Lưu trữ cho từ khóa: công nghiệp

Gia hạn chương trình “Đổi quà xịn Bobby – cùng bé vui khám phá”

Từ nay đến hết ngày 20/02/2013, để chào đón năm mới Qúy Tỵ và tri ân khách hàng thân thiết, nhãn hàng Bobby Fresh gia hạn chương trình tích điểm “Đổi quà xịn Bobby, cùng bé vui khám phá”. Khách hàng khi mua sản phẩm tã Bobby Fresh (sản phẩm có tem điểm trên bao bì) sẽ tiếp tục có cơ hội nhận “Thú hơi vui nhộn” vô cùng ngộ nghĩnh và độc đáo.

Chương trình được áp dụng trên toàn quốc từ ngày 20/11/2012 đến 31/01/2013 (nay được gia hạn 20/02/2013) hoặc đến khi hết quà tặng: với 17 điểm nhận được 1 phần quà đồ chơi thú hơi vui nhộn.

Tỷ lệ kích thước quà tặng đúng với thực tế, thú hơi cao 98 cm (Ảnh do Công ty cổ phần Diana cung cấp)

Cách thức tham gia chương trình:

- Cắt phần tem có in điểm thưởng trên bao bì Bobby (gồm 3-5 cm phần bao bì xung quanh)

- Tích lũy đủ 17 điểm rồi gửi bưu điện về Công ty Diana kèm theo thông tin (tên, địa chỉ, điện thoại, số CMND, tên quà tặng)

- Địa chỉ gửi điểm: Công ty Diana, Khu công nghiệp Vĩnh Tuy, đường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội

Thời hạn nhận điểm: 20/11/2012 – 20/02/2013 (theo dấu bưu điện nơi gửi) hoặc đến khi hết quà tặng. Mẫu quà tặng thú hơi sẽ được tặng ngẫu nhiên. Quà tặng được gửi trong vòng 4-6 tuần kể từ ngày thông tin người nhận quà được xác minh.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập www.bobby.com.vn , www.diana.com.vn

Thông tin về công ty Diana

Công ty DIANA là một công ty hàng đầu trong ngành hàng sản xuất các sản phẩm chăm sóc phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam (chuyên sản xuất các mặt hàng từ giấy và bột giấy như BVS, tã giấy cho trẻ em, tã giấy người lớn, khăn giấy lụa với các thương hiệu nổi tiếng như Diana, Bobby, Caryn, Libera, E’mos…).

Sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất kết hợp với thế mạnh là thành viên của tập đoàn hàng đầu thế giới Unicharm Nhật Bản, công ty Diana luôn đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân để sáng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất, phù hợp nhất với người tiêu dùng Việt Nam. Từ năm 1999 đến nay, sản phẩm Diana luôn được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Diana là công ty sản xuất BVS đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 9001:2000 (do tổ chức SGS-Vương quốc Anh cấp) và là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được Hội Sản phụ khoa khuyên dùng.

 

Cảnh giác với “rượu cồn”

Năm 2012, ngành y tế ghi nhận 643 trường hợp ngộ độc rượu, tăng 308 người so với năm 2011, trong đó có 18 người tử vong, tăng 3 người. Các trường hợp ngộ độc rượu đều từ nguyên nhân sử dụng rượu nấu thủ công, rượu tự pha chế, đặc biệt là tình trạng pha rượu từ cồn công nghiệp.

Từ phương Nam: Hàm lượng methanol cao gấp hàng trăm lần

Theo báo cáo từ Chi cục ATVSTP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cuối năm 2012, tại xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) đã xảy ra 2 vụ ngộ độc rượu khiến 2 người tử vong. Cả 2 bệnh nhân được nhập viện cùng một ngày trong tình trạng hôn mê sâu, được chẩn đoán do ngộ độc rượu. Bệnh nhân đầu tiên ở thôn 10, xã Long Sơn đã tử vong. Bệnh nhân còn lại tạm trú tại thôn 3, xã Long Sơn, tử vong sau đó 1 ngày. Qua điều tra cho thấy, cả 2 trường hợp trên đều đã uống rượu tại nhà trước khi có biểu hiện ngộ độc. Các cơ quan chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương tìm nguyên nhân gây ngộ độc và gửi các mẫu rượu lấy được tại nhà bệnh nhân đi xét nghiệm tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Hai trường hợp đều mua rượu từ quán ngay tại địa phương do lò rượu trên địa bàn cung cấp. Kết quả xét nghiệm nhanh cho thấy, số rượu 2 nạn nhân uống đều có hàm lượng methanol vượt gấp hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Trong số 7 mẫu rượu được xét nghiệm, mẫu có hàm lượng methanol thấp nhất cũng cao gấp 350 lần tiêu chuẩn cho phép và mẫu có hàm lượng methanol cao nhất gấp đến 668 lần tiêu chuẩn cho phép. Kết luận điều tra của Chi cục ATVSTP Bà Rịa – Vũng Tàu khẳng định, cả 2 trường hợp trên đều tử vong do nhiễm độc methanol.

ruou

Không lâu sau, trên địa bàn TP. Vũng Tàu lại xảy ra vụ ngộ độc rượu dẫn đến 1 trường hợp tử vong. Theo điều tra của cơ quan chức năng, bệnh nhân trước đó có uống rượu được mua tại một cơ sở bán hàng tạp hóa trên cùng địa bàn. Rượu được cung cấp bởi một lò sản xuất tại TP. Bà Rịa (cơ sở sản xuất rượu ông Lê Duy Đại, tổ 7, ấp Phước Tân, xã Tân Hưng, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh cho thấy, các mẫu rượu đều có hàm lượng methanol vượt ngưỡng cho phép lên đến 930 lần. Điều đáng báo động là trước đó, năm 2011, tại huyện Tân Thành cũng đã xảy ra 1 vụ ngộ độc rượu có chứa methanol khiến 2 người cùng gia đình (cha, con) tử vong.

Ra ngoài Bắc: Rượu cồn lên bàn tiệc

Như một loại bệnh dễ lây, rượu cồn công nghiệp đã xuất hiện cả ở làng Vân (Việt Yên, Bắc Giang), làng Trương Xá (Kim Động, Hưng Yên) – những làng chuyên nấu rượu nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc cũng đã xuất hiện rượu giả, pha bằng cồn công nghiệp rồi thêm hương liệu cho giống với mùi vị rượu truyền thống. Tại Trương Xá, theo khảo sát của chúng tôi, có tới hơn 10 hộ gia đình pha chế rượu bằng cồn công nghiệp. Rồi đến làng Vân, ông Nguyễn Trung Ca, chủ một cơ sở nấu rượu có tiếng cũng thừa nhận “giờ rượu làng Vân ít người còn giữ được nghề truyền thống, đã có một vài nhà làm rượu bằng cồn công nghiệp rồi. Do đơn giản, giá rẻ lại có “thương hiệu” nên dễ bán và thu lợi nhanh”. Không chỉ có cồn công nghiệp mà tình trạng mua bán, sử dụng nhiều loại men rượu không rõ nguồn gốc, không được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng cũng góp phần đưa rượu độc đến các bàn tiệc.

Không chỉ có cồn công nghiệp mà tình trạng mua bán, sử dụng nhiều loại men rượu không rõ nguồn gốc, không được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng cũng góp phần đưa rượu độc đến các bàn tiệc. Để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng rượu, nhất là rượu nấu thủ công, Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2012/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013) quy định sản xuất kinh doanh rượu. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình nấu rượu thủ công phải đăng ký sản xuất với UBND xã và chỉ được bán rượu cho doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh pha chế lại rượu. Theo ghi nhận của phóng viên, tuy còn băn khoăn về cách thức triển khai nhưng nhiều người dân bày tỏ đồng tình với những nội dung mà Nghị định 94 hướng tới. Bởi nếu lỡ có “chuyện” thì còn biết nơi mà… bắt đền, nhưng trên hết là vì sức khỏe của người tiêu dùng.

(Theo SKĐS)

Hồng xiêm bắt mắt nhờ tẩm ôxít sắt

 

Ðể hồng xiêm bắt mắt, nhiều người bán thường ngâm quả vào một loại dung dịch được cho là bột sắt hòa với nước. Việc làm này có gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Hồng xiêm tẩm hóa chất

Tại các cửa hàng bày bán hoa quả, những quả hồng xiêm vàng sậm, căng bóng nhìn rất bắt mắt, hấp dẫn người mua. Khi được hỏi, người bán cho rằng: chỉ biết lấy hàng về bán cho khách, còn hàng có ngâm, tẩm chất gì hay không thì họ… chịu, không biết được.

Nhưng theo những người bán hàng lâu năm thì trên thị trường hiện có rất nhiều hoa quả được nhuộm màu, nhuộm hóa chất để tươi lâu hơn và nhìn ngon hơn. Bằng mắt thường người mua hàng khó nhìn thấy, phân biệt được hoa quả đã ngâm hóa chất. Tâm lý của người mua hàng thích chọn những loại trái cây tươi, ngon, có vỏ bóng mịn trong khi phần lớn các loại quả này được tẩm chất chống thối. Hầu hết những người bán hoa quả tại chợ Long Biên, Hà Nội đã “phù phép” trước khi khách hàng đến lấy. Những người bán buôn hay bán lẻ chỉ việc lấy về và bán.

Những người bán hàng thường truyền cho nhau những “ngón nghề” như bột sắt ngâm vào hồng xiêm để “lên đời” cho quả, chất Ethrel làm chín hoa quả nhanh, thuốc 2,4D chống vi sinh vật thâm nhập vào hoa quả gây nhanh thối rữa. Những quả hồng xiêm có thể hái khi còn xanh, nhìn không ngon nhưng chỉ cần nhuộm một ít hóa chất, quả sẽ chuyển thành màu vàng thẫm khiến nhiều người nhầm là hồng xiêm già, ăn ngọt hơn. Trên thực tế, đã có rất nhiều khách hàng bị đánh lừa mua phải quả non chỉ qua lớp vỏ bên ngoài này.


Hồng xiêm nhuộm hóa chất vỏ có màu vàng sẫm hơn hồng xiêm tự nhiên

Lợi hay hại?

Các loại trái cây khi hái xuống khỏi cây, nếu chỉ để tự nhiên, không bảo quản sẽ hỏng rất nhanh bởi khi đó, trong quả vẫn diễn ra quá trình hô hấp, quá trình tự chín và tự thối rữa. Mặt khác, sau khi hái, hoa quả sẽ bị vi sinh vật chui vào theo núm quả, làm cho quá trình thối rữa càng nhanh hơn.

Trước đây, người ta thường bôi vôi vào núm quả để vi sinh vật không thể chui vào được nhưng hiện nay, nhiều người buôn bán hoa quả đều sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả lâu hơn. Việc tẩm, ngâm hóa chất có thể làm ngay từ khi hoa quả được thu hoạch, cũng có những nơi được ngâm tẩm sẵn. Chất bột sắt được dùng để ngâm tẩm hồng xiêm là một loại màu công nghiệp chứa chất 2,4 diaminoazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su), mực in… và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm.

Đây là dạng độc tố, khi tích lũy trong cơ thể con người có khả năng gây tổn hại cho gan và thận, gây ung thư da, ung thư bàng quang. Tiếp xúc thường xuyên sẽ gây viêm da nặng, kích ứng mắt và chảy nước mắt, hen suyễn, viêm dạ dày, suy thận, chóng mặt, run, co giật, và hôn mê. Triệu chứng khi nuốt phải lượng lớn: đau bụng, môi và móng tay chuyển màu xanh tím, co giật ói mửa, khó thở, buồn ngủ, lịm dần.

Chính vì vậy người nội trợ nên chọn mua hoa quả đúng mùa, màu sắc tự nhiên để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

(Theo Suckhoe&doisong)

 

Bột ngọt – lợi hay hại?

Bột ngọt là một gia vị được phát minh ra cách đây hơn 100 năm và hiện được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn công nghiệp cũng như tại gia đình. Bản chất của bột ngọt là glutamate – thành phần giúp mang lại “vị umami” hay còn gọi là vị “vị ngọt thịt” – nên bột ngọt còn được gọi là “gia vị umami”.

Là một gia vị được sử dụng phổ biến nên tính an toàn của bột ngọt được đánh giá nghiêm ngặt bởi các tổ chức y tế và sức khỏe trên toàn thế giới. Theo Ủy ban Hỗn hợp về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO), bột ngọt được đánh giá là gia vị an toàn với liều lượng sử dụng hàng ngày không xác định.

Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu cũng đánh giá bột ngọt là gia vị an toàn và không có bằng chứng nào cho thấy bột ngọt có hại cho người sử dụng. Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm FDA của Mỹ cũng đã tái xác nhận tính an toàn của bột ngọt tương tự như các gia vị muối, tiêu, giấm…

Những đánh giá mới nhất của các tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới đều cho thấy bột ngọt là một gia vị an toàn cho việc chế biến món ăn. Ở Việt Nam, gia vị này cũng được Bộ Y Tế cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Như vậy, về cơ bản, việc sử dụng gia vị bột ngọt trong nấu nướng cũng tương tự như việc sử dụng các gia vị khác và không phải là một chất dinh dưỡng. Vì là một gia vị nên khi chế biến món ăn, chúng ta cần phải cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết khác như chất đạm, chất bột, chất xơ, chất béo, khoáng chất… có trong các nguồn thực phẩm khác nhau.

Ngăn lão hóa bằng chế độ dinh dưỡng

Theo ThS-BS Đào Thị Yến Phi – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh để ngăn sự lão hóa cần đủ lượng và chất với các yêu cầu: chừng mực, cân đối, đa dạng, tự nhiên.

* Đủ lượng và chất

Một khẩu phần ăn hằng ngày phải đảm bảo đủ lượng và chất. Lượng chính là nhu cầu năng lượng hằng ngày để giúp các tế bào chuyển hóa và hoạt động. Có thể đoán khẩu phần ăn có đủ năng lượng hay không bằng cách theo dõi cân nặng hàng tuần. Nếu cân nặng không đổi, chứng tỏ khẩu phần ăn đủ năng lượng. Giảm cân chứng tỏ khẩu phần không đủ năng lượng và tăng cân tức là khẩu phần thừa năng lượng. Để đảm bảo đủ chất, bữa ăn cần có đủ bốn nhóm thực phẩm: đạm, đường, béo, rau xanh (kèm cả trái cây tươi). Nếu không, cơ thể sẽ suy dinh dưỡng – đây chính là nguyên nhân làm cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.

* Chừng mực

Sự dư thừa năng lượng sẽ làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể, khiến các cơ quan trong cơ thể như: tiêu hóa, hô hấp, bài tiết… phải hoạt động nhiều hơn và đây có thể là nguyên nhân thúc đẩy sự lão hóa tế bào diễn ra nhanh hơn.

Gan, thận ở mỗi người có khả năng lọc, thải độc khác nhau và thường suy yếu theo tuổi tác. Do đó, cần cảnh giác với các chất độc hại như: alcohol, cafein, nicotin…

* Cân đối

Cần phải cân đối liều lượng các loại thực phẩm trong mỗi bữa ăn để đạt được một tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu cơ thể. Tỷ lệ thực phẩm chung cho một người trưởng thành trong ngày gồm: ít hơn 6g muối; ít hơn 20g đường; khoảng 30g dầu mỡ; 120g thực phẩm giàu đạm (đậu đỗ, đậu phộng, mè, ngũ cốc, thịt, cá, trứng, tôm, cua…); 300g rau xanh các loại; bốn-năm chén thức ăn bột đường (nên có một chén thức ăn thô như khoai, gạo lứt, miến…); trên hai lít nước (trong đó nên có 500ml sữa) và 200g trái cây.

* Đa dạng

Có những người thích loại thực phẩm nào là ăn suốt thời gian dài. Điều này không nên, bởi không loại thực phẩm nào có thể cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, ngay cả sữa. Cho nên, cách tốt nhất là ăn đa dạng thực phẩm. Ngoài làm tăng khả năng hấp thụ, ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm còn có lợi cho quá trình tiêu hóa và cung cấp đa dạng các dưỡng chất để nuôi tế bào.

* Tự nhiên

Những phương pháp chế biến đơn giản như hấp bằng hơi nước, luộc nhanh, xào nhanh hoặc các loại trái cây, rau xanh nên ăn tươi sống… sẽ khiến món ăn ít bị biến chất, tốt cho sức khỏe. Các phương pháp chế biến như: nướng trên lửa than, xông khói, chiên trong nhiều dầu mỡ ở nhiệt độ cao, kéo dài… ngoài làm hao hụt và mất đi dưỡng chất tự nhiên có trong thực phẩm, có thể làm gia tăng các chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp vì chúng không cung cấp đủ rau xanh và dưỡng chất.

Ngoài ra, ThS-BS Yến Phi còn cho biết, sự vận động thể lực, nhịp sống cân bằng cũng là yếu tố quan trọng để phòng, chống lão hóa hiệu quả. Nhịp sống cân bằng có thể hiểu là một nếp sống điều độ, có chừng mực, sinh hoạt đúng giờ. Những việc đơn giản như ngủ đủ, ngủ sâu, nghỉ ngơi hợp lý, vứt bỏ những phiền muộn, vận động nhiều… rất có lợi cho cơ thể, giúp các tế bào được nghỉ ngơi, thải loại các chất chuyển hóa còn tồn ứ trong cơ thể.

 (Theo PNO)

Sự thật về “đại dịch béo phì”

Với những bằng chứng mới nhất từ các nghiên cứu nghiêm túc về béo phì, nhiều nhà khoa học đang nghi ngờ rằng cái gọi là “đại dịch béo phì” đã bị thổi phồng một cách thái quá và không loại trừ khả năng đây là “màn kịch” của một số công ty dược phẩm trên thế giới.

Béo phì và mảnh mai – Ai khỏe hơn?

Nếu theo như lời của GS. Julie Gerberding - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh ở Atlanta, Mỹ thì tuy bệnh truyền nhiễm thời Trung cổ đã cướp đi sinh mạng của 1/3 nhân loại lúc bấy giờ nhưng cũng không nguy hiểm như đại dịch phát phì đang gia tăng từ cuối thế kỷ 20 đến nay. Giống như GS. Gerberding, một số nhà khoa học khác còn đưa ra những báo động đáng sợ như: trong thập kỷ tới, cái gọi là “tuổi thọ trung bình hy vọng của nhân loại” sẽ bị rút ngắn tới 5 năm vì lý do thừa cân béo phì. Họ còn đưa ra những phép tính, khẳng định rằng mỗi năm tại Mỹ có tới trên 400.000 người chết sớm vì lý do phát phì!

Trong khi thực tế, người thừa cân không hề có tuổi thọ thấp hơn người gầy - như người ta vẫn tưởng, đó là kết quả công trình điều tra do TS. Steve Blair thuộc Trung tâm Nghiên cứu Cooper ở Dallas thực hiện mới đây đối với 80.000 công dân Mỹ còn cho thấy: những người quá cân nếu có nếp sống tích cực ít đau ốm hơn so với những người gầy sống ít hoạt động. Tất nhiên, lý tưởng nhất vẫn là một trọng lượng cơ thể vừa phải!


Tỷ lệ người béo phì ngày càng gia tăng.

Mối đe dọa bị thổi phồng

Đã có những cáo buộc đầu tiên cho rằng đằng sau những con số thống kê, những nghiên cứu về căn bệnh béo phì có sự tiếp tay của các hãng dược phẩm và ngành công nghiệp dinh dưỡng khi mà mục đích của họ là thu lợi từ những loại thuốc giảm béo, thực phẩm chức năng, đồ ăn kiêng và các liệu pháp giảm cân đắt tiền. “Sự phát phì đã bị người ta phát triển lên tầm cỡ tư tưởng hơn là thực thể. Còn những quan điểm về đề tài này thì đầy rẫy những lời phóng đại, thậm chí cả trong giới khoa học” - GS. Micheal Gard, tác giả cuốn sách The Obesity Epidemic: Science, Morality and Ideology khẳng định - “Để bán được sản phẩm và dịch vụ, các công ty dược phẩm đã tác động tới giới khoa học, các cơ quan y tế cũng như giới truyền thông nhằm đẩy hàng triệu người khỏe mạnh vào nỗi sợ phải đối mặt một cách không cần thiết với căn bệnh béo phì”.

Sự thật là cuộc chiến với đại dịch béo phì đã mang lại rất nhiều lợi lộc cho những kẻ kiếm tiền nhờ nó. Chỉ riêng năm 2008, người dân Mỹ đã chi 46 tỷ USD cho điều trị giảm béo. Tại quốc gia này có tới 84% phụ nữ và 70% đàn ông từng thực hiện các giải pháp nhằm loại bỏ trọng lượng dư thừa. Số lượng các ca phẫu thuật cắt bớt dạ dày ngày càng gia tăng. Nếu năm 2005 mới có 36.000 ca thì 4 năm sau đã tăng lên trên 140.000 ca. “Ngày càng có nhiều người mong muốn giảm thiểu chỉ số trọng lượng cơ thể, cho dù khái niệm thừa cân được phán quyết một cách tùy tiện và không dựa trên những cơ sở khoa học chính xác” - GS. Eric Oliver thuộc ĐH Chicago báo động.

Đúng là ở các đô thị lớn thuộc Mỹ và châu Âu, thời gian gần đây có sự gia tăng đáng kể của căn bệnh tăng huyết áp, tiểu đường và tim mạch. Nhiều người đã đổ lỗi cho sự phát phì, rằng đó là những hậu quả tất yếu của việc thừa cân. Sự thật là những căn bệnh kể trên tấn công con người bất kể thiếu mỡ hay thừa mỡ. Theo thống kê của tạp chí chuyên ngành Scientific American, tỷ lệ phát phì trong người Mỹ trưởng thành đã tăng gấp đôi trong 25 năm qua, với trẻ em thậm chí còn tăng gấp 3. Thế nhưng, trái với những dự báo bi quan, trong thời gian đó không hề gia tăng tỷ lệ tử vong vì các bệnh tim, tai biến não hay tiểu đường, huyết áp cao.

Ngược lại, số người mắc bệnh tim hay nồng độ cholesterol ở Mỹ liên tục giảm. Bệnh tăng huyết áp chỉ bằng một nửa so với 40 năm trước. Bệnh nhân tiểu đường xuất hiện nhiều hơn, song mức độ liên quan đến gia tăng tỷ lệ tử vong được coi là không đáng kể. Rõ ràng, tác động tiêu cực của đại dịch phát phì không thấy rõ, thậm chí cả trên phạm vi xã hội. GS.Campos cho rằng, dường như tiểu đường và hội chứng rối loạn chuyển hóa mới là thủ phạm dẫn đến thừa cân béo phì chứ không phải ngược lại. Hoặc cũng có thể béo phì là triệu chứng của những rối loạn khác, là hậu quả của những căn bệnh hoàn toàn xa lạ mà hiện chưa được phát hiện ra!

Thế nên, cho đến nay đối với nhiều nhà khoa học và ngành công nghiệp dinh dưỡng thế giới, việc thổi phồng tác hại của đại dịch béo phì vẫn đang là một cơ hội hốt bạc tuyệt vời.

Meo.vn (Theo SK&ĐS)

Lợi ích từ nhung hươu

Ngành công nghiệp chăn nuôi hươu đã có từ lâu trên thế giới với qui mô lớn. Trong số đó, New Zeland là quốc gia có sản lượng đàn hươu lớn nhất và nhung hươu New Zealand rất phổ biến và được ưa chuộng tại các nước châu Á.

Hươu không bị stress

Hươu New Zeland khá đa dạng về giống loài như Hươu Rusa (Cervus timorensis russa), Hươu đỏ (Cervus elaphus), Hươu nai sừng tấm – Wapiti (Cervus canadensis), Hươu Sambar (Cervus unicolor), Hươu Sika, Hươu Dama – Fallow và một số loài hươu khác... Hình thức nuôi hươu ở New Zeland đã đạt đến qui mô công nghiệp. Các trang trại hươu New Zeland có diện tích rất rộng, trải dài, thức ăn cho hươu được gieo trồng khắp nơi tạo ra môi trường chăn thả hoàn toàn tự nhiên, hầu như không thấy hàng rào bao quanh như một số nơi, hươu có thể sống thoải mái như trong điều kiện tự nhiên. Vì vậy, hươu nuôi tại New Zealand ít bị stress, mệt mỏi hoặc ức chế, cho chất lượng thịt và nhung tốt nhất thế giới.

Chất lượng và độ an toàn của nhung hươu Newzealand đã được thế giới công nhận.

Nhung hươu chữa được bách bệnh?

Từ xưa, nhung hươu đã được xem là phương thuốc giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Ngoài ra, nhung hươu còn nhiều công dụng khác ít người biết đến. Theo y học cổ truyền, ngoài tác dụng bổ thận, tráng dương, ích khí, cường tinh rất thích hợp để cải thiện khả năng tình dục cho những người bị yếu sinh lý, liệt dương,... nhung hươu còn có tác dụng tốt cho phụ nữ bị chứng huyết hư băng lậu, huyết trắng, đau lưng, mồ hôi trộm, tay chân lạnh, kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh, tắc tia sữa… Bên cạnh đó, nhung hươu còn có khả năng xúc tiến sự sinh trưởng, thúc đẩy quá trình tái sinh của tổ chức, tăng hồng cầu và tiểu cầu, hạ huyết áp,...

Theo Tây y, nhung hươu có các tác dụng như: cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, phục hồi cơ bắp, tăng cường khả năng sinh dục, chống lão hóa và đặc biệt là hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị viêm khớp...

Tuy có nhiều ích lợi nhưng nhung hươu không phải “thuốc tiên” trị được bá bệnh và nhung hươu có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế thuốc đặc trị. Sử dụng nhung hươu với liều lượng hợp lý, tránh tình trạng lạm dụng và cần thận trọng với các trường hợp người bị cao huyết áp hoặc trẻ nhỏ.


Meo.vn (Theo Dantri)

Những lưu ý khi chọn hộp đựng cơm cho trẻ

Hiện nay, có rất nhiều loại hộp đựng cơm trên thị trường. Tất nhiên, không phải tất cả đều giống nhau.

Vậy phải chọn lựa thế nào để có một hộp đựng không độc hại, cũng như dễ lau rửa, gọn nhẹ, dễ đóng mở cho bé?


Hộp đựng cơm không giữ nhiệt

Loại hộp này thường làm bằng bao vải dầu, cotton hoặc vải nhựa vinyl (Nếu lo lắng tới sự không an toàn của nhựa vinyl bởi có chứa PVC, hãy lựa chọn các vật liệu khác).

Lợi: Kích thước nhỏ giúp bé có thể gập và dễ dàng cất vào ba lô. Thêm vào đó, hộp phù hợp với bàn tay bé bởi chúng nhẹ và thường dễ đóng mở. Thêm một tiện ích nữa: rất dễ lau chùi hộp chỉ với một miếng vải.

Hại: Không có lớp cách nhiệt bên trong. Bạn sẽ cần mua một hộp đá rời nếu đựng sữa hoặc thịt cũng như các túi hoặc hộp nhựa để đựng sandwich và nhiều đồ ăn khác.

Hộp đựng cơm giữ nhiệt

Thường được làm bằng polyester hoặc neoprene - loại vật liệu co giãn dùng làm đồ lặn. Loại hộp này giữ được thức ăn tươi ngon trong thời gian dài mà không cần túi đá.

Lợi: Hộp không độc và có thể rửa bằng máy cộng thêm sự đa dạng các mẫu mã dễ thương cho trẻ.

Hại: Hộp dễ bị hoen ố và cần thêm túi hoặc đồ đựng bằng nhựa bên trong hộp. Một điểm bất lợi nữa: Rất nhiều hộp có khóa, khiến trẻ gặp đôi chút khó khăn khi mở và đóng hộp.

Hộp đựng cơm thông thường

Loại hộp bằng nhựa và kim loại thông thường này đã có từ rất lâu trước thời của bé. Và trong khi những nhân vật hoạt hình ưa thích thời của bạn không còn giúp loại hộp này thu hút với trẻ nữa, các loại còn lại vẫn đảm bảo là đồ chơi hấp dẫn của bé.

Lợi: Bền và dễ lau rửa

Hại: Một số loại hộp ăn trưa bằng nhựa kiểu này chứa BPA, PVC, phthalate (loại hóa chất công nghiệp thường cho vào nhựa để tăng độ dẻo), chì và một vài loại khác bằng kim loại có chứa chì. Tất cả các vật liệu trên đều nguy hại cho sức khỏe.

Bởi vậy, hãy tìm cho bé một loại hộp được dán nhãn không chứa những chất này, và tránh những hộp kim loại có màu sắc sặc sỡ- đặc biệt là hộp màu vintage (cổ điển) hoặc những loại hộp xuất xứ Trung Quốc- bởi chúng nhiều khả năng có chứa chì. Tuy nhiên, thậm chí những hộp đựng an toàn cũng vẫn tiềm ẩn nguy cơ: bàn tay nhỏ bé của trẻ có thể gặp vấn đề khi mở và đóng móc cài. Thêm một vấn đề nữa đó là hộp này cần có một túi đá lạnh, bởi chúng chỉ có mức cách nhiệt trung bình.

Hộp đựng cơm kiểu Nhật

Con bạn có thích ăn trưa với nhiều món khác nhau? Hộp đựng kiểu Nhật thật sự phù hợp, với nhiều ngăn cho các loại món ăn khác nhau.

Lợi: Không cần có túi hay đồ đựng bằng nhựa đi kèm, bởi vì các ngăn đựng thức ăn an toàn và có thể rửa bằng máy đã có sẵn trong hộp. Các ngăn thiết kế khéo léo giữ riêng từng vị thơm ngon của các món ăn; đặc biệt tốt nếu bé không thích mùi vị lẫn lộn của thức ăn.

Hại: Chúng không giữ nhiệt tốt cho lắm, bởi vậy, sẽ phải giữ hộp kiểu Nhật trong một túi giữ nhiệt lớn hơn nếu bạn mang sữa hoặc thịt. Một điểm bất lợi: Hộp không có ngăn đựng canh.

Việc lựa chọn loại hộp phù hợp nhất cho nhóc tỳ nhà bạn là quyết định của bạn. Tuy nhiên, hãy để bé tự chọn trong 2 hay 3 kiểu bởi sau cùng chính bé sẽ là người sử dụng chúng hàng ngày. Và nếu mang hộp đựng cơm đến trường, bé có thể có được bữa ăn trưa tuyệt vời và đảm bảo vệ sinh.

Chúc các bé ngon miệng!

Meo.vn (Theo Dantri)

Bị viêm xoan, phẫu thuật nâng mũi có ảnh hưởng gì không?

Trong phẫu thuật nâng mũi chất liệu độn đặt dưới da mũi và trên xương mũi không tiếp xúc với ống mũi nên không ảnh hưởng đến bệnh lý mũi.

Hỏi

Tôi bị xoang và dị ứng thời tiết, nên hay bị chảy nước mũi, nếu tôi đi nâng mũi có ảnh hưởng gì không?

Đáp

Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Cấu trúc giải phẫu của hệ hô hấp gồm có ống dẫn khí (ống mũi, thanh quản, khí quản, phế quản) phổi và hệ cơ hô hấp.

Xoang là các hốc rỗng bên trong một số xương ở mặt và sọ tạo thành, các xoang thông với ống mũi và có 4 loại xoang chính: Xoang hàm trên (sinus maxillaries), Xoang trán ( sinus frontalis), Xoang sàng (sinus ethmodalis), Xoang bướm (sinus sphenoidalis). Do xoang thông với ống mũi nên các bệnh lý mũi xoang thường có liên hệ chặt chẽ với nhau (nếu viêm mũi kéo dài sẽ dẫn đến viêm xoang…)

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý của đường hô hấp, chiếm tỷ lệ khoảng 20% dân số, có tần suất cao ở những người đi làm, đi học. Bệnh ngày càng tăng ở các nước công nghiệp phát triển do sự ô nhiễm không khí với nhiều kháng nguyên lạ xuất hiện.

Viêm mũi xoang dị ứng là một biểu hiện cục bộ tại bộ phận mũi xoang khi tiếp xúc với các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như bụi nhà, thực phẩm (trứng, sữa, các loại hải sản..), thuốc, phấn hoa, sự thay đổi các yếu tố của môi trường: độ ẩm, nhiệt độ... tinh thần căng thẳng, nội tiết tố, vi khuẩn, vi rút... Triệu chứng bệnh bao gồm: ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng), chảy nước mũi, nghẹt mũi (đôi khi gây mệt mỏi, nhức đầu, buồn ngủ)…

Có thể chẩn đoán chính xác viêm mũi dị ứng bằng cách xét nghiệm dịch trong mũi, hoặc tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da bệnh nhân (nếu nơi tiêm có quầng đỏ lớn hơn giới hạn bình thường thì đó là dị ứng). Một người có thể phản ứng dương tính với nhiều loại kháng nguyên.

Do vậy tất cả những can thiệp vào ống mũi gây lệch vẹo hay cản trở thông khí đều có ảnh hưởng nhất định đến bệnh lý mũi, xoang (thường làm bệnh nặng thêm).

Trong phẫu thuật nâng mũi chất liệu độn đặt dưới da mũi và trên xương mũi, không tiếp xúc với ống mũi, không gây cản trở thông khí nên không ảnh hưởng đến bệnh lý mũi, xoang.

 

BS Mai Mạnh Tuấn
Viện Thẩm Mỹ Hà Nội

Meo.vn (Theo TCD)

Ho có đờm tái đi tái lại là bệnh gì?

Con gái tôi được 18 tháng tuổi, cháu thường xuyên bị ho có đờm, đi khám  và uống thuốc theo đơn bác sĩ thì khỏi nhưng thời gian ngắn sau lại bị tái phát. Xin hỏi quý báo, nguyên nhân vì sao cháu hay bị ho như vậy? - Bùi Xuân Phát (Quảng Ninh)

Trả lời:

Ho có đờm là ho thường kèm với tình trạng khạc ra chất nhầy hoặc đờm, thường do những bệnh lý của đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm thanh quản, viêm khí, phế quản cấp, viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, hen phế quản, viêm phổi, lao. Ho có đờm tái lại nhiều lần có thể do nhiễm khuẩn hô hấp tái phát thường gặp ở trẻ có cơ địa đặc biệt như trẻ suy dinh dưỡng, trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ, không chủng ngừa đủ, thiếu vitamin A, thiếu máu thiếu sắt, trào ngược dạ dày thực quản, có bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh tim bẩm sinh và nhiều loại bệnh lý bẩm sinh khác, bại não và các bệnh thần kinh - cơ, suy giảm miễn dịch…). Môi trường sống không thuận lợi: không khí ô nhiễm, nhà cửa chật chội, đông đúc, thiếu vệ sinh, khói bếp, khói xe, khói công nghiệp và đặc biệt là khói thuốc lá. Trong thư chị chưa nói rõ tình trạng của cháu như có phát triển bình thường hay mắc bệnh mạn tính nào không… nên chúng tôi chỉ có thể đưa ra lời khuyên cần lưu ý giúp cháu cải thiện môi trường sống xung quanh như không để cháu tiếp xúc với khói thuốc lá, tránh nơi khói bụi, ô nhiễm, chỗ đông người khi đang có mùa dịch, thường xuyên vệ sinh nhà cửa thoáng mát khi trời nóng, ấm áp khi trời lạnh. Nếu cháu ho dai dẳng, sốt về chiều, sút cân cần cho cháu khám chuyên khoa lao.     

BS. Lê Ngọc Liên

Meo.vn (Theo Suckhoedoisong)