Lưu trữ cho từ khóa: Cốt toái bổ

Cốt toái bổ – Bổ thận chắc răng

Cốt toái bổ còn có tên khác là bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze. (=Drynaria fortunei (Kze.) J.Sm.).

Cây sống trên các hốc đá, trên đám rêu hay trên các cây lớn (cây đa, cây si…). Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: loại lá bất thụ là lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 – 8 cm, rộng 3 – 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá hữu thụ màu xanh nhẵn, đơn, xẻ thùy lông chim, dài 25 – 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, có mang ổ bào tử xếp thành hàng ở mỗi bên gân chính. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta.

Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng công dụng và cùng tên “Cốt toái bổ”, cần chú ý.

Thu hái, chế biến: Rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng, thái thành lát nhỏ.

Tính vị, tác dụng
: Vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau.

Công dụng: Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), ỉa chảy kéo dài, đòn ngã chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai.

Liều dùng
: 6g – 12g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc

Đơn thuốc có cốt toái bổ:

Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.

+ Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vào lợi.

+ Thang gia vị địa hoàng:

Thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, tế tân 2,4g, bạch linh 12g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Cốt toái bổ 15g,  sinh địa 10g, lá sen tươi 10g,  trắc bá tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu.

+ Cốt toái bổ tán bột 4 – 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.

+ Cốt toái bổ 16g, rễ cỏ xước 12g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gối hạc 12g, thỏ ty tử 12g, hoài sơn 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu

Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.

Thuốc bột tẩu mã: Cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.

Chú ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được.

Suckhoedoisong

Chữa bệnh gout bằng đông y

Đại Cương

Bệnh Gút là bệnh thấp khớp do rối loạn chuyển hoá Purin ở người , nguồn gốc từ việc tăng tiêu huỷ các axít nhân của tế bàohoặc giảm bài xuất acid uric qua thận . Gây tăng acid uric trong máu, mà hậu quả là các đợt viêm khớp cấp , gây các tophy, gây sỏi thận gây suy thận… Bệnh Gout có các đặc điểm lâm sàng khá đặc biệt , tương đối dễ nhận biết, nếu được quan sát kỹ ( đặc biệt ở những năm đầu của bệnh ) như :

- Thường gặp ở nam giới ( trên 95% ) khoẻ mạnh mập mạp.

-Thường bắt đầu vào tuổi 35 đến 45 .

- Khởi bệnh đột ngột diễn biến từng đợt , giữa các đợt đau các khớp hoàn toàn khỏi  (những năm đầu)

-Vị trí bắt đầu thường là các khớp ở chi dưới, đặc biệt ngón 1 bàn chân ( 70%).

- Tính chất sưng, nóng đỏ, đau dữ dội đột ngột ở 1 khớp , không đối xứng, xuất hiện các u cục ( tophy )ở nhiều nơi đặc biệt quanh khớp.Trong giai đoạn cấp có kèm các dấu hiệu toàn thân : Sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu hiệu màng não (cổ cứng ).

cần ăn hạn chế các thức ăn chứa nhiều purin(chứa nhiều acid nhân tế bào ) như :Tim, gan, thận, óc, trứng lộn, cá chích, cá đối ..đây là loại thức ăn nhiều đạm.

Y văn cổ không có ghi chứng gút nhưng có chứng “thống phong” là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong có thể qui thuộc phạm trù chứng nhiệt tý trong đông y.

Triệu chứng:

Bệnh có 2 thể lâm sàng.

l- Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân, ngón cái, thường và0 ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ chân, gối…) khớp đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày hoặc 5, 6 ngày rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.

2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện viêm nhiều khớp mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn định rút ngắn, khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ không rõ nhưng thường có sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, dưới da, vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp, mạn).

Chẩn đoán và phân biệt:

* Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:

- Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút, khớp gút to, thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng.

Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%.

- Cần phân biệt với:

+ Viêm khớp dạng thấp (không có acid uric cao, khớp sưng đối xứng…)

+ Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid uric thứ phát (suy thận…).

Điều trị

Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. đối với thể cấp tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp, đối với thể mạn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.

1. cấp tính:

Triệu chứng: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác.

Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang Gia giảm

Thạch cao 40-60 Tri mẫu 12 Quế chi 4-6
Bạch thược 12 Xích thược 12 Ngân diệp 20-30 Phòng kỷ 10
Mộc thông 10 Hải đồng bì 10 Cam thảo 5-10

Sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt.

Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây Kim ngân 40 – 50g, Thổ phục linh,Ý dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống.

2. mạn tính:

Triệu chứng: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh khớp, lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết niệu, tiểu ra máu, suy thận cấp, mạn).mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ.

Pháp: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống

Ô Đầu Tế Tân Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học):

ô đầu (sắc trước) 5 Tế tân 5 ĐươNg qui 12
Xích thược 12 Uy linh tiên 10 Thổ phục 16 Tỳ giải 12
ý dĩ 20 Mộc thông 10 Quế chi 4-6

Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo giác thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống.

Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm, Hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật…

Trên lâm sàng thường gặp:

+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.

Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).

+ Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.

Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).

+ Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.

Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới tuệ

Sưu tầm

Lưu ý khi dùng bùn khoáng chữa bệnh

Bùn khoáng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Có thể kết hợp sử dụng bùn khoáng với các bài thuốc cổ truyền để điều trị chấn thương cơ, xương, khớp trong thể thao. Nhưng nên sử dụng vào giai đoạn nào, bác sĩ thể thao sẽ tư vấn cho bạn...

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong bùn khoáng có nhiều ion, nhiều muối khoáng, nhiều yếu tố vi lượng như Clo, Canxi, Magiê, Sắt, Cacbon. Lưu Huỳnh… Các chất này rất tốt để chăm sóc sức khỏe thể chất, giúp tinh thần sảng khoái.

Tuỳ thuộc vào bùn khoáng ở vị trí địa lý (tỉnh nào, nước nào) mà thành phần và hàm lượng các yếu tố hoá học trong đó có thay đổi ít nhiều, nên có tác dụng khác nhau. Tác dụng chủ yếu của bùn khoáng là ngâm, đắp ngoài để phòng và chữa các bệnh ngoài da, làm đẹp da, chữa các chứng bệnh mạn tính như đau, nhức các cơ, xương, khớp, bệnh lý đau, tê thần kinh, bệnh lý hô hấp mạn tính, tuần hoàn mạn tính, giảm căng thẳng, hồi phục thể lực (ngâm tắm bùn như ngâm tắm thuốc bắc)…

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Những chấn thương cơ xương khớp cấp tính không ngâm bùn khoáng để chữa mà phải đến gặp ngay bác sỹ để được khám và điều trị. Ở giai đoạn mạn tính hoặc giai đoạn phục hồi, có thể kết hợp ngâm, đắp bùn khoáng với uống bài thuốc hồi phục cơ xương khớp, liền xương.

Chúng ta có thể dùng bài thuốc với công thức sau: Tục đoạn 10, Khoan cân đằng 15g, Cốt toái bổ 15g, Xuyên khung 10g, Đương quy 15g, Xích thược 15g, Thục địa 10g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 5g, Quế chi 10g, Sinh hoàng kỳ 20g, Ba kích 10g, Đỗ trọng 10g, Tô mộc 15g, Khương hoàng 15g, Cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc uống 2 - 3 lần.

Ths.Bs Võ Tường Kha - BV.TTVN - Thể thao Việt Nam

Những bài thuốc chữa 'yếu kém'

Y học cổ truyền đã nghiên cứu đưa ra kết luận có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận hư, liệt dương… là do chế độ ăn uống, làm việc, sắc dục quá độ khiến thận tinh hư kiệt làm khí suy, sinh ra liệt, hoặc mất khả năng tự chủ, tinh tiết sớm…

http://www.tienphong.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=218058

Dưới đây là một số bài thuốc chữa trị những chứng bệnh yếu sinh lý do các lương y cung cấp.

Bác sỹ Bùi Thế Khoa - Trưởng phòng chẩn trị Đông y (cơ sở tại Hà Nội) của Tập đoàn Y dược Bảo Long:

'Trước hết, nếu phân chia theo lứa tuổi, thì từ 18 đến 35 tuổi thường hay gặp chứng xuất tinh sớm, di mộng tinh.

Qua thực tế thăm khám, chúng tôi gặp một số trường hợp chất lượng 'tinh binh' yếu, nghĩa là số lượng 'tinh binh' trong một mililít tinh dịch giảm, về chất lượng thì chất lượng 'tinh binh' không được khoẻ.

Lứa tuổi này hay gặp các chứng trên, là do thận âm không vững. Vì thận âm là thận gốc, nên sinh hoạt nó nhanh 'xuất binh', có khi nằm ngủ thì di tinh, 'tinh binh' tự chảy ra, khiến người rất mệt mỏi.

Người ở lứa tuổi trung niên thường hay gặp nhu cầu sinh lý giảm, có khi một tuần có người chẳng có nhu cầu gì về sinh lý. Trường hợp này là cả thận âm và thận dương đều suy giảm, nên phương pháp điều trị là bổ thận âm lẫn bổ thận dương.

Với những người cao tuổi, thường rơi vào trạng thái mất ngủ, nhiều người hay mệt mỏi, sinh ra hay cáu gắt. Sinh hoạt vợ chồng phần lớn là giảm, không có nhu cầu sinh lý nhiều.

Một số trường hợp bị 'liệt' hẳn, không cương cứng được. Nếu có quan hệ vợ chồng thì thời gian sinh hoạt rất ngắn. Những trường hợp này là rơi vào lý do, do cả thận âm và thận dương đều suy giảm. Mặt khác, do rơi vào chứng tâm thận bất giao.

Theo quy luật ngũ hành, khi thận thủy suy giảm không chế ngự được tâm hỏa, thì tâm hỏa (tâm dương) nó bốc lên, thì mới gây cho người ta đau đầu, mất ngủ, ù tai.

Đông y phải giải quyết bổ thận thuỷ, tả (hạ) tâm hỏa xuống, lập lại cái thế thăng bằng, tâm thận giao thông với nhau, lúc đó mới giải quyết bổ thận âm, rồi bổ thận dương để chữa chứng 'bất lực', hay chữa chứng 'xuất binh' sớm, chữa thời gian sinh hoạt ngắn…

Theo tôi, một người có thận tốt, khỏe mới sản sinh ra được nhiều tinh dịch, nhiều tinh trùng, chất lượng 'tinh binh' khỏe…

'Bất lực' là do thận suy giảm. Muốn chữa trị, thì phải tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân nào thì theo đó mà chữa trị cho bệnh nhân đó. Nếu do thận suy, có bài thuốc thang, đó là Lục vị (bổ thận âm), Bát vị (bổ thận dương) và gia giảm.

Bài thuốc thang uống kết hợp với thuốc bổ thận hoàn (của Bảo Long) thì rất tốt. Thông thường thời gian điều trị trung bình từ 20 đến 30 ngày.

Những người thuộc nhóm tuổi trẻ, nếu yếu sinh lý thì uống sáu thang thuốc đầu trong vòng một tuần sẽ cải thiện, sau đó uống tiếp. Với người mắc chứng 'bất lực' không thể uống 15, 20 thang, mà khoảng 30 thang. Có những trường hợp phải trên 30 thang, do 'liệt' lâu rồi.

Bệnh nhân phải kiên trì, phải có lòng tin ở thầy thuốc, điều trị mới có kết quả. Tôi cũng khuyên các bạn nên sống vui vẻ, không bi quan nhiều về chứng bệnh mình mắc phải.

Với những người có sức khỏe tình dục khỏe mạnh hãy nên sống lành mạnh, biết giữ gìn. Không nên lãng phí, 'vung vãi của cải', sinh hoạt bừa bãi quá. 'Nó' cũng như một cái máy, nếu bắt tải nhiều quá 'nó' sẽ suy giảm'.    

Bác sỹ Lê Đình Yên - Phó chủ nhiệm Khoa Dưỡng sinh khí công - xoa bóp - bấm huyệt, kiêm Phó khoa Vật lý trị liệu - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam:

'Đông y cho rằng, 'giống nào nòi đó', thận tốt là trí tuệ tốt. Và thận chủ về sinh dục, tiết dục. Thận khỏe mạnh bình thường là sinh lý bình thường, sinh con đẻ cái tốt. Khi thận có bệnh là sinh lý không bình thường, có thể yếu sinh lý, và dẫn đến thiểu năng sinh dục.

Muốn giữ gìn sinh lý tốt, người đàn ông không được sinh hoạt bừa bãi, uống rượu như uống nước lã, say rượu cũng nhập phòng, nhập phòng vô điều độ, làm mất tinh khí.

Không biết giữ cho tinh khí đầy đủ, làm mệt tinh thần bất cứ lúc nào để thỏa mãn dục vọng; sinh hoạt, nghỉ ngơi không có giờ giấc, trái với phép dưỡng sinh, nên mới tuổi 30, 40 đã suy yếu sinh lý.

'Nam tích tinh như tích ngọc/ Nữ tích khí như tích tặc'. Cho nên, người đàn ông muốn khỏe về sinh lý, phải: 'Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần/ Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình'.

Để chữa chứng yếu sinh lý, có hai phương pháp có thể áp dụng, đó là tác động vào cột sống và dùng bài thuốc nam của cố Lương y Nguyễn Kiều - người sáng lập ra trường Y học dân tộc Tuệ Tĩnh, nay là Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Tác động cột sống, day vào đốt sống thắt lưng (L2) và đốt thắt lưng cùng (S1, S2, S3, S4). Day hàng ngày từ 10 đến 15 phút, mỗi ngày một lần.

Bài thuốc của cố Lương y Nguyễn Kiều, gồm: Hạt tơ hồng xanh (Thỏ ty tử) 12g; Xích bạch đồng 20g; Hà thủ ô đỏ 12g; Kê huyết đằng 12g; Ba kích 6g; Cốt toái bổ 20g. Sắc uống ngày hai lần, uống 10 thang đầu, nếu còn thấy 'yếu' thì uống tiếp 10 thang nữa'.          

Theo Hồng Phú (Tienphong online)

Cốt toái bổ – Bổ thận chắc răng

Cốt toái bổ còn có tên khác là bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze. (=Drynaria fortunei (Kze.) J.Sm.).

Cây sống trên các hốc đá, trên đám rêu hay trên các cây lớn (cây đa, cây si...). Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, phủ nhiều vẩy màu vàng bóng. Có 2 loại lá: loại lá bất thụ là lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5 - 8 cm, rộng 3 - 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá hữu thụ màu xanh nhẵn, đơn, xẻ thùy lông chim, dài 25 - 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở đầu, có mang ổ bào tử xếp thành hàng ở mỗi bên gân chính. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta.

http://img.suckhoedoisong.vn/Images/Uploaded/Share/2009/11/30/cot-toai-bo1.JPG

Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm thuốc có cùng công dụng và cùng tên "Cốt toái bổ", cần chú ý.

Thu hái, chế biến: Rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng, thái thành lát nhỏ.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau.

Công dụng: Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), ỉa chảy kéo dài, đòn ngã chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai.

Liều dùng: 6g - 12g rễ khô, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc

Đơn thuốc có cốt toái bổ:

Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.

+ Cốt toái bổ, liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, xát vào lợi.

+ Thang gia vị địa hoàng:

Thục địa 16g, đơn bì 12g, sơn dược 12g, trạch tả 12g, sơn thù 12g, tế tân 2,4g, bạch linh 12g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

+ Cốt toái bổ 15g,  sinh địa 10g, lá sen tươi 10g,  trắc bá tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu.

+ Cốt toái bổ tán bột 4 - 6g, bầu dục lợn 1 cái. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.

+ Cốt toái bổ 16g, rễ cỏ xước 12g, cẩu tích 20g, dây đau xương 12g, rễ gối hạc 12g, thỏ ty tử 12g, hoài sơn 20g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu

Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.

Thuốc bột tẩu mã: Cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước hoặc trộn với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.

Chú ý: Người âm hư, huyết hư đều không dùng được.        

Theo TS. Nguyễn Đức Quang (Suckhoedoisong)

Dược thảo trị chấn thương và vết thương phần mềm

Nõn chuối tiêu, lá trầu không, bèo cái, lá sắn dây, nõn dứa... là những vị thuốc quen thuộc, dễ kiếm nhưng lại chữa rất hiệu quả các vết thương phần mềm và chấn thương.

Cũng như y học hiện đại, cách chữa các vết thương phần mềm của y học cổ truyền cũng là cầm máu, rửa sạch vết thương, làm mất các mô hoại tử, làm mọc mô hạt, liền vết thương. Đặc điểm của cách chữa cổ truyền là áp dụng đồng thời các phương thuốc uống có tác dụng toàn thân để thúc đẩy liền vết thương và làm mất các mô hoại tử, kích thích mọc mô hạt, làm liền da (sinh cơ). Kết quả điều trị tốt và tương đối nhanh.

Chữa vết thương phần mềm

Cầm máu nếu có chảy máu: Dùng nõn chuối tiêu (lấy cây non cao độ 60 cm, cắt sát gốc, bỏ bẹ ngoài, cắt từng đoạn 3-4 cm), rửa sạch, giã nhỏ đắp vào vết thương chảy máu rồi băng lại.

Rửa sạch vết thương: Sau khi cầm máu, rửa vết thương bằng nước thuốc: Lá trầu không tươi 40 g, đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút, để nguội cho thêm 6 g phèn phi, hòa tan, lọc rồi rửa vết thương.

Làm sạch vết thương: Làm sạch vết thương, hết nhiễm khuẩn và mủ tại chỗ, mất mô hoại tử và mùi hôi: Lá mỏ quạ tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương. Mỗi ngày thay một lần đến khi vết thương sạch, màu đỏ tươi.

Làm chóng mọc mô hạt, sinh cơ và chóng liền da: Lá mỏ quạ, lá bòng bong, lá nọc sởi dùng tươi với lượng bằng nhau, bỏ cọng, rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, hai ngày thay băng một lần.

Các bài thuốc uống có tác dụng toàn thân:

Chống khát do mất máu: Lá sắn dây rửa sạch, giã nát cho vào một bát nước đun sôi để nguội, thêm ít đường và vài hạt muối, uống ngày một lần.

Làm mát máu tiêu độc, chống viêm nhiễm: Lá mặt quỷ (sao vàng) 40 g, nõn dứa dại 12 g, cánh bèo cái 8 g, gừng sao cháy 4 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa nhiễm khuẩn quanh vết thương: Lá cúc tần 40 g, lá xạ can 20 g. Rửa sạch, giã n hỏ, đắp lên chỗ lở loét quanh vết thương.

Chữa đụng dập, bầm máu, sưng tấy đau

Rượu xoa bóp làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm, giảm đau, giãn gân cơ: Ô đầu, huyết giác mỗi vị 40 g, nghệ già 30 g; thiên niên kiện, địa liền mỗi vị 20 g; long não 15 g; đại hồi, quế chi mỗi vị 12 g. Tán nhỏ các vị thuốc, ngâm với một lít rượu trong một tuần. Lọc bỏ bã, thêm rượu cho vừa đủ một lít. Xoa nhẹ nhàng lên chỗ bị sưng đau.

Thuốc bôi đắp làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm, giảm đau: Bột cúc tần 800 g, bột quế chi 160 g, bột đại hoàng 80 g, sáp ong 200 g, dầu thầu dầu 2 lít. Các vị trên tán nhỏ, rây thành bột mịn, đun sôi dầu thầu dầu, cho sáp ong vào, đánh tan, rồi tắt lửa, cho bột thuốc vào đánh nhuyễn làm thành cao. Dùng đắp.

Hoặc: Ngưu tất, hồng hoa, ô đầu, bán hạ, bạch phụ tử, địa liền, thương truật, đậu khấu, mỗi vị 15 g, sáp ong 20g, dầu thầu dầu 20 0ml. Tất cả các vị sao, tán thành bột, cho vào dầu thầu dầu và sáp ong nấu thành cao. Dùng vừa xoa vừa đắp.

Thuốc uống trong làm khí huyết lưu thông, tiêu viêm: Lá móng tay, ngải cứu, huyết giác mỗi vị 12 g; tô mộc 10 g; nghệ 8 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sai khớp và bong gân

Các khớp sau khi đã chỉnh hình theo phương pháp y học hiện đại, được đắp tại chỗ các vị thuốc làm lưu thông khí huyết, tiêu viêm, giảm đau:

- Cây cỏ lào, dùng lá non và cành rửa sạch, sao nóng đắp vào vết thương rồi băng chặt.

- Vòi voi (lá và hoa) 30 g, tỏi 1 củ, muối ăn 10 g. Tất cả rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ sưng tấy, băng chặt.

- Đu đủ xanh, lá na (mãng cầu) mỗi vị 10 g, muối ăn, vôi tôi, mỗi vị 5 g. Giã nhỏ cho vào gạc đắp lên vết thương, băng lại.

- Nghệ già 20 g, lá cúc tần, lá trầu không, lá xạ can, mỗi vị 12 g. Giã nát trộn với một ít giấm, bọc gạc đắp lên nơi sưng đau, 2-3 ngày thay băng một lần.

- Lá náng rửa sạch, giã nát, chưng nóng với giấm mà chườm đắp để chữa bong gân.

- Củ nâu, cỏ nọc sởi, cỏ chó đẻ răng cưa, lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát mà đắp lên trị sai khớp.

- Lá cà độc dược, lá dây đau xương, rửa sạch, giã nát, chưng nóng với giấm và đắp để giảm đau.

- Cốt toái bổ tươi, bóc bỏ hết lông tơ và lá khô, rửa sạch, giã nhỏ, dấp nước, gói vào lá chuối đã nướng cho mềm, đắp lên các chỗ đau, bó lại. Thay thuốc bó nhiều lần trong ngày, và thường đắp trong 3-7 ngày, để chữa bong gân tụ máu.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống