trái bị tổn thương rất nặng và được chẩn đoán là rách giác củng mạc (vỡ nhãn cầu). Ngay lập tức, nạn nhân được chuyển mổ cấp cứu khâu lại giác mạc.

Quốc Anh đang khám mắt sau phẫu thuật cho bệnh nhân Lê Đức T.
Quốc Anh đang khám mắt sau phẫu thuật cho bệnh nhân Lê Đức T.

Theo lời kể của nạn nhân, hôm 26/1, em được bạn bè cho mấy tút đạn để chế pháo. Thấy bạn hướng dẫn cạo diêm từ hộp quẹt nhồi vào tút đạn rồi dập mạnh sẽ phát ra tiếng nổ, T. háo hức gỡ diêm ra làm thuốc nổ. Chế pháo xong, em dùng gạch đập mạnh, nhưng tiếng nổ vừa phát ra cũng là lúc mắt nạn nhân nhòe đi, đau đớn, máu chảy ồ ạt.

Theo BS Quốc Anh, với chấn thương ở mắt trái, kể cả khi bệnh nhân được điều trị tích cực thì thị lực mắt trái cũng giảm nghiêm trọng. Với mắt bên trái, bệnh nhân chỉ có thể phân biệt được ánh sáng và tối chứ không thể đọc được chữ.

Cũng trong tuần qua, Khoa Chấn thương đã tiếp nhận một bé trai 6 tuổi (ở Thái Bình) cũng hỏng mắt do nghịch tút đạn. Tuy nhiên, do cháu bé này bị chấn thương nhiều phần khác trên cơ thể nên đã được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức tiếp tục điều trị.

Hơn 300 trẻ em được khám mắt miễn phí

(ĐCSVN) - Nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 và hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, các chuyên gia Nga của Bệnh viện Mắt quốc tế Việt - Nga (Hà Nội) tổ chức 'Ngày khám mắt vì trẻ em' khám mắt miễn phí cho hơn 300 trẻ bị cận thị hoặc mắc các tật khúc xạ khác tại Bệnh viện trong hai ngày từ 1-2/6/2010.

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Những trẻ từ 5 đến 16 tuổi sẽ được khám, xét nghiệm chuyên sâu và tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia Nga. Ngoài ra, Bệnh viện còn giảm 10% chi phí cho khóa điều trị nhược thị và 20% cho các phẫu thuật khác cho trẻ từ ngày 1/6 đến 30/6.  

Các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là cận thị, viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ. Trong đó, bệnh cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất và đã trở thành 'căn bệnh học đường'. Nguyên nhân do học tập thiếu ánh sáng; tư thế ngồi học không đúng; đọc sách, xem tivi, sử dụng máy tính hàng giờ… Nếu không được điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập, sinh hoạt cũng như cuộc sống sau này của trẻ.

Ông Dương Chí Kiên – Chủ tịch Hội đồng quản trị Bệnh viện Mắt quốc tế Việt-Nga cho biết, chương trình là một trong những hoạt động từ thiện được tổ chức thường xuyên trong năm của bệnh viện, nhằm giúp đỡ các em nhỏ sớm phát hiện ra các bệnh về mắt để có hướng chữa bệnh kịp thời.

Ông Kiên cũng chia sẻ, hiện nay các bệnh về mắt của trẻ em Việt Nam đang diễn ra rất phổ biến. Một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sự chủ quan của các ông bố, bà mẹ trong việc phát hiện và chưa đưa con đi khám kịp thời.

Hiện Bệnh viện Mắt quốc tế Việt – Nga là một trong những bệnh viện được trang bị và lắp đặt đồng bộ các hãng thiết bị nhãn khoa nổi tiếng của Liên bang Nga, Đức, Mỹ, Nhật, Thụy Điển… theo dây chuyền thiết kế của Tổ hợp 'Vi phẫu mắt' Fyodorov – Liên bang Nga.

Các dịch vụ khám chữa bệnh tại đây bao gồm: Khám chẩn đoán toàn diện và tư vấn tổng hợp về mắt; Điều trị các tật khúc xạ bằng phương pháp nội khoa (không phẫu thuật) như: kích thích điện từ trường, laser, cận thị, viễn thị, nhược thị, cận thị giả, loạn thị và tất cả các dạng của bệnh lác, các chứng bệnh thần kinh thị giác và giác mạc; Phẫu thuật ghép tạo hình củng mạc ngăn chặn cận thị tiến triển đối với trẻ em dưới 18 tuổi…/.