Lưu trữ cho từ khóa: con ra đời

Yêu cũng phải học

Yêu là sự rung động tự nhiên từ trái tim đôi lứa. Nhưng đừng nghĩ yêu chỉ có yếu tố “bản năng”.

Vừa yêu đã bỏ

Tin Bích Ngọc - Mạnh Hải chia tay khiến bạn bè sửng sốt hệt như lúc họ tuyên bố cưới nhau. Ngọc năm nay 28 tuổi, là nhân viên văn phòng. Hải 33 tuổi, làm kinh doanh. Cả hai đều đang trong trạng thái “ngấp nghé” ế nên chỉ sau một vài buổi quen nhau tình cờ, họ đã thở phào vì cuối cùng cũng tìm được nửa kia của mình.

Chỉ vài tháng sau lần gặp đầu tiên, Ngọc và Hải tuyên bố sẽ nên duyên vợ chồng. Hai gia đình náo nức chuẩn bị cho đám cưới. Ngọc và Hải đã chụp xong ảnh cưới. Nhưng, đùng một cái, khi còn 10 ngày nữa chính thức lên xe hoa thì đôi trẻ đùng đùng chia tay.


Bạn bè ai cũng ngơ ngác vì nghĩ rằng, hai người đều không còn trẻ, đều có chung mục đích là yêu nhau để tiến tới kết hôn chứ không phải để “chơi bời”. Thế mà họ lại đường ai nấy đi chỉ vì lý do... vớ vẩn: Trong lúc chuẩn bị phòng cưới, Ngọc và Hải đều thích trang trí và mua đồ đạc theo ý của mình. Ngọc thích mua đồ màu hồng nhưng Hải lại thích gam đen trắng. Nói mãi Ngọc không đồng ý, Hải vẫn bỏ tiền mua đồ và chở về nhà.

Hải bảo: Tiền của Hải nên Hải có quyền quyết định. Nghĩ Hải khinh mình nghèo, ít tiền, Ngọc đùng đùng bỏ về với thông điệp: "Nếu không mua màu hồng thì chia tay". Từ chỗ tranh luận màu sắc, Hải nâng quan điểm rằng con gái mà thích màu hồng thường rất lẳng lơ và không chung thủy. Còn Ngọc thì nói đàn ông thích đen trắng rất thô bạo, độc tài.

Nghe chuyện của Ngọc và Hải, mấy cô bạn thân lắc đầu: Tưởng họ đã sắp “băm” rồi thì phải chín chắn chứ. Ngờ đâu đến yêu cũng chẳng biết cách nuôi dưỡng, giữ gìn.

Đáng buồn hơn là câu chuyện của Thanh. Đứng trước vành móng ngựa hôm đó, Thanh đã khiến nhiều người phải tiếc nuối cho tương lai của cô. Từ năm học cấp 3, Thanh đã yêu bạn trai cùng lớp. Sau đó, Thanh thi đỗ vào ĐH Luật TP.HCM. Cho rằng chỉ cần tình yêu là đủ, Thanh quyết định bỏ học giữa chừng để lấy chồng. Men tình ngắn chẳng tày gang, vợ chồng Thanh nhanh chóng lục đục, khiến Thanh phải ly hôn ở tuổi 20.

* Thy Dung, 25 tuổi (Ý Yên, Nam Định): Khi còn là người yêu thì nhìn nhau rất đẹp nhưng khi lấy nhau rồi, cả hai sẽ phải học cách chấp nhận cả điểm yếu và cá tính của nhau. Đặc biệt, bạn đừng mong cải tạo bạn đời và điều khiển bạn đời theo cách của mình. Muốn hạnh phúc thì cả hai phải cùng điều chỉnh.

* Tuấn Thanh, 27 tuổi (Sa Đéc, Đồng Tháp): Đàn ông có bản lĩnh không phải là quát nạt vợ con. Làm đàn ông vẫn có thể rửa bát, giặt quần áo cho vợ - đó cũng là cách thể hiện tình yêu.

Chán nản, Thanh bỏ về quê và lại chung sống như vợ chồng với Phong. Cả hai thuê nhà trọ ở Cần Thơ, làm thêm lặt vặt để kiếm sống. Khi 2 đứa con ra đời thì cảnh sống khốn khó càng dày thêm. Phong chán nản, bỏ bê vợ con. Còn Thanh thì bắt đầu mua bán ma túy để kiếm sống và kết cục là đã phải lãnh án 3 năm tù.

Giá như Thanh đừng mù quáng vì yêu, giá như Thanh chuẩn bị những yếu tố cần thiết để có một gia đình hạnh phúc thay vì “yêu và lấy nhau bằng mọi giá” thì có lẽ, cuộc đời Thanh đã khác.

Yêu cũng phải học

“Mình sắp lấy chồng, mình muốn tìm một lớp tiền hôn nhân, bạn nào biết chỉ giùm mình với”; “Học yêu ở đâu nhỉ, có ai biết không?”... những câu hỏi như vậy đang xuất hiện ngày một nhiều, chứng tỏ, ngày càng nhiều bạn trẻ có nhu cầu học... yêu.

Có mặt ở lớp học yêu của một trung tâm tư vấn tâm lý tổ chức ở Hà Nội, Thế Hùng - Thu Hiền ngập tràn hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ở phía trước. Hiền đang là nhân viên của một công ty nước ngoài, Hùng cũng có cơ sở kinh doanh riêng. Xét về tài chính, họ không có gì phải lo lắng. Nhưng, Hiền tâm sự, cô cảm giác rằng tiền không phải là “giấy bảo hành” của hạnh phúc. Vì thế, Hiền rủ bạn đời tương lai đi học cách yêu.

Quả như Hiền nghĩ, các buổi học đã cung cấp cho 2 bạn nhiều kiến thức về cách thể hiện tình cảm vợ chồng ra sao, chăm sóc nhau như thế nào, những bí mật trong quan hệ vợ chồng...

“Bạn trẻ khi đến với nhau cũng phải chuẩn bị các yếu tố cần và đủ để làm nên một cuộc sống hạnh phúc như phải có công việc ổn định để tự duy trì gia đình không phải nhờ vào trợ cấp của người khác; phải có kiến thức ứng xử và kỹ năng đối phó, giải quyết với khó khăn để tránh tình trạng thất vọng về nhau hay chia tay nhau vì những lý do lãng xẹt” - bà Trần Thu Hương, khoa Tâm lý, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội nói.

Meo.vn (Theo Phụ Nữ Việt Nam)

Làm hại con vì sinh mổ chọn ngày

3 tiếng đồng hồ sau khi mổ bắt con cho đúng giờ vàng, bé trai con chị Thương (29 tuổi, An Giang) bị tím tái và mê man do suy hô hấp nặng.

Dù đứa con trong bụng chưa đủ tháng đủ ngày nhưng nhiều bà mẹ vẫn bất chấp quy luật của tự nhiên bắt con chào đời sớm mà không biết rằng, việc sinh nở bất thường này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả hai mẹ con. Chuyện của chị Thương là một ví dụ.

Đã có hai con gái nên việc có con trai vào đúng năm Đinh Hợi khiến vợ chồng Thương rất vui sướng. Họ muốn quý tử phải được ra đời vào đúng giờ vàng. Ngày dự sinh là 18/7 nhưng theo lời thày bói, để hợp tuổi cả cha lẫn mẹ và tương lai con được tươi sáng, chị Thương quyết định bắt con ra đời vào ngày 3/7, nghĩa là sớm 2 tuần.

Hai vợ chồng quyết định chọn một bệnh viện tư nhân tốt để mổ 'bắt con' đúng ngày giờ đã định. Cháu bé nặng 3 kg, nhưng chưa đầy 3 giờ sau sinh đã tím tái toàn thân, mê man do suy hô hấp nặng, được chuyển sang Bệnh viên Nhi Đồng 1. Tại đây, các bác sĩ cho biết cháu bị suy thở và cao áp phổi do sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Nhìn con thoi thóp, chị Thương đau xót và ân hận vì đã vô tình hại con.

Bác sĩ Phan Thị Thanh Tâm, khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết với những trường hợp nặng như con chị Thương, trước đây bác sĩ vẫn bó tay vì thiếu phương tiện và thuốc men. Nay đã có thêm phương tiện và kinh nghiệm nhưng nếu trẻ không được cấp cứu sớm thì vẫn rất dễ tử vong.

Gần đây, tỷ lệ trẻ sinh mổ theo yêu cầu bị tai biến khá cao. Trong 6 tháng đầu năm tại Nhi Đồng 1 đã có hơn 40 trường hợp nhập viện, tăng 20% so với cả năm 2006. Phần lớn trẻ bị suy hô hấp nặng ở 24 giờ đầu sau sinh. Cả 40 cháu trên đều được mổ trước ngày dự sinh từ 1 đến 2 tuần.

Theo bác sĩ Tâm, dù do nguyên nhân nào thì việc đứa trẻ chào đời khi chưa đủ ngày, lúc bà mẹ chưa chuyển dạ đều dễ dẫn đến suy hô hấp vì thiếu chất surfactan (có tác dụng làm nở phổi). Sự chuyển dạ của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hoóc môn giúp trẻ đề kháng tốt. Những trẻ sinh mổ không trải qua quá trình này sẽ thiếu những hoóc môn cần thiết để đối phó với những stress đầu đời nên rất yếu và hay bị cao áp phổi.

Do sinh mổ, trẻ không được đi qua ống âm đạo, phổi không bị ép để tống xuất các chất dịch. Sự tồn ứ dịch trong phổi làm tăng nguy cơ suy hô hấp, gây bệnh màng trong. Suy hô hấp do bệnh màng trong và cao áp phổi là hai bệnh lý rất nặng ở trẻ sơ sinh, việc điều trị đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Trẻ có thể tử vong do bội nhiễm hoặc nhiễm trùng từ môi trường do sức đề kháng yếu.

Bác sĩ Trần Sơn Thạch, Phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương TP HCM, cho biết mục tiêu chính của sản khoa là mẹ tròn con vuông, trong đó sinh nở tự nhiên vẫn là tốt nhất nếu có đủ điều kiện. Sinh mổ chỉ là giải pháp khi có những trở ngại trong chuyển dạ, được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Sinh mổ là bắt buộc trong trường hợp thai nhi nằm ngang, nhau tiền đạo ra máu, thai suy hay chuyển dạ ngưng tiến triển.

(Theo Phụ Nữ TP HCM)

Cái phận làm “dâu phố cổ”

Về làm dâu rồi Hạ mới thấm thía cái mác “phố cổ” không ngon lành như mình tưởng. Nhà đúng là mặt tiền 4 mét, sâu hun hút nhưng không gian ở vô cùng chật chội vì mấy gia đình anh em ruột thịt từ đời... bố Tùng châu cả vào đây.

Hạ trông ưa nhìn, nước da ngăm ngăm khỏe khoắn, dáng người không vào loại mình hạc xương mai nhưng cũng thanh thoát, gọn gàng. Nhà có nghề bán vải ở chợ nên bố mẹ không yêu cầu cô học hành cao lắm. Tốt nghiệp phổ thông, thi trượt Đại học, Hạ về phụ sạp hàng giúp mẹ, ngày ngày điểm phấn tô son mong kiếm nốt một tấm chồng, thế là yên bề, yên phận.

Rồi Hạ quen và yêu Tùng - giai Hà Nội, lại còn nhà phố cổ, mặt đường hẳn hoi. “Cái nhà mặt tiền 4 mét, sâu hun hút, bán đi cũng vài chục tỉ” - bố mẹ Hạ hồ hởi “định giá” nhà con rể tương lai. Lại thấy Tùng ngày ngày lượn lờ ô tô đến đón Hạ đi chơi, họ chắc mẩm con gái mình thế là rơi vào nhà khá giả, sau này ắt được sung sướng. Đám cưới diễn ra rất nhanh, đôi bên họ hàng ai nấy đều mừng húm.

Về làm dâu rồi Hạ mới thấm thía cái mác “phố cổ” không ngon lành như mình và bố mẹ vẫn tưởng. Nhà đúng là mặt tiền 4 mét, sâu hun hút nhưng không gian ở vô cùng chật chội vì mấy gia đình anh em ruột thịt từ đời... bố Tùng châu cả vào đây.

Nhà ông bác ruột ngay phòng ngoài giáp với mặt đường, nhà ông chú thì phía trong, ngăn cách nhà ông bác bằng khoảng sân chung. Nhà Tùng bao gồm bố mẹ, vợ chồng Tùng và cô em gái Tùng ở tầng hai, đi lên bằng cái cầu thang gỗ ọp ẹp. Vợ chồng Tùng vì là mới cưới nên được “ưu tiên” cho khoảng gác xép góc trên nhà kê vừa đúng cái phản với chừa chút lối đi. Mẹ Tùng là nhân viên xí nghiệp may, bố đã nghỉ hưu, cô em gái còn đang đi học. Tùng chẳng phải thành đạt, anh làm thuê cho cửa hàng sửa điện thoại của người chú họ, cái xe ô tô là bố mẹ vay tiền mua cho Tùng chạy lúc rảnh kiếm thêm.

Đâm lao đành phải theo lao, dù sao cũng đã theo chồng nên Hạ chấp nhận, nghĩ thân gái như hạt mưa sa, số mình rơi vào cái nhà như thế thì cũng cố làm cho tốt bổn phận vợ ngoan dâu thảo. Sáng sáng dậy sớm ra sân tầng 2 đánh răng rửa mặt, rồi rón chân qua cái cầu thang ọp ẹp, vợ chồng chở nhau lên chợ bán hàng.

Cái khoảng sân ấy, nhỏ vậy mà đa năng. Nấu cơm, rửa bát, giặt giũ gì cũng ngoài đấy tuốt. Trời mùa Hè buổi chiều còn dễ chịu, chứ ngày Đông thì đụng đâu buốt đấy, tứ phía lồng lộng gió lùa vào đến tận lớp áo trong.

Qua một mùa Đông thì Hạ cấn thai, bụng bầu rồi sinh em bé. Đứa con ra đời khiến căn nhà đã chật càng thêm ngạt. Cả ngày trong nhà ôm con tù túng, Hạ muốn đưa em bé xuống cửa ngóng đường phố đợi chồng về nhưng khó quá. Cái mặt tiền 4 mét bên tả bà nội mở hàng nước, bên hữu ông bác sửa chữa đồ điện, lúc nào cũng bừa, đến chỗ đứng còn chẳng có nói chi đến việc cho em bé xuống ngồi. Mà cầu thang thì kẽo kẹt, khoảng sân luôn trơn ướt, nói dại ngã cả mẹ lẫn con thì nguy.

Thế rồi cũng qua. Hết giai đoạn ở cữ Hạ lại ra chợ bán hàng, để con ở nhà cho ông nội, trưa tạt về ấp nó một lúc cho đỡ tủi rồi lại đi. Thằng nhóc càng lớn càng nghịch ngợm, phải mướn người trông. Trong khi đó công việc bán hàng ngày một khó khăn, chồng Hạ chạy xe vất vả chẳng được bao nhiêu, đang tính bán xe trả nợ. Cô em gái thì thi trượt đại học, cần tiền “chạy” xin việc, ông bà nội có ý ướm hỏi anh chị có bao nhiêu thì lo bớt cho em, bố mẹ già rồi...

Vài năm lấy chồng mà Hạ như người khác, lúc nào cũng bức bối, khó chịu, nặng gánh lo toan. Cả ngày bon chen ngoài chợ tối về chưa thể nghỉ ngơi mà còn đủ thứ việc không tên đang đợi, rồi tắm giặt, cơm cháo cho con. Cái chữ nhẫn khắc trong tâm ngày mới về làm dâu cũng mờ dần, Hạ bây giờ cứ chiều về là to tiếng quát con đến hàng xóm cũng nhức tai, như một cách để cô xả stress.

Mẹ đẻ xúi Hạ về khuyên chồng bàn chuyện bán nhà: “Cái nhà bán đi, chia nhau mỗi gia đình cũng vài tỉ, mua được cái chung cư tươm tất, còn đâu ông bà bên ấy gửi tiết kiệm dưỡng già...”.

Nói vậy mà không dễ vậy. Vì trong nội bộ gia đình người đồng ý bán kẻ không. Như ông bác ruột là người gạt đi đầu tiên, Đang trông vào cái cửa hàng làm ăn, giờ bán đi lên “chuồng chim”, nhà ông có mà ăn cám!

Nỗi niềm lấy chồng “giai phố cổ”

 

Về làm dâu rồi Hạ mới thấm thía cái mác “phố cổ” không ngon lành như mình tưởng. Nhà đúng là mặt tiền 4 mét, sâu hun hút nhưng không gian ở vô cùng chật chội vì mấy gia đình anh em ruột thịt từ đời... bố Tùng châu cả vào đây. 

Hạ trông ưa nhìn, nước da ngăm ngăm khỏe khoắn, dáng người không vào loại mình hạc xương mai nhưng cũng thanh thoát, gọn gàng. Nhà có nghề bán vải ở chợ nên bố mẹ không yêu cầu cô học hành cao lắm. Tốt nghiệp phổ thông, thi trượt Đại học, Hạ về phụ sạp hàng giúp mẹ, ngày ngày điểm phấn tô son mong kiếm nốt một tấm chồng, thế là yên bề, yên phận.

Rồi Hạ quen và yêu Tùng - giai Hà Nội, lại còn nhà phố cổ, mặt đường hẳn hoi. “Cái nhà mặt tiền 4 mét, sâu hun hút, bán đi cũng vài chục tỉ” - bố mẹ Hạ hồ hởi “định giá” nhà con rể tương lai. Lại thấy Tùng ngày ngày lượn lờ ô tô đến đón Hạ đi chơi, họ chắc mẩm con gái mình thế là rơi vào nhà khá giả, sau này ắt được sung sướng. Đám cưới diễn ra rất nhanh, đôi bên họ hàng ai nấy đều mừng húm.

Về làm dâu rồi Hạ mới thấm thía cái mác “phố cổ” không ngon lành như mình và bố mẹ vẫn tưởng. Nhà đúng là mặt tiền 4mét, sâu hun hút nhưng không gian ở vô cùng chật chội vì mấy gia đình anh em ruột thịt từ đời... bố Tùng châu cả vào đây.

Nhà ông bác ruột ngay phòng ngoài giáp với mặt đường, nhà ông chú thì phía trong, ngăn cách nhà ông bác bằng khoảng sân chung. Nhà Tùng bao gồm bố mẹ, vợ chồng Tùng và cô em gái Tùng ở tầng hai, đi lên bằng cái cầu thang gỗ ọp ẹp. Vợ chồng Tùng vì là mới cưới nên được “ưu tiên” cho khoảng gác xép góc trên nhà kê vừa đúng cái phản với chừa chút lối đi. Mẹ Tùng là nhân viên xí nghiệp may, bố đã nghỉ hưu, cô em gái còn đang đi học. Tùng chẳng phải thành đạt, anh làm thuê cho cửa hàng sửa điện thoại của người chú họ, cái xe ô tô là bố mẹ vay tiền mua cho Tùng chạy lúc rảnh kiếm thêm.

Đâm lao đành phải theo lao, dù sao cũng đã theo chồng nên Hạ chấp nhận, nghĩ thân gái như hạt mưa sa, số mình rơi vào cái nhà như thế cũng cố làm cho tốt bổn phận vợ ngoan dâu thảo. Sáng sáng dậy sớm ra sân tầng 2 đánh răng rửa mặt, rồi rón chân qua cái cầu thang ọp ẹp, vợ chồng chở nhau lên chợ bán hàng.

Cái khoảng sân ấy, nhỏ vậy mà đa năng. Nấu cơm, rửa bát, giặt giũ gì cũng ngoài đấy tuốt. Trời mùa Hè buổi chiều còn dễ chịu, chứ ngày Đông thì đụng đâu buốt đấy, tứ phía lồng lộng gió lùa vào đến tận lớp áo trong.

Qua một mùa Đông thì Hạ cấn thai, bụng bầu rồi sinh em bé. Đứa con ra đời khiến căn nhà đã chật càng thêm ngạt. Cả ngày trong nhà ôm con tù túng, Hạ muốn đưa em bé xuống cửa ngóng đường phố đợi chồng về nhưng khó quá. Cái mặt tiền 4 mét bên tả bà nội mở hàng nước, bên hữu ông bác sửa chữa đồ điện, lúc nào cũng bừa, đến chỗ đứng còn chẳng có nói chi đến việc cho em bé xuống ngồi. Mà cầu thang thì kẽo kẹt, khoảng sân luôn trơn ướt, nói dại ngã cả mẹ lẫn con thì nguy.

Thế rồi cũng qua. Hết giai đoạn ở cữ Hạ lại ra chợ bán hàng, để con ở nhà cho ông nội, trưa tạt về ấp nó một lúc cho đỡ tủi rồi lại đi. Thằng nhóc càng lớn càng nghịch ngợm, phải mướn người trông. Trong khi đó công việc bán hàng ngày một khó khăn, chồng Hạ chạy xe vất vả chẳng được bao nhiêu, đang tính bán xe trả nợ. Cô em gái thì thi trượt đại học, cần tiền “chạy” xin việc, ông bà nội có ý ướm hỏi anh chị có bao nhiêu thì lo bớt cho em, bố mẹ già rồi...

Vài năm lấy chồng mà Hạ như người khác, lúc nào cũng bức bối, khó chịu, nặng gánh lo toan. Cả ngày bon chen ngoài chợ tối về chưa thể nghỉ ngơi mà còn đủ thứ việc không tên đang đợi, rồi tắm giặt, cơm cháo cho con. Cái chữ nhẫn khắc trong tâm ngày mới về làm dâu cũng mờ dần, Hạ bây giờ cứ chiều về là to tiếng quát con đến hàng xóm cũng nhức tai, như một cách để cô xả stress.

Mẹ đẻ xúi Hạ về khuyên chồng bàn chuyện bán nhà: “Cái nhà bán đi, chia nhau mỗi gia đình cũng vài tỉ, mua được cái chung cư tươm tất, còn đâu ông bà bên ấy gửi tiết kiệm dưỡng già...”.

Nói vậy mà không dễ vậy. Vì trong nội bộ gia đình người đồng ý bán kẻ không. Như ông bác ruột là người gạt đi đầu tiên, Đang trông vào cái cửa hàng làm ăn, giờ bán đi lên “chuồng chim”, nhà ông có mà ăn cám!

10 bí mật khó tưởng tượng của chàng

Nếu bạn nghĩ rằng, phản ứng tình dục của đàn ông khá đơn giản và nhu cầu của họ có thể được đáp ứng dễ dàng thì bạn nên xem xét lại sự hiểu biết của mình. Theo Fox News vừa công bố 10 bí mật khó tưởng tượng của chàng:

1. Tinh trùng bị mắc kẹt

Không phải tất cả tinh trùng đều “tìm thấy” trứng cùng một lúc. Khi tinh trùng được phóng vào âm đạo, một số sẽ tạm thời bị mắc kẹt trong tinh dịch và bị đông lại bởi chất enzyme. Theo các nhà khoa học, điều này làm tăng tốc độ giải phóng tinh trùng vào tử cung, tăng cơ hội gặp nhau giữa tinh trùng và trứng.

2. Oxytocin cũng ảnh hưởng nhiều đến nam giới

Oxytocin là một trong những hormone quan trọng trong cơ thể. Hormone này được tiết ra trong quá trình giao ban (giữa nam và nữ) và trong quá trình sinh nở (của nữ).

Nhiều người tin rằng, oxytocin chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ trong tình dục (và cho con bú). Điều này thật sự rất sai lầm, hormone “âu yếm” này xuất hiện ở cả 2 giới sau khi “thân mật”. Các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ cho thấy: oxytocin cũng làm gia tăng sự tin tưởng ở nam giới. Xytocin làm đàn ông cảm thấy tin tưởng, yêu quý người phụ nữ đang nằm trên giường với mình hơn sau khi làm “chuyện ấy”.

3. Testosterone càng cao, chàng sẽ càng khó tính

Hàm lượng testosterone cao hơn thường được coi là một điều tốt cho nam giới khi nói đến khả năng “yêu” của họ. Nhưng, theo các nhà nghiên cứu, nam giới có hàm lượng testosterone cao sẽ khó lấy vợ, gia trưởng trong hôn nhân và xác suất ly hôn cao hơn.

4. “Thượng mã phong” cũng có nguyên mẫu

Trong khi kiểm tra tỷ lệ tử vong sau khi cực khoái, một nghiên cứu năm 1975 đã phát hiện ra một mẫu duy nhất ở nam giới: “những người chết thường là đã kết hôn và “vui vẻ" với… người tình ở một địa điểm lạ lẫm”. Cái chết thường xảy ra sau "một bữa ăn lớn với rượu”. Một nghiên cứu khác trong năm 1989 cho biết, 14 trong số 20 trường hợp “thượng mã phong” là các cặp ngoại tình.

5. Cực khoái có thể ngăn ngừa ung thư vú ở nam giới

Các nhà nghiên cứu Hy Lạp tìm thấy bằng chứng cho rằng: tần số cực khoái có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc ung thư vú ở nam giới. Trong thực tế, nam giới bị ung thư vú cực khoái ít hơn so với nam giới không có bệnh.

6. Nhận biết kích thước “cậu nhỏ” qua ngón tay

Một nghiên cứu của Đại học Liverpool cho biết rằng, nếu ngón đeo nhẫn của chàng dài hơn ngón trỏ, có nghĩa là chàng là người khỏe mạnh trong “chuyện ấy”. Nếu ngón đeo nhẫn của chàng có kích cỡ tương tự hoặc nhỏ hơn so với ngón tay trỏ, chàng sẽ khá “yếu đuối” khi “yêu”

7. Đàn ông yêu nhanh hơn phụ nữ

Đàn ông dễ mất kiểm soát trước sức hấp dẫn trực tiếp từ khuôn mặt hay ánh nhìn của người phụ nữ và họ dễ dàng yêu ngay lập tức, đó là khẳng định của chuyên gia tình yêu, tiến sĩ Helen Fisher

8. Gia đình ảnh hưởng đến testosterone

Là một người đàn ông gắn bó với gia đình, mức testosterone của chàng sẽ ngày càng đi xuống. Đặc biệt là sau khi đứa con ra đời và chàng phải chăm sóc chúng.

9. Dễ đạt cực khoái sau khi đi vệ sinh

Một nghiên cứu vào năm 2002 cho biết, đàn ông thường dễ đạt được cực khoái sau khi đi vệ sinh. Sau khi “đáp lại tiếng gọi của tự nhiên”, mạch của chàng sẽ đập nhanh hơn và dễ dàng đạt đến đỉnh, sau đó là cảm giác thư giãn rồi mệt phờ

10. Chàng có những sở thích “bất thường”

Chàng thường có một hế thống sở thích rất "bất thường".  Thích khỏa thân là một ví dụ.

4 nguyên tắc sống còn của hôn nhân

Nói là “sống còn” vì nếu bạn chỉ vi phạm một trong 4 nguyên tắc này, cuộc hôn nhân của bạn đã đủ rạn nứt.

 

Sau hơn mười năm làm công việc hàn gắn các cặp vợ chồng rạn nứt, tôi phát hiện bốn nguyên tắc sống còn của hôn nhân.
Kết hôn vì hạnh phúc của chính mình

Chúng ta gặp gỡ, chúng ta hẹn hò, chúng ta yêu đương, chúng ta làm đám cưới để làm gì? Có phải mục đích chính là đem lại hạnh phúc cho ai đó hay trước hết là vì hạnh phúc của chính bạn? Cho nên ngay từ động cơ kết hôn đã phải xuất phát từ nguyên tắc ấy. Hãy kết hôn với người cho phép bạn được làm những điều bạn thích, còn ai luôn muốn bạn phải làm theo ý thích của họ, không cần biết bạn có thích hay không thì tránh cho xa.

Khi tìm hiểu, bạn phải đề cập đến chuyện này. Chẳng hạn nếu anh ấy yêu cầu sau khi cưới, “em nghỉ việc ở nhà nội trợ, anh nuôi”, bạn thích thì đồng ý, nhưng nếu đi làm là niềm vui thì bạn đừng chấp nhận. Lấy chồng như thế dẫu sống trong nhung lụa, bạn cũng không thể hạnh phúc.

Ngay cả chuyện gối chăn, không thích thì không thể đáp ứng. Nếu bản thân không thích nhưng vẫn cố “chiều” thì lâu dần sẽ mất hết hứng thú, trở thành khó chịu. Lặp lại mãi sẽ thành phản xạ có điều kiện, chồng vừa động vào người đã “nổi da gà” và hình thành chứng “ác cảm tình dục”, hủy hoại tình yêu. Để khắc phục điều này, chồng bạn buộc phải học cách làm cho bạn thích!

Chung thủy

Ngoại tình là cách nhanh nhất đánh đắm con thuyền hôn nhân. Thế nhưng, có người vẫn bào chữa rằng nếu “ăn vụng biết chùi mép” thì không ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, vì cái gì không biết thì không đau. Nhưng một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 90% các vụ ly hôn có yếu tố ngoại tình.
Tóm lại muốn quan hệ vợ chồng tốt đẹp, bền vững phải loại trừ ngoại tình. Nếu không, gia đình sẽ thành bi kịch. Để che giấu sẽ phải sống giả tạo. Phải là diễn viên không có giải lao mà diễn suốt 24/24 nên vô cùng mệt mỏi.

Sóng gió không chao đảo

Hôn nhân không bao giờ phẳng lặng mà luôn có sóng gió. Bạn không phải đi tìm sóng gió mà chúng sẽ đến tìm bạn; nếu bạn không chiến thắng nó thì nó sẽ đánh bại bạn. Nếu cuộc hôn nhân của bạn hoàn toàn suôn sẻ, không có gì rắc rối thì bạn lại phải đối mặt với sự nhàm chán. Đó cũng là kẻ thù nguy hiểm vì nó là cha đẻ của ngoại tình.
Cuộc hôn nhân nào cũng có sóng gió, những đôi vượt qua được không phải vì họ khỏe hơn mà vì họ luôn sẵn sàng chờ nó đến và tiêu diệt, vì cả hai chung lưng đấu cật cùng nhau.

Đầu tư thời gian cho nhau

Rất nhiều đôi khi đang yêu đương thì gặp nhau một tuần đến mấy lần nhưng kết hôn xong lại không “gặp nhau” nữa, dù gặp bây giờ không cần phải hẹn hò, không cần ra khỏi nhà. Bởi vì sau kết hôn, từ nay yên chí là đã có vợ, có chồng, họ nhanh chóng chuyển sang các mục tiêu khác như sự nghiệp, mua nhà, tậu xe, không có tiền thì mua trả góp rồi nai lưng làm trả nợ. Buổi tối cả hai cùng ở nhà nhưng không phải dành cho nhau mà mỗi người làm những gì họ thích. Khi đứa con ra đời sẽ ngốn hết thời gian và mối quan tâm của họ.

Bạn đừng quên ngọn lửa tình yêu không phải vĩnh cửu, nó luôn cần tiếp thêm nhiên liệu. Đó là thời gian dành cho nhau để âu yếm, trò chuyện, chia sẻ, để điều chỉnh đi đến hòa hợp. Nếu không, những bất đồng tích tụ lại, chỉ chờ cơ hội bùng nổ. Hoặc tình yêu cứ lụi tàn dần giữa hai người và tạo điều kiện cho kẻ thứ ba chen vào.

Có người ví thời gian dành cho hôn nhân như ôxy cần cho sự sống. Cắt đứt nguồn cung cấp đó, hôn nhân nào cũng tắt thở.
Chuyên viên tâm lý Trịnh Trung Hòa