Lưu trữ cho từ khóa: củ gừng

Bí quyết chữa viêm xoang từ gừng

Bí quyết được lấy từ công dụng của gừng đấy!

bi-quyet-chua-viem-xoang-tu-gung

Lưu ý!

- Hơi nóng từ nước gừng sẽ làm giảm viêm sưng lớp màng nhầy, làm giảm sự tắc nghẽn các chất dịch trong xoang.

- Các bạn nên thực hiện lặp lại khoảng 3-5 lần, mỗi lần 8s. Chú ý rửa sạch mặt sau khi thực hiện.

- Công thức có thể sử dụng hàng ngày.

- Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!

*Công thức tham khảo từ ehow.

Theo Kenh14.vn

Những điều cấm kỵ khi ăn gừng

Rất nhiều bạn nữ có bí quyết “Mùa hè ăn gừng thì không cần đi gặp bác sĩ”. Song vẫn cần chú ý về cách sử dụng và những cấm kỵ.

“Mùa đông ăn cà rốt, mùa hè ăn gừng thì không cần đi gặp bác sĩ”, bởi vì trong gừng có chứa các tinh dầu có tính dầu (essential oils) như Gingerol, Zingiberene, Phellandrene, Genarial và Aromatic; ngoài ra, còn có Gingerol, serin, cellulose…. Vì thế, gừng trong những ngày thời tiết nóng nhẹ có thể bài tiết mồ hôi để hạ nhiệt độ, nâng cao tinh thần, sự hưng phấn; có thể làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, trướng bụng, đau bụng…;

Mùa hè trời nóng sự phân tiết dịch vị giảm nên có thể ảnh hưởng đến nhu cầu ăn uống, nếu trong bữa ăn dùng thêm vài lát gừng tươi sẽ thúc đẩy sự thèm ăn; gừng tươi cũng có tác dụng giảm đau đối với những người bị đau dạ dầy, nếu viêm dạ dày hay ruột non sinh ra một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, thiếu axit, cảm giác đói bụng thì lấy 50gram gừng tươi đun nước uống sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng trên. Gừng tươi còn có thể có tác dụng của các chất kháng khuẩn, đặc biệt có hiệu quả rõ rệt đối với khuẩn Salmonella.

Gừng tươi còn có tác dụng diệt được các vị khuẩn bệnh trong khoang miệng và trong ruột, dùng nước gừng tươi ngậm súc miệng để trị hôi miệng, viêm nha chu, hiệu quả rất rõ rệt.

nhung-dieu-cam-ky-khi-an-gung

Song, gừng tuy có tác dụng dược lý các bạn vẫn nên chú ý một số điều cấm kỵ và đặc biệt là 5 điều “Không” dưới đây:

1. Không nên gọt vỏ

Có những người khi ăn gừng đều gọt bỏ vỏ đi, như thế sẽ không phát huy hết được công hiệu toàn diện của gừng. Bình thường, gừng tươi chỉ cần rửa sạch là có thể thái lát dùng.

2. Không nên ăn gừng trong thời gian dài

Nếu mắc một trong số những bệnh sau đây: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường… thì không được ăn gừng thường xuyên trong thời gian dài.

3. Không được dùng cho những người bị trúng nắng

Nước gừng tươi đường đỏ chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa, không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng. Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng.

4. Không nên ăn gừng tươi đã bị dập

Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.

5. Không nên ăn nhiều

Mùa hè thời tiết nóng, cơ thể dễ bị khô miệng, khát nước, họng đau, mồ hôi nhiều, gừng tươi có tính ôn, thuộc loại thức ăn có tính nhiệt, nên không nên ăn nhiều.

Theo Dân trí

Sự khác biệt giữa gừng ta với gừng Trung Quốc

Làm sao để phân biệt được gừng ta với gừng Trung Quốc chị em đã biết cách chưa?

Hiện tại, đang có rất nhiều thông tin gừng Trung Quốc nhiễm độc được bán tràn lan tại các chợ ở Việt Nam khiến chị em lo lắng rất nhiều.

Nếu chỉ đơn thuần gừng Trung Quốc được trồng như gừng Việt Nam và đem bán thì chắc đã không có điều gì phải bàn. Nhưng theo một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) phát sóng vào thứ 7 tuần qua phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu hoạt chất Aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần. Cơ thể người bị phơi nhiễm Aldicard ở mức độ cao có thể gây co thắt phế quản, chảy nước miếng, teo đồng tử, co thắt ruột, tiêu chảy,  buồn nôn và tim đập chậm vô cùng nguy hiểm.

Còn ở trong nước, trước thông tin này, Cục Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu gừng để kiểm tra, đầu tuần tới có kết quả. Chính vì thế, trước khi có kết quả chính thức, chị em cũng đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, khi đi mua loại gia vị này để chế biến các món ăn cho gia đình, nếu không muốn mua gừng Trung Quốc chị em có thể phân biệt gừng ta với gừng Trung Quốc qua một số đặc điểm nhận biết như sau:

- Kích thước, màu vỏ: Rất dễ nhận ra, gừng Trung Quốc có kích cỡ to, thân tròn, trông mọng hơn gừng ta rất nhiều. Những củ gừng Trung Quốc nhìn vỏ rất sạch sẽ, sáng màu, mịn và dễ bóc. Trong khi đó, gừng ta thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần, màu sạm, nhiều đất bám xung quanh.

su-khac-biet-giua-gung-ta-voi-gung-trung-quoc

Củ gừng Trung Quốc da sáng, mịn, dễ bóc

su-khac-biet-giua-gung-ta-voi-gung-trung-quoc

Gừng ta thân nhỏ, nhiều nhánh, vỏ sần, màu sạm

su-khac-biet-giua-gung-ta-voi-gung-trung-quoc

Gừng Trung Quốc (bên phải) có kích cỡ to, thân tròn, trông rất mọng hơn gừng ta rất nhiều

- Lõi gừng: Khi bẻ đôi củ gừng, chị em có thể thấy với gừng ta, màu sắc vàng tươi, có nhiều sơ và có đường vân tròn trong thân củ. Còn gừng Trung Quốc thì ngược lại, màu sắc nhạt hơn, ít sơ gân, nhìn vết bẻ khá mịn và không có đường vân tròn nào cả.

- Mùi, vị: Gừng ta rất thơm có hương vị cay đậm, đặc trưng. Chỉ cần một chút gừng ta cho vào chế biến đã dậy mùi trong khi gừng Trung Quốc không thơm, cay nhẹ, phải cho rất nhiều vào món ăn mới thấy có mùi.

(Theo Khám phá)

6 lý do khiến bạn nên ăn gừng vào đầu hè

Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”. Những công dụng hữu ích của nó với cơ thể con người mùa hè giúp đem lại một thể chất khỏe mạnh, sẵn sàng đón nhận những thay đổi thời tiết bất lợi.

Gừng là một loại gia vị nấu ăn không thể thiếu. Nó không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Gừng chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.

Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan… nhiều loại vật liệu, làm cho nó đa năng hoạt động sinh học .

Chống oxy hóa, ức chế khối u

Gừng chứa các hợp chất cấu trúc diphenyl heptan, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ đó, trà gừng nói riêng và các món có chứa gừng rất có lợi cho sức khỏe trong việc chống lại hiệu ứng phá huỷ tế bào bởi các gốc tự do, thủ phạm gây nhiều bệnh nan y trong đó có cả bệnh ung thư, tim mạch và đột quỵ.

Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, trong gừng có chứa nhiều hợp chất pararadol và gingerol, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, hạn chế khối u di căn sang các tế bào, mô và bộ phận khoẻ mạnh khác.

Ăn gừng còn có tác dụng chống lão hóa, người già ăn gừng trong ngoài đều hồng hào, khỏe mạnh.

Kích thích sự thèm ăn

Trong mùa hè nóng bức, dịch vị dạ dày giảm, do đó ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng là lý giải cho câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”.

Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thấy trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.

Trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi

Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. Ngoài ra những người loét miệng nếu kiên trì uống trà gừng sẽ có tác dụng giảm và khỏi bệnh.

Khử trùng khử độc

Nghiên cứu khoa học đã tìm thấy rằng gừng đóng vai trò nhất định giống như thuốc kháng sinh tự nhiên. Trong những ngày hè nóng nực, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, tăng trưởng và sinh sản có khả năng gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính. Việc ăn hay uống gừng trong khoảng thời gian này đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòng chống và điều trị. Chiết xuất gừng có tác động đáng kể tới sự ức chế nấm và tiêu diệt Trichomonas vaginalis, điều trị nhiều chứng đau khác nhau. Ngoài ra, nước ép gừng còn có công dụng hiệu quả trong điều trị hôi miệng và bệnh nha chu.

Chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa

Mùa hè là mùa du lịch, di chuyển và của nhiều cuộc hành trình. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột gừng có tác dụng rõ rệt trong việc giảm các triệu chứng say tàu xe, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tỷ lệ hiệu quả đến 90%, và còn kéo dài trong suốt 4 giờ sau đó hoặc nhiều hơn.

Nhai dập rồi ngậm 1 – 2 lát gừng tươi có tác dụng chống nôn do thai nghén, say tàu xe, do tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu chống ung thư, thuốc gây mê trong phẫu thuật, rất hiệu quả và an toàn.

Chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ số ra mới đây đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đài Loan cho hay gừng có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ do khuẩn gây ra. Đây là căn bệnh có mức tử vong rất cao ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu, người ta đã dùng nước chiết xuất từ gừng để chữa bệnh tiêu chảy cho chuột, dịch chiết xuất này có tác dụng rất tốt trong việc ức chế chất độc gây bệnh tiêu chảy do khuẩn Escherichia Coli (E.coli) gây ra.

Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện thấy zingerme, một hợp chất có trong gừng có tác dụng rất tích cực trong việc tấn công lại khuẩn Ecoli. Với việc phát hiện thấy tác dụng to lớn này của củ gừng trong tương lai người ta sẽ ứng dụng để sản xuất các loại thuốc mới chữa bệnh tiêu chảy, vừa rẻ tiền, đơn giản lại có công năng tác dụng cao.

(Theo Afamily)

5 cách làm đẹp với gừng

Khám phá những cách làm đẹp với gừng để khỏe và đẹp hơn mỗi ngày.

Gừng có tác dụng rất tốt trong việc lưu thông khí huyết, giải tỏa stress, trị sẹo, tẩy da chết và chăm sóc cơ thể. Vì thế, hãy luôn có loại gia vị này trong tủ lạnh để bạn có thể làm đẹp với gừng bất cứ lúc nào.

1. Ngâm chân giảm stress

Việc ngâm chân mỗi tối với gừng sẽ giảm cảm giác đau nhức, mệt mỏi, xua tan bệnh tật và lưu thông khí khuyết. Nếu chị em muốn có một làn da sạch mụn và hồng hào thì việc ngâm chân đều đặn sẽ có tác dụng rất tốt.

Sử dụng một chậu nước ấm, 2 thìa gừng tươi xát nhỏ, ngâm chân trong vòng 15-20 phút trước khi đi ngủ. Sau đó lau khô chân bằng khăn bông và kết hợp các biện pháp mát xa chân nhẹ nhàng để tăng tác dụng.

2. Trị sẹo mụn

Tham khảo trên nhiều diễn đàn làm đẹp thì sẹo mụn là vấn đề đau đầu với rất nhiều chị em. Tuy nhiên, với những lát gừng nhỏ dùng để xát lên mặt thì có thể giải quyết được vấn đề này. Lưu ý nên rửa gừng sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng. Bạn có thể sử dụng để xát lên mặt từ 1-2 lần trong một thời gian. Kết quả thu được sẽ rất ưng ý.

3. Trẻ hóa da

Gừng giúp làm ấm cơ thể, tạo sinh lực mới, tràn trề sức sống hơn. Bạn có thể sử dụng để tẩy da chết mỗi tuần 2 lần giúp làn da tươi mới, sáng mịn hơn.

Hỗn hợp gồm 1/2 chén đường, 1/4 chén dầu oliu, 2 thìa gừng xắt nhỏ, 1 quả chanh tươi. Trộn đều hỗn hợp trong một bát nhỏ và mát xa cơ thể đã được làm ướt trong vòng 15 phút. Sau đó rửa lại với nước ấm bạn sẽ có kết quả bất ngờ.

4. Mát xa với tinh dầu gừng

Tinh dầu được coi là có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh và thư giãn cơ thể. Với những chị em muốn trẻ đẹp thì việc thư giãn kết hợp mát xa  là vô cùng cần thiết sau một ngày làm việc căng thẳng.

Công thức bao gồm:

- Một mẩu gừng bằng ngón tay rửa sạch, cắt lát mỏng
- 10-12 hạt nho khô
- 1 chén dầu oliu hoặc hạnh nhân

Trộn tất cả hỗn hợp này vào một lọ thủy tinh và để vào chỗ kín trong vòng 5 ngày. Sau đó sử dụng dầu này để mát xa toàn bộ cơ thể. Cách này sẽ giúp giảm đau nhức và da dẻ hồng hào, tươi sáng hơn.

5. Đẹp da với muối tắm gừng

Với hỗn hợp muối tắm, bạn có thể trộn chung bột quế để tăng tác dụng làm mịn, sát khuẩn cho da.

Công thức:

1/4 chén muối biển

3 thìa cà phê gừng bóc vỏ nghiền nhuyễn

1/2 muỗng bột cà phê quế

5 giọt tinh dầu cam

Trộn tất cả hỗn hợp này vào một hộp nhỏ, khuấy đều. Sau đó pha vào nước tắm ấm và ngâm mình thư giãn trong 20 phút.

Ngoài những cách làm đẹp trên, bạn nên sử dụng trà gừng mỗi ngày. Món trà tuyệt thơm này có tác dụng rất tốt với tiêu hóa, chống viêm nhiễm cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và cung cấp nguồn vitamin magiê, kali, mangan, selenium, và vitamin C, E, và B6 dồi dào giúp da hồng hào, mịn màng.

(Theo Eva)