Lưu trữ cho từ khóa: cong lưng

4 động tác để cơ thể khỏe mạnh từ sáng đến tối

Chỉ cần tập như mô tả dưới đây mỗi ngày, khớp xương của bạn sẽ linh hoạt. Những động tác này cũng giúp bạn xua tan căng thẳng, tinh thần sáng suốt.

1. Hãy đánh thức cơ thể


Đứng, hai tay đặt lên thành giường, hít vào thật sâu, đồng thời thóp bụng vào và uốn cong lưng từ từ. Thở ra và ngẩng đầu lên, lặp lại động tác này một lần nữa (hình 1).

2. Thức dậy với đôi chân năng động


Dựa vào thành giường, một chân co lại, chân kia duỗi ra sau. Đưa cánh tay bên kia ra phía trước thật xa (so với chân đang duỗi). Giữ đầu thẳng theo sống lưng. Giữ tư thế đó vài giây. Làm lại động tác này với phần bên kia (hình 2).

3. Thỉnh thoảng ngừng công việc


Ngồi trên ghế. Xoay thân trên từ phải sang trái, sao cho chân không nhúc nhích. Lặp lại 6-7 lần. Sau đó giữ chặt mép ghế, làm như bạn muốn nhìn về phía sau lưng (hơi gắng sức một tí). Nhất thiết không cử động phần hông. Đổi bên (hình 3).

4. Ngủ như một em bé


Không bài tập nào hiệu quả bằng bài tập này khi muốn xua đi cảm giác nặng nề của đôi chân và chuẩn bị đi vào giấc ngủ:

Nằm ngửa, hai chân khép lại, dựa vào tường. Dang từ từ hai chân và để chúng tự trượt xuống. Khi hai chân đã dang hết cỡ, hãy nới lỏng tối đa các bắp thịt trên trong phần đùi. Sau đó gập đầu gối lên ngực (hình 4).

Meo.vn (Theo alobacsi)

7 tư thế có hại sức khoẻ

Dù ngồi hay đứng, dù đi bộ hay chạy thể dục.... nếu không chú ý tư thế sẽ rất dễ đau mỏi và lâu dài có thể gây các bệnh cột sống, đầu gối....

Tư thế ngồi làm việc

Nhiều người khi làm việc hay cong lưng để nhìn rõ máy tính. Việc này rất hại cho sức khoẻ, có thể dẫn đến các bệnh đau đốt sống cổ, đau vai, lưng và eo…

Lời khuyên: Nên chọn loại ghế có thể điều chỉnh độ cao và góc của lưng ghế vuông. Khi ngồi cần đảm bảo cho đầu gối, đùi và lưng tạo góc 90 độ, giữ ngực và vai mở rộng mang lại tác dụng hỗ trợ cho quá trình hô hấp được bình thuờng.

Tư thế xem ti vi

Xem ti vi có thể coi là hoạt động thư giãn của chị em. Chị em thường chọn tư thế thật thoải mái để có thể vừa xem ti vi vừa thưởng thức món ăn vặt yêu thích. Tuy nhiên, tư thế này cũng vô cùng có hại cho sức khoẻ. Ngồi lâu đến tê người sẽ có hại cho hệ tiêu hoá. Tư thế ngồi lười trong ghế sô-fa không chỉ chèn ép nội tạng, mà còn dễ khiến các cơ ở vùng eo bị đau mỏi.

Lời khuyên: Nên chọn loại ghế sô-fa cao và cứng một chút. Nếu ghế quá mềm, khoảng cách ngồi và lưng ghế quá sâu có thể đặt thêm gối tựa lưng giữ cho lưng và eo thẳng.

Tư thế suy ngẫm

Nhiều người có thói quen nâng quai hàm khi suy nghĩ để có cảm giác não bộ tập trung hơn vào vấn đề. Tuy nhiên tư thế này dễ khiến lưng bị đau mỏi. Đây là tư thế không có lợi cho cột sống, cũng dễ gây bệnh đau đầu.

Lời khuyên: Khi cần suy ngẫm việc gì, nên đứng dậy đi lại; hoặc đặt 2 tay sau gáy, xoay chuyển vùng cổ giúp cho máu ở não bộ lưu thông.

Tư thế đứng

Chị em hay đi giầy cao gót có thói quen đứng lệch trọng tâm về một bên, khi mỏi dồn trọng tâm về bên còn lại. Tư thế này dễ khiến cột sống bị tổn thương, làm cho hai bên eo phải chịu lực không cân bằng, gây đau lưng mỏi eo.

Lời khuyên: Nên đứng hơi dồn trọng tâm về phía trước, hai chân hơi khép vào nhau, mắt nhìn thẳng.

Tư thế đi
Nhịp sống nhanh khiến nhiều người khi đi có thói quen cúi đầu đi nhanh về phía trước, không để ý tới xung quanh. Cúi đầu, co ngực lại sẽ làm ảnh hưởng đến tim phổi, dễ gây cảm giác mệt mỏi.

Lời khuyên: Ngẩng đầu, nhìn ngang về phía trước, bước những bước ngắn, nhanh để tăng tần suất vận động của hai chân sẽ có tác dụng kích hoạt chức năng tim phổi.

Tư thế xuống cầu thang

Nhiều người có thói quen đá chân khi xuống cầu thang. Tư thế này tạo gánh nặng cho các khớp, đặc biệt làm tổn thương đầu gối.

Lời khuyên: Đầu gối và mũi chân nên ở cùng đường thẳng, để trọng lượng cơ thể dồn vào bàn chân khi đi.

Tư thế chạy

Chạy bộ buổi sáng vừa giúp rèn luyện sức khoẻ, lại có thể hít thở không khí trong lành. Tuy nhiên tư thế chạy không đúng cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Nhiều người khi chạy chỉ nhấc cẳng chân, không vận động cả chân sẽ dễ gây mệt mỏi, có hại cho đầu gối.

Lời khuyên: Khi chạy nên kết hợp vận động của cả cẳng chân, đùi, xương chậu và cánh tay trên để giúp các cơ tiết kiệm lực, giảm áp lực cho đầu gối và rèn luyện tim phổi.

Meo.vn (Theo Suckhoedinhduong)

Mẹo chống đau lưng

Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân: lao động quá sức, tổn thương cơ bắp, dây chằng... Một số lời khuyên sau đây giúp hạn chế các triệu chứng đau lưng.

- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát trọng lượng cơ thể. Tăng cân sẽ tạo áp lực lên tất cả các bộ phận của hệ thống xương, bao gồm cả cột sống.

- Làm nóng cơ thể hoặc vận động với các bài tập nhẹ trước khi tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất khác, ngay cả dọn dẹp nhà cửa.

Tập yoga - Ảnh: Shutterstock

- Tự điều chỉnh tư thế đứng thẳng trước gương với lưng, vai và hông. Tư thế đúng rất tốt cho cột sống phát triển khỏe mạnh.

- Chọn giày thoải mái với chân, giày gót thấp sẽ là lựa chọn lý tưởng cho sự cân bằng của cột sống.

- Ngủ trên nệm có độ săn chắc vừa đủ để giảm thiểu tác nhân gây cong cột sống. Một số bác sĩ khuyên nên chọn nệm cao su thiên nhiên và đặt một chiếc gối dưới chân khi ngủ sẽ tốt cho cơ xương.

- Nâng các vật nặng bằng cách sử dụng sức mạnh ở đầu gối là chủ yếu, ngồi xuống và nâng từ từ, không đứng cong lưng để khuân vác các vật nặng.

- Ngưng hút thuốc lá. Hút thuốc làm suy yếu lưu lượng máu, oxy và làm giảm chất dinh dưỡng đến các mô cột sống.

- Thử tập yoga. Theo một nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia, các lớp học yoga giúp những người bị đau lưng dưới cải thiện tâm trạng và khả năng hoạt động, giảm triệu chứng đau lưng hiệu quả nhiều hơn so với phương pháp điều trị thông thường.

Meo.vn (Theo TNO)

Nhận biết bé bị trào ngược

Chứng trào ngược dạ dày thực quản (gastro-oesophageal reflux disease – GERD) ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên tin vui là, chứng trào ngược có thể được điều trị và có xu hướng khỏi hẳn khi bé lớn lên.

http://xinhxinh.com.vn/UserFiles/Image/Tre%20so%20sinh/201054145810-rds139081.jpg

Ảnh minh họa

Hiểu về chứng trào ngược

Cơ mở đường vào dạ dày của bé giống như một cái van, có tác dụng ngăn cản các chất từ dạ dày trào ngược trở lên. Ở một số bé, cái van này không phát triển đầy đủ; vì thế, thức ăn không thể ở nguyên trong dạ dày. Hầu hết các bé khi mới chào đời, chiếc van này rất yếu, nhất là những bé bị bệnh hoặc sinh non.

Nhận biết bé bị trào ngược

Bé bị trào ngược có thể có một ít hoặc tất cả những dấu hiệu như sau:

- Nôn trớ liên tục.

- Ho dai dẳng.

- Uốn cong lưng hoặc bị kích thích trong suốt quá trình cho bú.

- Khóc do đau giữa mỗi lần ăn.

- Sụt cân hoặc không tăng cân.

- Từ chối ăn hoặc chỉ ăn được một lượng nhỏ một lúc.

Thời điểm cần cho bé đi khám

Nếu bé vẫn tăng cân đều và đạt các mốc phát triển như dự kiến thì nguyên nhân trào ngược nhẹ này không đáng bận tâm. Tuy nhiên, 1 trong 10 bé bị trào ngược sẽ phát triển các triệu chứng nặng như sút cân, mất nước hoặc mắc chứng viêm thực quản (oesophagitis). Điều này kéo theo nguy cơ, thức ăn dễ bị chui vào phổi và kéo theo những vấn đề về hô hấp. Bạn nên đưa bé đi khám nếu bé có dấu hiệu sau:

- Nôn trớ nhiều hơn 5 lần mỗi ngày.

- Ho dai dẳng khiến bé khó thở.

- Có máu trong dịch thức ăn bị nôn ra.

- Bé có dấu hiệu mất nước.

Thời gian kéo dài chứng trào ngược

Phần lớn các bé sẽ “tạm biệt” trào ngược ở 2 tuổi, khi cơ thể bé đã trưởng thành và van dạ dày khỏe mạnh, phát triển tốt.

Trong một số hiếm trường hợp, bé phải nhập viện điều trị trào ngược để tránh mất nước và đảm bảo tăng trưởng tốt. Bác sĩ có thể phải chỉ định cho bé một cách phẫu thuật gọi là Nissen Fundoplication (làm khỏe van phía trên dạ dày, ngăn thức ăn, nước uống và axit trào vào thực quản).

Meo.vn (Theo mevabe)

Mang thai và vận động

Trong khi mang bầu, những công việc bạn quen làm hàng ngày giờ đây trở nên nặng nề hơn. Và bạn buộc phải nghĩ ra cách hoàn thành công việc một cách an toàn cho cả bạn và bé.

Làm thế nào cho thoải mái mỗi khi cúi xuống

Khi mang thai bạn nên vận động đúng cách để an toàn cho cả mẹ và bé

Khi bạn phải cúi xuống, hãy cúi lưng từ từ và gắng không cong lưng như ngày chưa có bầu. Hai chân dang rộng hơn, hơi gập đầu gối và trong tư thế dốc người về phía trước từ từ ngồi xuống. Làm thế lưng của bạn sẽ không bị căng.

Khi muốn phải ngồi xuống, bạn hãy đưa một chân lên trước, sau đó gập cả hai đầu gối và ngồi xuống. Khi đứng dậy bạn làm ngược lại và giữ thẳng lưng. Bằng cách phân bổ một cách hợp lý trọng lực tác động lên cột sống, tới cuối ngày làm việc bạn sẽ không bị đau lưng.

Nếu muốn nằm nghỉ một chút, cần làm thế nào?

Nếu bạn muốn nằm xuống sàn nhà nghỉ ngơi một chút, hãy tuân thủ trình tự sau đây: đưa một chân về phía sau, rồi co đầu gối tới mức bạn có thể chạm tay xuống đất, rồi trong tư thế ngồi xổm như vậy dần chạm mông xuống sàn và nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Kê gối dưới hông và chân bạn. Cách làm này làm giảm căng thẳng của cơ bắp và giúp cho máu dễ dàng chảy từ chân tới tim.

Hãy tập thở sâu hơn

Khi đi dạo, hãy chuyển động cả người một cách nhẹ nhàng và uyển chuyển. Thỉnh thoảng nhấc cả hai tay lên và hạ xuống, đồng thời hít vào và thở ra thật sâu. Thở sâu sẽ cung cấp nhiều ô xy cho phổi, và điều này có lợi cho bạn và bé. Ngoài ra học cách thở sâu còn có lợi khi bạn sinh, vì sẽ làm giảm các cơn đau và giúp bạn thư giãn.

Đi…đúng quy tắc

Trong khi đi bộ, bạn hãy chú ý tới dáng đi của mình và nhớ lắc nhẹ đôi vai. Bài tập này rất có ích đối với các cơ bắp vai, mà cơ này lại có nhiệm vụ giữ xương sống của bạn ở vị trí thẳng thắn. Bạn cũng nên thường xuyên tập co thắt các cơ vùng xương chậu và âm đạo - một sự chuẩn bị rất có ích cho việc sinh nở sau này. Ngoài ra cố gắng đi mà không co đầu gối. Điều này giúp bạn tập các cơ ở vùng mông, khiến cho hình dáng của mông đẹp hơn và dáng đi của bạn cũng duyên dáng hơn.

Hãy nâng niu cột sống

Cột sống tham gia vào hoạt động của tất cả các cơ quan và hệ thống trong cơ thể chúng ta, đảm bảo việc liên kết và phân phối hoạt động của chúng. Khi biết cách giữ gìn để cột sống không bị quá tải, chúng ta không chỉ tránh được bệnh đau lưng mà còn giúp các cơ quan khác hoạt động tốt và giúp cho em bé trong bụng mẹ nhận được đầy đủ các dưỡng chất và luôn khoẻ khoắn. Hơn nữa, trong giai đoạn mang thai, cột sống phải chịu trọng tải đặc biệt từ vùng bụng phía trước.

Theo TTO

Giảm béo với yoga nóng

Bạn đã từng nghe yoga tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe nhưng có thể bạn chưa biết đến công dụng giảm béo và làm săn chắc bụng của môn yoga nóng.

Người ta vẫn nói 'vòng bụng to ra, vòng đời ngắn lại'. Cùng với thời gian, bia, sức ỳ, mỡ bắt đầu 'quy hoạch' lung tung trong cơ thể. Vùng bụng là một trong những chỗ chúng quy hoạch sai nhiều nhất, và nó dễ làm cho đàn ông có cảm giác dễ mất phong độ nhất. Muốn giảm béo bụng, chỉ có cách luyện tập thôi.

Nhưng đây là một việc chẳng dễ dàng chút nào. Lý do bởi vùng bụng - nằm ở vị trí trung tâm của cơ thể - là nơi dự trữ máu đồng thời có nhiều nhóm tế bào nhận cảm xúc, bao gồm cả cortisol, một hormone stress. Thường thì cortisol được chứa ở trong những tế bào mỡ.

Khi cơ thể bị stress, nó tiết ra cortisol và quá trình này ngăn không cho cơ thể thải mỡ ra ở những tế bào có chứa cortisol. Bởi vậy, bí quyết để có thể giảm béo hiệu quả nhất là tham gia những hoạt động thể thao giúp giảm stress.

Các thầy dạy yoga người Ấn Độ ở Planet Yoga, dẫn đầu bởi bậc thầy yoga Kamal, đã hoàn thiện những bài tập yoga nóng vừa giảm stress, vừa giảm béo, vừa rất hiệu quả trong những việc thu hẹp vòng bụng.

Việc tập luyện của bạn sẽ hiệu quả nhất khi tập ở độ nóng 300C và trong bầu không khí thanh lọc. Môi trường này sẽ giúp cơ thể bạn thải ra nhiều độc tố và tăng hiệu quả giảm béo.

Dù tập ở phòng tập chuyên nghiệp hay tại gia, điều quan trọng nhất là bạn thực hiện các động tác thật chính xác để đạt hiệu quả tốt nhất và ngăn ngừa chấn thương.

Động tác thoát hơi: Thời gian: 1/2 phút mỗi bên chân.

 

Phương pháp: Nằm ngửa. Hít thở trong khi co chân trái về sát ngực sao cho đùi trên sát với bụng. Chân phải duỗi thẳng trên sàn. Hai tay ôm chân trái gập. Nâng đầu dậy để đầu gối chạm mũi. Dừng lại, nín thở. Thở ra, trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại với chân phải.

Ghi chú: Có thể thực hiện bài tập này với cả 2 chân co lại.

Hiệu quả: Làm mạnh các cơ bụng, tăng sự dẻo dai của đầu gối và hông.

Động tác rắn hổ mang: Thời gian: 1/2 phút

 

Phương pháp: Nằm sấp, trán chạm đất, tay gập để khuỷu tay gần ngực. Dùng tay chống (lưu ý phải đẩy người lên bằng lưng chứ không bằng tay). Giữ nguyên ở vị trí này trong khoảng 8 nhịp thở. Chầm chậm hạ lưng về vị trí ban đầu.

Hiệu quả: Tăng sức mạnh cho lưng dưới, cột sống và nhóm cơ chính, phòng ngừa đau lưng.

Động tác cánh cung: Thời gian: 1/2 phút

 

Phương pháp: Nằm sấp. Giơ cong chân để tay có thể nắm khuỷu chân. Nhìn ra phía trước, nâng cằm. Nâng cao ngực và đầu gối để toàn thân cong thành vòng cung và chỉ có bụng tiếp xúc với sàn. Giữ để đầu gối thẳng hàng với hông. Thả người ra chầm chậm.

Hiệu quả: Làm mạnh cơ bụng, tăng độ dẻo của cột sống và tăng sinh lực.

Động tác tay, chân, ngón chân cái: Thời gian: 2 phút

 

Phương pháp: Ngồi, hai chân khép vào nhau rồi kéo thẳng ra phía trước. Lưng thẳng, vai bằng, đầu nhìn thẳng. Đặt hai lòng bàn tay trên đùi. Xòa hai chân càng xa càng tốt nhưng không chùng gối lại.

Gập chân trái vào sao cho gót chân trái nằm sát đất. Giơ hai tay ra trước mặt, giữ lưng thẳng rồi chầm chậm quay từ eo sao cho hai tay song song với chân phải.

Hít thở chậm đồng thời giơ tay lên trên đầu và cong lưng lại. Thở ra và chầm chậm cúi xuống để ngực chạm đùi phải. Hai tay cầm ngón chân cái của bàn chân phải. Dừng lại, hít thở. Hít thở qua lỗ mũi trong khi trở lại vị trí ban đầu. Đổi chân lập lại động tác.

Hiệu quả: Làm mạnh cơ bụng, thoát hơi và tạo sự ngon miệng khi ăn.

Động tác cánh cung đứng

 

Phương pháp: Bắt đầu bằng dáng núi (đứng thẳng, hai chân sát vào nhau, tay duỗi thẳng, lòng bàn tay duỗi ra phía trước). Hít thở, giơ tay lên. Giữ chân phải thẳng và trong khi giơ chân trái ra đằng sau và giữ bàn chân trái bằng tay trái.

Kéo hai đầu gối sát nhau và xương cụt thu vào. Thở ra, xiết chặt bàn chân trái trong tay và dùng đùi kéo cao lên. Kéo cao chân trái hơn nữa từ hông, sao cho thân trên song song với sàn nhà. Thở ra chậm, quay lại thế núi. Đổi chân, lặp lại động tác.

Hiệu quả: Làm khỏe vùng trung tâm cơ thể, cơ lưng, chân.

Massage cơ bụng

 

Phương pháp: Bài tập bụng gồm có hai phần:

Phần 1: Đứng thẳng, hai chân dang ra khoảng 30cm, đầu gối hơi chùng. Hơi gập eo để cúi về phía trước. Đặt tay ở đùi, phía trên gối một chút.

Hít thở sâu trong lúc đẩy bụng ra, rồi thở vào trong khi hóp bụng vào. Thay vì thở nhịp tiếp theo, hóp bụng vào sâu nữa để bụng lõm vào và cầm nhịp thở khoảng 10 giây.

Phần 2: Đứng ở vị trí như trên, lặp lại bài tập, nhưng thay vì giữ lõm bụng thì đẩy nhanh bụng ra và vào 10 lần trong khi vẫn cầm nhịp thở 10 giây.

Hiệu quả: Cải thiện sức khỏe, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn đồng thời làm giảm béo vùng bụng và làm mạnh cơ bụng.

(Theo tintuconline)

Dành riêng cho tóc dài

Những động tác kéo dãn cơ lưng này giúp cho cột sống linh hoạt, đàn hồi, cải thiện tuần hoàn máu và tiêu hoá.

Đặc biệt nó rất tốt cho phe tóc dài bởi có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng trong những ngày ấy và hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh phụ khoa.

Động tác 1:

alt

Bước 1: Quỳ chống hai tay vuông góc với mặt đất. Hai tay tách rộng bằng vai, hai gối tách rộng bằng hông.

Bước 2: Hít vào, ngẩng đầu, ưỡn ngực, kèo cong thắt lưng xuống, đẩy mông lên, mắt nhìn lên trần nhà, kéo căng toàn bộ lưng.

Bước 3: Thở, cúi đầu, kéo cong lưng lên trên để mắt nhìn thấy bụng.

Động tác 2:

alt

Bước 1: Nằm ngửa trên thảm,hai tay xuôi theo người, lòng bàn tay hướng xuống.

Bước 2: Co hai chân lại, hơi tách ra, lòng bàn chân áp xuống thảm, và hơi gần với mông.

Bước 3: Hít vào, nhấc người lên,dồn trọng lực vào tay và chân.

Bước 4: Thở ra, hạ người xuống.

Thực hiện mỗi động tác từ 8 lần mỗi ngày bạn sẽ giảm đau lưng nhức mỏi và các bệnh phụ nữ ngay.


Mẹo.vn
(Theo Muctim)

Chỉnh lại ba vòng (1)

Thể dục luôn là phương pháp tốt nhất giúp bạn gái có được một thân hình hoàn hảo.

Phần 1: hông thon eo nhỏ

* Tư thế uốn cong lưng về phía sau:

1. Ngồi trên hai chân xếp lại, lòng bàn chân duỗi thẳng ngữa lên trời, hai đầu gối sát vào nhau.

2. Hai bàn tay đặt nhẹ trên hai lòng bàn chân. Từ từ gập khuỷu tay lại và ngả người về phía sau.

3. Đến khi đầu chạm mặt dất, áp cằm sát vào ngực rồi hít thở đều.

- Duy trì tư thế đó trong 40 giây rồi từ từ trở lại tư thế ban đầu, thả lỏng chân và nằm nghĩ khoảng 10 giây rồi tiếp tục lặp lại thêm 2 lần nữa.

* Tư thế ngồi ghế:

1. Đứng thẳng người chân dang rộng bằng hông. Hai tay dang bằng vai thẳng về trước mặt.

2. Hít vào thở ra rồi gập người về trước một góc 90 độ.

3. Tiếp tục hít vào, thở ra rồi từ từ gập đầu gối và hạ mông xuông như đang ngồi xuống ghế. Khi đó phần hông sẽ đưa về phía sau. Dồn trọng lượng xuống bụng và hít thở đều.

- Giữ tư thế đó trong vòng 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu thả lỏng tay, sau đó lặp lại động tác 2 lần.

* Tư thế con rắn:

1. Nằm mặt úp xuống sàn. Hai tay cũng chống xuống sàn và song song với ngực.

2. Đưa cằm về phía trước đồng thời gập đầu gôi phải sao cho tạo thành góc 90 độ.

3. Vừa hít vào thật chậm vừa nâng thân người lên cao hết sức có thể.

- Giữ tư thế đó trong vòng 30 giây và hít thở đều. Khi thở ra ra từ từ hạ người trở về tư thế ban đầu. Nằm thả lỏng người, sau đó lặp lại tương tư cho chân kia. Thực hiện động tác 2 lần.

(Theo Muctim)